Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Phó thác như Mẹ


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,39-56


Douglas Hyde vốn là một người vô tín và thù ghét đạo Công giáo. Ông là chủ bút một tờ báo lớn ở nước Anh. Với tư cách là chủ bút, ông nghiên cứu về Giáo hội để viết những bài phê bình chống đối gay gắt. Tuy nhiên một điều lạ lùng đã xảy ra, là ông càng nghiên cứu về giáo lý của Giáo Hội, thì tâm trí ông lại càng thêm tin tưởng vào các chân lý ấy. Tuy vậy ông vẫn chưa quyết định dứt khoát theo đạo ngay.

Một hôm, trên đường từ nhà đến tòa soạn ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, lúc xe lửa đến trạm dừng, Đu-Lớt thấy tấm biển ghi “Nhà thờ Công giáo” ở bên đường, ông liền thử vào bên trong nhà thờ xem sao. Ông ngồi vào hàng ghế ở cuối nhà thờ và rồi thắc mắc tại sao mình lại có mặt ở đây? Bấy giờ ông thấy một cô gái bước vào nhà thờ, nét mặt âu lo buồn khổ. Cô ta đi thẳng đến trước tòa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bên trái của cung thánh nhà thờ và quỳ dưới hình Đức Mẹ một hồi lâu. Sau đó, cô đứng dậy đi xuống cuối và ra khỏi nhà thờ. Khi cô đi ngang, Đu-lớt nhận thấy nét mặt của cô ta đã bình thản trở lại chứ không còn lo âu sầu não như khi mới bước vào nhà thờ.

Ngay lúc đó Đu-lớt quyết định thử làm theo cô ta là cũng đến quỳ trước ảnh Đức Mẹ. Sau này ông đã viết trong cuốn “tôi tin” (I believed) như sau: “Tôi không biết người ta đã cầu nguyện với Đức Mẹ thế nào ? Cuối cùng tôi nghe thấy chính mình sắp nói ra một điều gì đó thích hợp. Tuy nhiên khi bắt đầu thốt ra thì tôi lại thấy lời đó có vẻ kỳ cục làm sao ! Nhưng điều này không quan trọng gì. Tôi biết rõ là sự tìm kiếm bấy lâu nay của tôi đã đạt tới mục đích… Lúc ra khỏi nhà thờ, tôi cố gắng hồi tưởng lại những gì tôi nói và hầu như tôi bật cười lên khi nhớ lại những lời ấy. Chúng giống hệt những lời ngân lên trong một điệu khiêu vũ !” Cuối cùng Đu-lớt đã đạt tới đức tin vào Chúa Giê-su qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Thứ sáu 31/5/2019 
Lễ Đức Maria thăm viếng Bà Elisabeth
Lời Chúa : Lc 1,39-56

(39) Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. (40) Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (41) Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (43) Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.(46) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, (47) thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (48) Phận tỳ nữ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới. Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (49) Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! (50). Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (51) Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (52) Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Ngươi nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. (53) Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (54) Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, (55) như đã hứa cùng cha ông chúng ta. Vì Người nhớ lại lòng thương xót, dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời”. (56) Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.


Đức Maria và bà Êlisabeth trong bài tin mừng được gọi là có phúc trong tất cả các phụ nữ vì họ có một đức tin vững mạnh: "Em thật có phúc vì em đã tin rằng lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện". Hơn nữa khi cưu mang Chúa trong lòng, Đức Maria không giữ riêng niềm vui cho riêng mình, nhưng biết đem chia sẻ cho người khác. Luca trình bày Đức Maria như một Kitô hữu tiên khởi khi nhiệt thành đáp trả lời Thiên Chúa, hôm nay cũng chính Maria ấy lại chỗi dậy lên đường, cho ta thấy hình ảnh của Giáo hội ra đi loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô cho mọi người.

Bài ca "ngợi khen" là một suy niệm chứa chan tình cảm của Maria về tất cả những gì Thiên Chúa vừa thực hiện nơi mẹ. Với những kỳ công mà Chúa đã thực hiện nơi mẹ là làm cho Mẹ trở nên "Mẹ Chúa". Nhưng đồng thời đây cũng là bài ca tụng Thiên Chúa đã thực hiện nơi dân nghèo, nơi người nữ tỳ của Chúa. Mẹ đã không ngừng "xin vâng" với mọi lời Thiên Chúa đến với Mẹ từ trước đến nay. Và giờ đây tiếng "xin vâng" thốt ra ngoài miệng là âm vang và kết quả của tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa".


Lạy Mẹ Maria, ngày xưa Mẹ đã hăng hái lên đường giúp bà Elisabeth với tâm hồn chứa đầy niềm vui phục vụ. Rồi những ngày lo lắng sợ hãi đem trẻ Giêsu trốn sang Ai-cập với những bước chân nặng nề... và con không cảm nhận hết tâm trạng của Mẹ khi đứng kề bên thánh giá con của Mẹ. xin giúp chúng con xác tín rằng những vui buồn, thử thách, hy sinh ở đời này sẽ làm nên lối nhỏ dẫn lên trời nếu con bước đi với lòng phó thác tin yêu như Mẹ. Amen.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Biến nỗi buồn thành niềm vui


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 16,16-20

Một thành viên trong hội Lêgiô kể câu chuyện như sau:

Xứ con có một lão ông tân tòng rất ngoan đạo, thường xuyên đi đến với các bệnh nhân nằm liệt để đọc Kinh Thánh cho họ nghe. Thế nhưng rồi một căn bệnh đã tới, lão ông đi khám ở một nhà thương lớn tại Sài Gòn và được các bác sĩ cho biết đôi mắt của ông sắp bị lòa mà không còn cách chi có thể chữa trị được.
       Bẵng đi một thời gian mấy tuần liền người ta không thấy ông lão tân tòng đi đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân, nhưng sau đó thấy ông trở lại tiếp tục việc đọc Kinh Thánh như trước. Khi được hỏi ông đã làm gì trong những ngày vừa qua, thì ông nói: “tôi tìm nơi thanh vắng để học thuộc sách Tin Mừng khi tôi còn có thể thấy được, để sau này khi bị lòa, tôi vẫn có thể đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân nghe.”
     Câu chuyện cho thấy thật đúng như Milton đã nói: “Mù không phải là khổ, không chịu được cảnh mù mới là khổ”. Phải biết biến nỗi buồn thành niềm vui.

Thứ năm 30/5/2019 - Tuần 6 PS
Lời Chúa : Ga 16: 16-20

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha”. Bấy giờ các môn đệ hỏi nha: “Điều Người nói với chúng ta: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha như thế có ý nghĩa gì? Chúng tôi không biết Người muốn nói gì?”
Chúa Giêsu nhận thầy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: “Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, Thầy bảo thật với các con “các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.

Lời Chúa hôm nay tuy ngắn, nhưng Đức Giêsu đã lặp đi lặp lại lời tâm sự: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy”. Lời tâm sự của Chúa Giêsu vừa mang tâm trạng u buồn, nhưng đang hé mở niềm hy vọng tươi sáng cho ngày mai. Hôm nay không nhìn thấy Chúa, nhưng ngày mai rất vui mừng vì được nhìn thấy Chúa.
       Đây là hai thái độ chiêm ngắm Đức Giêsu hoàn toàn khác nhau: Nhìn thấy Đức Giêsu trong lúc Chúa chịu đau thương và dẫn đến cái chết, là cái nhìn thể lý bằng xương bằng thịt. Nhìn Đức Giêsu Kitô Phục Sinh vinh hiển là cặp mắt nhìn trong đức tin, trong kinh nghiệm thiêng liêng.

Ngày hôm nay Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đang sống và hiện diện giữa nhân loại qua Lời Chúa, Thánh Thể, các bí tích, người nghèo khổ. Tâm hồn chúng ta có thực sự vui mừng khi nhìn thấy Chúa và đụng chạm đến thân mình của Chúa qua những phương thế này không?

Lạy Chúa Giê su là nguồn hy vọng của chúng con, xin cho chúng con có tâm hồn hân hoan vui sướng khi được nhìn thấy Chúa hiện diện cách thiêng liêng giữa lòng thế giới hôm qua, hôm nay và ngày mai. Amen. 


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Người dẫn tới sự thật toàn vẹn

Kết quả hình ảnh cho nữ sinh Thụy Điển 16 tuổi được đề cử giải Nobel

Nữ sinh Thụy Điển 16 tuổi được đề cử giải Nobel Hòa bình

Người tiên phong cho các cuộc biểu tình chống ảnh hưởng biến đổi khí hậu ở 105 quốc gia được đề cử bởi ba nghị sĩ Na Uy.

The Guardian ngày 14/3 thông tin, Greta Thunberg (16 tuổi), nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển, người sáng lập phong trào Youth Strike for Climate đã được ba nhà lập pháp Na Uy đề cử cho giải Nobel Hòa Bình 2019.
         Greta Thunberg bắt đầu cuộc biểu tình đơn độc tại Thụy Điển vào tháng 8 năm ngoái. Khi đó, em đã bỏ học và ra ngồi bên ngoài trụ sở Quốc hội trong nhiều ngày, cầm trên tay tấm bảng có dòng chữ "Đình công trường học vì khí hậu".
          Greta Thunberg đã tạo ra phong trào chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Ảnh: Reuters
        Chỉ sau nửa năm, hành động của em đã truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên trên toàn cầu. Cuộc đình công trên diện rộng dự kiến diễn ra vào thứ sáu ngày 15/3 tại 1.659 thị trấn và thành phố ở 105 quốc gia, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trẻ tuổi.

Freddy André Øvstegård, một trong ba nghị sĩ Na Uy đề cử nữ sinh 16 tuổi cho giải thưởng danh giá giải thích: "Chúng tôi đề cử Greta Thunberg bởi nếu con người không làm gì để ngăn chặn biến đổi khí hậu, nó sẽ trở thành nguyên nhân của chiến tranh, xung đột và tị nạn. Greta Thunberg đã phát động một phong trào quần chúng mà tôi đánh giá là đóng góp rất lớn cho hòa bình".
         Trên Twitter cá nhân ngày 14/3, Thunberg viết: "Tôi rất vinh dự và biết ơn về đề cử này. Ngày mai chúng ta sẽ đình công trường học vì tương lai của chúng ta".
        Trước đó, nữ sinh gây ấn tượng về khả năng lãnh đạo phong trào khi trực tiếp phát biểu tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cuối năm 2018 diễn ra ở Ba Lan.
        Trong khi một số người phản đối các cuộc đình công trường học, Thủ tướng Đức Angela Merkel và chính trị gia Leo Varadkar ở Ireland nằm trong nhóm ủng hộ hành động của Greta Thunberg. 

Anne Hidalgo, thị trưởng Paris và chủ tịch của C40 - nhóm thành phố dẫn đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đánh giá cao phong trào của nữ sinh Thụy Điển. Theo ông, Thunberg hoàn toàn chính xác khi nói rằng hành động của chúng ta ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai của tất cả.
        Ông gửi thông điệp đến các công dân trẻ tuổi: "Là người lớn và nhà lãnh đạo chính trị, chúng tôi có trách nhiệm học hỏi từ các bạn và mang đến một tương lai mà các bạn mong muốn".

Muốn có sự thật toàn vẹn ư ? Xin mời Bạn đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ tư 29/5/2019 - Tuần 6 PS
Lời Chúa : Ga 16,12-15

12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

Khi Đức Giê-su nói những lời trên với các môn đệ, Ngài biết rằng họ đang lo lắng về tương lai của họ; bởi vì Người đã nói với họ rằng Người sẽ ra đi, mà không phải là đi lên vinh quang, nhưng là đi để chịu khổ nhục, chịu bắt bớ, lên án và bị giết chết - còn nỗi buồn phiền nào hơn! Tuy nhiên điều tệ hơn nữa, Người còn loan báo cho họ biết rằng sau khi Người ra đi, chính họ sẽ phải trải nghiệm nhiều sự chống đối và bách hại…. Tất cả những gì họ học được từ Chúa Giê-su trong ba năm theo Người, và những kinh nghiệm từ chính bản thân họ dường như không đủ để họ đối mặt với viễn cảnh của một cuộc sống mà không có Người. Vì vậy, những lời của Đức Giêsu ở đây có tác dụng động viên khích lệ các môn đệ để các ông vững tin vào người.
       Chẳng phải đôi lúc bạn và tôi cũng cảm thấy như vậy trong cuộc sống sao? Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những lần, khi mà chúng ta muốn Chúa Giê-su hiện diện ở đây với chúng ta, hướng dẫn chúng ta như Người đã từng hướng dẫn các tông đồ. Do đó, lời hứa của Ngài cũng là sự động viên, khích lệ, và là niềm hy vọng của chúng ta, rằng: Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật!
      Nếu bạn đã và đang cảm thấy như các môn đệ, lo sợ vì không thấy Chúa hoặc về một cuộc sống mà không có Người, hãy nhắm mắt lại và lắng nghe như Chúa Giê-su đang nói với bạn: "Ta có thể không ở bên cạnh con về thể chất, nhưng đây là ‘người’ sẽ tiếp tục nói những lời của ta và bày tỏ tình yêu của Ta cho con. Hãy nghe người ấy."… Vâng, tất nhiên, rất ít người trong chúng ta có thể nghe thấy một cái gì đó rõ ràng như một giọng nói vang lên trong tai mình. Nhưng chúng ta sẽ có thể có nhiều kinh nghiệm về sự thì thầm của Chúa Thánh Linh trong những ý nghĩ riêng tư của ta, trong tâm hồn ta cũng như những sự hướng dẫn của Người thông qua những con người, những biến cố, hoàn cảnh trong cuộc đời ta.

Lạy Chúa Thánh Thần, làm chứng về sự thật rất là khó trong xã hội ngày nay, nhất là sự thật sống lại đi ngược với nhãn quan của con người, ngược với dòng chảy của một xã hội hưởng thụ. Hôm nay, Ngài đã và mãi đang củng cố niềm tin nơi chúng con, để chúng con dám làm chứng về một Thiên Chúa, về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Xin ban ơn. Xin tiếp sức. Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến và canh tân bộ mặt trái đất, canh tân lòng người. Amen.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Đi tìm chân lý



Kết quả hình ảnh cho Sống sự thật


Một buổi tối kia, chúng tôi chầu Thánh Thể, dựng bàn thờ lộ thiên ngay trước hang đá, từ 9 giờ tối đến nửa đêm. 

Có những bài nói chuyện ngắn gọn, ca ngợi và cầu nguyện tự phát. Tại Congo tôi tìm thấy một đức tin mãnh liệt và thâm sâu mà tôi ít gặp thấy như thế thế giới. Bạn hãy thử tưởng tượng bạn cần đến tham dự một khóa tĩnh tâm dài bốn ngày ngay giữa tuần lễ, với thiếu thốn tiện nghi và bạn phải cố công vượt qua khi nằm dài ra ngủ trên chiếu dưới ánh sao, ăn uống bất cứ đồ gì bạn nhớ đem đi theo. Không ai đánh bại được lòng độ lượng của Chúa và đây là thời điểm vinh quang của Ngài được thể hiện một cách đặc biệt. 
Cách đây hai năm Giáo Chủ Gioan Phaolô II đã viếng thăm Zaire cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại thủ đô. Dân chúng kéo đến tràn đầy hoan hỉ. Từ đấy chính quyền của Đại tá Denis Sassou cố công cải thiện bang giao với Giáo hội và đây là dịp đặc biệt đáng kể được phép cử hành lễ kỷ niệm bách chu niên rao giảng Tin Mừng. Chính nhờ những hoàn cảnh thuận thảo này, vị Giám mục hiện nay của Brazzaville đã mời tôi giảng 15 ngày tĩnh tâm cho đại chúng. Chưa bao giờ tôi được chứng kiến nhiều người được Chúa chữa lành như tại Congo. Chỉ có một địa danh sánh ví được với Congo, theo quan điểm các dấu lạ đi kèm theo công việc rao giảng Tin Mừng, đó là Polynesia thuộc Pháp, nơi tôi đã đến giảng tĩnh tâm suốt ba tuần lễ trong năm vừa qua. (Cũng là dịp kỷ niệm công việc rao giảng Tin Mừng). Các dấu lạ tại Congo còn mãnh liệt và đầy ngạc nhiên hơn.
Trong một ít ngày vắn vỏi, chúng tôi đã nhìn thấy tất cả những dấu hiệu kỳ diệu thể hiện giữa những con người nghèo khổ nhất. Chúa đã làm kèm theo các lời cứu độ đủ loại dấu hiệu và các việc kỳ lạ. Nếu chúng ta tin Chúa, thì quả thật Tin Mừng của Ngài đang thể hiện thực sự và hiệu lực ngày hôm nay. Đêm đầu tiên chúng tôi ở tại Linzolo, tôi nhận được lời trí tri khi đang cầu nguyện cho các bệnh nhân: “Có một người đau đớn dữ dằn nơi chân phải. Anh bị què chân và bước đi rất khó khăn. Lúc này anh đang rùng người và cảm thấy một sức nóng mãnh liệt nơi cẳng chân. Chúa đang chữa lành anh đấy. Đừng sợ hãi. Anh đang được chữa khỏi. Nhân danh Chúa Giêsu, anh hãy đứng dậy và đi.” Im lặng một lúc lâu. Không ai trong hàng ngàn người động đậy. 

Chẳng ai hiểu được tiếng Pháp, vì thế cha Kombo thông dịch sang tiếng bản xứ. Thình lình một chàng thanh niên trạc 28 tuổi đứng lên và bắt đầu nhảy như con nai. Chân anh còn bị băng. Anh đã phải khổ sở với cái cẳng chân phải này trong nhiều năm khiến không thể làm việc được. Chân phải anh còn bị băng bó khi anh đứng lên trước mặt mọi người, nhưng giờ đây anh vĩnh viễn không còn bước đi khập khiễng nữa. Mọi người bắt đầu vỗ tay ngợi khen Thiên Chúa. Tất cả đã nhìn thấy “vinh quang của Giavê” bùng nổ trước mắt mọi người trong trận mưa rào các việc chúc phúc và chữa lành trên vùng đất hạn hán tàn phá. Ngày hôm sau chúng tôi nghe được các chứng từ và rất nhiều người lên làm chứng. Chẳng hạn một người mù đã được phục hồi nhìn lại được và cảm tạ Chúa giữa công chúng vì quà tặng đôi mắt của ông. Tuy nhiên, chúng tôi ngạc nhiên nhiều nhất trong ngày thứ hai một em bé gái trạc 10 tuổi bị điếc và câm từ lúc mới chào đời, đã được chữa lành. “Rồi tai những người điếc sẽ được thông suốt... và lưỡi người câm hát bài ca hân hoan chúc tụng Chúa.” Một em bé gái, chưa bao giờ nghe được tiếng động trong đời em nên em rất hoảng hót khi nghe thấy bài hát tạ lễ. Em bắt đầu la hét rồi lấy hai ngón tay bị tai và ú té chạy. Từ từ em bình tĩnh lại. 

Sáng hôm sau người mẹ dẫn em lại tràn trề hân hoan đến thăm chúng tôi để chúng tôi có thể chứng thực em đã được khỏi bệnh. Chúng tôi nói một lời bằng tiếng Pháp và em lặp lại rõ ràng. Em say sưa khi có thể lặp lại những gì chúng tôi đang nói với em. Tương tự như dậy đứa trẻ tập nói, “Má” và “Ba.” Các tin đồn về ơn chữa lành gây tiếng vang và chẳng mấy chốc vang tới thủ đô. Vào mỗi buổi chiều sau Thánh Lễ, chúng tôi dành ra thời gian nghe các chứng từ. Con số người tham dự đông lên và leo tới con số hơn 5.000 vào cuối khóa tĩnh tâm. Họ ngồi la liệt trên đất đàng trước hang đá Đức Mẹ Vô Nhiễm để lắng nghe Lời Chúa. Không bao giờ tôi quên được khóa tĩnh tâm tại Linzolo. Đó mới chỉ là những gì khởi đầu. Ngày Chúa Nhật chúng tôi cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại Vương Cung thánh đường. Vì con số người tham dự đông hơn 2.000 người, do đó chúng tôi phải cử hành thánh lễ ngoài trời. Rõ ràng Chúa muốn chứng thực lời Ngài là chân lý như Ngài đã nói với người bất toại trong Tin Mừng: “Để chứng thực cho các người biết rằng Con Người có quyền uy tha tội trên trái đất, Ta truyền lệnh cho anh: hãy đứng dậy, vác chõng mà về đi!” (Lc 5:24). 

Sau khi chúng tôi cầu nguyện cho các bệnh nhân, một người đàn ông bị bệnh bán thân bất toại đã tám năm không thể tự mình xê dịch được, Chúa đã chữa lành ông. Một lời trí tri mời ông đứng dậy. Trước sự ngạc nhiên của bao người, ông đứng dậy và bước về phía bàn thờ. Trước máy vi âm, ông khóc nức nở và cảm tạ Chúa. Ông đã được Chúa chữa lành. Hai ngày sau chúng tôi tổ chức khóa tĩnh tâm cho các linh mục và nữ tu tại Brazzaville. Mỗi ngày chúng tôi cử hành Thánh Lễ trong các thánh đường khác nhau để các bệnh nhân tới tham dự. Thánh lễ đầu tiên cử hành tại nhà thờ Thánh Phêrô và hàng người đến tham dự.

Thứ ba 28/5/2019 - Tuần 6 PS
Lời Chúa : Ga 16,5-11

Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: "Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.


Một nguyên tắc triết lý cơ bản là “Errare humanum est” nghĩa là đã là người thì thế nào cũng có sai lầm. Cho nên nhận ra những sai lầm của mình là một điều cần thiết và rất hữu ích để còn có thể sửa sai, để ngày càng hoàn thiện chính mình. Từ đó lời khuyên thứ nhất của đoạn Tin Mừng này là mỗi người chúng ta hãy khiêm tốn ý thức mình không phải là hoàn hảo, mình còn nhiều sai lầm, mình cần tự nhận ra những sai lầm ấy.

Trong bài hát về Chúa Thánh Thần có câu: “Thánh Thần khấn xin ngự đến, hồn con đang mong chờ Ngài… Ngài ơi xin Ngài hãy đến chiếu sáng thế gian u mê sai lầm, Ngài ơi mau đến hiển linh Ngài ơi.” Lời khuyên thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay là chúng ta phải nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng thì mới thấy rõ và đúng cái sai lầm của mình.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng con Chúa Thánh Thần, Ðấng làm cho chúng con được sống trong hiệp thông với Chúa Ba Ngôi. Nhờ Chúa Thánh Thần soi dẫn chúng con biết sống theo chân thiện mỹ. Nhờ Chúa Thánh Thần tác động chúng con được trở nên con của Chúa và được thừa hưởng gia nghiệp Thiên quốc mai sau. Xin giúp chúng con biết lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Xin giúp chúng con biết mau mắn thực thi ý Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì lười biếng và u mê trong những đam mê lầm lạc mà lãng quên ân tình Chúa.

Lạy Chúa là Thần Chân Lý, xin dẫn dắt chúng con đi trong chân lý vẹn toàn để chúng con luôn sống ngay thật, sống công bình bác ái, sống xứng đáng là con cái của Chúa để mai này được phục sinh vinh hiển với Chúa. Amen

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Tìm chân lý ở đâu ?





Trong nhà thiền có câu chuyện. Một hôm Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn tham thiền với thiền sư Phật Ấn. Sau giờ thiền ông hỏi Sư:
- Thiền sư! Ngài xem dáng tôi ngồi thế nào?
Thiền sư Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm giống một vị Phật.
Ông rất cao hứng. Thiền sư Phật Ấn hỏi lại ông:
- Học sĩ! Ông xem tư thế tôi ngồi như thế nào?
Tô Đông Pha lâu nay có dịp là đùa với Sư nên liền đáp:
- Giống một cục cứt trâu.
    Thiền sư Phật Ấn nghe xong cũng rất cao hứng. Nhưng Tô Đông Pha thấy Thiền sư bị mình dụ là cục cức trâu mà không đáp lại, trong tâm cho là mình thắng Thiền sư Phật Ấn nên gặp người liền nói:
- Hôm nay tôi thắng rồi!
Tin tức truyền đến tai cô em là Tô Tiểu Muội, cô em mới hỏi ông:
- Này anh! Anh rốt ráo làm sao thắng được thiền sư?
Tô Đông Pha hứng chí thuật lại cuộc đối đáp trên. Tô Tiểu Muội thiên tư cũng rất thông minh hơn người, sau khi cô nghe ông thuật lại xong, liền nghiêm mặt lại nói:
- Anh ơi, anh thua rồi! Trong tâm Thiền sư như Phật, do đó Ngài xem anh như Phật; trái lại, trong tâm anh giống cứt trâu, do đó anh mới xem Ngài giống cứt trâu.
 Tô Đông Pha liền ú ớ mới biết công phu về Thiền của mình còn thua xa Thiền sư Phật Ấn.

Câu chuyện thật có nhiều ý nghĩa. Thiền sư Phật Ấn ngồi thiền mà giống cục cứt trâu sao? Rõ ràng bởi tâm ông Tô Đông Pha còn xem niệm hơn thua trong đó mà thành ra có cái thấy ấy. Muốn hạ thấp người, không ngờ tâm mình đã lộ tướng thấp kém trước. Gọi đó là chân lý được sao? Muốn thấu chân lý phải biết xoay lại chính mình, tìm ngay trong chính mình. Kinh nghiệm của Đức Phật, ban đầu Ngài theo học với các vị thầy tiếng tăm nhưng cuối cùng đều không thỏa mãn, đành từ giã hết, đến ngồi thiền định dưới cội Tất-bát-la, tự soi lại mình mà tự giác ngộ, thấy tột lẽ thật của thế gian và xuất thế gian.
Xin mời Bạn đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ hai 27/5/2019 - Tuần 6 PS
Lời Chúa : Ga 15,26-16,4

(26) Khi Ðấng Bảo Trợ đến, Ðấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. (27) Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.
(1) Thầy đã nói với anh em điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. (2) Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ mà kẻ nào giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa. (3) Họ sẽ làm như thế, bởi họ không biết Chúa Cha, cũng chẳng biết Thầy. (4) Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ của họ, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi, Ðấng Bảo Trợ sẽ đến "Những điều ấy Thầy đã không nói với anh em ngay từ đầu, vì lúc ấy Thầy còn ở với anh em.

Cuộc đời của con người có khi bình an có khi sóng gió; khi thành công khi thất bại; khi vui cũng như lúc buồn, khi thịnh vượng cũng như lúc đói nghèo… Hai thái cực này cần thiết để giữ thăng bằng cho cuộc sống: khi vui không vui quá, tới độ quên Thiên Chúa và bổn phận phải chu toàn; khi buồn không buồn quá, tới độ mất niềm tin vào Thiên Chúa và tiêu hủy cuộc đời.Chúa Giê su đã hứa sẽ gởi Đấng phù Trợ đến.
       Chúng ta đang sống trong một xã hội mà đâu đâu cũng chỉ toàn là dối trá. Ngôn từ bây giờ đã mất hết ý nghĩa của nó. Khi người ta nói đến dân chủ, thì thực chất đó là sự độc tài. Khi người ta nói đến tự do thì thực chất là nô lệ. Độc lập, được hiểu đúng là lệ thuộc.
       Chính cái xã hội Việt Nam ngày nay, sự giả dối đã lên ngôi làm băng hoại cả nền đạo đức của cả một dân tộc, dối trên, gạt dưới. Giả dối nơi xã hội, nơi học đường, trong gia đình và cả trong một xứ Đạo.
      Nhưng Thần Chân lý vẫn hiện diện trong thế giới này, Ngài đang tác động và biến đổi xã hội tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ. Vẫn còn đó những con người dám sống và chết vì sự thật, họ vẫn đang lên tiếng cảnh báo cho con người một cách mạnh mẽ, không hề sợ hãi.
      Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho các môn đệ và các Kitô hữu được nhận biết chân giá trị cuộc đời này, Ngài sẽ dạy chúng ta biết cái gì chân thật, vĩnh cửu, cái gì giả tạo, tạm bợ và mau qua để chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về cuộc đời, để từ đó biết chọn lựa cho đúng cùng đích đời mình.
       Bao lâu ta chưa dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn, bấy lâu ta còn được Ngài dạy dỗ, thúc đẩy.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban Thần Khí của Chúa xuống trên chúng con, để Ngài hướng dẫn, soi sáng và giúp chúng con luôn sống trong đường ngay nẻo chính, kiên tâm giữ vững đức tin và biết thi hành đúng sứ mạng loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người. Amen.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Đấng Bảo Trợ ở với ta


Hình ảnh có liên quan


Một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm ngày kia đã nhìn thấy một chiếc kén của loài bướm lạ trong khu vườn sau nhà. Ông ta liền ngắt cành cây có chiếc kén kia mang vào trong nhà. Ít ngày sau, ông ta thấy bên trong chiếc kén có sự nhúc nhích, nhưng con bướm vẫn chưa thể phá được chiếc kén để bò ra ngoài. Ngày thứ hai và ngày thứ ba ông ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự và không thấy có sự tiến bộ nào. Thế là ông quyết định dùng mũi dao lam rạch một đường trên chiếc kén giúp chú bướm bò ra. Tuy nhiên, ông rất thất vọng vì chú bướm sau đó chỉ sống được một lúc rồi lăn ra chết. Về sau, một nhà sinh vật học đã giải thích cho ông hiểu: Thiên nhiên đã sắp xếp cho con bướm phải đấu tranh để thoát ra khỏi chiếc kén bao bọc nó, vì chính nhờ sự đấu tranh mà chú bướm mới phát triển toàn diện để sinh tồn khi ra ngoài.

Nhà sưu tầm bướm tưởng rằng dùng lưỡi dao rạch chiếc kén sẽ giúp cho chú bướm dễ dàng thoát ra hơn. Nhưng ông không biết rằng làm như thế là ông đã huỷ diệt khả năng phát triển và sinh tồn của chú bướm.

Chúa nhật 26/5/2019 - Tuần 6 PS
Lời Chúa : Ga 14,23-29


(23) Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. (27) Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em, trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra”.

Suy niệm :

Có những lúc, chúng ta cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ rơi, rồi sinh ra chán nản, không còn thiết tha cầu nguyện hằng ngày, không còn đi chầu Chúa Thánh Thể... Có những lúc đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, không thấy hứng thú với các sinh hoạt đòan hội như hội họp, làm công tác thăm viếng, quét dọn vệ sinh nhà Chúa, tập hát... Có những lúc chúng ta có cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi, giống như Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn đã thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).

Thực ra Chúa vẫn luôn yêu thương và không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài biết đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu một giai đoạn mới để được biến đổi nên trưởng thành hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng giá trị của sự cầu nguyện không hệ tại ở việc có cảm thấy sốt sắng hay không. Trong những lúc tâm hồn như bị chai cứng, lại là lúc chúng ta càng phải cầu nguyện nhiều hơn, và lời cầu nguyện khi ấy lại ytở nên một lời cầu nguyện tuyệt hảo nhất. Vì bấy giờ chúng ta cầu nguyện do lòng mến Chúa thôi thúc như lời Chúa Giêsu: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).

Lạy Chúa Giê su, cho tới bây giờ hầu như chúng con mới chỉ yêu thương tha nhân bằng sự cầu nguyện, bằng lời nói suông hơn là việc làm. Xin Chúa hãy đổ Thần Khí canh tân lòng trí chúng con. Xin cho chúng con ý thức lòng mến Chúa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể như: năng nghĩ đến người bên cạnh, luôn quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, biết quảng đại chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo đói có cơm ăn áo mặc, các bệnh nhân có tiền thuốc thang chữa trị… Nhờ đó, những người đau khổ sẽ tìm được sự cảm thông an ủi, người đang đi lạc được dẫn dắt trở về nẻo chính đường ngay.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Chịu bách hại vì tin Chúa


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 15,18-21

Những Cuộc Bách Hại Qua Giòng Lịch Sử

Những kẻ bị bách hại vì "Nước Trời"vẫn bị “người đời" thù ghét trên suốt dọc giòng lịch sử của các nền văn minh Đông-Tây: Có rất nhiều câu chuyện ghê rợn về những khổ nhục tàn ác vô nhân mà các vị tử đạo đã phải chịu vì Danh Thánh Chúa: chẳng hạn chuyện từng đoàn thanh niên nam nử, gìa trẻ bị lột trần trước công chúng, trong các khu vực giải trí công cọng, bị đánh đòn, bị làm mồi cho thú dữ ăn thịt, hoặc bị quấn tròn làm những cây đuốc sống đốt cháy trong các công trường cho dân chúng vui chơi!

Nơi khác, người ta bỏ người tín hữu vào chảo dầu sôi, để cho dân chúng nghe tiếng than van kêu khóc! Có khi người ta còn bày nhiều trò giải trí bằng cách bắt người tín hữu phải chết chậm, chết đau đớn, chẳng hạn như đâm hết mắt của họ rồi thả đi thất theo trong các nơi công cọng, hoặc treo xác họ lên thập tự gía dựng nơi các công trường! Có khi người tín hữu bị chặt hết chân tay rồi bị thả chết dần chết mòn nơi đồng vắng hoặc bị thả làm mồi cho thú dữ hoặc cho chim kền kền móc ruột tim gan!

Riêng tại đất nước Việt nam chúng ta, Đạo Chúa bị cấm đoán bách hại trên mấy trăm năm, nhưng việc tàn sát giết hại người theo Đạo Chúa, dữ dằn ghê rợn nhất là trong ba triều vua nhà Nguyễn: tức là Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức và đặc biệt dưới chiêu bài của phong trào Văn-Thân. Sử sách ước lượng chừng ba trăm nghìn người tín hữu kitô giáo đã chịu chết vị Đạo, trong số đó, có 117 vị được phong lên hằng hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại công trường Thánh Phêrô Rôma, dưới thời giáo hoàng Gioan-Phaolô đệ II.

Qua biến cố phong thánh nầy, Việt-Nam bổng trở thành một quốc gia có nhiều thánh tử đạo nhất trên thế giới! Lòng sùng mộ Đạo Chúa của người Việt hôm nay, phải chăng là kết qủa của giòng máu tử đạo của các bậc tiền nhân anh hùng tử đạo của thời xa xưa!

Chịu tù tội, hay chịu tử vì Đạo, dĩ nhiên không phải là con đường duy nhất những người kitô hữu tiên khởi đã chịu đựng để làm nhân chứng cho Chúa, các ngài còn phải trải qua, hoặc đối diện với nhiều hình thức khổ nhục khác nữa để làm nhân chứng cho Tin-Mầng- Cứu-Rỗi, như Phúc-Âm đã báo trứớc: người theo Chúa kitô phải chịu nhiều thử thách và xỉ nhục vì "Nước Trời":

"Hãy coi chừng người đời, họ sẽ đưa các con ra tòa, sẽ đánh đập các con trong các hội đường. Các con sẽ bị điệu đếc các thốn đốc và các quân vương vì Thầy, để làm chứng tá trước mặt các vị ấy và trước người ngoại bang..Các người sẽ bị nộp do cả cha mẹ , anh em bà con bằng hữu của chính mình nữa.....Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy....."(Lk 21:12-16).

Việc cấm Đạo và hành xử bất công tàn ác đối với người tín hữu vẫn còn tiếp diễn trên giòng lịch sử nhân loại ngay cả trong thời đại mới của chúng ta, một thời đại mệnh danh là thời độc lập giải phóng của những con người bị ức hếp, thời giải phóng nhữg dân tộc nhược tiểu, nói tóm lại thời đại đề cao phẩm giá con người! Chính trong thời đại thế giới gào thét hai chữ nhân quyền, thì quyền làm người của những tín hữu kitô nhiều nơi còn bị vi phạm một cách trắng trợn và dã man!

Thứ bảy 25/5/2019 - Tuần 5 PS
Lời Chúa : Ga 15,18-21

Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.

Chính Chúa Giêsu đã đến thế gian, Người đã bị thế gian lên án và giết chết. Do đó, tất cả những ai là môn đệ của Người cũng phải chịu đồng số phận một sự bách hại và đối xử bất công.
Điều này dễ hiểu, vì Chúa Giêsu là ánh sáng đã làm lộ ra những sự mờ ám của con người, là Sự Thật đã phơi bày ra sự giả dối của con người, là lối đi Tin Mừng vạch trần những hướng đi lầm lạc của con người… Chính vì thế mà con người tìm cách loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời mình.
Cũng thế, Kitô hữu thuộc về Chúa Giêsu, sống giáo huấn Chúa Giêsu dạy, là bước đi trong ánh sáng, tình yêu và sự thật. Thế gian chống lại Thầy Giêsu thì cũng chống lại những ai bước theo Người, vì thế gian thích ở trong bóng tối để mờ ám và giả dối. Thật vậy, lý do họ ghét Thầy và cũng ghét trò của Thầy là: “Vì thế gian yêu những gì là của nó” (Ga 15,19).

Thế gian coi tiền bạc trọng hơn đạo đức, lọc lừa nhiều hơn là chân thật, ích kỷ lo cho bản thân, thậm chí chà đạp lên người khác… Đời sống chứng nhân theo Chúa Giêsu của kitô hữu tự nó như là một sự xét xử vạch trần lối sống thế gian, nên bị thế gian ghét bỏ.
Khi bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, mặc nhiên người môn đệ đã chấp nhận dấn thân vào một đối đầu không khoan nhượng. Trong đó, họ sẽ lãnh lấy phần thua thiệt để phải hy sinh cả mạng sống. Ðiều này không chỉ xảy ra trong Giáo Hội thời sơ khai, nhưng mãi mãi cho đến hôm nay vẫn luôn còn bị bách hại.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa biết rằng thế gian sẽ ghét bỏ chúng con. Chúa biết rằng dòng đời luôn xô đẩy chúng con bằng biết bao khốn khó nguy nan. Chúa cũng biết rằng phận người chúng con quá mong manh yếu đuối. Chúng con vẫn thường chơi vơi trước bao khốn khó của dòng đời, trước bao cám dỗ của ba thù. Xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con can trường đứng vững trước những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con mãi trung thành với Chúa dù bị người đời khinh chê, dù bị thế gian kết án, dù bị thua thiệt khi trên mình chúng con mang danh Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết bám vào Chúa hơn là thế gian phù vân. Xin cho chúng con biết thờ lạy Chúa hơn là cúi mình trước vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con luôn biết chọn Chúa làm gia nghiệp và cùng đích cuộc đời chúng con. Amen

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Yêu nhau như Thầy đã yêu


Hình ảnh có liên quan


Hơn cả một lời chào, cô gái trẻ đã được cứu sống nhờ làm điều này mỗi ngày

Một cô gái trẻ làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh. Hôm ấy, như thường lệ, khi chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc, cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra.

Đột nhiên, cửa phòng bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong. Cô cũng không mang theo điện thoại để gọi điện cho bất cứ ai. Cô hét khản cổ, luống cuống đập cửa với hy vọng ai đó sẽ nghe được tiếng kêu cứu của mình nhưng không ai nghe thấy. Bây giờ là thời điểm tất cả công nhân đã tan ca, cả nhà máy đều vô cùng yên tĩnh.
Một tiếng sau, nữ công nhân lạnh cóng người. Tay chân cô run lẩy bẩy và đầu não thì như bị đông cứng. Tuyệt vọng và đau khổ…
        Đang lúc cô tưởng như mình sẽ chết ở đây thì cánh cửa phòng đông lạnh mở ra. Bác bảo vệ già bước vào và đưa cô ra ngoài. Hôm sau, cô gái đến cảm ơn bác bảo vệ và hỏi tại sao lại biết mình ở trong phòng đông lạnh để đến mở cửa (bởi đây không phải khu vực mà bác quản lý).
       Bác bảo vệ ôn tồn:
   – Bác làm việc ở đây đã hơn 30 năm rồi. Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào. Nhưng cháu là người duy nhất mà sáng nào đến cũng chào hỏi bác và buổi chiều tan làm lại chào tạm biệt. Trong khi đó, những người khác đều xem như không nhìn thấy bác vậy!
        Trầm ngâm một lúc, bác tiếp lời:
Hôm qua, bác biết là buổi sáng cháu có đi làm vì sáng cháu còn nói “Cháu chào bác!”. Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, mọi người đã về hết mà bác vẫn chưa nghe thấy tiếng cháu chào tạm biệt. Vậy nên bác quyết định vào trong nhà xưởng tìm xem sao. Nghe thấy tiếng khóc trong phòng đông lạnh, bác biết là cháu ở đó. Tạ ơn trời đất, bác vẫn đến kịp…

Thứ sáu 24/5/2019 - Tuần 5 PS
Lời Chúa: Ga 15,12-17

Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.


Suy niệm :
Lời Chúa hôm nay hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trối lại cho các môn đệ một giới răn mới, là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Nói là giới răn mới không phải vì Mười Giới Răn trong lề luật cũ chưa nói tới, nhưng mới ở đây là “Yêu Như Chúa Yêu”, là tình yêu lớn nhất khi sẵn sàng hi sinh tính mạng vì người mình yêu.
Trình thuật các Tin Mừng đều cho thấy chính Chúa Giêsu đến kêu gọi các môn đệ, chứ không phải các môn đệ đến chạy theo Người. Chúa Giêsu không chọn rồi để đó mà là cắt cử các môn đệ đi để họ mang lại hoa trái. Thật vậy, chọn bước theo Chúa không phải là để được an nhàn thư thái mà là để trao ban và phục vụ, để sinh ích cho các linh hồn.

Tóm lại, tình yêu không thể diễn tả được hết bằng ngôn từ, nhưng là sự cảm nhận rất riêng của mỗi người trong sự rung cảm của trái tim mà không bị lệ thuộc của bất cứ ranh giới nào. Tuy nhiên, người môn đệ có một tiêu chuẩn để diễn tả tình yêu đích thực là tuân giữ điều răn yêu thương của Chúa dành cho tha nhân, yêu thương một cách vô vị lợi, không so đo tính toán thiệt hơn, mà là YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU khi sẵn sàng hi sinh cả tính mạng vì bạn hữu.


Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu và yêu đến cùng khi trao ban đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, xin cho chúng con cũng biết yêu thương, hi sinh và trao ban cho nhau một cách không so đo tính toán, để chúng con trở nên môn đệ đích thực của Chúa, là BIẾT YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ CHÚA ĐÃ YÊU THƯƠNG CHÚNG CON. Amen

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Ở lại trong tình yêu


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 15,9-11


Trong thời thế chiến II, linh mục Titus Brandsma làm viện trưởng một đại học tại Hòa Lan. Ngài bị Đức Quốc Xã đem về trại tập trung ở Dachau. Nơi đây, ngài bị biệt giam trong một chiếc cũi nhốt chó cũ kỹ. Bọn lính gác mua vui bằng cách bắt ngài phải sủa lên như chó mỗi lần chúng đi ngang qua. Cuối cùng ngài bị chết vì bị tra tấn. Bọn lính kia đâu có ngờ rằng ngay giữa cơn thử thách, vị linh mục ấy vẫn tiếp tục viết nhật ký giữa những dòng chữ in trong quyển sách kinh cũ của ngài.

Ngài kể lại rằng, sở dĩ ngài có thể chịu đựng được nỗi đau đớn là vì ngài biết rằng Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế.Trong một bài thơ ngỏ gởi Chúa Giêsu, ngài viết:

“Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con.” (Kilian Healy, Walking with God).

Sự thống khổ của Chúa Giêsu được chúng ta đặc biệt nhắc lại trong ngày hôm nay đã từng là nguồn sức mạnh cho rất nhiều người trong lịch sử. Giống như linh mục Brandsma, những người này sẽ không bao giờ chịu đựng nổi sự đau đớn nếu họ không biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau khổ như vậy, và Ngài hiện đang nâng đỡ họ trong giây phút thử thách.

Linh mục trong câu chuyện trên đây nhờ "ở lại trong tình thương của Thầy" Giê su, nên Ngài đã can đảm chấp nhận đau khổ cách kiên cường và đầy tình yêu mến. Còn mỗi người chúng ta  ? Xin mời Bạn cùng đọc Lời Chúa sau đây :

Thứ năm 23/5/2019 - Tuần 5 PS
Lời Chúa: Ga 15, 9-11

9 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

Giới luật yêu thương mà Chúa dạy cho chúng ta hôm nay, chúng ta có thể nói ‘chẳng có gì mới lạ!’, cũng chẳng có gì là khó khăn hay vượt quá tầm tay với của chúng ta. Chúng ta đã nghe đi nghe lại Lời đó nhiều lần và đôi khi còn thuộc lòng nữa là khác; thậm chí cả xuất xứ Lời đó ở chương mấy câu nào chúng ta cũng có thể biết. Ấy vậy mà chuyện thực hành thì chúng ta chẳng đi đến đâu, thật chẳng dễ tí nào! Làm sao chúng ta có thể yêu thương người mà lúc nào người đó cũng làm phiền chúng ta? Hay làm thế nào chúng ta có thể yêu người mà họ luôn có thành kiến với chúng ta? Làm sao chúng ta có thể yêu người làm hại chúng ta? Chúng ta chỉ yêu thương ai yêu mình, điều đó cũng là tốt lắm rồi, nhưng chưa đủ vì Chúa dạy chúng ta phải yêu cả kẻ thù. Chúng ta vẫn khép kín vẫn đóng khung giới luật yêu thương của Chúa.Khi lãnh nhận phép rửa tội, chúng ta trở nên Kitô hữu, nên môn đệ của Đức Kitô. Chúng ta ở lại trong Ngài khi chúng ta tuân giữ luật Chúa được tóm lại trong hai giới răn mến Chúa - yêu người. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta tự mình xa cách Chúa bằng các việc làm tội lỗi trái với các giới răn Chúa dạy, nhất là giới răn yêu thương. Trái tim chúng ta quá nhỏ để trải lòng ra với anh chị em mình. Đôi tay chúng ta qúa ngắn để không vươn tới những người thân cận. Đôi chân của chúng ta quá ngắn để không thể đi đến với anh chị em mình nhất là những người đang cần chúng ta. Và đôi môi chúng ta cũng quá ngượng ngùng để nói lời yêu thương, xin lỗi, tha thứ với anh chị em mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha thứ cho chúng con vì nhiều lần chúng con xa cách Chúa. Xin cho chúng con luôn biết ở lại trong tình yêu của Chúa bằng thái độ yêu mến và tuân giữ luật Chúa. Đặc biệt trong Năm Thánh Hồng Ân này, là cơ hội để chúng con thực thi lời Chúa dạy một cách thiết thực hơn. Có như thế đời sống chúng con hôm nay phản chiếu tình yêu của Ngài cho mọi người chúng con gặp gỡ. Amen.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Sống gắn bó với thần tượng của mình



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 15.1-8


Sống với Chúa.

Có những lúc chúng ta phải đương đầu với một tình huống mà khi ấy chúng ta không thể thốt lên lời được. Có lẽ không phải tất cả chúng ta đều đã trải qua kinh nghiệm về những khoảnh khắc như vậy một cách có ý thức. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu chúng ta thường xuyên phản tỉnh về cuộc sống của mình, chúng ta sẽ nhận ra có rất nhiều khoảnh khắc như thế trong cuộc đời của mình. Khả năng nhận ra những khoảnh khắc kinh ngạc và đáng sợ ấy phù thuộc vào tình trạng thanh tĩnh và thinh lặng của tâm hồn chúng ta.
        Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta sống và làm việc như cái máy, không có chút phản tỉnh nào về cuộc sống của mình. Chúng ta có quá nhiều việc phải làm. Vì thế, sự bận rộn liên lạc này dễ bị Satan lợi dụng để lôi kéo chúng ta ra xa ơn gọi căn bản của mình, là ơn gọi sống trong mối liên hệ gắn bó với Thiên Chúa. Hầu có thể sống gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, chúng ta cần dành thời giờ để phản tỉnh trong sự bình an và thinh lặng của tâm hồn. Sự bận rộn thái quá ngăn cản chúng ta thực hiện việc này.
       Chúng ta xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng để nhận ra và xác tín chúng ta cần có những khoảng thời gian thoát ra khỏi sự bận rộn của đời sống thường ngày, và can đảm đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện và suy nghĩ. Các sách Tin Mừng cho chúng ta biết chính Chúa Giêsu cũng thường xuyên làm như vậy. Chúa Giêsu biết rõ việc cầu nguyện giúp mình giữ được sự sáng suốt và gắn bó với Chúa Cha. Chỉ khi nào chúng ta sống trong thinh lặng với Thiên Chúa và phản tỉnh về ý nghĩa sâu xa của cuộc đời mình, lúc đó những việc chúng ta làm trong thế giới này mới có giá trị. Nếu hành động của chúng ta không dựa trên việc chúng ta sống gắn bó với Thiên Chúa thì rồi cuộc đời của chúng ta có lẽ cũng chỉ như “Dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.
       Xã hội ngày hôm nay làm cho con người có nguy cơ đánh mất khả năng dừng lại để sống trong thinh lặng và suy nghĩ phản tỉnh. Đó là một nguy cơ làm cho sự liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, bị buông lỏng và dần dần bị cắt đứt hoàn toàn.


Thứ tư 22/5/2019-Tuần 5 PS
Lời Chúa  : Ga 15, 1 – 8 

(1) "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.(4) Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. (5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin. anh em sẽ được như ý. (8) Ðiều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

Suy niệm :
Hình ảnh của sự cắt tỉa còn gợi lên sự mất mát, đau đớn. Thế nhưng, mất mát dẫn đến thắng lợi, khổ đau dẫn đến vinh quang, sự chết dẫn đến phục sinh. Đó là bài học xuyên suốt cuộc đời, lời rao giảng và cái chết của Chúa Giêsu. Trong suốt 2000 năm qua, Giáo Hội đã tiến bước với niềm xác tín ấy. Nhựa sống từ thân cây nho là Chúa Giêsu đã không ngừng châu lưu trong Giáo Hội. Với cái nhìn đức tin, người ta vẫn nhìn thấy cái được trong cái mất : Qua việc trở lại với những giá trị của Tin Mừng, với cốt lõi của Tin Mừng, Giáo Hội cởi bỏ được chiếc áo của quyền lực và hào nhoáng, để mặc lấy tinh thần phục vụ, khiêm tốn, đơn nghèo. Sự hoán cải của nhiều kitô hữu trở thành con đường cho những người thành tâm thiện chí tìm gặp được Chúa Kitô. Giáo Hội sinh nhiều con cái là nhờ các chi thể của mình là những cành nho luôn được cắt tỉa.

Như cành liền cây mới sống và phải cắt tỉa mới sinh nhiều hoa trái, người kitô hữu phải sống nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô mới có thể sống như Chúa Kitô, sống cho Thiên Chúa và cho mọi người anh em. Đó là đòi hỏi căn bản của đời sống kitô hữu. Người kitô hữu nào yêu thương mọi người anh chị em một cách chân thành, có hiệu quả bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ, bảo vệ, xây dựng xã hội, đồng bào, đất nước… người kitô hữu ấy mới thật là người ở trong Thiên Chúa, kết hợp với Chúa Kitô, mới thật là cành nho gắn liền với cây nho.


Lạy Chúa Giêsu mến yêu, chúng con vẫn biết rằng, để cành nho cuộc đời chúng con sinh hoa kết trái thì cần được cắt tỉa, loại bỏ những gì không phù hợp với sức sống thần linh của Chúa. Thế nhưng, Chúa ơi, chúng con vẫn bám víu vào những đam mê tật xấu. Tâm hồn chúng con vẫn chứa đựng đầy những tham lam bất chính, những tư tưởng dâm ô tội lỗi. Cuộc sống chúng con còn đầy những lầm lỗi gây nên đau khổ cho gia đình và bạn bè. Xin Chúa thứ tha tội lỗi chúng con. Xin Chúa cắt tỉa nơi tâm hồn chúng con khỏi những ước ao phạm tội, những toan tính xấu xa, những mưu đồ bất chính để chúng con luôn xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được lưu lại trong Chúa mỗi khi chúng con rước Chúa vào lòng, để sự sống của Chúa tuôn chảy trên dòng đời của chúng con, qua các việc đạo đức hằng ngày, qua cuộc sống yêu thương và phục vụ mọi người, nhờ đó mà muôn dân sẽ nhận ra “chúng con là môn đệ của Chúa”. Amen

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Bình an đích thực



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 14, 27-31a


Một lần được phỏng vấn trên đài truyền hình, mẹ Têrêsa trực diện với một kẻ hỏi cắc cớ : “Bà yêu thương người nghèo, điều đó rất tốt. Nhưng còn biết bao những người giàu có của Vatican và của giáo hội thì sao ?”
Mẹ nhìn thẳng vào người phỏng vấn và nói : “Thưa ông, ông không phải là người hạnh phúc. Có những điều đang xâu xé ông. Ông không có một chút bình an trong lòng”.
Lời đó làm ông xụ mặt. Và Mẹ tiếp tục khiến ông thêm quặn đau : “Ông nên có niềm tin tưởng”.
– Làm thế nào tôi có được niềm tin ?
– Ông nên cầu nguyện.
– Nhưng tôi không thể cầu nguyện.
– Tôi sẽ giúp ông. Nhưng phần ông, ông nên cho những người xung quanh nụ cười. Một nụ cười làm ông gần những người khác. Nó mang sự thật về Thiên Chúa vào cuộc sống của chúng ta. (Góp nhặt)

Thứ ba 21/5/2019 - Tuần 5 PS
Lời Chúa : Ga 14, 27-31a

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy”.


Chúa Giêsu đã để cho các môn đệ sự bình an, và ban cho các ông sự bình an, đó không phải là cái gì mơ hồ, tưởng tượng mà là rất cụ thể và thực tế, đó là chính Ngôi Ba Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Ngài chính là sự bình an đích thực mà Thiên Chúa đã ban cho con người và Chúa Giêsu cũng ban cho các môn đệ.
         Chúa Thánh Thần sẽ là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa đã trao ban. Một khi có Ngài, các ông sẽ không còn phải lo sợ, hoang mang trước sóng gió của cuộc đời, vì Chúa Thánh Thần chính là sức mạnh và Tình yêu của Thiên Chúa.Cách ban bình an của Chúa Giêsu cho các môn đệ thật không như thế gian ban tặng. Người đời thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Nhưng liệu những lời chúc đó có ích gì cho người được ban tặng không? Thưa không, vì sau khi được chúc bình an, thì trong ta vẫn còn đó đầy sự lo lắng, vẫn hoang mang, vẫn bồn chồn, vì những lời chúc đó chỉ là những lời nói gió thoảng mây bay, đầu môi chót lưỡi, không có sức mạnh nào.
       Thế giới này vẫn còn đó lòng căm thù, bạo lực, vẫn còn đó chiến tranh và tang thương, vẫn còn đó sự giả dối và lừa lọc. Thật món quà bình an mà con người trao cho nhau chẳng có ích gì, nhưng người ta vẫn thích chúc nhau như vậy, vì người ta vẫn thích nghe những lời chúc giả dối đó. Còn người thích nghe, thì sẽ còn người nói.
     Còn việc ban bình an của Chúa Giêsu, có một giá trị tuyệt đối vì bình an của Ngài chính là Ngôi Ba Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì tuyệt đối và vĩnh cửu.


Tâm tình :

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Đấng Bảo Trợ cho đời tôi


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 14,21-26



Vào thời niên thiếu tôi đã mất những thói quen tốt đẹp này, tôi mất đức tin, mất Thiên Chúa. Tôi đã làm nhiều điều lầm lỗi. Nhưng rồi với sự gắn bó với Đức Maria từ khi còn nhỏ, tình cảm tôi có được với Mẹ đã trở lại trong tôi khi tôi trở thành mẹ của Aurora trong năm 1996. Tôi bắt đầu lại xem Đức Maria như là một người mẹ dẫn đường cho tôi. Chính tình yêu đối với con gái tôi, và hơn nữa trong một giấc mơ đặc biệt tôi thấy cha tôi yêu cầu tôi hãy tỉnh thức, tôi đã có được sức mạnh để xa lìa giáo phái đó. Ngày nay Đức Maria là điểm quy chiếu của tôi, mẫu gương cho tôi và cũng là hình ảnh nữ tính và mẫu tử của tôi.

Mẹ luôn ở trong tâm hồn tôi. Mỗi nhà thờ tôi bước vào nếu có bức tranh hoặc tượng Đức Mẹ luôn làm cho tôi chú ý và tôi luôn tìm thấy sự chuyển cầu của Mẹ, những ân ban tôi lãnh nhận. Ví dụ vào tháng giêng năm 2013 tôi có một ước muốn mãnh liệt làm mẹ một lần nữa. Lúc đó tôi đang ở Palermo, tôi đi thăm nhà thờ chính tòa khi bước vào ngay lập tức tôi được đánh động một bức tranh tuyệt đẹp với Chúa Giêsu giang đôi cánh tay như muốn ôm tất cả, tiếp đến tôi thấy một bức tranh khác mưu tả Đức Maria với áo dài vàng và Hài Nhi Giêsu ôm trong cánh tay. Như thế tôi được đánh động tận tâm hồn hình ảnh này, lập tức tôi xin Đức Mẹ cho tôi làm mẹ một lần nữa. Và Mẹ đã nhận lời tôi xin.

Một ơn đặc biệt khác tôi lãnh nhận từ Mẹ. Tôi cảm thấy Mẹ rất gần gũi với tôi trong những giây phút khó khăn. Tháng 3 năm 2017 tôi bị tống tiền, có một nhóm người thông báo rằng tôi phải gửi cho họ một số tiền nếu không họ sẽ làm cho con của tôi bị thương tích. Tôi cảm thấy rất sợ hãi về lời đe dọa này. Ngay lập tức tôi nghĩ đến Mẹ Maria và cầu khẩn với Mẹ. Một lần nữa Mẹ đã nghe tiếng tôi khẩn nài và tôi cảm nhận được sợ gần gũi của Mẹ. Chồng tôi muốn tôi đi cùng ông ấy đến Biella để tham dự một cuộc triển lãm xe nhưng tôi không muốn đi. Nhưng rồi người tổ chức cuộc triển lãm gọi điện thoại cho tôi và nói tôi phải đến vì ông muốn đưa tôi đến Đức Maria ở Oropa. Tôi không thể tin được, bởi vì tôi vừa mới cầu xin với Mẹ và ngay lập tức Mẹ muốn tôi đến với Mẹ, qua lời mời của nhà tổ chức, như thể Mẹ đang gọi tôi. Đối với tôi đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi trở về từ cuộc hành hương đó với một sức mạnh đáng kinh ngạc. Tôi can đảm trình bày sự việc với cảnh sát và vì vậy bọn tội phạm đã bị bắt.

Chính Mẹ Maria cũng là người đã làm cho tôi thoát khỏi bóng tối của một tình trạng tâm lý. Cần phải tỉnh thức để lắng nghe lời mời gọi của Mẹ và để nhận ra tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng điều thể xảy ra là trên hành trình dài cuộc sống, có lúc chúng ta bị mất đi ánh sáng và mất đi định hướng từ những cuộc gặp gỡ đen tối.

Thứ hai 20/5/2019 - Tuần 5 PS
Lời Chúa : Ga 14,21-26

“Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Ông Giuđa, không phải Giuđa Ítcariốt, nói với Đức Giêsu : “ Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian ?” Đức Giêsu đáp :
“ Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.
Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy.Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy . Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”


Ở đây, chúng ta chú ý đến 2 động từ “ có” và “giữ”. Người yêu luôn có, luôn chiếm làm sở hữu những gì có nơi người mà họ hằng yêu mến. Họ thích những gì người kia thích ; họ tập ăn, tập nói, tập đi đứng... như người họ yêu vậy. Họ muốn nên giống y như người họ yêu ; họ muốn nên một với nhau, khi yêu ai, chúng ta thường nhớ và luôn làm theo những lời người ấy căn dặn. Đó là mực thứơc để đo tình yêu.

Khi chúng ta yêu Chúa Giêsu là chúng ta yêu mến cả Chúa Cha nữa. Vì : Chúa Cha và Chúa Giêsu là một ; vì Chúa Giêsu ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu, vì lời của Chúa Giêsu chính là lời của Chúa Cha. Đây là một tình yêu trong tương quan liên hoàn : Tình yêu trao ban, Tình yêu truyền từ người này sang người kia và nó càng thêm dồi dào, phong phú. Và vì thế, “ Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”. Khi yêu nhau, ở trong nhau, thì cả hai sẽ biết rõ nhau hơn và càng yêu mến nhau hơn. “ Tỏ mình ra” có nghĩa là “ biết nhau”, “ biết” tường tận những gì người yêu mong ước đến nỗi họ cùng nhau chia sẻ vui buồn, sướng khổ. Âu sầu của người này là nỗi buồn của người kia. Niềm vui của người kia là hạnh phúc của người này.


Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống những lời Chúa dạy, vì nếu biết mà không sống điều mình biết, thì chẳng ích lợi gì. Xin cho chúng con biết làm đẹp cuộc đời mình bằng nỗ lực mến Chúa yêu người, để nhờ đó chúng con trở thành hình ảnh sống động và trung thực của Chúa giữa lòng đời hôm nay. Amen.