Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Mất mạng vì nói sự thật - Thứ sáu 05/02/2021

 




Ngày nọ mèo Tom vác súng vào nhà chuột, nó dí súng vào năm con chuột đang ngơ ngác run sợ.
Mèo Tom hỏi con chuột thứ nhất: 1+1 = mấy?
– Dạ, bằng 2
– Pằng, mày biết quá nhiều rồi đấy !
Mèo Tom hỏi con chuột thứ hai: 1+1= mấy?
Con chuột thứ hai thấy con chuột thứ nhất trả lời đúng thì bị bắn chết, nên nó thưa:
– Không biết.
– Pằng, đồ vô tích sự không đáng sống.
Đến lượt con chuột thứ ba, mèo Tom tiếp tục: 1+1=?
Con chuột thứ ba trả lời: Nói biết cũng chết, nói không biết cũng chết, rốt cuộc là anh Tom muốn gì?
– Pằng, mày nói quá nhiều rồi đấy, dám lý luận với cấp trên hả?
Mèo Tom tiếp tục dí súng vào con chuột thứ tư: 1+1=?
Con chuột thứ tư co ro run cầm cập và im thít không dám nói gì. Mèo Tom không bắn mà vui vẻ bảo: Biết sợ và biết im lặng vậy là khôn hồn đó mày, mày đứng đó.
Cuối cùng đến lượt con chuột Jerry, mèo Tom hếch hàm hỏi: 1+1=?
Con chuột Jerry rất láu cá, nó vội nói: Úi giời ơi, bài toán này hóc búa lắm, chỉ có cái đầu siêu thông minh như ngài Tom mới giải được thôi !
Mèo Tom khoái chí nói: Ơ, thằng này được, mày theo tao.
(Tiếc là 2 con chuột mà mèo Tom để cho sống này sau đó đã làm cho mèo Tom chết dở sống dở…)

Thứ sáu 05/02.2021 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 6,14-29

Vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” Kẻ khác nói: “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.” Vua Hê-rô-đê nghe thế, liền nói: “Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy! “Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài! ” Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe. Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây? ” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.

Nếu Gio-an Tẩy Giả ngày xưa im lặng không lên tiếng cho sự thật thì ngài đã không bị tống ngục, và nếu ngài biết xu nịnh thì đã không bị cái mưu mô ác hiểm của phụ nữ làm cho đầu lìa khỏi thân.
Giữa cuộc trần thế này, trong mọi lãnh vực của xã hội, biết im lặng và xu nịnh thì dễ tiến thân, và ngược lại, ai dám sống cho sự thật và lên tiếng vì công lý thì dễ bị trù dập và hãm hại.
“Trung thực thật thà thường thua thiệt Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương”
Im lặng và xu nịnh để tiến thân đến cả trong môi trường giáo dục, đến nơi công sở và trên mọi cơ quan công quyền, thậm chí ảnh hưởng vào cả đời sống Giáo hội và nơi cả những dòng tu và tu hội. Kẻ dám nói và dám sống thường bị trù dập và thua thiệt đủ điều, còn kẻ nào biết im lặng lươn lẹo và nịnh “cấp trên” thì luôn được thuận buồm xuôi gió.
Âu cũng vì người có chức quyền thì hành xử kiểu Hê-rô-đê, mà kẻ gian xảo thì mang tâm địa của bà Hê-rô-đi-a-đê như trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe mô tả.

Lạy Chúa, giữa xã hội ngày hôm nay đầy cám dỗ buông thả và toan tính lọc lừa, xin cho chúng con biết sống tiết độ, xa lánh những lối vui chơi không lành mạnh và đặc biệt dám can đảm làm chứng cho sự thật. Amen

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Hành trang của người được Chúa sai đi - Thứ năm 04/02/2021

 



Thứ năm 04/02/2021 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 6,7-13

Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.” Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

Chúa Giê-su không bảo vô sản, không chủ trương tìm sự thiếu thốn vật chất, nhưng có một giá trị nội tâm, nó giải thoát chúng ta khỏi mọi ràng buộc với của cải trần thế, và mở rộng lòng mình ra trước sự giàu có tinh thần. Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh rằng, đừng để cho vật chất, danh vọng, tình cảm làm chủ và chi phối mình.
        Chúa muốn nhà truyền giáo phải dựa vào ơn Chúa trước khi dựa vào tiền bạc, dựa vào sự trợ giúp của Chúa hơn là sự trợ giúp của phương tiện vật chất. Chính ơn Chúa mới đem lại sự bình an thanh thoát trong tâm hồn. Sự từ bỏ, quên mình hoàn toàn mới chu toàn được sứ vụ rao giảng. Đi truyền giáo mà với đầy dẫy những thứ cồng kềng vướng bận thì khó mà toàn tâm toàn ý lo cho sứ vụ, bon chen và ham mê công việc lấn át hết thời giờ cho Chúa.
        Hơn nữa, loan Tin Mừng cốt yếu là làm chứng cho Chúa Giê-su, mà Chúa Giê-su đó đã sinh ra trong khó nghèo, sống kiếp nghèo và chết trong sự trần trụi trên Thập Giá. Vì thế, nếu đời sống của người rao giảng không thể hiện được tinh thần nghèo sẽ tự nó trở nên phản chứng.

Lạy Chúa Giêsu, xin sai chúng con lên đuờng nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế.Xin cho chúng con làm đuợc những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau. Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm đuợc viên ngọc quý, biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân. Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
    Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đuờng, nhẹ nhàng và thanh thoát.

Tai hại khi có thành kiến...Thứ tư 03/02/2021

 



Thứ tư 03/02/2021 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 6,1-6

(1) Ðức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. (2) Ðến ngày sabát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế ? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? (3) Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Gioxê, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Và họ vấp ngã vì Người. (4) Ðức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi." (5) Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. (6) Người lấy làm lạ vì họ không tin.

Những thành kiến của họ có tính cách cố định. Thành kiến đã làm trở ngại cho những cuộc tiếp xúc giữa Ðức Giêsu và người đồng hương. Chính những thành kiến đó làm cản trở ơn thánh đến với họ. Họ nuôi quan niệm sai lầm về Ðấng Cứu thế. Theo họ thì vị thiên sai phải là một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc, một nhà cải cách xã hội tài ba, một vị tướng lãnh tài giỏi, bách chiến bách thắng, có thể đưa dân tộc họ lên hàng bá chủ hoàn cầu. Khi họ nhận ra Ðức Giêsu không thích hợp với với quan niệm họ sẵn có về Ðấng cứu thế, thì họ từ khước Người. Vì thế đối với họ, Ðức Giêsu không thể là Ðấng cứu thế. Thành kiến của họ đã làm cản trở cho đức tin vào Chúa, vào lời Chúa và quyền năng của Chúa như Chúa muốn họ tin tuởng
        Ta có thể thầm trách đám đông trong Phúc âm hôm nay đã tẩy chay Chúa. Tuy nhiên ta có thể mang tội giống như người trong Phúc âm hôm nay. Nếu ta chỉ đi tìm Chúa nơi những người quyền cao chức trọng, hay ở những nơi huy nga tráng lệ mà thôi, ta sẽ khó tìm thấy Chúa. Thiên Chúa còn hiện diện nơi những người bình thường mà ta thường gặp, cũng như những sự việc xẩy ra thường ngày. Ta khó nhận ra những dấu vết của Chúa nơi người khác cũng như sự việc ta gặp hằng ngày nếu ta để cho thái độ quen quá hoá nhàm xâm chiếm đời sống tư tưởng của ta.
        Thiên Chúa không những hiện diện ở những nơi tầm thường như phố nhỏ Nadarét, mà còn ở nơi dơ bẩn, hôi hám như trong máng cỏ Bêlem. Ta có thể tìm thấy Chúa nơi người đau yếu, bệnh tật, nghèo khổ và tù đầy. Ðể có thể tin, người ta phải giữ tâm hồn rộng mở. Nếu ta để cho thành kiến về đạo giáo làm mù quáng, thì những thành kiến có thể làm cản lối Chúa vào nhà tâm hồn. Nếu ta vịn cớ nọ cớ kia để đóng cửa nhà tâm hồn, thì Chúa cũng chịu, không vào được, vì Chúa đã ban cho loài người được tự do và Chúa tôn trọng tự do của loài người. Ân huệ và quyền năng của Chúa tuỳ thuộc vào việc mở rộng tâm hồn của mỗi người. Chúa không ép buộc ai theo Chúa và sống theo đường lối đức tin. Chúa chỉ mời gọi. Việc chấp nhận hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người.
        Nếu ta để cho thành kiến và tính ganh tị lấn át, ta sẽ không nhìn thấy những ưu điểm và khả thể nơi tha nhân. Nếu ta phán đoán lời nói hay việc làm của người khác chỉ dựa trên bằng cấp, sự nghiệp, chức quyền và gia cảnh của họ là ta để cho thành kiến len lỏi vào óc phán đoán của ta. Lời nói hay việc làm có giá trị thường mang tính chất khách quan chứ không tuỳ thuộc vào bằng cấp, sự nghiệp, chức quyền hay gia cảnh của người nói hay làm. Nghe những lời nói hay việc làm mang khuyết điểm của người khác mà đóng cửa lòng lại, không tìm đến với họ, không cho họ cơ hội để bầy tỏ lí do, thì có phải là quan niệm hẹp hòi chăng? Gặp người khác lướt qua một vài lần, nói mấy lời xã giao mà đã kết luận người đó tốt xấu, thì không phải là nhận xét nông cạn sao? Bỏ việc thờ phượng hay nghe lời giảng dậy ngày Chúa nhật chỉ vì thắc mắc về khả năng hoạt bát và trình độ học vấn của linh mục cử hành thánh lễ và rao giảng thì có phải là một quyết định không dựa trên đức tin chăng? Buồn giận một linh mục nào đó mà không tìm đến thờ phượng ở bất cứ nhà thờ công giáo nào khác thuận lợi, thì có phải là hành động giận cá băm thớt không?

Lạy Chúa Giê-su, trò không thể hơn thầy, nhưng nếu được bằng thầy thì đã là có phúc. Xin cho chúng con, nếu có phải nếm trải những sự thành kiến, kỳ thị và ghen ghét mà Chúa đã từng trải qua, thì cũng biết vui vẻ khiêm tốn đón nhận, để trong tất cả mọi sự Chúa được vinh danh. Amen

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Được nhìn thấy ơn cứu độ - Thứ ba 02/02/2021

 



Thứ ba 02/02/2021
Lễ dâng Chúa Giê su trong đền Thánh
Lời Chúa : Lc 2, 22-40

22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa.27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: 29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. 30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ 31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người.34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng;35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm,37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. 39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Lời Chúa hôm nay gợi cho chúng ta rất nhiều hình ảnh, nhưng mời mọi người cùng chiêm ngắm Bà góa phụ Anna : Theo ngôn ngữ Kinh thánh, góa phụ cũng đồng nghĩa với cái nghèo, vì bà đã mất đi tất cả những gì đảm bảo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, mất luôn cả người chồng, mà chỉ người chồng mới có quyền pháp lý. Là một góa phụ, có nghĩa bà đã mất đi người thân yêu nhất của mình, để từ đó rơi vào cảnh cô đơn, không có chỗ cậy dựa.
      Nhưng khi người ta cô đơn, không còn gì để bám víu, khi không còn gì để nương tựa, người ta sẽ tìm đến nơi nương tựa đích thực là Thiên Chúa. Ngài là nơi nương tựa vững chắc nhất cho con người.
Chỉ khi nào con người bị tước đoạt tất cả để không còn gì nữa, thì mắt người ta mới mở ra và nhận thấy Thiên Chúa một cách rõ ràng nhất, mà trước đây nó đã bị che khuất bởi biết bao danh lợi thú, bởi các chỗ cậy dựa.
      Bà đã già ( 84 tuổi ) Bà tuy già nhưng không hề ngừng hy vọng. Tuổi già cướp mất màu tươi thắm, thanh xuân và vẻ cường tráng của thân thể, nhưng còn tệ hại hơn, là năm tháng có thể giết chết sự sống trong tâm hồn, đến nỗi bao hy vọng từng ôm ấp cũng chết lịm và chúng ta trở nên ảm đạm, ê chề, an phận thủ thường, không còn thiết tha điều gì nữa. Nhưng tuổi già lại là một lợi thế.
        Khi đã về già, có nghĩa ta đã kinh qua tất cả ngõ ngách cuộc đời, ta đã đi qua tất cả các sự kiện, và đã thẩm định được tất cả cái giả tạo và cái chân thực, lúc đó ta mới nhìn cuộc đời rõ nhất, ta nhìn thấy nó đúng như nó có, và ta cũng nhìn về Thiên Chúa rõ hơn bao giờ hết. Bà là mẫu gương cho việc truyền giáo trong Giáo Hội. Bà An-na trong đoạn Phúc Âm hôm nay là người đã thực hiện vai trò truyền giáo của mình một cách thiết thực bằng chính cuộc sống của mình: bà đã can đảm chấp nhận một cuộc sống nghèo nàn, đơn sơ trong chay tịnh và cầu nguyện để trông chờ Đấng Cứu Thế.
       Ta không thể tìm gặp Chúa trong sự ồn ào náo động của những lo toan vật chất hay những đam mê trần tục, mà chỉ trong kinh nguyện hằng ngày, trong cuộc sống bình dị đơn sơ, để trong việc chu toàn những công việc bổn phận tầm thường hằng ngày, như hạt giống lớn dần, như nắm men từ từ làm dậy cả khối bột. Từ đó ta mới có thể nói về Hài Nhi một cách thuyết phục bằng chứng từ của cuộc sống.
        Hãy bắt chước bà tiên tri Anna nói về Chúa cho mọi người chung quanh nghe, và hãy sống làm sao để đời sống của ta phải trở nên mẫu mực lay chuyển lòng người.

Lạy Chúa, Chúa luôn hiện diện trong từng biến cố lớn nhỏ, trong những điều may mắn cũng như những điều không thuận lợi trong cuộc đời chúng con. Xin đừng để chúng con vô tâm, bỏ qua hay vùi lấp mối duyên đó nhưng dám xem đó là một cơ hội để Chúa hoạt động nơi chúng con, cho chúng con được lớn lên trong ân nghĩa Chúa như trẻ Giêsu lớn lên hằng được ân nghĩa Chúa ở cùng.

Bị ma quỷ ám - Thứ hai 01/02/2021

 





Là tân binh của mùa Halloween năm nay, Possession - bộ phim kinh dị dựa trên câu chuyện có thật do nhà nhà làm phim nổi tiếng Sam Raimi cũng đã kịp thu về gần 50 triệu USD sau 3 tuần ra rạp.

Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi gia đình Brenek tham gia một hội chợ cuối tuần và mua về một chiếc hộp gỗ. Tưởng chừng đó chỉ là một món đồ lưu niệm bình thường nhưng ngay sau khi cô bé Em mở ra, chiếc hộp đã mang đến hàng chuỗi các sự việc kỳ lạ.
     Dù mới ly hôn nhưng Clyde (Jeffrey Dean Morgan) và Stephanie (Kyra Sedgwick) đã phải tạm tái hợp khi thấy hành động của con gái ngày càng trở nên khác thường.Cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể tách con gái ra khỏi chiếc hộp, Clyde bắt đầu nghi ngờ chiếc hộp gỗ kỳ bí này là nguyên nhân khiến em trở nên mất trí.
     Sau hàng loạt những việc bí ẩn, khó giải thích, gia đình nhỏ cuối cùng cũng phải đối diện với mối nguy hiểm thực sự kinh hoàng: một linh hồn quỷ dữ thách thức tất cả mọi sức mạnh trên đời, kể cả quyền năng của Chúa Trời.
     Truyền thuyết về chiếc hộp Dibbuk là một sự việc có thật và được coi là một trong những nỗi ám ảnh ma quỷ lớn nhất của loài người. Được lưu truyền từ câu chuyện dân gian của người Do Thái xưa, sự tích của chiếc hộp Dibbuk lại càng gây ầm ĩ hơn nữa từ một bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times vào năm 2004 về những sự việc có thật liên quan đến các chủ nhân của chiếc hộp.Chiếc hộp sẽ quấy rầy chủ nhân của nó bằng những cơn ác mộng đáng sợ, những bệnh tật bất ngờ, những hình ảnh kỳ dị và những âm thanh không thể lý giải.

Ngay sau khi chiếc hộp huyền thoại “sừng sững” xuất hiện ở thời hiện đại, nó đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới và nhanh chóng được bán về tay một người phụ trách bảo tàng đại học tên Jason Haxton.

Sau khi nghiên cứu, ông đã tìm ra chủ nhân thực sự của chiếc hộp bí ẩn. Đó là một phụ nữ 103 tuổi – người hiếm hoi còn sống sót sau trận tàn sát người Do Thái vào thời Hitler. Khi tới Mỹ, bà đã mang theo chiếc hộp và cảnh cáo cả gia đình không bao giờ được mở nó.Từ câu chuyện đáng kinh hãi từ thực tế, đạo diễn nổi tiếng Sam Raimi đã quyết định đưa nó lên phim. Bởi bản thân chiếc hộp Dubbik đã là một vật thể có thực gây sợ hãi cho mọi người ngay từ trong ý nghĩ nên Raimi tin rằng bộ phim của ông sẽ khiến cho khán giả trải nghiệm hết sự hoảng sợ, khi ngồi trước màn ảnh và thậm chí còn gây ám ảnh đến tận lúc phim đã kết thúc.

Thứ hai 01/02/2021 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 5, 1-20

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ sang bờ biển bên kia, đến địa hạt Giêrasa. Chúa Giêsu vừa ở thuyền lên, thì một người bị quỷ ô uế ám từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn ở trong các mồ mả mà không ai có thể trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiềng xích lại, nhưng anh ta đã bẻ gãy xiềng xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta. Suốt ngày đêm anh ta ở trong mồ mả và trong núi, kêu la và lấy đá rạch mình mẩy. Thấy Chúa Giêsu ở đàng xa, anh ta chạy đến sụp lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, ông với tôi có liên hệ gì đâu? Vì danh Thiên Chúa, tôi van ông, xin chớ hành hạ tôi". Nhưng Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này". Và Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm". Và nó nài xin Người đừng trục xuất nó ra khỏi miền ấy.
 Gần đó, có một đàn heo đông đảo đang ăn trên núi, những thần ô uế liền xin Chúa Giêsu rằng: "Hãy cho chúng tôi đến nhập vào đàn heo". Và Chúa Giêsu liền cho phép. Các thần ô uế liền xuất ra và nhập vào đàn heo, rồi cả đàn chừng hai ngàn con lao mình xuống biển và chết đuối. Những kẻ chăn heo chạy trốn và loan tin đó trong thành phố và các trại. Người ta liền đến xem việc gì vừa xảy ra. Họ tới bên Chúa Giêsu, nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám ngồi đó, mặc quần áo và trí khôn tỉnh táo, và họ kinh hoảng. Những người đã được chứng kiến thuật lại cho họ nghe mọi sự đã xảy ra như thế nào đối với người bị quỷ ám và đàn heo. Họ liền xin Chúa Giêsu rời khỏi ranh giới họ. Khi Người xuống thuyền, kẻ trước kia bị quỷ ám xin theo Người. Nhưng người không cho mà rằng: "Con hãy về nhà với thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã thương con". Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tỉnh, tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta, và mọi người đều thán phục.

Người Do thái thời Chúa Giêsu có một cái nhìn rất miệt thị đối với dân ngoại, họ xem dân ngoại là những kẻ sống dưới ách nô lệ của ma quỷ, do đó cũng cư trú trong những vùng nhơ bẩn chẳng kém gì bãi tha ma. Nhưng đối với Chúa Giêsu, ranh giới giữa Do thái và dân ngoại không còn nữa. Ngài không chỉ đến với dân Do thái, mà cả với dân ngoại nữa. Chính cho dân ngoại mà Chúa Giêsu cũng mang ơn cứu độ đến, và ơn cứu độ ấy được thánh Marcô mô tả bằng những hình ảnh rất sống động: Chúa Giêsu trục xuất cả một đạo binh ma quỉ ra khỏi người bị quỉ ám, nguyên một bầy heo lao mình xuống biển. Tin Mừng được loan báo cho dân ngoại qua miệng người vừa được chữa lành.
      Thế nhưng, sự thành công của Chúa Giêsu dưới cái nhìn của Marcô thật là yếu ớt. Dường như tất cả những người mà Ngài tìm đến đều có thái độ dè dặt đối với Ngài. Chỉ có ma quỉ là kẻ duy nhất biết rõ Ngài là ai nhưng chẳng bao giờ có thể hoán cải được nữa. Các luật sĩ và biệt phái thì càng lúc càng tỏ ra chai lỳ, bà con thân thuộc thì chỉ nhìn về Ngài với những tính toán vụ lợi, đám đông dân chúng thì không nhận ra được ý nghĩa đích thực của sứ mệnh thiên sai của Ngài, còn dân ngoại thì nài nỉ Ngài quay trở lại quê hương Ngài để họ khỏi phải mang họa vào thân, và khi Chúa Giêsu chiến thắng được ma quỉ, thì đó cũng là lúc loài người tẩy chay Ngài. Trong một tình thế bi đát như vậy, cái chết trên Thập giá là chuyện tất yếu đối với Chúa Giêsu. Trong cái nhìn của Marcô, mỗi cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đương thời của Ngài là một tiên báo vê� cuộc tử nạn của Ngài, Ngài là một con người triền miên bị khước từ.
      Suy nghĩ về số phận của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi nhìn lại thân phận của người Kitô hữu chúng ta trong trần thế. Là môn đệ Chúa Giêsu, là chấp nhận lội ngược dòng, là làm chứng cho Ðấng đã từng bị khước từ, người Kitô hữu bị khước từ đã đành, mà ngay cả khi phục vụ một cách vô vụ lợi, họ cũng không hẳn được người đời thương mến. Nói như thánh Phaolô: bổ khuyết những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, đó là số phận của người Kitô hữu trong trần thế này.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, trên con đường nhân đức tiến về quê hương Nước Trời, đôi khi chúng con cũng mang tâm tưởng của đám đông. Chúng con bám víu, níu kéo những thực tại trần gian như quyền lực, lợi lộc, danh vọng... mà không dám mạnh dạn nói không với “ba thù” để rồi đời sống đức tin của chúng con bị chao đảo, khủng hoảng khi phải đối diện với những nghịch cảnh, bệnh tật, đâu khổ, khó khăn và tội lỗi... Xin Chúa thêm đức tin cho chúng con để chúng con vững vàng trước những cám dỗ của trần tục hôm nay. Amen

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Những cám dỗ của sa tan - Chúa nhật 31/01/2021

 





Vào năm 1970, cuốn phim “Người trừ quỉ” (Exorcist) được trình chiếu thì lập tức đã phá kỷ lục số vé bán ra. Chuyện phim kể lại một câu chuyện có thật về một thiếu niên 14 tuổi ở vùng Mao-Rai-mơ (Mt. Raimer), thuộc bang Me-ri-len (Maryland) của Hoa Kỳ vào năm 1949. Về sau, tờ “Tuần Tin Tức” (Newsweek) đã tường thuật câu chuyện này như sau: “Theo người cha kể lại thì cậu thiếu niên này thích ở một mình trên gác xép và chơi cầu cơ. Qua trò cầu cơ, cậu ta thường nói chuyện lâu giờ với một người có tên là “Ông Đại Úy”. Lúc đầu người cha cho rằng cầu cơ chỉ là một trò giải trí vô hại. Nhưng về sau, khi thấy con trai có những biểu hiện bất thường, thì cha mẹ cậu bé bắt đầu lo lắng. Nhất là một hôm ông bố nhìn thấy ghế bàn và chiếc giường cậu con đang nằm tự nhiên bị di chuyển trên sàn nhà giống như có bàn tay vô hình nào đó kéo đi. Rồi ban đêm cậu bé bị mất ngủ và hay nói lầu bầu điều gì đó với cái giọng khàn đặc của một gã đàn ông trung niên. Sau đó buộc lòng ông bố phải đưa con đến bệnh viện của trường Gioóc-dơ-tao (Georgetown), một trường đại học danh tiếng. Tại đây bác sĩ điều trị phát hiện ra cậu bé biết nói thành thạo tiếng La-tinh, một thứ cổ ngữ rất khó học mà cậu ta chưa từng biết đến trước đó. Cuối cùng sau một thời gian nằm điều trị vô hiệu, cha mẹ cậu đành đem con về nhà và nhờ hai vị linh mục dòng Tên có lòng đạo đức thánh thiện đến nhà cử hành nghi lễ trừ quỉ.

Cuộc chiến đấu giành linh hồn của cậu bé đã xảy ra rất căng thẳng và quyết liệt, kéo dài suốt 2 tuần lễ. Cuối cùng ma quỉ cũng chịu khuất phục và xuất ra khỏi nạn nhân. Nhưng đồng thời vị linh mục chủ lễ cũng đã gục xuống chết tại chỗ do chứng nhồi máu cơ tim. Hiện nay cậu bé trên vẫn còn sống tại thủ đô Wo-sinh-tơn (Washington). Một trong hai linh mục từng tham gia vào việc trừ quỉ đã thề là không bàn luận gì thêm về công việc nguy hiểm này. Tuy nhiên ông cũng cho biết là chính nhờ tham gia vào việc trừ quỉ mà bản thân ông đã thêm đức tin để luôn trông cậy vào quyền năng và tình thương của Chúa.

Chúa nhật 31/01/2021 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 1,21-28.

(21) Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày Sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. (22) Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (23) Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên (24) rằng: “Ông Giê-su Na-gia-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. (25) Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (26) Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. (27) Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. (28) Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

Phép lạ đầu tiên Đức Giêsu làm ở hội đường này là trừ quỷ.Sự hiện diện của Đấng Thánh cũng đủ làm cho thần ô uế phải khiếp sợ vì ô uế và thánh thiện không đội trời chung và Đấng thánh thiện có khả năng triệt phá thần ô uế. Lời của Đức Giêsu bây giờ là lời trừ quỷ, lời quát mắng, lời ra lệnh đầy uy quyền, lời khiến thần ô uế phải tuân theo.“Câm đi, hãy xuất khỏi người này !”
     Thần ô uế đã nhập vào và làm người ấy bị tha hóa, bị mất tự do, bị chi phối và sai khiến như một nô lệ. Lời Đức Giêsu là lời giải phóng để anh ấy được thật sự là mình, được giải thoát khỏi tình trạng ô uế.
    Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới bị ô nhiễm, từ không khí, nước uống đến những sản phẩm nhiễm độc của con người. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là bầu khí ô nhiễm về tinh thần, bầu khí ô uế của sex thấm vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Xin Đức Giêsu trả lại cho ta sự trong sạch nơi cái nhìn, sự trong trắng nơi trái tim và sự trong suốt nơi mọi cuộc gặp gỡ.

Lạy Chúa Giêsu, giàu sang, danh vọng, khoái lạc là những điều hấp dẫn chúng con. Chúng trói buộc chúng con và không cho chúng con tự do ngước lên cao để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời. Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời. Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Cuộc đời đầy sóng gió... Thứ bảy 30/01/2021






Tâm hồn Kitô hữu chúng ta cũng rộng lớn như Biển hồ, Chúa đến với ta, lúc ở bên này, lúc ở bên kia cuộc đời, để đem ánh sáng Lời Chúa đến với ta, để Ngài chia sẻ tất cả những đau khổ và cực nhọc trong đời ta. Ngài không ở hẳn bên nào mà luôn đi qua đi lại. Để trong mỗi cơn cám dỗ, trong mỗi đau khổ và bất hạnh, trong mỗi thất bại ta đều có Chúa sẻ chia với ta. Biển hồ Galilê chính là CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI, và đã vùi xác rất nhiều ngư phủ tại đây. Họ đã bị lừa như khi thấy biển yên sóng lặng, nhưng không ngờ nó luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm chực chờ.

Theo quan niệm truyền thống Do Thái, “CUỒNG PHONG” chính là lúc Satan phô diễn sức mạnh. Như vậy Biển hồ này chính là nơi hoạt động của thần lực tối tăm và của ma quỷ. Con thuyền của các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh cuộc đời chúng ta.

Thực vậy, cuộc đời chúng ta với bao nhiêu phong ba bão táp, đó là những thất bại của bản thân, những khó khăn của cuộc sống, của xã hội, những khổ đau của những người xung quanh, làm cho chúng ta nhiều lúc chán nản tuyệt vọng...

Thứ bảy 30/01/2021 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mc 4,35-41

Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi! ” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? ” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi! ” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? ” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? “

Sự kiện Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ, như được trình thuật trong Tin Mừng hôm nay, không phải chỉ có ý nghĩa địa lý: di chuyển từ nơi này sang nơi nọ, cũng như sóng gió nổi lên không chỉ mang ý nghĩa về khí tượng thuần tuý; nhưng các biến cố đó còn mang ý nghĩa thần học nữa. Chúa Giêsu và các môn đệ rời bỏ miền đất Israel để đi sang phía dân ngoại, điều đó mang ý nghĩa truyền giáo; sóng gió nổi lên tượng trưng cho sức mạnh của sự dữ, của ma quỷ nổi lên chống lại Chúa và các môn đệ.
      Tuy nhiên, như trình thuật Tin Mừng cho thấy, lúc đó Chúa Giêsu đang ở đàng lái, gối đầu mà ngủ. Giấc ngủ ấy khiến ta liên tưởng đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong cái chết đó, Chúa Giêsu dường như đã thất bại, trong khi đó các quyền lực sự dữ tưởng chừng như đã thành công, vì đã thủ tiêu được người mà họ coi như kẻ thù, như kẻ quấy rầy nền đạo đức tôn giáo của họ. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã thức dậy, nghĩa là Ngài đã phục sinh, và sự Phục Sinh của Ngài loan báo cuộc chiến thắng vĩ đại của Ngài trên mọi quyền lực của ma quỷ và sự dữ cũng như của bất cứ thế lực nào chống đối Giáo Hội.
      Ðời sống của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu được ví như một cuộc ra khơi. Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện, ngay cả khi chúng ta tưởng như Ngài vắng mặt trong những thử thách, phong ba của cuộc đời. Ðiều quan trọng là chúng ta biết chạy đến cầu nguyện với Chúa để Ngài làm yên cơn sóng gió và dẫn đưa con thuyền cuộc đời chúng ta về tới bến bờ bình an.
     Ước gì chúng ta luôn có được xác tín của thánh Phaolô Tông đồ: Thiên Chúa không để chúng ta bị thử thách quá sức chịu đựng, Ngài sẽ ra tay cứu giúp mỗi khi chúng ta kêu cầu đến Ngài.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho mọi người chúng con luôn tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa trên con thuyền cuộc đời chúng con giữa biển đời sóng gió. Để chúng con không bao giờ nao núng vì Chúa đã chiến thắng nên chúng con cũng sẽ chung phần chiến thắng và cập bến Nước Trời. Amen

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Hạt giống đức tin vẫn âm thầm phát triển - Thứ sáu 29/01/2021

 




CÂU CHUYỆN: VỀ SỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH:

Theo bản nghiên cứu thường niên về "Tình trạng Truyền giáo Toàn cầu" ngày 25/11/2011 được đăng trên Vietcatholic News cho biết số lương các Kitô hữu như sau: Tổng số Kitô hữu (gồm cả Công giáo, Chính thống giáo và Tin lành) hiện nay có khoảng 2,3 tỉ người và là tôn giáo có sức phát triển mạnh mẽ nhất. Cho đến đầu thế kỷ 20, Kitô giáo mới chỉ có 1.600 giáo đoàn khác nhau. Nhưng đến nay, sau một thế kỷ đã tăng lên 42.000 giáo đoàn. 

Riêng Hội thánh Công giáo có khoảng 1,16 tỉ tín hữu, và mỗi ngày thêm được 34 nghìn tín hữu. Việc tăng trưởng có thể do sinh sản và giáo dục con cái theo truyền thống đức tin. Cũng có thể do cải đạo từ các đạo khác sang Kitô giáo. Mặc dù sự cải đạo này không nhiều, nhưng đã có hàng triệu người mỗi năm qua việc hôn nhân: một người thuộc tôn giáo khác quyết định đón nhận đức tin từ người bạn đời Công giáo của mình khi kêt hôn.

Niên giám cũng cho thấy, số lượng các giám mục và linh mục đã tăng theo tỷ lệ thuận với số người Công giáo trên toàn thế giới vào khỏang 1,3% trong giai đoạn từ 2008 - 2009. Trong năm 2009, đã có 5.065 giám mục và 410.593 linh mục.

Thứ sáu 29/01/2021 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mc 4,26-34

(26) Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. (27) Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. (28) Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. (29) Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa." (30) Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? (31) Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. (32) Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng." (33) Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. (34) Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

Đức Giêsu không nói điều gì mới, Người cũng không giải thích qui trình sinh học tự nhiên của cây lúa là phải sinh rễ, hút nước, hút các chất bổ dưỡng trong đất tạo nên nhựa nguyên, nhựa luyện như những bài về sinh vật học .. . Người muốn qua chuyện về cây lúa để nói về Nước Trời. Trong Nước Thiên Chúa, hạt giống chỉ Tin mừng. Hạt giống gieo xuống đất tức là Tin Mừng đã được rao giảng. Thiên Chúa âm thầm họat động, ban cho Nước Thiên Chúa một sức mạnh thầm kín, giúp Nước của Người phát triển cho đến giai đọan hòan thành. Trong giai đọan này, điều cần thiết là phải kiên nhẫn vả bình thản chờ đợi, phải tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa đang âm thầm họat động trong lịch sử nhân lọai.
       Dụ ngôn kế tiếp, Đức Giêsu nói đến hai hình ảnh tương phản: Ban đầu khi Tin mừng mới được rao giảng, Nước Trời như một hạt cải thât bé nhỏ, nhưng rồi dần dần hạt giống ấy đã nảy sinh để trở thành một cây cải rợp bóng chở che, đón nhận mọi dân tộc khắp nơi.
       Hình ảnh tượng hình là bông lúa, là cây cải phát triển, lớn lên xem ra ai cũng hiểu được. Thế nhưng nói về Nước Trời không phải ai cũng nhận biết được điều ấy. Ngay như với các Tông đồ, tưởng câu chuyện dân giả, chắc các ông cũng ậm ừ cho qua, như dân chúng theo Chúa những ngày ấy, chứ không thể hiểu rõ được Nước Thiên Chúa sẽ ra sao ngày sau? “Nhưng chỉ khi có Thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết “.


Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con ý thức về sứ vụ của mình là làm cho Nước Chúa ngày càng được lớn lên và thấm nhập được vào mọi nơi trên dương gian này. Amen

Ánh sáng lột trần tất cả - Thứ năm 28/01/2021

 



Thứ năm 28/01/2021 - Tuần 3 TN
Lời Chúa: Mc 4, 21-25

21 Người nói với các ông: “Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? 22 Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng. 23 Ai có tai nghe thì nghe!” 24 Người nói với các ông: “Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. 25 Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất.”

Thầy Giêsu vẫn quen giảng khởi đi từ những chuyện hàng ngày. Thời xưa, khi chưa có điện, ngọn đèn dầu đem lại ánh sáng cho cả căn nhà. Bởi vậy không thể nào hiểu được chuyện ai đó thắp đèn lên, rồi lại đặt nó dưới cái thùng hay gầm giường. Cứ sự thường phải đặt nó trên đế để soi sáng mọi sự. Ngọn đèn mà Thầy Giêsu nói ở đây có thể ám chỉ Tin Mừng của Ngài, và cũng có thể ám chỉ chính Con Người của Ngài. Tin Mừng ấy không được phép đem giấu đi, nhưng phải được quảng bá và rao giảng. Con Người Đức Giêsu không được che kín sau bức màn, nhưng phải được từ từ vén mở cho mọi người thấy.
Cuộc đời người Kitô hữu, người đã lãnh nhận phép thanh tẩy, cũng giống như ngọn đèn đã thắp sáng đặt trên đế. Không được vì bất cứ lý do gì mà che giấu đi: vì khiêm tốn không muốn cho ai thấy ánh sáng của mình, hay vì không dám đương đầu với sức mạnh của bóng tối. Thế giới hôm nay cần những ngọn đèn Kitô hữu. Hai tỷ Kitô hữu làm nên hai tỷ ngọn đèn. Ánh sáng bừng lên xua tan bóng tối của dối trá, hận thù, sa đọa. Ánh sáng đem lại sự ấm áp của cảm thông, an bình và nâng đỡ. Khi cảm nhận được ánh sáng, người ta sẽ nhận ra được Kitô hữu là ai.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Xin đừng mỉm cười mà nói rằng Chúa đã ở bên chúng con rồi. Có cả triệu người chưa biết Chúa. Nhưng biết Chúa thì được cái gì ? Chúa đến để làm gì nếu đời sống con cái của Chúa cứ tiếp tục y như cũ ? Xin hoán cải chúng con. Xin lay chuyển chúng con. Ước gì sứ điệp của Chúa trở nên máu thịt của chúng con, trở nên lẽ sống của cuộc đời chúng con. Ước gì sứ điệp đó lôi chúng con ra khỏi sự an nhiên tự tại, và đòi buộc chúng con, làm chúng con không yên. Bởi lẽ chỉ như thế, sứ điệp đó mới mang lại cho chúng con bình an sâu xa, thứ bình an khác hẳn, đó là Bình An của Chúa. (Hélder Câmara)

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Kiên nhẫn sẽ thành công - Thứ tư 27/01/2021

 



Thứ tư 27/01/2021 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mc 4, 1-20

(1) Ðức Giêsu lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ. (2) Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ: (3) "Các người nghe đây! Kìa người gieo giống đi ra gieo giống. (4) Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. (5) Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; (6) nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. (7) Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. (8) Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được mmột trăm." (9) Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe!"(10) Khi còn một mình Ðức Giêsu, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. (11) Người nói với các ông: "Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, (12) để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ."(13) Người còn nói với các ông: "Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn? (14) Người gieo giống đây là người gieo lời. (15) Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xatan liền đến cất lời đã gieo nơi họ. (16) Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận, (17) nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay. (18) Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời, (19) nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì. (20) Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm."

Chúa kể dụ ngôn này sau khi Ngài đã thi hành sứ vụ công khai loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa được một thời gian. Nhưng sau khi thi hành sứ vụ một thời gian, xem ra Chúa chẳng gặt hái được thành quả gì. Ngược lại, dường như Ngài bị chống đối đủ kiểu đủ cách. Giới lãnh đạo tôn giáo thì bày mưu tính kế để ngăn cản việc Ngài thi hành sứ mạng, còn những người họ hàng thân thích của Ngài vì nghĩ rằng Ngài bị mất trí nên cũng tìm cách bắt Ngài về nhà, không cho Ngài đi rao giảng Tin mừng nữa.
      Trong hoàn cảnh bị chống đối tư bề như thế, Đức Giê su kể dụ ngôn này để khẳng định với các môn đệ của Ngài rằng sứ vụ loan báo Lời dù trước mắt xem ra như là chẳng đem lại kết quả gì, nhưng cuối cùng sẽ đi tới chỗ hoàn tất với những thành quả mỹ mãn. Hạt giống Tin mừng mà Ngài gieo vãi có thế bị văng vãi chỗ này, chỗ khác, những cuối cùng sẽ rơi vào đất tốt như Ngài mong muốn và đưa tới một vụ mùa bội thu.
     Lắng nghe Lời Chúa hôm nay, bạn và tôi được mời gọi kiên nhẫn và nhiệt thành bước theo Chúa trên con đường gieo vãi hạt giống Tin mừng giữa cuộc sống trần gian. Hạt giống mà ta gieo vãi ấy là hạt giống của yêu thương, của bác ái, của sự hiền hòa và thứ tha. Có những lúc ta tưởng rằng sự quảng đại, yêu thương, tha thứ mà ta dành cho tha nhân chỉ là vô ích. Nhưng hôm nay Chúa đảm bảo với ta rằng công khó gieo hạt giống Tin mừng của ta chắc chắn sẽ đưa tới một mùa bội thu của bình an, hạnh phúc cho chính ta và cho muôn người.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng ước ao tâm hồn mình như một mảnh đất màu mỡ, để hạt giống Lời Chúa trổ sinh hoa trái : 30, 60, 100. Nhưng đôi lúc chúng con đã để tâm hồn mình trở thành một vệ đường, một bụi gai, một mảnh đất sỏi đá và hạt giống Lời Chúa không thể đâm rễ được. Thậm chí có khi chúng con còn để mặc tâm hồn mình như thế, không cộng tác với Lời Chúa, không vun trồng đời sông thiêng liêng để hạt giống Lời Chúa phát triển.
      Lạy Chúa, chúng con không thể làm gì được nếu không có Chúa, xin cho chúng con biết mở lòng để Lời Chúa biến đổi chúng con từng ngày, từng giờ. Amen.

Cần nhiều thợ gặt - Thứ ba 26/01/2021

 




Câu chuyện của một linh mục thuộc Giáo hội Công giáo hầm trú ở Trung quốc 

Từ hơn 60 năm nay, tại Trung quốc, chỉ có những người thuộc Hội Công giáo yêu nước, thường được gọi là Giáo hội công khai, được nhà nước chấp nhận, trung thành với đảng cộng sản, mới có quyền tự do thờ phượng. Những người thuộc giáo hội quốc doanh này cho mình có quyền quyết định ai sẽ được chọn làm giám mục, là quyền thuộc về Đức giáo hoàng. Ngược lại, những người trung thành với Giáo hội Roma, tin rằng quyền bổ nhiệm giám mục thuộc về Đức giáo hoàng, thì thuộc Giáo hội hầm trú, bị coi như bất hợp pháp và bị bách hại. Trong chương trình “Theo bước người Nazarét”, cha Giuse phải quay lưng lại với ống kính máy quay phim và những chi tiết tiểu sử của cha cũng được dấu kín vì lý do an ninh. Sau đây là câu chuyện của cha. 

Cha Giuse lớn lên trong một gia đình Công giáo ở Trung quốc. Dù chính sách nghiêm ngặt của chính quyền là mỗi gia đình chỉ có một con, cha Giuse là con thứ 3 của một gia đình 5 con. Do đó, mỗi lần công an đến tỉnh của cha để kiểm soát, cha mẹ của cha phải đi trốn, để các con ở nhà. Người anh lớn nhất của cha phải trông nom các em. Mọi người trong gia đình cha cũng phải cất dấu những tài sản mà họ có, vì nếu chính quyền khám phá ra gia đình nào có hơn một con thì họ sẽ cướp đi mọi thứ tài sản của họ. Cha cho biết là một số gia đình Công giáo có nhiều hơn một con nên nhà cửa của họ đã bị phá hủy và họ hoàn toàn trắng tay. Đối với cha, những gì xảy ra khi cha còn bé là một thử thách của đức tin. Là một đứa trẻ, cha không hiểu lý do tại sao một người Công giáo thì phải sống trong cảnh đói kém và phải xa cha mẹ. Tuy thế, cha vẫn kiên vững trong đức tin. Anh trai của cha Giuse cũng là một linh mục. 

Dù giữa những khó khăn bách hại, đức tin Công giáo vẫn tồn tại ở Trung quốc là nhờ “giáo hội tại gia.” Các gia đình đọc kinh sáng tối một cách âm thầm bí mật và đặc biệt là họ lần chuỗi Mân côi với nhau. Cha Giuse kể: “Chính Kinh Mân côi đã ban cho chúng tôi sức mạnh trong suốt các năm trời, bởi vì chúng tôi không có các bí tích hay các linh mục. Các tín hữu đọc kinh Mân côi mỗi ngày, ít nhất là một chuỗi vào ban sáng và một chuỗi vào ban tối. Cuối chuỗi Mân côi họ đọc một lời cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima, là Đấng ban cho chúng tôi sức mạnh để sống như cá Kitô hữu đích thật.” 

Khi lên 15 tuổi, cha Giuse cảm thấy mình đang được Chúa gọi để trở thành một linh mục. Khi đó cha suy nghĩ: “Tại Trung quốc có rất nhiều người không biết Chúa Kitô và Giáo hội Công giáo, vì các Kitô hữu chúng tôi chỉ là một thiểu số. Vì vậy tôi nghĩ rằng khi học xong tôi sẽ vào chủng viện và làm linh mục. Giây phút đó đã thay đổi cuộc đời tôi bởi vì tôi thấy điều Chúa muốn cho tôi.” Quyết định làm linh mục của cha Giuse cũng được gợi hứng từ gương mẫu của một cha xứ trong vùng, một linh mục tân tụy, chăm sóc thiêng liêng cho dân chúng trong 60 ngôi làng. Vị linh mục này đạp xe từ làng này sang làng khác để cử hành Thánh lễ trong 5 ngôi làng lớn nhất. Cha Giuse nhận định: “Ngài là một mẫu gương trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội. Bởi vì ngài không muốn tham gia vào giáo hội Trung quốc quốc doanh nên đã bị ở tù một thời gian và bị quản thúc tại gia.” Linh mục này đón nhận những đau khổ đến với ngài. Ở tuổi 80, mỗi sáng ngài thức dậy lúc 3,30 sáng và cử hành Thánh lễ. Cha Giuse nói: “Đời sống gương mẫu của ngài là yếu tố quyết định giúp tôi tìm ra ơn gọi của mình. Ngài là linh mục cho mọi người với sự tận hiến gương mẫu đó.” 

Cha Giuse chia sẻ rằng có khoảng 30 giám mục thuộc Giáo hội hầm trú, không được nhà nước nhìn nhận; do đó các ngài không thể thi hành sứ vụ. Các ngài bị quản thúc tại gia và bị giám sát. Có những người theo dõi các cuộc viếng thăm của các ngài, những ai các ngài gặp và những đề tài nói chuyện trao đổi của các ngài. Các lễ truyền chức linh mục được cử hành bí mật và không có ai khác biết.” 

Nếu là thành phần của Giáo hội quốc doanh thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn: cử hành Thánh lễ công khai, có chương trình đều đặn và quyền tự do thờ phượng. Nhưng cha Giuse đã chọn trung thành với Giáo hội Roma dù cho những khó khăn đau khổ. Cha nói: “Một cách căn bản, Giáo hội hầm trú và giáo hội quốc doanh không phải giống nhau, bởi vì Giáo hội là duy nhát, thánh thiện, công giáo và tông truyền. “Giáo hội yêu nước tách khỏi Giáo hội Roma và vì đức tin của tôi, tôi không thể chấp nhận điều này. 

Dù thử thách bao quanh, đời sống của các Kitô hữu hầm trú ở Trung quốc là một chứng tá của đức tin. Cha Giuse xin mọi người cầu nguyện để các Kitô hữu Trung quốc có thể tiếp tục trung thành, vì “họ dạy chúng ta rằng đức tin thì quan trọng hơn mạng sống rất nhiều và khi sống đức tin, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô. Chúng ta phải làm chứng cho những người xung quanh chúng ta để những người chưa biết đức tin có thể tìm thấy nó.” (CNA 17/11/2017) 

Hồng Thủy

Thứ ba 26/-1/2021 - Tuần 3 TN

Lời Chúa : Lc 10, 1-9

Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường."Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: "Bình an cho nhà này". Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ. Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi".

Đức Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo như những thợ gặt trên cánh đồng lúa. Lúa đã chín vàng, mùa gặt đã đến, nhưng lại thiếu thợ gặt! Những người thợ này phải xin thêm thợ gặt mới bằng lời cầu nguyện. Thợ gặt của cánh đồng truyền giáo phải đối diện với hiểm nguy “như chiên giữa bầy sói;” phải thanh thoát với mọi liên hệ và của cải thế tục “bao bị, túi tiền, giày dép…” phải phó thác, tùy thuộc vào lòng hiếu khách của những người đón nhận mình. Hành trang và sứ mạng chính yếu là trao ban bình an của Thiên Chúa, năng quyền chữa lành bệnh tật, và loan báo triều đại Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu, khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng chúng con ít khi nghĩ đến những hạt giống đã âm thầm chịu nát tan để trao cho đời cây lúa trĩu hạt.
Có bao điều tốt đẹp chúng con được hưởng hôm nay là do sự hy sinh quên mình của người đi trước, của các nhà nghiên cứu, các người rao giảng, của ông bà, cha mẹ, thầy cô, của những người đã nằm xuống cho quê hương dân tộc. Đã có những con người sống như hạt lúa, để từ cái chết của họ vọt lên sự sống cho tha nhân.
Nhờ công ơn bao người, chúng con được làm hạt lúa. Xin cho chúng con đừng tự khép mình trong lớp vỏ để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của mình, nhưng dám đi ra để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.Chúng con phải chọn lựa nhiều lần trong ngày. Để chọn tha nhân và Thiên Chúa, chúng con phải chết cho chính mình. Ước gì chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua đi từ cõi chết đến nguồn sống, đi từ cái tôi hẹp hòi đến cái tôi rộng mở trước Đấng Tuyệt Đối và tha nhân. Amen.


Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Chọn gọi kẻ từng chống đối mình... Thứ hai 25/01/2021

 




Để có một người cộng tác vào một công việc đặc biệt trong chương trình cứu độ nhân loại, Thiên Chúa có nhiều cách chọn gọi và nhiều đối tượng được gọi khác nhau: Có những cách gọi bằng cách tác động từ nơi trái tim do lòng mộ mến, hoặc tác động lên ý thức tìm đến ơn gọi bằng sự nghiên cứu truy tầm về Thiên Chúa; cũng có cách gọi bằng cách làm cho nhiều lý do ngoại cảnh khác nhau tạo nên sự thích thú của đối tượng tìm đến ơn gọi (thậm chí có cả sự tiêu cực như thích được thế này thế kia…). Đối tượng được gọi cũng thật phong phú: có người được chuẩn bị từ trong lòng mẹ, có người được chuẩn bị từ nhỏ nơi gia đình, có người thậm chí đến từ một sự thất bại nơi tình cảm hay xã hội và có người được gọi bằng cả những cú ngã đau trên đường đời… Có người được gọi ngay trên ghế nhà trường, có người được gọi ngay trên bàn giấy hay nơi công sở làm việc, có người học thức hay sang giàu và cũng có người xuất thân từ nghèo khó quê mùa… Chúa có cách của Chúa, dù đến với ơn gọi thế nào hay đối tượng nào, thì khi đã gọi, Chúa có cách của Chúa và điều quan trọng là đối tượng được gọi dám cộng tác với ơn Chúa thì Chúa sẽ biến đổi họ nên khí cụ của Người.

Trường hợp của thánh Phao-lô hôm nay là một trong những cách chọn gọi của Chúa, nhưng thật đặc biệt và lạ lùng. Thánh nhân được gọi bằng một cú sốc, bằng một cú “quật ngã” làm cho sáng mắt ra và chấp nhận quy phục đức tin.

Thứ hai 25/01/2021
Lễ Thánh Phao lô, tông đồ trở lại
Lời Chúa : Mc 16,15-18


Đức Giê-su nói với các Tông Đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”

Phao-lô bị Chúa quật ngã khi đang bon bon trên đà danh vọng với những dự án toan tính của mình. Qua biến cố ngã ngựa, Phao-lô đã “mở mắt ra” khi cái vảy rơi khỏi mắt, và ngài đã thấy được cái sai quá khứ, mà bước theo ý Chúa muốn mình phải làm gì trong tương lai. Chúng ta cũng thế, khi đang tưởng chừng như thành công với những toan tính danh vọng, rất cần một cú sốc và cần đến những “Anania” giúp để mở mắt ra thấy mình đã sai và mau mắn trở lại.
      Và một khi đã được ơn trở lại, thánh Phao-lô đã để cho Chúa biến đổi nên Tông Đồ của Người và nhiệt thành làm chứng cho Chúa. Cũng thế, một khi chúng ta đã được Chúa gọi hay sau những vấp ngã, chúng ta biết đứng lên và ngoan ngoãn để cho Chúa hướng dẫn và cộng tác với Chúa để loan báo lòng thương xót của Người.

Lạy thánh Phao-lô, vị Tông Đồ của dân ngoại, cầu thay nguyện giúp cho chúng con có tâm hồn thao thức truyền giáo cho anh em lương dân, và có lòng nhiệt thành tạo ra những phương tiện cần thiết, giúp cho anh em lương dân có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với Hội Thánh của Chúa để họ được ơn trở lại.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Bỏ mọi sự đi theo Giê su - Chúa nhật 24/01/2021

 



Chúa nhật 24/01/2021 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mc 1,14-20

Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-mon với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.

Lời rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu là kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón nhận Nước Trời, vì Nước Trời đã gần đến. Tại sao? Vì chúng ta là người tội lỗi. Ai trong chúng ta xứng đáng để được vào Nước Trời? Điều kiện để đón nhận Nước Trời là lòng trong sạch. Thế nhưng, chúng ta có ai xứng đáng?
      Nhưng ăn năn sám hối là gì? Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về việc ăn năn sám hối, nhưng thực sự nó là gì? Có lẽ rất nhiều người chỉ hiểu mơ hồ thôi. Ăn năn sám hối, theo nghĩa của Thánh Kinh, không chỉ là hối tiếc những lỗi lầm mình đã phạm, mà là một cuộc trở về, thay đổi hướng đi của cuộc sống để bước vào một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn, là buông bỏ những hành động xấu xa của mình để hướng tất cả về Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta vào hạnh phúc của Ngài.
    Ăn năn thống hối đòi hỏi nhiều cố gắng, vì con người chúng ta thích sự dễ dàng và ngại không dám đi vào con đường của bỏ mình. Hơn nữa, chúng ta chỉ thích những gì đã quen và không muốn thay đổi. Mặc dù đôi khi cũng ý thức rằng chúng ta chưa tốt, chúng ta cần đổi mới hơn, cần sửa đổi nếp sống cho tốt hơn, nhưng tính ù lì vẫn làm chúng ta ngại ngùng. Những cám dỗ bên ngoài, những thú vui hấp dẫn vẫn chi phối cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống hằng ngày tạo cho chúng ta một sự quen thuộc mà chúng ta không muốn khuấy động. Cứ để vậy. Phải can đảm lắm mới có thể đứng lên và trở về với sự thiện, với tình yêu Chúa đang mời gọi. Ăn năn sám hối là một hành động khó khăn, nhưng những ai hiểu được giá trị sẽ không ngần ngại bước đi.
 
Lạy Chúa Giê su, Chúa muốn chúng con mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Từ hôm nay con xin xác tín Chúa lả chúa tể cuộc đời chúng con và quyết tâm mến Chúa trên hết mọi sự, sẵn sàng chọn Chúa hơn tình gia đình ruột thịt, hơn sở thích hay nghề nghiệp đang làm... Xin cho chúng con ý thức sứ mạng phải tích cực làm chứng cho Chúa. Xin cho chúng con biết siêng năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa hằng tuần, chu toàn các công tác được phân công như đi thăm viếng anh em lương dân, chia sẻ tiền bạc vật chất cho người nghèo khó, khiêm tốn phục vụ những người neo đơn bệnh tật, an ủi động viên những người đau khổ bất hạnh... Xin cho chúng con biết nhiệt tâm cộng tác với các vị chủ chăn và những anh chị em thiện chí để đưa nhiều chiên lạc về với Hội Thánh. Vì chúng con xác tín rằng: chỉ có Chúa mới thực sự là niềm vui và là hạnh phúc cuộc đời của con.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Điên, mất trí vì Yêu - Thứ bảy 23/01/2021

 





Thứ bảy 23/01/2021 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Mc 3, 20-21

Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: “Người đã mất trí”.

Lời Chúa hôm nay kể chuyện thân nhân của Chúa Giê-su phải đi bắt Người về, vì nghĩ là Người bị “mất trí”. Chúa Giê-su như “điên” vì yêu nhân loại, hi sinh cho dân, đặc biệt là cho các bệnh nhân, đến nỗi không còn thời giờ để ăn uống ngủ nghỉ.
      Thánh sử Mác-cô kể rằng, khi nghe biết Chúa Giê-su và các môn đệ về nhà, dân chúng đã kéo đến đông đảo, làm cho Chúa Giê-su không dùng bữa được. Phải, Chúa luôn sẵn sàng đón nhận mọi người đến bất kỳ lúc nào để chữa lành cho họ.
     Cái “điên” của Chúa là tất cả cho con người đến nỗi hy sinh cả mạng sống vì con người. Thánh Phaolô cũng đã nói về sự “điên rồ của thập giá”. Cũng như đôi tình nhân yêu nhau, họ cần đến sự gặp gỡ và hy sinh cho nhau, thì nếu Chúa Giê-su ở trên trời nói vọng xuống rằng “Ta yêu nhân loại” thì liệu có ai tin không? Người đã đến với con người, ở với con người và cuối cùng chết đi vì con người.
      Để rồi từ đó, rất nhiều những tâm hồn bước theo Chúa Giê-su và “điên vì Chúa”…
     Xưa cũng như nay, vẫn hàng hàng lớp lớp những chàng trai cô gái trẻ trung bước theo tiếng gọi dâng mình cho Chúa, tuyên giữ sống độc thân và bỏ lại tất cả những gì mà thế gian tìm kiếm. Phải, họ đã điên vì Nước Trời. Và cũng vì “điên bởi tình yêu dành cho Chúa” mà các thánh tử đạo sẵn sàng đón nhận cái chết để minh chứng cho niềm tin và lòng yêu mến các linh hồn.

Lạy Chúa, theo Chúa, sống với Chúa nhiều khi phải chấp nhận bị người khác gọi là điên khùng, vì cách sống của con không giống như những suy nghĩ trên bình diện phàm tục. Thế nhưng nếu con mạnh dạn để đương đầu với lối sống bình thường và tầm thường của thế gian, thì con sẽ thuộc về Nước Trời.
Xin ơn Chúa giúp để con dám trở nên người dại khờ vì tình yêu. Amen.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Được chọn và ở lại với Giê su - Thứ sáu 22/01/2021

 



Thứ sáu 22/01/2021 - Tuần 2 TN
Lời Chúa : Mc 3, 13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.

"Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi"có nghĩa việc Chúa Giêsu gọi ai là hoàn toàn tuỳ ý Ngài, chứ không do các tông đồ muốn và không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người như quan niệm “con ông cháu cha” mà ta vẫn hay nói đến.
      Và Marcô cũng không nói đến bất cứ yếu tố nào xuất phát từ bản thân các tông đồ, như giỏi giang, thông minh, xuất chúng, thánh thiện, đạo đức,… để làm cơ sở cho sự chọn lựa đó, có nghĩa Chúa chọn ai là tuỳ ý Ngài muốn. Như vậy, Ơn gọi là một hồng ân Chúa ban nhưng không, chứ không phải vì con người tải giỏi, thánh thiện, xứng đáng hay không xứng đáng….
      Dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, ta dám khẳng định: CHÚA ĐÃ GỌI TÔI, ta là người được Thiên Chúa chọn gọi qua Bí tích Rửa tội.
     Những người Chúa Giêsu muốn gọi, họ đã đến với Ngài. Đây là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Một sự đáp trả quảng đại, mau mắn và dứt khoát. Một khi chấp nhận theo Chúa, họ cũng chấp nhận tất cả những gì sẽ đến với họ và biết chắc rằng nó luôn là cái gì cam go, gian khổ, chứ không phải là dễ dãi, thuận lợi.

 Lạy Chúa Giêsu, trong công cuộc xây dựng Nước Trời, Chúa đã cần đến sự cộng tác của các môn đệ. Chúa đã mời gọi các môn đệ đến ở với Chúa trước khi sai các ông đi rao giảng. Ngày nay, Chúa cũng chờ đợi sự cộng tác của chúng con. Xin cho chúng con biết trân trọng đời sống cầu nguyện, biết gặp gỡ Chúa thực sự qua phụng vụ và bí tích – để được Chúa biến đổi. Và chúng con sẽ thành muối men âm thầm thấm đượm vào thế giới này. Amen.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Giê su đến giải thoát con người - Thứ năm 21/01/2021

 



Thứ năm 21/01/2021
Thánh Inê, trinh nữ tử đạo
Lời Chúa : Mc 3, 7 - 12

(7) Ðức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, (8) từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. (9) Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. (10) Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. (11) Còn các thần ô uế, hễ thấy Ðức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa!" (12) Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai.

Vào thời của Marcô, dân chúng bị bao phủ bởi sự sợ hãi ma quỷ và nỗi khiếp đảm ngày càng tăng. Thay vì giải phóng dân khỏi sự khiếp sợ này, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo lại làm gia tăng sự sợ hãi và nỗi thống khổ. Một trong những mục tiêu của Tin mừng nơi Đức Giê-su là việc giải phóng con người ra khỏi sự sợ hãi này. Nước Thiên Chúa đang đến đồng nghĩa với một quyền lực mạnh mẽ đang đến. Đức Giê-su chính là Đấng đầy quyền năng, mạnh mẽ. Ngài đến để chế ngự sa-tan, chiến thắng tội lỗi, giải thoát con người ra khỏi mưu mô, quyền lực của ác thần, của tội lỗi, của những điều xấu xa, của sự sợ hãi…Đó là lý do tại sao Mar-cô nhấn mạnh rất nhiều đến chiến thắng vinh quang của Đức Giê-su trên sự xấu xa, tội lỗi, ma quỷ, trên sa-tan. 
     Từ thông điệp của Tin Mừng, mỗi người chúng ta hiểu ra rằng: dù trong bất cứ một hoàn cảnh, nghịch cảnh nào, người Ki-tô hữu luôn tin rằng, họ sẽ vượt qua được những thử thách, những sóng gió, những điều xấu xa, những tội lỗi đang rình rập…. vì Đức Giê-su đã chiến thắng quỷ thần, Ngài sẽ giải thoát họ khỏi những gông cùm của bạo lực, bất công, khỏi những mưu mô của ác thần đang vây bủa xung quanh họ. Ngài đã chiến thắng sự dữ, và vinh quang tuyệt vời trước cái chết là sự Phục sinh vinh hiển. Nhờ đó, trong đời sống niềm tin, người Ki-tô hữu luôn hy vọng và sống trong tình yêu của Đức Giê-su, bởi có Ngài đỡ nâng và giải thoát họ khỏi muôn điều ác hại, khỏi những nỗi sợ hãi, khỏi quyền lực của ma quỷ.


Lạy Chúa Giêsu yêu mến, con đang ở với Chúa, đang trải đời con và hồn con dưới ánh sáng Lời Chúa, dưới ánh nhìn xót thương của Trái Tim Chúa. Xin chữa lành con, xin tăng sức cho hồn xác con, xin chiếm lấy con, xin nói bằng môi miệng con, xin hành động bằng tay chân con, xin yêu bằng trái tim con. Lạy Chúa, con muốn thuộc về Chúa, muốn được ở với Chúa mãi mãi. Amen.