Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Cho mảnh tâm hồn được tươi tốt

Kết quả hình ảnh cho Phát huy cuộc sống tâm linh và các giá trị tinh thần

Người ta kể: “Có ông nhà giàu Do Thái kia có tên là Rabba, nhiều ruộng vườn, gia nhân đầy tớ và thợ làm công. Một hôm có người thợ làm việc cho ông lỡ làm bể một thùng rượu, ông giận dữ mắng, chửi thậm tệ và buộc bồi thường. Bọn thợ đến than phiền với một tiến sĩ luật, vị này khuyên ông Rabba tha cho đám thợ nghèo. Ông Rabba hỏi vị luật sĩ: “Đây có phải là luật Chúa không?” Vị tiến sĩ trả lời: “Phải, nếu ông hiểu biết tinh thần luật”. Nghe thấy, Rabba tha không đòi đám thợ bồi thường nữa. Có lần khác, đám thợ can đảm than thở thẳng với ông chủ của họ: “Thưa ông, chúng tôi quá nghèo túng, mặc dầu được ông thương cho việc làm và chúng tôi cũng đã làm hết sức như ông thấy, nhưng chúng tôi cũng đói khổ và thiếu thốn mọi sự”. Vị tiến sĩ biết chuyện, nói với ông Rabba: “Ông hãy cho họ lãnh lương tháng trước đi, nhưng đừng ghi sổ và sau đó sẽ quên chuyện này”. Ông Rabba hỏi: “Đây có phải là luật Chúa không?” Vị tiến sĩ luật trả lời: “Phải, nếu ông hiểu tinh thần luật, vì thật ra luật Chúa đòi buộc công bằng, nhưng có chủ đích làm cho con người trở nên tốt lành hơn”.


Thứ tư 30/01/2019 - Tuần 3 TN
Lời Chúa: Mc 4,1-20

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: "Các ngươi hãy nghe! Nầy người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai và gai mọc lên làm hạt giống chết mà không sinh hoa trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm". Và Người phán rằng: "Ai có tai nghe thì hãy nghe".Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông: "Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những người khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội". Người nói với các ông: "Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác? Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ. Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi, là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Ðây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi và hạt một trăm".


Chúng ta tự hỏi chính mình: liệu mảnh đất tâm hồn của chúng ta có đón nhận Lời Chúa hay không? Mảnh đất tâm hồn của chúng ta có điều kiện để hạt giống Tin Mừng được sinh hoa kết quả, hay chỉ là mảnh đất chai cằn khô cứng?
      Trong đời sống đạo hằng ngày, đặc biệt trong Năm tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến, chúng ta được Chúa mời gọi chúng ta đọc và sống Lời Chúa hằng ngày. Nhờ đọc và sống Lời Chúa, chúng ta mới mong gặp gỡ được Chúa, kết hợp với Chúa và giúp chúng ta tăng trưởng đời sống nội tâm, đời sống thiêng liêng. Nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa, mà tâm hồn chúng ta được biến đổi và canh tân đời sống mới nơi chúng ta. Nhờ đọc và sống Lời Chúa hằng ngày, đời sống của chúng ta mới phát sinh những hoa trái thánh thiện, bác ái, phục vụ trong yêu thương và lòng nhiệt thành truyền giáo.
       Thật vậy, khi gieo Lời Chúa vào mảnh đất tâm hồn chúng ta, Chúa muốn hạt giống của Ngài sinh nhiều hoa trái. Chính tinh thần của Tin Mừng làm phát triển đời sống của người Kitô hữu và đời sống của Hội Thánh.

Lạy Chúa Giê su, nhìn lại cuộc đời của mình, có lẽ chúng con phải thành thật nhận rằng từ trước tới nay chúng con chưa đón nhận và sống Lời Chúa được bao nhiêu, bởi vì chúng con vẫn để cho tâm hồn xao xuyến lo lắng, những đam mê sự đời, tham vọng địa vị và của cải làm chết ngạt Lời Chúa. 
Xin Chúa cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón nhận hạt giống Lời Chúa. Xin làm cho những hạt giống ấy được bám rễ, mọc lên tươi tốt và trổ sinh được nhiều bông hạt, để mỗi ngày chúng con được lớn lên trong tình yêu Chúa và góp phần xây dựng Giáo Hội Chúa ngày một lớn mạnh hơn.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Chỉ tin và làm theo một người

Kết quả hình ảnh cho câu chuyện về làm theo ý của người khác


Một người đàn ông nọ lái xe trên đường núi, đang nhàn nhã nhìn ngắm phong cảnh bên đường, bỗng ở đâu xuất hiện nhiều người khác lao xuống đập vào cửa sổ và hét lên: “Heo, heo". Người đàn ông nghe vậy rất tức giận, liền hạ cửa kính xe xuống và mắng: “Mấy người mới là đồ heo". Lời mắng vừa dứt khỏi miệng, chiếc xe lao thẳng vào một đàn heo đang tràn qua đường.

Ý nghĩa: Đừng hiểu sai ý tốt của người khác, điều đó chỉ khiến bạn gặp xui xẻo, cũng đừng bao giờ làm nhục người khác. Đối với những chuyện chưa rõ trước mắt, hãy học cách kiềm chế cảm xúc, nhẫn nại quan sát, như vậy mới không hối hận về sau.

Thứ ba 29/01/2019 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mc 3, 31 – 35

31 Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra. 32 Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng : "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy !" 33 Nhưng Người đáp lại : "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?" 34 Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói : "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."

Ở đời người ta thường vin vào mối quan hệ “dây mơ rễ má” họ hàng với những người nổi tiếng, thành đạt hoặc có địa vị trong xã hội, nếu không phải để cậy nhờ vụ lợi thì cũng để hãnh diện, tự hào. Những người bà con với Chúa Giêsu hẳn cũng mang tâm trạng như thế khi một người trong họ hàng của họ được quần chúng hâm mộ. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta quan niệm đúng đắn: Là anh em chị em đích thực với Chúa không phải vì có mối tương quan huyết thống với Ngài mà là nhờ biết “thi hành ý muốn của Thiên Chúa”.
Hơn nữa, là Kitô hữu, chúng ta càng có quyền hãnh diện mình là người thuộc về Chúa Kitô. Nhưng sẽ là hữu danh vô thực nếu ta tự hào với tên gọi như thế còn thờ phượng Chúa thì chỉ “bằng môi miệng” còn tấm lòng xa Chúa (x. Mt 15,8). Tệ hơn nữa, có khi chúng ta còn hổ thẹn vì mang danh là con cái Chúa, là Kitô hữu nữa. Để xứng danh là người thân thuộc với Chúa, chúng ta hãy chuyên cần thực thi giáo huấn của Ngài.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy chú tâm đến việc thực thi Lời Chúa hơn là những chuyện bề ngoài. Khi đã thực thi thánh ý Chúa, chúng ta không quan trọng chuyện người ta nói này, nói kia để bêu rếu, làm mất thanh danh tiếng tốt của ta. Ngược lại, chỉ có một điều đáng làm cho chúng ta sợ, đó là khước từ Lời Chúa và chạy đua những thứ mau qua, tạm bợ ở đời, làm cho chúng ta xa rời hạnh phúc đích thực là sự sống vĩnh cửu.


Lạy Chúa Giê su!  xin cho con dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Thánh Ý Chúa.
Xin dạy con biết chỉ tìm theo Thánh Ý Chúa một cách vô điều kiện, vì xác tín rằng :
Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con dám liều thân quyết hành động theo Chúa mà không tính toán thiệt hơn.
Lạy Chúa Con xin dâng những hy sinh làm cho tim con rướm máu,
Xin cho con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt của người một người hết lòng đi theo Chúa,
 và chỉ tìm Thánh ý Chúa mà thôi. Amen

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Thế nào là việc làm của tướng quỷ

Millie-Francis.jpg



Bà cụ 85 tuổi nói: “Ai muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi, giết tôi trước đã”
Bà Millie Francis đã suýt chết một lần nên bà sẵn sàng chịu mất mạng. Lần này là để bảo vệ một bức tranh Đức Mẹ.
Các nhà quản lý tài sản tại công viên nhà di động Vanguard của cộng đồng hưu trí nơi Millie Francis cư ngụ ở phía tây tiểu bang Florida đã yêu cầu bà gỡ bỏ một cửa sổ căn nhà di động của bà trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe.
       Tờ Bradenton Herald của Florida cho biết bà Francis, năm nay 85 tuổi nói với các nhân viên của công viên: “Muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi hả? Giết tôi trước đã. Đừng có hòng dạy bảo bà già này phải làm gì. Đây là nước Mỹ. Chừng nào tôi còn hai tay và hai chân, tôi sẽ làm điều tôi muốn.”
       16 năm trước, trong một cuộc giải phẩu, Millie Francis đã được tuyên bố chết lâm sàng trong 15 phút. Đức tin Công Giáo và lòng sùng kính của bà đối với Đức Mẹ Guadalupe, vị thánh bảo trợ của Mỹ châu, càng thêm mãnh liệt đến mức bà nói với các nhân viên của công viên rằng bà sẵn sàng ra tòa chứ không loại bỏ bức tranh của mình.
        Thiết kế thông thường của một căn nhà di động bao gồm một cửa sổ làm bằng kính. Tuy nhiên, bà Millie Francis đã thay miếng kính bằng một miếng gỗ trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe. Bà giải thích rằng làm như thế tránh được những cái nhìn tò mò vào trong nhà bà của những người hàng xóm và tránh được ánh pin đi tuần của các nhân viên bảo vệ thường làm phiền bà vào ban đêm.
        “Tôi không muốn nói rằng tôi đã được thị kiến hay bất cứ điều gì tương tự như thế, nhưng tôi cảm thấy được linh hứng từ Đức Mẹ Guadalupe để có bức tranh Đức Mẹ.”
       Đại diện của ban quản lý công viên nói với các phóng viên rằng bà Francis không xin phép họ khi thay miếng kính bằng miếng ván. Tuy nhiên, bà Francis nói việc buộc bà loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ là một hành động phân biệt đối xử với đức tin Công Giáo của bà.
       Những người hàng xóm khác đã trang trí bãi cỏ và xe kéo của họ với đủ thứ hình ảnh, “Đức Mẹ không làm tổn thương bất cứ ai.”
        “Có tất cả mọi thứ ngoài kia, chẳng ai bắt bẻ, nhưng điều này là do tôi là người Công Giáo thành ra có vấn đề”, bà nói.

Vào ngày 9 tháng 11, các luật sư đại diện cho Vanguard đã cho bà Francis hạn chót là 30 ngày để loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ. Hạn chót để bà tuân thủ quyết định của họ là 9 tháng 12, ba ngày trước ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe. Nhưng bà Francis cương quyết giữ vững quyết tâm của mình.

Thứ hai 28/01/2019 - Tuần 3 TN
Thánh Tôma Aquino, Tiến sĩ 
Lời Chúa : Mc 3, 22 - 30

(22) Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bêendêbun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ qủy. (23) Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xatan làm sao trừ Xatan được?" (24) Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; (25) nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. (26) Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. (27) Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. (28) "Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. (29) Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời". (30) Ðó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám".

Chúa Giêsu làm nổi bật tính phi lý nực cười của các kinh sư: chính họ mới là kẻ “mất trí” khi vụng về gán cho Chúa Giêsu là người bị quỷ Bêendêbun ám và đã dùng thế quỷ vương mà trừ quỷ. Để phản bác lại các kinh sư, Người đã không sử dụng sức mạnh, nhưng dùng lời lẽ hợp lý để đối phương nhận rõ sự phi lý lố bịch của mình. Lý lẽ Người đưa ra thì hiển nhiên và đầy tính thuyết phục mà người ít học nào cũng hiểu được: làm sao Xatan mà chống lại Xatan! Như vậy, Xatan tự chia rẽ và nó đang tiến tới ngày tận số. Điều này lại không đúng với thực tế. Việc quỷ bị thua chứng tỏ Đấng mạnh hơn đã đến và bắt đầu việc diệt trừ Xatan.
Xúc phạm của tha nhân đối với bạn là điều khó tránh khỏi trong đời sống. Trước những xúc phạm đó, phải chăng bạn dùng tới sức mạnh của võ lực để giải quyết? Không, Chúa ban cho bạn một khả năng vô cùng quý giá, đó là ngôn từ. Một lời nói dễ nghe có sức thu phục lòng người hơn là sức mạnh của quyền lực. Một chân lý được người khác công nhận cần được chuyển tải qua ngôn từ. Bạn sẽ là môn đệ Chúa Kitô khi biết dùng ngôn từ như phương thế giúp tha nhân nhận ra thực trạng lỗi lầm, để thức tỉnh, ăn năn sám hối.

Tâm tình :
Lậy Chúa Giê su, trong đời sống hằng ngày, mỗi sáng thức dậy xin cho chúng con biết hướng tâm hồn lên Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, bằng cách cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí để từ lời nói và việc làm trong ngày luôn có Chúa Thánh Thần hướng dẫn quan phòng, để chúng con nhận ra những tội lỗi vấp phạm, để biết nhìn nhận xin ơn tha thứ trong bí tích hòa giải, hầu luôn tìm sự an vui và bình an trong tâm hồn. Amen





Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Hồng ân cứu độ đã đến


Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Lc 1,1-4;4,14-21
Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Lc 1,1-4;4,14-21



DAN CLACK kể lại một câu chuyện như sau: Vào một buổi tối trời tuyết lạnh, một bé trai khoảng sáu, bảy tuổi đang đứng tần ngần nhìn vào gian hàng trưng bày quần áo trước một cửa hàng sang trọng. Em đi chân đất, khoác trên người bộ quần áo cũ kỹ tơi tả, trông như một mảnh giẻ rách. Một bà sang trọng đi ngang qua trông thấy và đọc được ước muốn trong đôi mắt của em. Bà liền đến cầm tay em dẫn vào tiệm và mua cho em một đôi giầy mới và bộ quần áo ấm.
Sau đó, khi cả hai bước ra ngoài phố, người đàn bà tốt bụng liền nói với cậu bé :
- Chúc cháu vui vẻ và một đêm ngủ ngon.
Cậu bé trố mắt nhìn người vừa cho quà và hỏi :
- Thưa bà, bà có phải là Chúa không ?
Bà cúi xuống mỉm cười vỗ nhẹ vào vai cậu và trả lời :
- Con ơi, không phải đâu, ta chỉ là một trong những đứa con của Chúa thôi !
Cậu bé như khám phá được điều gì mới lạ :
- Cháu đã sớm biết ngay là bà có họ hàng với Chúa mà.

Câu nói của cậu bé trong câu chuyện trên cho thấy: Chính lối sống yêu thương vị tha là dấu chỉ giúp tha nhân nhận biết chúng ta là môn đệ thực sự của Chúa Giêsu (x. Ga 13,35), và việc thực hành yêu thương cũng làm cho chúng ta trở nên con cái trong đại gia đình của Chúa như Người đã nói: ”Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 6,21). Quả thật, người phụ nữ trong câu chuyện trên đã thực hành lời dạy quảng đại yêu thương của Chúa: ”Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em bằng cái đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38). Vậy mỗi người chúng ta trong những ngày này sẽ làm gì cụ thể giúp đỡ tha nhân để nên con cái Thiên Chúa và nên môn đệ thực sự của Đức Giêsu?

Chúa nhật 27/01/2019 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Lc 1,1-4; 4,14-21

(1) Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. (2) Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ Lời Chúa truyền lại cho chúng ta. (3) Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài. (4) Mong ngài sẽ nhận thức được rằng: giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc. (4,14) Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. (15) Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh. (16) Rồi Đức Giê-su đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách thánh. (17) Họ trao cho Người cuốn sách Ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: (18) “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan Tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, (19) công bố một năm hồng ân của Chúa. (20) Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. (21) Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.


Quả thực, suốt thời gian Chúa Giêsu sống và rao giảng, Ngài đã thực hiện từng chi tiết đoạn Sách Thánh này. Ngài đã rao giảng Tin Mừng cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ. Ngài đã cảm thông, an ủi những tấm lòng sầu muộn. Ngài đã giải phóng những người bị tà ma ám ảnh, chữa lành tất cả những bệnh tât. Ngài đã khích lệ, tha thứ cho những người tội lỗi. Ngài đã hòa đồng với những người hèn hạ nghèo khó. Ngài không hề xua đuổi bất cứ ai. Ngài dạy phải quảng đại, bác ái, yêu thương đối với mọi người, kể cả kẻ thù, và không bao giờ được xét đoán bất công. Ngài muốn mọi giao tế giữa loài người với nhau phải được thể hiện trong yêu thương. Những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy những lời ngôn sứ I-sai-a đã loan báo trước được ứng nghiệm đầy đủ nơi Chúa Giêsu, Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng Thiên Sai, đã thi hành trọn vẹn sứ mạng Thiên Chúa trao phó cho Ngài.
Sứ mạng của Chúa Giêsu, ngày hôm nay, vẫn được tiếp tục thực hiện qua Giáo Hội và trong Giáo Hội. Thực vậy, khi Chúa Giêsu hoàn thành thời gian sứ mạng của Ngài, Ngài gởi Thánh Thần đến cho các môn đệ để họ tiếp tục công bố Năm Toàn Xá của Thiên Chúa, loan Tin Mừng cho mọi người, rao giảng và thực hiện sự giải phóng toàn diện con người và xã hội. Nói rõ hơn, Giáo Hội được đầy Thánh Thần từ ngày lễ Ngũ Tuần phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu trong lịch sử. Như vậy, lời sách I-sai-a thâu tóm sứ mạng của Chúa Giêsu cũng là lời thâu tóm sứ mạng của Giáo Hội mọi thời đại. Hôm nay sứ mạng ấy càng trở nên khẩn trương hơn.


Lạy Chúa Giê su, xin cho chúng con nhận ra Thánh Thần Chúa vẫn đang ngự giữa thế giới và trong lòng mọi người. Thế giới hôm nay tuy còn nhiều tội lỗi, nhưng vẫn chan hòa ánh sáng tin yêu nơi các gia đình tín hữu, trong các xóm đạo, nơi các cộng đoàn quyết tâm học sống Lời Chúa. Ngày nay người ta đã biết ngồi lại với nhau để giải quyết các tranh chấp và tìm kiếm hòa bình; Các tổ chức quốc tế thường hợp tác với nhau để chống lại sự kỳ thị chủng tộc, mầu da, tôn giáo, phái tính, bệnh tật; Các cơ quan đoàn thể đã biết hợp tác để chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác... Xin cho các tín hữu chúng con cũng biết hợp tác với tha nhân để góp phần làm cho ngôi nhà chung của nhân lọai là trái đất ngày một an toàn tốt đẹp hơn.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Đức tin mạnh hơn sự chết


Kết quả hình ảnh cho Câu chuyện của vị thừa sai Paris



Cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc sinh ngày 26-7-1926 tại miền Đông nước Pháp. Từ niên thiếu, Ngài thông minh lanh lợi hơn người, học hành sáng dạ, 13 tuổi đã gia nhập Hội thừa sai Paris. Ngài có gương mặt tuấn tú rạng ngời, thần thái mang vẻ kiêu hãnh bản năng của một người gốc Pháp, trí tuệ uyên bác. Trước khi thụ phong linh mục, được hỏi về ước nguyện muốn đi đâu truyền giáo, Ngài nói: “Đâu cũng được, ngoại trừ Việt Nam, vì VN có chiến tranh”
Nhưng Thánh ý Chúa lại tỏ bày: sau khi chịu chức ngày 28-5-1950, tân linh mục trẻ ngay lập tức nhận bài sai sang Việt Nam truyền giáo, điểm đến đầu tiên chính là Hưng Hóa, Sơn Tây, miền bắc Việt. Ngài nhanh chóng hội nhập phong tục tập quán VN, học thông viết thạo tiếng Việt, gần gũi giáo dân, hoạt động mục vụ và coi xứ trong 6 năm.

Năm 1956, Ngài bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng rồi trục xuất khỏi Sơn Tây. Trở về Pháp, bề trên lại hỏi Ngài muốn đi đâu, câu trả lời lần này của Ngài là: “Đâu cũng được, nhưng phải là Việt Nam”. Thế là Ngài được đưa về miền Nam VN tiếp tục sứ vụ của mình.
Từ năm 1957 – 1968 Ngài làm cha phó tại giáo xứ thánh Franxico Xavie (nhà thờ cha Tam) Sài Gòn.
Từ 1968 Ngài làm cha xứ tại đây, Ngài cũng là linh mục người Pháp cuối cùng coi xứ này.
Đến năm 1976, vị thừa sai mẫn cán chính thức bị xua đuổi khỏi VN sau 26 năm cống hiến tài đức và nhiệt huyết tuổi xuân trên đất Việt.
       Trong thời gian làm việc mục vụ với người Hoa ở Sài Gòn, Ngài đã nhanh chóng học biết tiếng Quảng Đông. Do vậy, khi phải rời VN, Ngài được đề nghị qua Hong Kong phục vụ. Đến HK Ngài tiếp tục trau dồi ngôn ngữ bản địa. Từ 1977-1995, Ngài coi xứ Aberdeen, Kam Tin, Chai Wan. Từ 1995, Ngài làm cha xứ Nhà thờ Chúa Cứu thế Tuen Mun trong 18 năm. Năm 2013, cha được phép nghỉ hưu tại nhà an lão Aberdeen. Dù không muốn, nhưng Ngài cho rằng vào viện dưỡng lão là một sự tuân phục, vâng lời.
        Ở tuổi 87, Ngài vẫn vô cùng minh mẫn, tuy đôi chân không còn đủ sức mang nổi tấm thân. Ngài thường phải dùng gậy đỡ hoặc xe lăn hỗ trợ khi đi lại một mình. Mỗi tháng một lần, Ngài tới dâng lễ tiếng Việt cho CĐCGVN tại HK. Ngài vẫn sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ rất mạch lạc rõ ràng, thông thạo máy tính và gõ chữ Hoa rất giỏi. Ngài đã dùng tam ngữ Việt – Pháp – Hoa để xuất bản 2 tập HỒI KÝ về những năm tháng ở VN.
      Ngài thích thuốc lá 555, bia 33, bánh chưng Tết và cà phê Việt. Ở viện dưỡng lão, người ta “ưu ái” dành riêng một bộ bàn ghế ngoài hành lang cho Ngài hút thuốc. Mỗi lần đến thăm, chúng tôi thường quây quần quanh cha, nhìn khói thuốc bay và nghe Ngài kể chuyện “ngày xưa…”
        Những câu chuyện của Ngài thường đưa ta trở về ký ức xa xôi thời phong kiến ở miền Bắc. Ngài rất tự hào với vốn tiếng Việt chuẩn và những kỷ niệm về từng giai đoạn sống trên dải đất hình chữ S. Dấu ấn sâu đậm nhất cuộc đời Ngài là dâng thánh lễ đầu tiên tại Sơn Tây vào ngày lễ các Thánh 1-11-1950.
      Với gần 20 năm sinh sống và chứng kiến cuộc chiến tranh tại miền Nam, Ngài yêu thương dân Việt vô bờ bến, Ngài luôn mang theo trong trái tim một “Lời nguyện cho quê hương”, xin Đức Mẹ đoái thương nước VN. Một trong những câu chuyện đáng nhớ của Ngài chính là việc đã ban bí tích hòa giải cuối cùng cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm trong ngày định mệnh 2-11-1963, khi ông Diệm vào xưng tội ở nhà thờ Cha Tam, sau đó rời đi rồi bị mưu sát.
       Tháng 10 năm 2017, Ngài ngã bệnh phải vào viện điều trị, sức khỏe suy sụp. Khi cảm thấy không còn được cống hiến ở trần gian, Ngài thường bày tỏ niềm ước mong “về nhà Cha”. Chúng tôi đùa: “Trên trời chưa có chỗ cho cha đâu. Chúa quên cha rồi”.

Vài tháng nay, Ngài phục hồi một cách diệu kỳ, có thể dâng lễ trong viện dưỡng lão, thường xuyên gặp gỡ các linh mục MEP, hàng ngày tiếp chuyện người đến thăm. Ngày lễ các Thánh 1-11-2018, Ngài vẫn xuống phố nhẩm trà, ăn trưa với giáo dân. Chừng 1h đêm rạng sáng ngày 2-11, Ngài lặng lẽ chìm sâu trong giấc ngủ. Ngài ra đi vào lúc chẳng ai ngờ, hưởng thọ 92 tuổi với 68 năm làm tôi trung của Chúa. Hồi mới vào viện dưỡng lão năm 2013, Ngài từng khoe: “Tôi chuyển nhà cùng ngày với Đức Giáo Hoàng đấy.” Giờ đây, đứng bên linh cữu cúi chào cha lần cuối, nhìn khuôn mặt ngủ yên bình thản của Ngài, bất giác tôi mường tưởng như Ngài cũng đang khoe: “qua ngày lễ các Thánh, tôi đi cùng ngày với cố tổng thống Ngô Đình Diệm đấy”, nghe bâng khuâng như là một sự chọn lựa có chủ ý vậy.

Hôm nay, thân xác Ngài đã trở về đất Mẹ, linh hồn Ngài đã diện kiến Chúa Cha, trần gian từ nay sẽ vắng Ngài, chỉ còn gương trung kiên và con tim Ngài là vĩnh viễn để lại cho Việt Nam.
Nguyện xin Chúa đón Ngài vào hưởng vinh phúc nước trời như lòng Ngài mong ước. Amen.

Thứ bẩy 26/01 2019 - Tuàn 2 TN
Lời Chúa : Lc 10,1-9

(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông:
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này!" (6) Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Ðừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông".

Người dấn thân vào công tác truyền giáo là người biết hy sinh những thoải mái, tiện nghị, khung cảnh ấm cúng của gia đình, cộng đoàn mà lên đường. Thật đáng lo ngại khi chờ đón chúng ta phía trước là những khó khăn, chống đối, hiểm nguy…như lời Chúa Giêsu cảnh báo “Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói”. Vì thế chúng ta phải biết nương nhờ Chúa từng giây từng phút, và hành trang của chúng ta cho cuộc hành trình đó chính là lòng tin-cậy-mến. Chúng ta phải đặt niềm tin vào Chúa tới độ dù không trang bị cho mình những nhu cầu để sống vẫn xác tín rằng sẽ không thiếu. Thật ra, chúng ta không cần bận tâm về những nhu cầu vật chất vì chính Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta mọi thứ cần dùng. Chúng ta đừng lo hết “phần” của Chúa vì điều quan trọng là “chúng ta chỉ có thể chịu được mọi sự, làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho chúng ta mà thôi” (x.Pl 4,13). Thế nên chúng ta đừng bám víu vào “quyền lực thế gian”, cũng đừng để lòng bối rối vấn vương vào vòng thế tục vì người môn đệ cần lên đường cách nhẹ nhàng, thanh thoát, ra đi như người được thúc dục bởi một động lực cao cả. Vì thế cần phải chú tâm vào bổn phận của mình, không phí thời giờ vào những nghi lễ nhạt nhẽo vô vị, cũng không dừng chân vì những việc xã giao cầu kỳ, tạo những mối dây liên hệ riêng làm cho việc rao giảng bị trì trệ, và đừng nên đi từ nhà này qua nhà khác cố ý tìm nơi dễ chịu hơn, tiện nghi hơn, được đón tiếp long trọng hơn…

Dù là làm thợ thì đáng được trà công nhưng người môn đệ trung tín của Đấng chịu đóng đinh không thể là một kẻ say mê thế tục, tìm sự dễ dãi mà cần ý thức mình là người được Chúa sai đi, sai đi để làm “thơ gặt” chứ không phải để “nghỉ mát”, đi để “phục vụ” chứ không phải để “được phục vụ”. Ngài muốn môn đệ của Ngài noi gương Ngài đi ra tìm và cứu kẻ hư mất, chứ không phải xây dựng trung tâm nào đó và chờ mong người chưa được cứu đến với mình. Ngài muốn môn đệ của Ngài cầu nguyện để có nhiều người ra đi đến với người ngoại chứ không phải cầu nguyện để người ngoại kéo đến nhà thờ.

Lạy Chúa Giê su, xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa của “khát vọng truyền giáo”, khát vọng giới thiệu Chúa cho mọi người với một con tim tươi trẻ, con tim tư do không bị lợi lộc trần thế làm cho mù quáng, con tim quả cảm dám đương đầu với những thách đố của thời đại, dám xả thân lo việc truyền giáo. Xin đồng hành với chúng con và chúc lành cho những “khát vọng” của chúng con. Amen.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Trở lại với sự thật


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mc 16,15-18


Trở lại đạo Công Giáo
Sau 20 năm theo Phật giáo
Paul Williams, một giáo sư người Anh đã khám phá ra chân lý Kitô giáo

Khi quan sát khuynh hướng tôn giáo của người Âu Mỹ ngày nay, người ta nhận thấy rằng một số không nhỏ trong họ, mà đa số thuộc thành phần lớp người trẻ, đã tỏ ra lãnh đạm thờ ơ đến bỏ quên đức tin Kitô giáo truyền thống của cha ông mình để đi tìm hiểu và gia nhập các tông phái Phật giáo tại các nước Á Châu, nhất là ở Ấn Độ và Tây Tạng.

Khúc quanh bất ngờ
Nhưng sau 20 năm sống như một Phật tử, Paul Williams đã bắt đầu nghi ngờ về cuộc sống tôn giáo của mình. Sự vô lý và thiếu lô-gích của thuyết luân hồi, cũng như lối sống đạo đức được phát sinh từ thuyết luân hồi đã khiến ông phải suy nghĩ nhiều về thái độ nhận thức tín ngưỡng từ trước tới nay của mình.
Cũng như nhiều người Tây phương khác từng say mê Phật giáo, Paul Williams cũng đã chủ trương rằng Kitô giáo bị chi phối bởi những tín điều vô lý; chỉ có Phật giáo mới phù hợp và đi đôi với những tri thức của khoa học tự nhiên tân thời. Vâng, trong khi chân lý của Phật giáo có thể kiểm chứng được qua sự phân tích triết học và qua sự suy niệm thực hành, thì Kitô giáo lại đề xướng một đức tin bất hợp lý và loại bỏ sự tham gia của lý trí.
Nhưng bây giờ, Williams đã gặp gỡ được thánh Thôma Aquinô, say mê nghiên cứu các sách vỡ của thánh nhân và suy tư tìm hiểu quan điểm triết học của ngài về Kitô giáo. Paul Williams đã nhận ra được rằng đức tin vào Thiên Chúa hoàn toàn không hề phản lại lý trí.
Hơn thế nữa, nay Paul Williams còn quả quyết là hình ảnh con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực, trái lại hình ảnh con người trong Kitô giáo hoàn toàn tích cực. Williams viết: «Nếu giả như Phật giáo là chân thực… thì cuối cùng đối với hầu như tất cả chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại cũng chỉ là hư không, hoàn toàn vô giá trị… Nhưng nếu đức tin Kitô giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống chúng ta – cuộc sống cá nhân của chúng ta – có một giá trị vô tận và tất cả chúng ta – xét như những nhân vị – sẽ có được khả năng có thể đạt tới được sự hoàn thiện viên mãn.»
Trong niềm hy vọng đó, Paul Williams đã quay trở về với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Paul Williams không trở lại với Giáo Hội Anh giáo mà trước kia ông đã được rửa tội, nhưng là gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tất cả sự xác tín. Ông viết: «So sánh với đức tin Công Giáo, tôi nhận thấy rằng tất cả truyền thống Tin Lành, nhiều hay ít, chỉ biểu lộ một sự nghèo nàn sâu xa trong lãnh vực tinh thần và tâm lý.»
Trong ngày Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams đã được gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ chính tòa Bristol.
Trong thời gian quay trở về với Kitô giáo, Paul Williams đã viết một loạt bài suy tư triết học mà ông đặt cho cái tên là «Những suy niệm phân tích.» Trước hết, qua những suy tư đó, Williams chỉ muốn tự trần thuật lại sự sám hối của mình mà thôi. Nhưng khi các bạn hữu Phật tử của ông phê bình và chỉ trích sự trở lại Công Giáo của ông, Williams đã cho xuất bản tập tùy bút như «Apologia và Confessio», như sự bào chữa và tuyên xưng đức tin đó thành một cuốn sách, tựa đề là: «The Unexpected Way: On Converting from Buddhism to Catholicism», xuất bản năm 2002 tại T &T Clark, Edinburgh/New York.

Thứ sáu 15/01/2019
Lễ Thánh Phao lô trở lại
Lời Chúa : Mc 16,15-18

(15) Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Ðây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ".

Suy niệm :
Các môn đệ mà Chúa Giêsu chọn gọi trong đoạn Tin mừng này là những con người bình thường. Có thể nói họ là những con người tầm thường nữa. Thế nhưng sau những vấp ngã, sau những lỗi lầm, với ơn Chúa và nhờ ơn Chúa, họ trở nên những người mạnh mẽ rao giảng Tin mừng và làm cho nhiều người trở về với Chúa.Việc chọn gọi các Tông đồ của Chúa Giêsu gợi lên cho tôi những suy nghĩ sau đây:
Tôi cũng được Chúa mời gọi theo Chúa và là môn đệ của Chúa trong ơn gọi và bổn phận của tôi thường ngày. Chúa cũng mong muốn tôi trở thành những người rao giảng Tin mừng cho người khác trong môi trường mà tôi đang sống. Tôi sẽ sống tốt sứ mạng của mình trong cuộc sống thường ngày nếu tôi cậy dựa vào ơn Chúa và nhờ vào ơn Chúa như các Tông đồ ngày xưa.
Chúa Giêsu tôn trọng, quí mến và mời gọi các Tông đồ cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Chúa Giêsu là một tấm gương cho tôi về thái độ đối với tha nhân, đó là thái độ cảm thông, tin tưởng, yêu thương và chia sẻ.

Lạy Chúa Giê su, xin ban cho con ơn Chúa và xin cho con luôn sẵn sàng đáp trả lời mời gọi của Chúa với đời sống dấn thân hy sinh và phục vụ, để đời sống của con là chứng nhân cho Tin mừng của Chúa trong cuộc sống thường ngày. Amen.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Chỉ mình Chúa mới tiêu diệt được thần dữ

Cuộc đời của Anneliese bắt đầu thay đổi từ năm 16 tuổi. Cô thường xuyên có những hành vi lạ như la hét, lúc thì run lẩy bẩy hay méo mó, uốn éo cơ thể một cách khó hiểu. Cô có thể nói bằng nhiều giọng khác nhau và bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp, Đức, Arameic, Hebrew, Latin… Các bác sĩ hoàn toàn bó tay trước căn bệnh kỳ lạ và tình trạng của cô ngày càng xấu đi. Một thời gian sau, Anneliese mô tả về việc cô bắt đầu nhìn thấy những khuôn mặt quỷ dữ ghê sợ ở nhà thờ và bị chúng ám ảnh.
Vào năm 1974, căn bệnh của Anneliese trở nên vô cùng nghiêm trọng, cô không còn kiểm soát nổi bản thân mình. Cô bắt đầu đánh, chửi và cắn các thành viên trong gia đình. Cô từ chối ăn uống vì cho rằng... những con quỷ không cho phép. Cô ngủ trên sàn nhà, ăn nhện, ruồi, than đá và thường xuyên uống nước tiểu của mình. Anneliese gào thét hàng giờ liền và đập vỡ những bức tượng Chúa, Thánh giá…
Câu chuyện về Anneliese đã thu hút một vị giám mục đến từ Wurzburg - Josef Stangl. Ông cho rằng, Anneliese đã bị quỷ ám và cho hai thầy tu của mình là chuyên gia về thần chú đến để trừ tà. Mọi người thấy rằng, cô bị nhiều linh hồn như Hitler, Judas Iscariot (kẻ phản bội Chúa Jesus), Lucifer (tức chúa quỷ Satan), bạo chúa Nero, Cain và Fleischmann - một giáo sĩ đã bị trục xuất khỏi giáo hội thời thế kỷ XVI ám vào cơ thể. 
Vào ngày 30/6/1976, Anneliese bắt đầu yếu dần do không ăn uống trong nhiều tuần. “Hãy tha tội cho con” là lời cuối cùng trước khi mất Anneliese đã nói với mẹ mình. Ngày 1/7/1976, Anneliese qua đời.

Các nhà thần học cho rằng, giữa thể xác và thể hồn luôn tồn tại thể khí, là cái tính khí của con người còn lại ngay sau khi chết. Tính khí lành, thánh thiện sẽ được siêu thoát lên thiên đường, còn tính khí nặng nề như thù ghét, oán giận, ham hố danh vọng, tiền tài… sẽ phải chịu đày xuống địa ngục. Những con quỷ dữ này sợ địa ngục, chúng tìm cách được ở lại cõi trần gian và làm đủ mọi điều để được thõa mãn dục vọng của chúng. Ma quỷ tìm cách xâm nhập vào thân xác người còn sống nhẹ bóng vía, tìm cách chiếm hữu trí não rồi từ đó sai khiến mọi người làm theo ý chúng. 

Thứ năm 24/01/2019 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Mc 3, 7-12

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: “Ngài là Con Thiên Chúa”, nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.


Marcô nói, dân Do Thái và cả dân ngoại lũ lượt đến với Đức Giêsu, vì nghe biết những gì Người đã làm.” Như vậy, khi chọn Galilê là trung tâm cho việc loan báo Tin mừng, hẳn Đức Giêsu đã thấy trước tiềm năng của nó, vì tất cả những gì Ngài đã làm, mọi người đều nghe biết.
       Chúa Giêsu xuất hiện ở đâu, thì đám đông dân chúng lũ lượt đến với Ngài, họ không còn phân biệt nhau về nơi ở của mình. Họ đến để được nghe điều mới lạ để sống, cũng như được chữa lành. Ngày hôm nay Người Kitô hữu cũng phải xét mình lại, qua đời sống của mình ở giữa lương dân, chúng ta có cái gì tốt hơn họ không? Để biết tu sửa đời sống của mình. Bởi mỗi người đều phải chu toàn bổn phận rao giảng, và làm chứng cho Tin Mừng.
Nhân cách chói sáng qua tình yêu thương, sự quan tâm của Ngài dành cho đám đông dân chúng. Hễ ai đến với Ngài cũng nhận được sự chia sẻ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Dù cho đó là những gánh nặng của bệnh tật, những dằn vặt của đam mê và cả những bóng đen của tội lỗi. Ngài không loại trừ bất cứ một ai mà dang rộng vòng tay để đón tiếp họ. Một sự quan tâm tế nhị chứ không phải ràng buộc. Những mối quan hệ tự do chứ không phải lệ thuộc. Đến với Ngài con người cảm thấy niềm vui dâng trào lên phơi phới. Đến với Ngài con người biết vươn đến tha nhân để phục vụ…

Lạy Chúa Giê su, xin cho con biết gắn bó với Chúa để Thiên tính của Ngài được tỏa rạng nơi bản thân con. Xin cho con biết yêu thương người khác để làm rạng ngời nhân cách nơi bản thân con. Xin cho con biết sống vui tươi hài hòa với hết mọi người. Xin đừng để tình yêu thương nơi con ràng buộc người khác, mà để nó như ngọn gió bay khắp muôn phương làm mát dịu lòng người.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Đừng vội kết án...


00-00-jesus-chuabenh



Mới đây, bài viết có tên "Đôi lúc ta khoan tức giận mà hãy thông cảm" đã được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến người đọc phải lặng mình, suy nghĩ.
"Mình có đặt Grab giao cơm trưa, không thấy cuộc gọi, không thấy phản hồi. Mình gọi điện thì cúp máy ngang. Trong lúc đó đói mình khó chịu vô cùng với hành động đó của một người làm dịch vụ. Mình lại không có thói quen hủy chuyến.
         Trên Map. xe vẫn chạy trên đường tới nơi rồi mà chẳng chịu gọi cho khách. Mình gọi lại vẫn cúp máy ngang. Tức quá mình chạy ra chỗ điểm đến
          Thấy người mình cáu: sao anh gọi mà không bắt máy cũng không gọi lại cho anh. Sau đó bạn ấy đưa tay lên miệng và lắc lắc. Mình mở điện thoại lên thì nhận được dòng tin nhắn: "Bạn ơi tôi đã đến nơi. Xin lỗi mình câm. Xin lỗi vì sự bất tiện này".
         Không còn bực giận gì nữa, mà nó hoàn toàn là một cảm giác khác".

Đây là câu chuyện đang khiến nhiều người xúc động trên mạng xã hội. Một cuốc xe với anh tài xế khuyết tật khiến cho người đàn ông lặng cả người.
       Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nên biết chậm lại để tìm hiểu kỹ mọi chuyện, tránh rơi vào tình trạng vì sự vội vàng mà kết tội người khác.


Thứ tư 23/01/2019 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Mc 3,1-6

Đức Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày sa bát không, để tố cáo Người. Đức Giêsu bảo người bại tay: “ Anh chỗi dậy, ra giữa đây!” Rồi Người nói với họ: “ Ngày sa bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi ?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay : “ Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.
Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Đức Giêsu.


Bài Tin Mừng hôm nay là một trong 5 cuộc tranh luận gay gắt giữa Chúa Giêsu và người Do Thái về việc giữ luật trong ngày Sabát. Khởi đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Ngài đã gặp những cuộc phản ứng chống đối bằng những hành vi và lời nói công khai của nhóm Pharisêu, đại diện cho tầng lớp những người sống “vị luật” thời bấy giờ. Trong ngày sa bát người không được làm bất cứ việc gì kể cả việc đi bộ cũng có giới hạn. Vì vậy, trong cuộc tranh luận thứ 5 này, chúng ta sẽ nhận ra cao điểm của cuộc “chạm trán” ấy, như mở đầu con đường Thập giá mà Chúa Giêsu sẽ đi qua.
        Trong cuộc sống hàng ngày đôi lúc chúng ta cũng có thái độ như người Do Thái khi đến nhà thờ hoặc khi làm những công việc đạo đức. Lúc đó thay vì chúng ta tìm ý Chúa, chúng ta lại dò xét và bình phẩm lẫn nhau. Thay vì kết tình thân ái giữa mọi người, chúng ta lại gây chia rẽ bằng việc “ xuyên tạc” lời nói và hành vi của người khác. Thay vì để tâm suy gẫm Lời Chúa, để Lời Chúa thấm vào tâm hồn, thì chúng ta lại âm mưu toan tính sao cho mình có lý hoặc luôn tìm phần thắng, phần lợi về cho mình. Chúng ta hãy xem thái độ của Chúa Giêsu như thế nào trước tâm địa độc ác của họ.
      . Tác giả mô tả tình trạng của họ : “ làm thinh”. Họ làm thinh có lẽ không dám trả lời trái với lẽ lương tâm, nhưng cũng là cách phản đối, từ chối con đường yêu thương mà Chúa Giêsu đặt ra trong ngày sa bát giữa “ lành – dữ; cứu mạng – giết đi”. Thánh sử nói rõ : lòng họ đã chai lì trước lời mời lãnh nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu vì thời đó, người Do Thái quan niệm bệnh tật là do ma quỉ và tội lỗi gây ra nên Đức Giêsu muốn trải rộng nguyên tắc đem lại sự sống giải phóng con người khỏi ách nô lệ của Satan là ngày được cứu người, được phép làm điều tốt điều lành. Đó là ngày Thiên Chúa thi ân giáng phúc cho dân Người, nhất là những người nghèo.

Lạy Chúa Giêsu, Ngài là cầu nối, là con đường giữa Thiên Chúa và con người Ngài đón nhận Thập giá như là phương cách để thể hiện Tình Yêu Chúa Cha. Xin cho chúng con biết nhìn vào Tình Yêu ấy mà giữ luật, luật yêu thương trọn vẹn, luật để cứu sống, để làm việc lành, việc tốt cho nhau. Amen.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Đừng bắt bẻ, hãy sống thật chính mình


Hình ảnh có liên quan



Đó chính là câu chuyện của một chàng trai ưa "sống ảo" đã tự lập một Facebook giả, bê nguyên si hình ảnh của một cô gái lạ vào đó rồi giả vờ như người ấy là bạn gái mình. Sau khi bị "bóc mẽ", câu chuyện đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

“Sống ảo” là một cụm từ đã trở nên quen thuộc trên MXH. Tất nhiên, “sống ảo” thì cũng có nhiều mức độ, có người đơn giản là camera 360 hóa tất cả những bức ảnh của mình, có người lại ưa dùng câu từ, viết ra những status không mấy ăn nhập với bản thân…

Thế nhưng, đỉnh cao của “sống ảo” chỉ thực sự xuất hiện khi nó kết hợp với một tình trạng bi đát khác, đó chính là… F.A. Bởi khi ấy, bạn sẽ đẩy trình “sống ảo” của mình lên một mức độ tinh vi mới, giống như cách mà anh chàng trong câu chuyện bị bóc mẽ sống ảo mới đây trên Facebook đã làm.Khi cô đơn quá lâu bạn sẽ làm gì? Buồn bã, khóc lóc hay cứ bơ đi mà sống? Riêng chàng trai tên N.Đ.C trong câu chuyện này lại có một lựa chọn khác: Không có người yêu thì tự tạo người yêu cho mình thôi, ít nhất trong mắt mọi người là thế.

Quy trình “sống ảo” để chứng minh việc mình cũng có bạn gái như ai của Đ.C diễn ra khá chuyên nghiệp. Đầu tiên, anh chàng tự lập Facebook mới với profile và ảnh một một cô gái. Tiếp đó, Đ.C dùng chính Facebook mới lập tương tác với Facebook cá nhân của mình, từ tag nhau vào ảnh, viết lên tường nhà nhau đến bình luận qua lại… như hai người yêu nhau bình thường. Thậm chí đến lúc mệt mỏi, hoặc cũng có thể là đã chán chuyện “phân liệt” như thế này, anh chàng còn viết nguyên bức tâm thư về người yêu cũ như lời nhắn gửi đến người bạn gái tưởng tượng của mình.Điều đáng nói là công cuộc sống ảo này kéo dài đến tận hơn 2 năm mà không bị ai phát hiện mãi cho tới gần đây. Một ngày đẹp trời, khi vô tình lướt Facebook, cô gái tên N.T.M – nhân vật nữ chính kém may mắn đã bị Đ.C mượn ảnh giật mình hoảng hốt khi nhận ra mình đã có người yêu từ bao giờ mà chính mình cũng chẳng hay biết. T.M viết: “Thế giới này thật đáng sợ, người ta có con rơi con vãi, mình có hẳn người yêu vãi mà mình không biết, mà yêu hẳn mấy năm rồi đấy chứ!”.Tới lúc này, dân tình mới ngã ngửa hóa ra mối tình đáng ngưỡng mộ bấy lâu nay của Đ.C và bạn gái chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng ra đời khi nam chính F.A quá lâu. Màn tự biên tự diễn này của Đ.C tuy chưa gây ảnh hưởng gì đến T.M nhưng cũng khiến cô nàng được phen dở khóc dở cười. Còn cư dân mạng thì thêm một lần bái phục trước những đỉnh cao “sống ảo” hiện nay, không ít người còn tỏ ra đồng cảm với Đ.C và chúc anh chàng mau chóng tìm được người yêu thực sự để tình trạng sống ảo này không còn phải diễn ra nữa.

Thứ ba 22/01/2019 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Mc 2, 23 – 28

(23) Vào ngày sabát, Ðức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa. Các môn đệ Người bắt đầu bứt lúa trong khi đi đường. (24) Những người Pharisêu liền nói với Ðức Giêsu: "Ông coi, ngày sabát mà họ làm gì kia ? Ðiều ấy đâu cho phép!" (25) Người đáp: "Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách à? Vua Ðavít đã làm gì, khi vua và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? (26) Dưới thời thượng tế Aviatha, vua vào nhà Thiên Chúa và ăn bánh tiến. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế, thế mà vua đã ăn, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa." (27) Người nói tiếp: "Ngày sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát. (28) Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sabát."


Suy niệm :
Nói về luật pháp của con người, triết gia Schopenhauer đã ví von như sau: "Luật pháp cũng giống như một mạng nhện, những con ong gấu thì vượt qua một cách dễ dàng, những thứ ruồi nhặng thì kẹt lại". Ðây là một sự thật đau lòng mà chúng ta chứng kiến mỗi ngày trên khắp thế giới: những con ong gấu, tức những người làm ra luật, những kẻ có quyền thế trong tay, thường chiu qua những kẽ hở của luật pháp một cách dễ dàng; thế lực của đồng tiền, vây cánh, ô dù, giúp họ luôn đứng trên luật pháp mà chính họ lập ra.
Vào thời Chúa Giêsu không có chuyện ô dù, nhưng có một hạng người tự cho mình có quyền lập ra luật, bắt người khác giữ luật, còn mình thì không muốn lay thử một ngón tay. Tin Mừng hôm nay là khởi đầu của một cuộc đối đầu triền miên giữa Chúa và hạng người này, tức là nhóm Biệt phái về vấn đề luật pháp. Chúa Giêsu không phải là một người vô kỷ luật. Ngài sinh ra khi cha mẹ Ngài tuân theo lệnh kiểm tra dân số do Hoàng đế La mã ban hành; sau này Ngài vẫn đóng thuế như bất cứ một công dân của Ðế quốc nào. Trong lãnh vực tôn giáo Ngài tuân giữ lề luật của Môsê. Ngài cũng chịu cắt bì, được hiến dâng trong Ðền thờ vì là con trai đầu lòng, hằng năm lên Yêrusalem để mừng lễ, mỗi ngày hưu lễ Ngài cũng đến Hội đường.
Tuy nhiên, như Chúa Giêsu đã có lần tuyên bố Ngài đến là để kiện toàn lề luật, và kiện toàn lề luật là gì nếu không phải là mặc cho nó linh hồn là tình yêu; không có tình yêu thì lề luật chỉ là những thây chết, nhưng nói đến tình yêu là nói đến con người. Như vậy luật lệ là vì con người, là để giúp con người sống chứ không phải để đàn áp và giết chết con người; luật lệ chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó là một biểu lộ của tôn trọng và yêu thương đối với con người; trái lại, tất cả những luật lệ nào đi ngược lại với sự sống và tình yêu, đều là những luật lệ bất công. Trong Thông điệp "Tin Mừng Sự Sống" ban hành năm 1995, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi các tín hữu mạnh mẽ và can đảm chống lại những thứ luật lệ xúc phạm đến chính sự sống của con người, như luật cho phép phá thai, luật cho phép kết liễu cuộc sống của bệnh nhân.
Là một xã hội, Giáo Hội cũng ban hành luật lệ. Tất cả lề luật của Giáo Hội được tóm gọn trong một giới luật duy nhất và nền tảng, đó là yêu thương. Ăn chay, giữ ngày Chúa nhật hoặc bao nhiêu khoản luật khác liên quan đến đời sống hôn nhân, tất cả đều qui về một luật duy nhất là để giúp các tín hữu sống tôn trọng và yêu thương con người. Như thế, người Kitô hữu chỉ có một giới răn để tuân giữ, đó là giới răn yêu thương, và họ cũng chỉ có một tinh thần duy nhất để tuân giữ lề luật, đó là tình yêu thương.

Lạy Chúa Giê su, xin cho chúng con đừng trở nên như những Pharisiêu giả hình chỉ biết ưa chuộng hình thức. Nhưng xin cho tình yêu thương để chúng con làm mọi việc đều ở trong Thánh Ý Ngài, Amen.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Trân trọng những gì trong hiện tại

     
               Hạnh phúc đâu quá xa xôi, chỉ bởi ta không biết cách trân trọng mà thôi - Ảnh 2.

Có một chàng trai chia tay bạn gái đã lâu, mặc dù đã thử quen người mới nhưng vì tính cách không hợp nên sau cùng anh vẫn cô đơn. Một ngày nọ, trong lúc sửa soạn đồ đạc để chuyển nhà, anh tìm thấy lọ sao giấy - món quà kỷ niệm 1000 ngày yêu của người bạn gái cũ. Chàng trai bỗng nhớ lại lời nhắn của cô gái trước khi chia tay:
"Nếu có một ngày chúng mình không còn bên nhau nữa, anh hãy tháo những ngôi sao giấy mà em gấp tặng anh ra nhé!".
        Khi ấy, chàng trai cho rằng đó chỉ là lời nói vu vơ của cô người yêu hay giận dỗi nên chẳng mấy để tâm. Vả lại, "ai mà đủ kiên nhẫn để tháo 1000 ngôi sao ra cơ chứ!" - chàng trai tự nhủ. Thế nên hôm đó anh cất lọ sao giấy vào một góc và không bận tâm về nó nữa.
       Chàng trai suy nghĩ một lúc rồi lấy một ngôi sao giấy trong lọ và tháo nó ra. Một ngôi sao, hai ngôi sao, ba ngôi sao… Anh tháo đến ngôi sao thứ hai mươi rồi mà chẳng thấy có gì bên trong. Anh không còn đủ kiên nhẫn nữa. "Sao mình lại làm điều ngớ ngẩn này chứ!", anh nghĩ và quyết định sẽ chỉ tháo thêm một ngôi sao nữa thôi.Anh tháo từng nếp gấp của ngôi sao và lần này anh thấy trên mảnh giấy dùng để gấp sao hiện lên dòng chữ nắn nót:
      "Anh thương yêu! Em hy vọng anh chẳng bao giờ đọc được những dòng này, vì như thế nghĩa là mình vẫn còn yêu nhau".
       Chàng trai lặng người, rồi anh tiếp tục tháo những ngôi sao còn lại. Anh nhận thấy quá nửa trong số chúng chẳng được viết gì. Mỗi lần thấy ngôi sao có chữ là anh lại hồi hộp như trẻ con mở quà. Chàng trai rất kiên trì mới tháo được hết 1000 ngôi sao, nhưng anh cũng biết khi cô gái viết lời nhắn rồi gấp sao thì còn phải kiên trì gấp nhiều lần hơn thế. Chàng trai hết sức cảm động, những dòng chữ trên giấy gấp sao khiến tim anh đau nhói, anh ngỡ mình có thể khóc ngay được nhưng vẫn cố kìm nén, không để nước mắt rơi.
       Cô gái viết rất nhiều. Tất cả giống như một cuốn nhật-ký-tình-yêu thu nhỏ. Trong đó có những lời nhắn nhủ yêu thương, những câu nói hỏi han quan tâm, đôi khi chỉ là vài câu kể lể hay nhắc nhớ về ngày kỷ niệm tình yêu, cũng có những câu hờn giận vu vơ...
       "Anh thương yêu! Em ước gì mình được ở bên anh lâu hơn một chút. Xa anh buồn lắm!"
       "Anh ơi! Mình đã yêu nhau được 821 ngày rồi đó. Có anh em hạnh phúc biết bao!".
       "Anh của em hãy kiên cường lên nhé, vì có em luôn ở bên ủng hộ anh mà!".
       "Anh đừng buồn nha anh, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi mà. Anh sẽ vượt qua tất cả, hãy tin em!".
     "Em bỏ trống những ngày mình giận nhau vì những điều không vui tốt nhất nên quên đi, em sẽ không nhắc lại".
      "Hôm nay là sinh nhật em, điều em mong nhất là nhận được lời chúc của anh, nhưng chắc anh bận mất rồi…"
       "Hôm nay anh lại làm em khóc, nhưng em đã hứa rồi nên sẽ không giận anh đâu".
       "Anh này, dạo này anh có vẻ lạnh nhạt với em quá… Em thì nhớ anh lắm lắm, anh biết không!".
Cứ thế cứ thế, những hồi ức ngày yêu ùa về khiến chàng trai không khỏi bồi hồi, nhớ tiếc. Chàng trai nghĩ lại, quả thực trong thời gian yêu nhau anh đã rất vô tâm, nhiều lần khiến người yêu buồn và khóc. Anh thậm chí còn chẳng an ủi dỗ dành, vì anh biết cô bạn gái của mình sẽ chẳng giận được lâu. Và thế là anh để mất cô từ lúc nào chẳng hay. Giờ đây anh vô cùng hối hận, anh tháo từng ngôi sao mà tay cứ run run.
        Ngôi sao cuối cùng to hơn hẳn các ngôi sao khác, chàng trai đoán ngôi sao này được gấp sau cùng, bởi loại giấy hoàn toàn khác những ngôi sao còn lại. Trong đó, cô gái viết:
      "Anh thương yêu! Em chỉ có thể chờ anh ba năm thôi, nên nếu còn thương em thì hãy sớm tìm em anh nhé. Yêu anh!".

Chàng trai xem lịch, đã ba năm hai tháng kể từ ngày hai người chia tay. Anh vội vàng tìm đến nhà người yêu cũ vì anh hiểu ra rằng mình vẫn còn thương cô ấy rất nhiều, chỉ là anh không dám thừa nhận mà thôi. Nhưng cô gái vừa chuyển đến một nơi rất xa, bên người chồng mà cha mẹ mối mai. Cô kết hôn để làm vui lòng cha mẹ, cũng bởi chờ đợi quá lâu khiến cô mệt mỏi và cô đã thôi hy vọng. Chàng trai lặng lẽ ra về, âm thầm trách móc bản thân nhưng mọi thứ giờ đây đã quá muộn, chẳng thể thay đổi được nữa.

Bạn thấy đấy, trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cứ mải mê kiếm tìm điều gì đó xa xôi, mà chẳng mấy để tâm hay trân trọng những điều mình đang có. Chỉ đến khi mất đi rồi, chúng ta mới hiểu được những điều ấy có ý nghĩa và quan trọng với chúng ta đến nhường nào. Có những khi hạnh phúc ở thật gần nhưng chúng ta không tự mình nắm giữ mà cứ theo đuổi mãi những giấc mộng viển vông. Có khi hạnh phúc ở ngay trước mắt mà chúng ta không mảy may trân trọng, để rồi khi hạnh phúc ra đi mới ngậm ngùi nuối tiếc, tự trách móc và dằn vặt bản thân. Nhưng khi ta nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn màng bởi hạnh phúc không còn bên ta nữa.

Hạnh phúc thật ra chẳng quá đỗi xa xôi như người ta vẫn nghĩ, chỉ bởi vì chúng ta không biết cách trân trọng mà thôi. Người ta thường nói "có không giữ, mất đừng tìm", vậy nên đừng bao giờ làm những điều khiến chúng ta phải hối hận về sau. Hãy nhớ rằng hạnh phúc luôn dành cho những người biết nâng niu và hiểu được giá trị của tình yêu!

Thứ hai 21/01/2019 - Tuần 2 TN
Lễ Thánh Anê, trinh nữ tử đạo
Lời Chúa : Mc 2, 18-22

18 Bấy giờ các môn đệ ông Gioan và các người Pharisêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giêsu: “Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay mà môn đệ ông lại không ăn chay?” 19 Đức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. 20 Nhưng khi tới ngày chàng rểbị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. 21 Chẳng ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm.22 Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư.Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!”

Lời Chúa hôm nay kể lại sự việc những người Do Thái thắc mắc với Chúa Giêsu và các môn đệ vì lý do nào mà các môn đệ Gioan và người Pharisêu ăn chay. Trong khi đó các môn đệ của Chúa lại không ăn chay. Chúa Giêsu đã chỉ cho họ biết ăn chay và các việc đạo đức không phải là một phong trào hay những thói quen vô hồn nhưng phải được thực hiện với tâm tình mến yêu và thái độ khiêm nhường. Mục đích của việc ăn chay là sám hối và cầu xin Thiên Chúa đến với con người. Vậy mà, Chúa Giêsu đã đến với họ trong một con người đầy tình yêu thương và gần gũi nhưng họ lại không nhận biết Người. Phải chăng chỉ vì họ quá chú trọng đến cái hình thức bên ngoài mà bỏ Chúa ra ngoài cuộc đời của mình?

Con người ngày nay đang sống trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật và các giá trị vật chất được đề cao. Họ mải mê chăm lo quá nhiều cho đời sống vật chất để rồi chỉ nhìn thấy những giá trị bên ngoài tức thời mà không nhận biết các giá trị tâm linh cao quí bên trong. Từ đó dẫn con người đến việc sống và thực hiện các việc đạo đức cách hình thức hay phong trào mà thiếu đi tâm tình và quên đi niềm vui tâm hồn.


Lạy Chúa Giê su, chúng con đang phải lo toan rất nhiều cho kiếp sống con người. Xin Chúa cho chúng con đừng vì mải tìm kiếm những giá trị trần gian mà quên đi nước Chúa nhưng luôn biết dừng lại và chạy đến với Chúa trong Lời và Thánh Thể để được Ngài cho nghỉ ngơi và tăng sức cho tâm hồn. Nhờ đó, chúng con có đủ sức mạnh để sống chứng nhân giữa một thế giới tục hóa hôm nay. Amen.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Chỉ hạnh phúc khi có dự hiện diện của Người

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 2,1-11

Cách đây ít lâu, có một phụ nữ đã kể lại câu chuyện xảy ra trong gia đình bà như sau : “Từ trước đến nay hai vợ chồng tôi luôn nhất trí trong việc mua sắm và trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, gần đây, chồng tôi tự nhiên mang về một khung ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su bằng kiếng, có kích thước 40x50 cm, bên trong có thiết kế ánh sáng đèn điện. Mỗi khi đèn sáng thì hình Thánh Tâm Chúa lại sáng lên trông rất đẹp mắt. Ông chồng tôi đòi treo bức ảnh này ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách. Theo ý tôi thì không nên treo tại phòng khách vì nhà chúng tôi có nhiều khách lạ thường lui tới. Nhưng lần này chồng tôi quyết tâm bảo thủ ý muốn của mình. Trong lúc tranh cãi, tự nhiên lời Chúa xuất hiện trong tâm trí tôi : “Ai nhìn nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Cuối cùng tôi đã bằng lòng theo ý của chồng tôi. Giờ đây, sau mấy năm, tôi thực sự không hối tiếc gì về việc đã chiều theo ý muốn của chồng. Vì bức ảnh Thánh Tâm Chúa đã phát sinh hiệu quả tốt trên gia đình tôi và các khách đến thăm ngôi nhà của chúng tôi. Ngày nọ, có một ông khách sau khi chăm chú nhìn vào bức hình, đã phát biểu như sau: “Bà biết không? Khi nhìn vào khuôn mặt Đức Giê-su trên bức hình này, tôi có cảm tưởng như Người đang nhìn thấu qua tâm hồn tôi !”. Rồi vào một buổi tối kia, một bà bạn sau khi ngồi ngắm bức hình khá lâu cũng đã thốt lên : “Mỗi lần đến đây, lúc nào tôi cũng có cảm giác trong nhà chị chan hòa sự bình an”... Nói chung, khi nhìn vào hình Chúa Giê-su, thì tâm hồn của các người khách đều được nâng cao ! Có thể mọi người sẽ cười nhạo những nhận xét này của tôi, nhưng tôi không quan tâm. Theo thiển ý của tôi: Một khi bạn mời Chúa vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được ơn biến đổi nên tốt hơn, không giống như lúc trước nữa !”.
Cuộc sống con người hầu như càng ngày càng nhiều lo âu phiền muộn, cuộc sống gia đình đáng lẽ phải là một cuộc sống ngập tràn yêu thương và hạnh phúc, nhưng thực tế cho thấy con người cứ bị đeo bám, bị ám ảnh bởi lo toan và nỗi buồn từ bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn, làm cho cuộc sống các gia đình lại càng ảm đạm hơn. Nhiều gia đình ngày nay đã không còn niềm vui mà thay vào đó là sự rạn nứt đỗ vỡ, bất hòa bất an, và bất hạnh, mặc dù gia đình ngày nay có nhiều của cải vật chất hơn, nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nhưng tâm hồn của các thành viên đã bị trống rỗng vơi cạn vì họ đang thiếu cái gì đó! cái thiếu ấy chính là thiếu rượu tình yêu và hạnh phúc, là một thứ rượu làm cho mọi người hân hoan.

Tin Mừng hôm nay muốn giới thiệu cho chúng ta thấy Đức Giêsu chính là Đấng giải tỏa những khó khăn bế tắc của cuộc sống và đem đến cho nhân loại niềm vui và sự hân hoan trong tâm hồn qua câu chuyện xảy ra tại tiệc cưới tại Cana.

Chúa nhật 20/01/2019 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Lc 2,1-11

(1) Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Ðức Giêsu. (2) Ðức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. (3) Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Ðức Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi". (4) Ðức Giêsu đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến".(5) Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo".
(6) Ở đó có đặt sáu chum bằng đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Dothái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. (7) Ðức Giêsu bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng. (8) Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc". Họ liền đem cho ông. (9) Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại (10) và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ". (11) Ðức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.


Có dịp đi tham dự dám cưới, chúng ta có thể nhận thấy gia đình nào cũng muốn tổ chức thật tốt, thật vui, thế nhưng niềm vui của ngày cưới dường như cũng kết thúc cùng với bữa tiệc mà không kéo dài trong đời sống gia đình, gia đình ngày nay dường như vẫn cứ bị thiếu hụt tình yêu và hạnh phúc, phải chăng gia đình chúng ta đang thiếu thứ rượu mà Thánh Gioan hôm nay nói đến đó là rượu Thánh Thần của Thiên Chúa?

Để có được rượu của Thiên Chúa, rượu Thánh Thần, rượu niềm vui và hạnh phúc trong gia đình, trước hết từ cha mẹ đến con cái, mỗi người cần súc rửa chiếc bình tâm hồn của mình cho thật sạch, chà rửa hết những mảng rêu bám là những tội lỗi và những thói quen xấu lâu ngày để tâm hồn mình thực sự trở nên sạch sẽ, kế đến là làm rỗng chiếc bình tâm hồn, tức là kiêm nhường dốc sạch khỏi mình sự kiêu căng, tự mãn và tự ái, và để mình trong tư thế sẵn sàng làm theo Lời Chúa dạy.Khi chứng kiến các phép lạ, các môn đệ đã tin vào Chúa - Tin vào Đức Giêsu và quyền năng của Ngài, tức là tin Ngài là đấng cứu độ và chỉ mình Ngài mới có thể thể cứu độ và đem hạnh phúc đến cho con người mà thôi, và tin rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa quyền năng, Ngài có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta. Tin vào Chúa để chúng ta không còn cậy dựa vào sức mình, mà biết cậy trông vào Thiên Chúa sẵn sàng làn theo lời Chúa.

Các bạn trẻ ngày nay, dường như càng lao vào các cuộc vui lại càng cảm thấy buồn chán thất vọng, càng lấp đầy thời giờ của mình bằng thú vui, bằng khoa học, công nghệ, lại càng thấy tâm hồn mình trống rỗng, cái trống rỗng bởi vì nhiều người đã đánh mất Thiên Chúa trong tâm hồn, đã không còn lý tưởng và mục đích sống, đã không còn quan tâm đến việc phục vụ và cống hiến…, khi các bạn dám làm theo Lời Chúa dạy, Chúa sẽ lấp đầy tâm hồn các bạn khỏi sự trống rỗng buồn chán, và Ngài sẽ biến chúng đổi chúng ta trở nên đầy tràn và ý nghĩa. Chắc chắn Chúa không đòi các bạn làm những việc vượt quá khả năng, Chúa chỉ cần thái độ các bạn làm và làm tốt công việc bổn phận hàng ngày như người đầy tớ đổ nước đầy chum, phần còn lại Chúa sẽ làm.

Lạy Chúa Giê su, xin hãy đến chúc phúc cho gia đình chúng con. Ước chi cánh cửa nhà chúng con luôn rộng mở để tiếp đón những kẻ ngay thật không nhà. Xin chúc lành cho ngôi nhà của chúng con luôn có sự hiện diện của Chúa, thể hiện qua việc trưng bày bàn thờ và các tranh ảnh đạo trong nhà, nhất là qua cách ứng xử lịch sự tế nhị giữa các thành viên gia đình. Xin cho gia đình chúng con luôn biết nghe lời Mẹ Ma-ri-a để thực hành Lời Chúa trong cuộc sống. Lạy Chúa, xin cho đôi tay chúng con luôn rộng mở để sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho những kẻ đói nghèo bất hạnh. Xin cho trái tim chúng con luôn hướng về Chúa là nguồn sống và là hạnh phúc của chúng con. Nhờ đó, chúng con sẽ có khả năng chu toàn sứ mệnh làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa lòng xã hội hôm nay.