Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Có một gia đình


Kết quả hình ảnh cho gia đình


 Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng

Đôi khi trên đường đời miết mải, ta quên bẫng đi mất một thứ quan trọng hơn hết thảy mọi thứ, đó là gia đình. 
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.
Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.
Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.
Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :


Chúa nhật 31/12/2017 - Lễ Thánh Gia
Lời Chúa :  Lc 2, 22- 40

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.
Và đây ở Giêrusalem, có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel. Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
“Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!”
Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.
Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Suy niệm :
Sống là chấp nhận thuộc về. Mở mắt chào đời là thuộc về một gia đình, một đất nước. Càng sống con người càng thấy mình thuộc về nhiều hơn. Thuộc về một nhóm, một giáo xứ, một nơi làm việc...Lời Chúa trong bài Tin Mừng trên đây nói về một Thiên Chúa cao cả đã xuống trần, chấp nhận sự thuộc về trần gian, nghĩa là có một gia đình, một quê hương trần thế, được hiến dâng theo luật xã hội thời vua Hê rô đê  đó chính là Chúa Giêsu Kitô. Qua câu chuyện này, một lần nữa, chúng ta lại có dịp hiểu thêm về một vài khía cạnh đặc biệt trong cuộc đời của Ngài. Chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn được trở nên một con người hoàn toàn giống chúng ta.  Chúa đến với loài người chúng ta là để cứu chuộc con người chúng ta. Chúa đã không muốn thực hiện công việc cứu chuộc này từ xa. Để làm công việc này, Chúa đã làm người. Thánh Gioan đã viết: "Ngài đã hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta." (Ga 1,14)
Một Thiên Chúa cao cả, linh thiêng, đã nhận lấy một thân xác như mọi người chúng ta. Nguyên việc này thôi thì tôi tưởng cũng đã là một việc kỳ diệu rồi. Thế nhưng Chúa chưa muốn dừng lại ở đó. Nhận lấy một thân xác để được ở giữa loài người như một người, Chúa Giêsu vẫn chưa lấy làm đủ. Người còn muốn đi xa hơn như lời Thánh Phaolô nói, Người muốn trở nên giống mọi người trong mọi sự... "chỉ trừ tội lỗi".Chúa Giêsu được Cha mẹ Ngài dâng tiến lên Thiên Chúa theo luật của Môisê theo như luật buộc

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, xin cho những người mẹ và những đứa con này, sau cuộc sống trần gian, được đạt tới niềm hạnh phúc vĩnh cửu.
Sau đó, ngài cầu xin Chúa Giêsu, Đấng đặt biệt yêu thương các trẻ nhỏ, chúc lành và gìn giữ những em nhỏ này khỏi mọi sự dữ, để các em được lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa, hầu ngày sau cùng được Chúa đón nhận vào quê hương Nước Trời. Amen

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Giá trị duy nhất

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 2,36-40

Người ta kể lại rằng, có một chàng thanh niên đến xin thọ giáo với một vị sư tổ chuyên về ngọc thạch. Sau khi chấp nhận anh ta làm môn sinh, vị sư tổ đã trao cho anh ta một viên ngọc thạch quí giá, và bảo anh hãy nắm chặt lấy nó ở trong tay. Sau đó thay vì những giáo huấn về nghề nghiệp, ông lại thao thao bất tuyệt nói với người đệ tử của ông về triết lý nhân sinh, về thiên văn địa lý. Ông nói cả hơn một giờ đồng hồ như thế rồi ông bảo người môn đệ trả lại cho ông viên ngọc thạch đó rồi cho chàng về nhà.
Hôm sau, chàng thanh niên đó lại trở lại, và cái cảnh hôm trước lại tái diễn. Thế rồi ngày này qua ngày khác, tháng nọ qua tháng kia, không có một điều gì khác lạ cả.
Bỗng một hôm vị sư tổ bảo chàng thanh niên đó nhắm mắt lại, rồi thay vì một viên ngọc như mọi khi, ông trao lại cho chàng một viên đá và cũng bảo chàng nắm tay lại.
Vừa nắm bàn tay lại chàng thanh niên nói:
- Thưa Thầy, đây không phải là viên bảo ngọc.
Vị sư tổ về ngọc thạch reo lên:
- Khá lắm, khá lắm, thế là con đã thành tài rồi đó.
Vâng! Chúng ta vừa mừng kính mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, lấy tên là Giêsu.
Qua biến cố Giáng Sinh, Thiên Chúa đã trao cho nhân loại một viên ngọc vô cùng quí giá, là Chúa Giêsu, để nhờ đó mà nhân loại được sống.
Thế nhưng thử hỏi có được bao nhiêu người trong nhân loại đã giơ tay ra để đón nhận lấy viên ngọc quí đó. Thánh Sử Gioan, trong bài tiền ngôn Tin Mừng của Ngài, Ngài đã đau xót nói lên rằng: “Người ở giữa thế gian, nhưng thế gian lại không nhận biết Ngài" (Ga 1,10). Và còn hơn thế nữa: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận Người" (Ga 1,11).
Chính vì thế “Ngài đã đến, nhưng Ngài lại phải ra đi".

Tại sao nhân loại đã có thái độ thờ ơ như vậy?
Thưa chỉ vì nhân loại chưa nhận biết được giá trị của viên ngọc quí Giêsu. Chính vì thế mà nhiều người đã đi chọn cho mình những viên ngọc giả hiệu là danh vọng, lạc thú, giàu sang, chức quyền thay vì chọn viên ngọc thật, vô cùng quí giá là Chúa Giêsu.
 Nhưng có một người trong loài người đã biết được giá trị của viên ngọc Giêsu và đã chọn viên ngọc đó. Đó là bà Anna mà Tin Mừng hôm nay nhắc đến. Xin mời Bạn cùng đọc :

Thứ bảy 30/12/2017 - Tuần Bát nhật GS
Lời Chúa : Lc 2, 36-40

“Bà đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel”.
Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.
Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Đấng Cứu Thế được các ngôn sứ loan báo, là món quà tặng quý báu nhất Thiên Chúa ban cho loài người, thế nhưng khi Ngài sinh ra làm người, Ngài lại bị từ chối ngay tại sinh quán của mình. Trái lại, như một hạt cát không được nhận biết giữa sa mạc thế giới, Chúa Hài Nhi lại được nhận biết và được nói đến bởi những người đơn sơ nghèo hèn, trong đó là một goá phụ, một “nữ ngôn sứ”, bà Anna. Bà đã chọn sống một lối sống “không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa” (Lc 2,37). Phải chăng đó chính là những phẩm chất cần để có thể gặp gỡ, nhận biết, và để có thể “nói về Hài Nhi” cho anh chị em mình?
Ta không thể tìm gặp Chúa trong sự ồn ào náo động của những lo toan vật chất hay những đam mê trần tục, mà chỉ trong kinh nguyện hằng ngày, trong cuộc sống bình dị đơn sơ, để trong việc chu toàn những công việc bổn phận tầm thường hằng ngày, như hạt giống lớn dần, như nắm men từ từ làm dậy cả khối bột. Từ đó ta mới có thể nói về Hài Nhi một cách thuyết phục bằng chứng từ của cuộc sống.

Lạy Chúa Giê su! Đôi khi trong đời của con cũng được khơi lên khát vọng gặp Chúa, nhưng điều đó đến với con không liên lỉ, bởi vì con chưa sùng đạo và ước mong gặp Chúa như cụ Simêon. Xin giúp con hằng trông đợi Chúa trong suốt cuộc đời. Amen.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Của lễ quý nhất



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 2,22-35


Tại Phi Châu trong một Hội Thánh ở làng quê nọ, mỗi Chúa nhật đầu tháng các tín hữu có thói quen dâng một phần mười cho Chúa bằng những thổ sản của mình để cung lương cho Mục sư và chi phí điều hành công việc Chúa. Các tín hữu sau khi dự lễ thờ phượng xong, tề tựu ngoài sân trước tư thất Mục sư, người đem dâng một phần mười bằng dừa, người dâng bằng khoai, bằng chuối, bằng lúa, bằng gạo, bằng cá khô v.v... Mỗi người đặt của dâng vào giữa sân chất thành đống rồi dâng lên những lời ca cảm tạ, ngợi khen vui vẻ. Họ vừa hát, vừa vỗ tay, vừa nhảy múa với tấm lòng tận hiến cho Chúa và công việc Ngài.

Có một thanh niên nọ nghèo, nhưng rất yêu mến Chúa, thấy các tín hữu dâng hiến cho Chúa bằng thổ sản do tay mình làm ra, anh thầm nghĩ đến ơn cứu chuộc của Chúa đối với đời sống của anh thật không thể lấy gì đền đáp cho đủ. Đang khi các tín hữu ca hát nhảy múa chung quanh của dâng, thình lình anh bước ra, nhảy vào ngồi giữa đống thổ sản, tuyên bố: "Tôi không có chi khác quý hơn thân thể của tôi, tôi xin dâng thân thể này và cả cuộc đời của tôi làm của lễ sống và thánh cho Chúa. Nguyện Ngài dùng đời tôi làm hữu ích cho công việc Ngài".

Rồi anh cất tiếng hát trong cảm động, nước mắt ràng rụa: "Tôi nguyện dâng tất sanh, Chúa hãy nhậm lời. Giê-su thân ái ôi, quyết dâng trọn đời. Muôn sự dâng ở trên bàn thờ, xin dâng lên Chúa toàn thân con  bây giờ và mãi mãi...

Lễ vật quý hóa nhất để dâng lên Chúa không là vàng bạc châu báu, hay những thành công rực rỡ ta đã đạt được, mà là sự hiến dâng cả con người mình với tất cả những yếu đuối, những bất toàn...Chúa Giê su đã được Mẹ Ngài  dâng làm của lễ. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ sáu 29/12/2017 - Tuần Bát nhật Giáng Sinh
Tin Mừng: Lc 2,22-35

22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", 24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng : 29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ 
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; 35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."

Suy niệm :
Ông già Simêon đã nói tiên tri về Hài nhi Giêsu:
Đức Giêsu là một “dấu hiệu”, một “dấu hiệu bị chống báng”, một “dấu hiệu mà người ta có thể phủ nhận”. Thiên Chúa không muốn áp đặt. Người đã trao ban tự do. Người chấp nhận ” dấu chỉ tình yêu của Người có thể bị người đời chối bỏ! Như thế mỗi người phải tự quyết định trước trường hợp “Giêsu” Ta có thể từ chối Ngài, hoặc đón nhận Người nghĩa là phải hy vọng, phải quỳ xuống… ta mới có thể đón nhận Người, nghĩa là được ơn cứu độ nâng lên…
Đức Giêsu cũng đã đến để yêu thương, cứu giúp mọi người. Ngài vốn là Thiên Chúa cao sang nhưng đã trở nên thấp hèn để nâng đỡ con người lên. Nhưng cuối cùng Ngài đã bị con người đóng đinh thập giá, bỏ mặc trong cái chết đau đớn và tủi nhục.
Còn Mẹ Maria, từ sau khi Mẹ nói tiếng Xin Vâng, Mẹ đã bắt đầu bước vào con đường đau khổ cùng với Con Mẹ. Mẹ luôn đồng hành với Con qua từng biến cố và đỉnh điểm đó là cuộc Khổ Nạn của Con. Mẹ đứng dưới cây thập giá như bị một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn. Mẹ đã trải qua những biến cố xảy đến cho Con Mẹ, nhưng Mẹ đã không có bất kỳ một phản ứng nào, nhưng luôn để tâm suy niệm trong lòng, như lời ông Simêon đã nói: “Để tâm tư nhiều, tâm hồn được biểu lộ”
Như vậy lời tiên tri của cụ Simêon sẽ được nghiệm đúng trong cuộc đời của Mẹ

Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rằng trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa thì Chúa đã sống cho con và thuộc về con từ lâu. Amen.


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Tội ác

Kết quả hình ảnh cho câu chuyện ân hận vì phá thai


Phá thai, vợ chồng tôi phải trả giá đắt
Tôi năm nay gần 40 tuổi, vợ kém tôi 1 tuổi, chúng tôi yêu nhau từ hồi hai đứa còn là sinh viên đại học, ra trường, chúng tôi nhanh chóng kết hôn khi công việc chưa ổn định. Cuộc sống thiếu thốn, thiếu trước hụt sau, nên cả 2 lần mang bầu vợ chồng tôi đều quyết định bỏ thai để còn lo cho sự nghiệp.
Một phần vì kinh tế nghèo khó, một phần vì lo sợ có con nhỏ, chúng tôi không có nhiều thời gian danh cho công việc, mất khả năng thăng tiến. Sau bao năm hai vợ chồng cố gắng, chúng tôi đã có được vị trí nhất định trong cơ quan, thu nhập cả hai đều được cải thiện. Từ hai bàn tay trắng, chúng tôi đã mua được nhà cửa đoàng hoàng và xe hơi. Thi thoảng hai vợ chồng cũng đi du lịch đây đó, tận hưởng cuộc sống.
Nhưng chúng tôi vẫn chẳng thấy hạnh phúc, vì chưa có một đứa con. Hai vợ chồng tôi rất mong có con, nhưng đi khám chưa khắp nơi vẫn chẳng có kết quả. Từ tây y, đông y, cúng bái,… cứ ở đâu mách có thầy hay, thầy giỏi vợ chồng tôi đều tìm đến, nhưng đều bại.
Bây giờ vợ chồng tôi mới hiểu rằng, tiền, chức vụ cũng chẳng có nghĩa lý gì khi trong nhà thiếu vắng tiếng bi bô con trẻ. Vợ tôi lúc nào cũng lo sợ, cô ấy không đẻ được con, tôi sẽ bỏ đi cưới người khác nên lúc nào cũng giám sát tôi 24/24, tôi đi ra khỏi nhà là cô ấy điện thoại gọi về, khiến vợ chồng không còn tin tưởng, yêu thương nhau. Cuộc sống gia đình mệt mỏi, nhàm chán, thiếu hạnh phúc.
Đến nhà bạn bè chơi, thấy họ có con có cái mà tôi cảm thấy buồn, thèm muốn vô cùng, dù rằng cuộc sống của họ còn thiếu thốn, nhưng tôi cảm thấy họ hạnh phúc hơn chúng tôi rất nhiều. Cả hai vợ chồng tôi đều cảm thấy rất ân hận vì trước đây đã phá thai, giết đi đứa con của mình để bây giờ phải trả giá đắt. (Lâm)
Giết người, hủy diệt mạng sống của người khác, dù đó là một thai nhi mới hình thành trong bụng mẹ là tội giết người, tệ hại hơn là chính cha mẹ giết con mình, đứa con bé bỏng không thể tự vệ...Cha mẹ chính là kẻ sát nhân, là tội phạm, là người mà xã hội lên án khinh bỉ... Con vật không giết con mình, thế mà con người lại làm điều đó, chẳng phải là thua con vật hay sao ?
Mời Bạn cùng nghe Lời Chúa mà Thánh sử Mat-thêu tường thuật lại cảnh giết các bé thơ vô tội cách đây hơn 2000 năm chỉ vì sợ bị mất chức, mất quyền, mà muôn đời sử sách còn lên án.


Thứ năm 28/12/2017 - Lế các Thánh anh hài
Lời Chúa: Mt 2, 13-18

Khi các đạo sĩ ra đi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: “Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrođê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người”. Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrođê băng hà, hầu làm trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: “Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”. Bấy giờ Hêrođê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.

Suy niệm :
Chẳng bao lâu sau tiếng hát của các thiên thần trong đêm Chúa Giáng Sinh, là tiếng khóc than của những bà mẹ mất con trong cuộc sát hại của Hêrôđê ở Bêlem. Chẳng lẽ việc Chúa ra đời lại là nguyên nhân gây ra cái chết của trẻ thơ vô tội? Các sử gia đã chứng thực rằng Hêrôđê không từ một thủ đoạn nào để tiêu diệt bất cứ ai có thể đe dọa đến ngai vàng của ông, dù đó là con cái ông sinh ra. Xét về mức độ tàn bạo thì cuộc thảm sát hài nhi ở Bêlem năm ấy chỉ là chuyện nhỏ. Các Thánh Anh Hài là lời tố cáo tham vọng ích kỷ và sự tàn bạo nhưng đồng thời cũng là lời chứng và tôn vinh Thiên Chúa là tình yêu và là chủ của sự sống.
Hiện tượng “thảm sát hài nhi” ngày nay vẫn còn xảy ra. Trong tháng 11 vừa qua, lại có thêm những trường hợp trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong thùng rác. Và còn biết bao nhiêu triệu thai nhi bị tàn sát mỗi ngày trên đất nước chúng ta, trên hành tinh chúng ta. Việc sử dụng tự do để thỏa mãn những tham vọng thấp hèn ích kỷ chính là nguyên nhân của thảm họa tội ác đó. Bạn và tôi cũng đều có tự do, và tự do của tôi và bạn đã được sử dụng để vun đắp sự sống hay để hủy diệt?

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, thế giới hôm nay vẫn có bao trẻ thơ chết vì bị giết. Có những trẻ thơ chết trong lòng mẹ, chết vì nghèo đói, vì chiến tranh, vì bệnh tật. Có những trẻ em phải nghỉ học để đi làm, bị bóc lột bởi chủ nhân.Có những em bị lạm dụng, bị bỏ rơi, tuổi thơ bị cướp mất. Nơi những em này, ta thấy hình bóng của Các Thánh Anh Hài, và thấy cả khuôn mặt của Hài Nhi Giêsu ngây thơ. Xúc phạm đến trẻ thơ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa. Xin Chúa cho chúng con ý thức hơn về sự cao quý của sự sống, biết trân trọng sự sống Chúa đặt để nơi con người là hình ảnh Chúa tạo dựng, để chúng con từ bỏ ý định giết người vô tội và chỉ vì sự ganh ghét, thù hận, sĩ diện, vì cái tôi ích kỷ của mình. Chúng con cầu xin, nhờ Chúa Hài Nhi Giê su. Amen

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Người được yêu nhiều nhất

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 20,2-8


Vào một đêm kia, nhà văn Anh John Ruskin nhìn thấy những người thợ thắp đèn đường trong thành phố (lúc đó chưa có điện đường). Họ phải cầm một ngọn đuốc làm đèn chiếu dọc theo các con đường.

Trong đêm tối, Ruskin không thấy được người thắp đèn, ông chỉ nhìn thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng người ấy để lại đàng sau mình. Qua hình ảnh đó, cụ già Ruskin đưa ra một nhận định hết sức thâm thúy: “Đây là một minh họa tuyệt đẹp về người Kitô hữu. Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người ấy, cũng chẳng bao giờ gặp anh, nhưng họ đều biết anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng anh để lại phía sau mình.”

Giáng sinh là một biến cố vô cùng trọng đại, một trang sử mới của nhân loại, đầy huyền nhiệm và linh thánh, nối kết giữa trời và đất, giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người. Vì Hài Nhi Giêsu chính là ánh sáng rạng ngời, đã chiếu soi trần gian trong đêm u tối, nguồn ánh sáng của tình yêu, chân lý, và sự sống. Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).
Chúa đã đến trần gian trong thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, cùng sống như loài người, cùng ăn, cùng uống, cùng vui buồn của kiếp nhân sinh để đem ơn cứu độ cho mọi người qua chính cái chết của Ngài... Thế nhưng chúng ta đã không nhận ra Ngài, thậm chí còn xua đuổi, đánh đòn, giết Ngài chết bằng nhiều cách... Thật không có gì đau đớn hơn yêu mà bị phản bội, bị xua trừ... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ tư 27/12/2017 - Lễ Thánh Gioan Tông đồ
Lời Chúa : Ga 20,2 – 8

1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.

Người tín hữu kitô hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố trong đời sống đức tin, như lối sống thực dụng, coi nhẹ các giá trị thánh thiêng… hay khi tình yêu bị phản bội, hạnh phúc bị chia lìa, tâm hồn đang lún sâu trong vũng lầy tội lỗi, không tìm ra giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống mình. Những thử thách này có thể làm cho đức tin chao đảo, suy yếu nhưng cũng là dịp để rèn luyện, củng cố đức tin. Trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta hãy nhớ lại lời Thầy Giêsu mời gọi: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Chỉ có sự can đảm trong đức tin mới giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện và yêu thương nhìn chúng ta. Chính Ngài lèo lái con thuyền đời ta ngang qua những lựa chọn và quyết định phù hợp với thánh ý Ngài.

Lạy Chúa Giê su, đức tin đưa con vào gặp gỡ thân tình với Chúa. Nguyện Chúa gìn giữ đức tin luôn cháy sáng nơi tâm hồn con, để con biết đặt tin tưởng nơi Ngài là khởi điểm và đích điểm cuộc đời con. Nguyện Chúa mở mắt đức tin giúp con thấy Chúa hiện diện nơi tha nhân để nhờ đó, con có những hành động bác ái thiết thực vì con hiểu rằng đức tin hành động nhờ đức ái và đức ái được minh chứng bằng những việc làm. Amen.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Theo Chúa, Đấng bị bách hại

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mt 10, 17-22

Một suy tư nhỏ 

Là người Công Giáo Việt Nam, chúng ta rất hãnh diện về Cha ông của chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Không chỉ là 117 vị hiển thánh, mà có cả trăm ngàn tín hữu đã anh dũng làm chứng cho Thiên Chúa. Không chỉ có thời các vua Chúa cấm cách, mà ngay cả thời nay, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và cuộc sống nhân chứng của Ngài là một tiêu biểu.
Vì niềm tin tuyệt đối và trung kiên vào Thiên Chúa, vì tình yêu mãnh liệt đáp lại tình yêu tạo dựng và cứu chuộc, vì bừng bừng ngọn lửa khát khao được sống trọn vẹn và vĩnh cửu trong thế giới mới của Ba ngôi Thiên Chúa, mà Cha ông của chúng ta đã không ngần ngại từ chối sự sống hay hư nát của thân xác phàm trần để tuyên tín cho thiên hạ biết rằng có một đời sau vĩnh cửu, hạnh phúc thiên thu.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị cấm cách, bức bách, bắt bớ, tù đày, lăng mạ, lăng nhục và cuối cùng chấp nhận chết cuộc sống mình, chết thân xác mình, bằng trăm ngàn cực hình dã man, đau đớn. Sức mạnh để vượt qua và chiến thắng của họ là nhân đức cơ bản, là nguồn ơn cơ bản Tin Cậy Mến mà Thiên Chúa ban riêng cho mỗi con người và ơn hiệp nhất ban cho cộng đoàn làm chứng tá phục sinh. Tuyệt đối không phải là sức mạnh của tập thể theo nghĩa phong trào, có tính hời hợt, nhất thời đấu tranh cho một quyền lợi thuộc phạm vi trần thế.

Họ đã không bắt chước nhau tử đạo vì danh vọng trần thế là để tiếng lại cho đời sau, nhưng là vì họ xác tín một cuộc sống mới được phục hồi sau cái chết quí giá và ý nghĩa ấy: cái chết làm chứng cho Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, cái chết để sống lại với Đức Kitô. Họ đã thực thi lời huấn thị của Tin Mừng: “từ bỏ chính mình”: vì xác tín sự sống mình có được là do Thiên Chúa, và thuộc về Thiên Chúa; “vác thập giá mình”: chấp nhận tất cả những thương khó trong đời theo Chúa Giêsu, để ý định cứu rỗi của Thiên Chúa Cha được thực hiện, cho mình và cho mọi người.

Đối với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bước qua thập giá là từ chối ơn cứu chuộc của Đức Kitô, là bội tín với Thiên Chúa. Vì thế, khi cuộc bách đạo càng khốc liệt, càng đẫm máu, thì niềm tin của họ càng được nung nấu, được tôi luyện thành sắt thép vững chắc nhờ đức mến nồng nàn và đức cậy trông mạnh mẽ.

Giáo hội Việt Nam thừa hưởng một di sản Đức tin quí báu, vì nhờ máu các Ngài đổ ra, mà cánh đồng truyền giáo trổ sinh muôn hạt vàng tín hữu.

Noi gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu Việt Nam đã kiên trung trong đời sống đức tin cá nhân và cộng đoàn thật đáng khâm phục. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đất nước, qua bao nhiêu đổi thay của ý thức hệ… nhưng giáo lý Chúa Kitô và niềm tin vào Thiên Chúa vẫn ngời sáng trên quê hương không chỉ nghèo nàn lạc hậu mà còn chịu bao thảm họa của thiên tai, dịch nạn..
Tuy nhiên, khi mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là lúc mà mỗi chúng ta phải nhìn lại đời sống chứng tá của mình và của cộng đoàn.
Ở đấng bậc nào trong giáo hội, trong đời sống hằng ngày, tất cả chúng ta đều phải đối diện, phải đặt mình trước thập giá, không phải để chúng ta bước qua, mà là để ôm lấy, yêu mến, hôn kính và nhất là vác đi trong cuộc đời.
Ngày xưa những khổ hình có thể nói là kinh khủng lắm, man rợ lắm dành cho ai không bằng lòng bước qua thập tự giá. Thời nay, cuộc bức bách mới dùng cách làm cho tín hữu không thấy dữ tợn mà hiệu quả không kém kinh khủng hay có thể nói còn kinh khủng hơn: chiêu bài đổi hướng niềm tin và tình yêu.

Chúng ta không thấy mình đang bước qua thập giá, khi chúng ta yêu mến của cải tiền bạc, tiện nghi vật chất và những khoái lạc trần gian hơn là yêu mến Chúa. Hơn nữa, chúng ta vẫn thấy mình rất xứng đáng vì những việc đạo đức, những việc tông đồ. Chúng ta không thấy mình bước qua thập giá, khi mình đang làm việc Chúa để tìm chút hư danh cho mình. Hướng đến của Tình yêu chúng ta là Chúa, đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta là Thập giá Chúa Kitô, nhưng tài hoa của ma quỉ đã khéo léo chuyển hướng đến của tình yêu chúng ta là chính chúng ta.

Quả thật, chúng ta đang không làm chứng cho một Thiên Chúa, nhưng chúng ta đang làm chứng cho chính mình, khẳng định chính mình, củng cố danh dự chính mình. Chúng ta đang bước qua thập giá mà không hề hay biết. Không tỉnh thức trước những âm mưu của ma quỉ, chúng ta có thể nằm gọn trong đúng mục tiêu, đúng tầm ngắm của cuộc bách đạo mới.

Tỉnh thức trước cơn bách đạo thời nay
Mục tiêu của cuộc bách đạo thời nay vẫn là cản trở, ngăn cấm con người đến với Thiên Chúa, hoặc bằng mọi giá, cắt đứt tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Một loại gông cùm xiềng xích mới, một loại nhà tù hiện đại đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới.
Mục tiêu của cuộc bách đạo mới không chỉ đơn thuần là việc bắt bớ, bỏ tù một vài người đấu tranh cho tự do nhân quyền, cho tự do tôn giáo, nhưng là bỏ tù cả ngàn ngàn người trong cái vỏ ốc cầu an, trong cái hố bằng lòng về sự tự do xem như là tạm đủ, trong cái túi chấp nhận một loại tự do ảo tưởng, trá hình mà thực ra đó là thứ tự do làm nô lệ.

Cũng vậy, việc đập phá một ngôi thánh đường, chưa bằng đập phá cả triệu cung điện của Thiên Chúa nơi tâm hồn các tín hữu bằng những chủ thuyết vô thần, vô luân, vô vọng tưởng một đời sau… để không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, không còn một định luật tôn giáo nào, không còn một nguyên tắc đạo đức nào, không còn niềm tin tôn giáo nào trong chính tâm hồn người công giáo.
Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Lời Chúa : Mt 10, 17-22

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì.
Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ”.

Ngày hôm qua chúng ta hân hoan cử hành lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Con Chúa ra đời; hôm nay phụng vụ lại giới thiệu cho chúng ta gương mặt Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo tiên khởi của Giáo Hội, đã hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho tình yêu của Hài Nhi vừa chào đời này. Khi cử hành như thế, Giáo hội muốn chúng ta nhận ra rằng: Thập giá luôn gắn liền với Chúa Giêsu và những ai theo Người. Người môn đệ đích thực của Chúa sẽ được đồng phận với Ngài, chịu hiểu lầm, chịu bách hại vì đi ngược với thế gian. Khi nỗ lực đạt đến sự trọn lành, người ngay chính phải chịu nhiều đau khổ vì sự ngay chính của mình, bởi kẻ thù của Chúa gây nên. Chúa Giêsu đã tiên báo: “Vì Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ” (Mt 10, 22a); “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước.” (Ga 15, 18). Trong thực tế, lời tiên tri này không chỉ được ứng nghiệm ngay từ buổi đầu của Giáo Hội, mà còn tiếp tục trong thời đại hôm nay khi các Kitô hữu vẫn không ngừng chịu đau khổ vì sống và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Thánh Phaolô chia sẻ trải nghiệm này với môn đệ Timôthê khi nói: “Những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3,12).
Thập giá là phương thế Thiên Chúa chọn để cứu độ và đưa con người đến hoàn thiện. Nếu chúng ta muốn nên thánh, thì hiển nhiên chúng ta phải biết đón nhận thập giá trên bước đường theo Chúa. Là môn đệ Chúa Giêsu và được mời gọi nên hoàn thiện (x. Mt 5, 48), chúng ta có sẵn sàng đón nhận những hy sinh, thử thách, thua thiệt, bất công… vì sống theo giáo huấn và giá trị của Tin mừng không? Nếu chúng ta đón nhận thập giá với tất cả lòng mến, tuy phải chịu những thiệt thòi ở đời này, chúng ta sẽ được nên giống Chúa và vui mừng hân hoan lãnh phần thưởng trọng đại ở trên trời (x. Mt 5, 12).

Lạy Chúa Hài nhi Giê su, Chúa nói ai bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con và ban ơn can đảm và kiên vững để chúng con đi theo Chúa cho tới cùng trên con đường hoàn thiện. Amen.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Con Thiên Chúa đã đến trần gian


 Truyện ngắn : Món qùa tình yêu – love story 
Món quà tình yêu Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh. Cô sẽ không thể làm gì hơn,chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở. Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK. Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên,cô rất hạnh phúc khi ôm “Jim”, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về. Truyện ngắn tình yêu: Món quà tình yêu Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món quà. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh. Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên. Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della. Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát. Truyện ngắn hay nhất – Món quà Tình yêu Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu “Madame Eloise”. Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ “Eloise” nào cả. Della cất tiếng hỏi: “Bà mua tóc tôi không?” “Tôi chuyên mua tóc mà”, bà ta đáp và bảo: “hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi” Suối tóc nâu đẹp tuyệt vời buông xuống.
“Hai mươi đồng” bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả. “Hãy cắt nhanh đi! Và đưa tiền cho tôi” Della nói. Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó. Truyện ngắn: Món quà tình yêu Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại. Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: “Mình có thể làm gì với nó đây?”. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. “Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!” Cô tự nhủ “Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?” Truyện ngắn: MÓN QUÀ TÌNH YÊU
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim. Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói “giáng sinh vui vẻ”, em có một món quà rất hay cho anh này!” “Em đã cắt mất tóc rồi à?” Jim hỏi “Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? Em vẫn là em mà!” Della nói. Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: “Em nói là em đã bán tóc à?” “Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?” Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: “Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.”
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc,những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa! Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. “Tóc em sẽ chóng dài ra thôi, Jim”, nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
“Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.” Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói: “Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu” Đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.

Thật cảm động về món quà phát xuất từ tình yêu của hai vợ chồng trẻ trên đây. Nhưng có một món quà còn cao quý hơn đó là Thiên Chúa Cha đã ban chính người con duy nhất của mình cho nhân loại, "Người vốn dĩ ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã từ bỏ địa vị cao sang đó, làm cho mình hóa ra như không, mặc lấy thân nô lệ, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người lên, trổi vượt hơn muôn ngàn danh hiệu, khiến mọi loài phải bái quì, xưng tụng Người là Đức Chúa. "Vâng Người đó chính là Chúa Giê su, con Thiên Chúa làm người, để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi...Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ hai 25/12/2017 - Mừng Chúa Giáng sinh
Lời Chúa : Ga 1,1-18 

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 
4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”.
16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

Thiên Chúa nói với chúng ta về tình yêu của Người bằng cách gửi Lời Ngài đến với chúng ta. Lời Thiên Chúa đã trở thành người phàm giống như chúng ta; Người đã nói một ngôn ngữ nhân loại, và đã kể cho chúng ta về Cha của Người, nói về cách Người nghĩ về chúng ta, và các chương trình Người lập ra cho chúng ta. Để biết Chúa Cha, tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn Chúa Kitô, xem những gì Người làm, lắng nghe những gì Người nói và dạy, nhìn xem những con người mà Người quan hệ với, nơi và những người mà Người đến chia sẻ bữa cơm với, những người mà Người chọn để cộng tác với Người.
Các Kitô hữu cũng được thúc bách nhìn lại: chúng ta có chăng khả năng nhận ra được là nhiều lần chúng ta bị bóng tối vây hãm. Chúng ta phải tự hỏi: Điều gì ngăn cách giữa tôi và Đấng tạo thành tôi, điều gì đang che phủ Ngài, khiến tôi không nhận ra Ngài và ngăn cản tôi đi vào thông hiệp sống động với Ngài? Dường như chúng ta còn đang bị cám dỗ thấy có nhiều điều đáng quan tâm hơn, quan trọng hơn, thuyết phục hơn và hứa hẹn hơn là việc đón tiếp Thiên Chúa, Đấng tự hiến ban chính mình! Đàng khác, nếu Chúa Cha yêu thương chúng ta đến như thế, tại sao chúng ta lại không yêu thương nhau?


Lạy Chúa, Chúa là Emmanuel. Chúa đã ở với chúng con. Chúa đã viếng thăm chúng con. Ngày Chúa Giáng Sinh là ngày các thiên thần ca mừng Chúa. Xin cho chúng con cũng biết sống với khoảnh khắc của “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Nguyện xin Chúa cho chúng con mỗi ngày biết hân hoan khao khát gặp Chúa, như các mục đồng ngày xưa đã đi đến Bêlem với ước mong gặp Hài Nhi Giêsu và Chúa đã cho gặp.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Lời hứa đã được thực hiện

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,26-38

Vào một buổi chiều đông lạnh giá, PHUN-TƠN (FULTON OURSLER), một tín hữu bị mất đức tin bỏ nhà thờ nhiều năm, đang trong tâm trạng tuyệt vọng vì gặp quá nhiều vấn đề khó khăn nan giải. Khi đi ngang qua đại lộ Nhà thờ chính toà của thành phố Nữu Ước, tự nhiên ông cảm thấy có một sức mạnh vô hình nào đó cuốn hút ông vào nhà thờ và đẩy đến quỳ trước tượng Đức Mẹ. Sau một lát im lặng, Phun-tơn tự nhiên đã thốt ra một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, có thể chỉ một lát nữa thôi là con sẽ lại đổi ý để tiếp tục bài bác chế diễu các việc đạo đức con đang làm để trở lại con đường vô tín. Nhưng bây giờ con cảm thấy tâm hồn thật sự bình an, dù con đang gặp nhiều khó khăn nan giải. Xin Mẹ cầu cùng Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho con”. Ngay lúc đó Phun-tơn cảm thấy một điều lạ lùng kỳ diệu xảy ra nơi bản thân, biến ông trở thành một con người mới: Ông đã có lại đức tin ! Từ đây, ông luôn sống kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a để làm chứng cho Chúa Giê-su bằng một cuộc sống khiêm nhường, cậy trông phó thác và đầy vị tha bác ái. Chính nhờ Mẹ mà ông đã đến được với Chúa Giê-su.

Mẹ Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn, vì Mẹ đã sống khiêm nhu, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa Vì thế Mẹ được hưởng nhiều đặc ân . Câu chuyện trên đây đã nói lên uy quyền mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, để những ai chạy đến kêu cầu Mẹ, Mẹ sẽ giúp đỡ. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Chúa nhật 24/12/2017 - Tuần 4 MV
Lời Chúa : Lc 1,26-38

“Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.”


Nhìn lại lòng tin của mỗi người, trước những biến cố lớn nhỏ trong cuộc đời, trước nhiều hoàn cảnh thuận nghịch xảy đến, tôi có luôn bối rối khi đón nhận một đề nghị, một ý kiến trái ngược với mong muốn của mình không? Nhất là khi ý kiến đó mang đầy tính tích cực và chân thành? Tôi đã xử trí như thế nào? Vui lòng đón nhận hay tìm cách thoái thác? Nhìn vào gương mẫu của Mẹ Maria, tôi có được thúc đẩy để bàn hỏi, trao đổi với những người khôn ngoan có kinh nghiệm trong những việc hệ trọng của đời mình không? Tôi có thẳng thắn trao đổi cùng cha linh hướng mọi thao thức trong tâm hồn mình không? Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta qua những dấu chỉ của cuộc sống hôm nay. Nếu biết lắng nghe, chúng ta sẽ nhận ra thánh ý Thiên Chúa gửi đến cho mình, cũng như Đức Maria đã nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc Truyền Tin.

Lạy Chúa Giê su, chỉ còn ít ngày nữa là tới đại lễ Giáng Sinh. Chung quanh chúng con, người người đang tấp nập mua sắm và trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị mừng ngày đại lễ. Nhưng có lẽ điều Chúa muốn chúng con làm lúc này là chuẩn bị tâm hồn của chúng con, để lòng chúng con trở thành một hang đá thanh sạch và đầy tràn ánh sáng của Chúa, xứng đáng đón Chúa đến thăm vào Đêm Giáng Sinh. Xin Chúa giúp chúng con thật lòng ăn năn sám hối tội lỗi, quyết tâm khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhất là cho chúng con biết chia sẻ tình thương cho những người nghèo khổ: Các cụ già cô đơn không nơi nương tựa, các trẻ em khiếm thị và các người khuyết tật, các trẻ mồ côi lang thang đầu đường xó chợ kiếm sống, và hết những bệnh nhân yếu đau liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị... Nhờ đó chúng con xứng đáng được đón rước Chúa đến ngự trong lòng chúng con trong lễ Giáng Sinh và ban hồng ân cứu độ cho chúng con. Amen

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Dấu ấn vào đời



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,57-66



Thứ Năm tuần lễ cuối của tháng 11, là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Mời quý vị và các bạn đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. 
* * *
Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: “Chỉ với một nụ cười...”, tựa đề mới được đặt lại theo tinh thần bài viết.
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ : "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà... ". Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình. Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn. Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ.

Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi. Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối.

Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà dưỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi. Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo :
Dear Thanh, My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh. Thank you, very much, for your smile...
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình ướt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực để sống còn. Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving. Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm trước. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy :

My dear Thanh, I am thinking of you until the last minute of my life. I miss you, and I miss your smile... I love you, my "daughter"...

Xin mời Bạn cùng đọc Lời Chúa nói về sự sinh ra của một người được gọi là người "không đáng cởi quai dép cho Đấng Cứu Thế.

Thứ bẩy 23/12/2017 - Tuần 3 MV
Lời Chúa : Lc 1, 57-66

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
(59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gioan".(61) Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả". (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan". Ai nấy đều bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Ðứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?" Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em.


Suy niệm :
Việc Thiên Chúa làm thật kỳ diệu, trong khi con người bất lực và dường như tuyệt vọng, thì Thiên Chúa lại can thiệp và ban lại niềm vui to lớn hơn.
Mỗi cuộc đời chúng ta là một kế hoạch của Thiên Chúa, đòi hỏi chúng ta phải bước đi trong niềm tin, dù cuộc đời không thiếu những lúc tưởng chừng như không còn gì để hy vọng, chúng ta được mời gọi tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi nhưng ai kêu cầu Người, dù chúng ta lắm khi không hiểu được cách thức can thiệp của Chúa, giống như Abraham hay Giacaria đã hơn một lần cảm thấy vô lý trước Lời Hứa.
Khi nghi ngờ Lời Thiên Chúa thì ông Giacaria bị câm, đến lúc ông thực hiện Lời Thiên Chúa hứa để đặt tên cho con trẻ là Gioan thì ông lại nói được để chúc tụng Thiên Chúa.
Điều này cho thấy, bao lâu con người còn nghi ngờ Lời Thiên Chúa, là bấy lâu tâm hồn con người còn bị đóng băng và không thể ca tụng Thiên Chúa, cũng như không thể thi hành chức vụ “ngôn sứ” là loan báo Ơn Cứu Độ cho người khác. Tắt một lời, khi chúng ta không có một tâm hồn đầy Chúa, thì không thể ca tụng Chúa và loan báo Tin Mừng.

Lạy Chúa, Chúa đã đến để khai mở hạnh phúc và tình yêu thương của Ngài cho nhân loại, nhất là cho những người bé nhỏ, thấp hèn. Xin ban cho chúng con biết mở lòng, mở trí, mở trái tim để đón nhận mưa rơi Ân Phúc mà Chúa sẽ ban cho chúng con qua Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô Nhập Thể. Để nhờ đón nhận ân sủng Ngài, giúp chúng con nhạy bén hơn trong việc nhận ra dấu chỉ của Chúa trong anh chị em chung quanh đang cần sự yêu thương, hạnh phúc của Chúa.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Người hèn mọn được đoái thương



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,46-56


Dân làng tưởng nhớ công lao của nữ tu

Một ngày sau lễ tôn phong chân phước, nhà thờ giáo điểm ở Udainagar, nơi Chân phước Rani Maria được mai táng, tổ chức một Thánh lễ tạ ơn đặc biệt.

Đức Tổng Giám mục Giambattista Diquattro, Sứ thần Tòa Thánh ở Ấn Độ, chủ tế Thánh lễ đó cho khoảng 2.000 người, bao gồm các dân làng địa phương đã từng làm việc với nữ tu.
“Ngài là người luôn đứng ra giúp đỡ chúng tôi”, Raheli Bai, người bộ lạc 60 tuổi, mẹ của 12 người con, chia sẻ với ucanews.com.
         Công việc nữ tu khởi xướng giúp con bà đi học, và còn giúp các cháu bà đi học. “Hiện nay chúng tôi biết được giá trị của giáo dục”, bà nói. Giáo dục phụ nữ trong vùng này là ưu tiên đối với nữ tu, bà Bai kể lại.
         Geeta Bai, một phụ nữ khác trong làng, cho ucanews.com biết nữ tu giúp họ “thông qua các nhóm tự lực và các dự án nâng cao nhận thức và phát triển khác”. Các nhóm tự lực góp tiền giúp các thành viên vay tiền với lãi thấp để làm các dự án kiếm lời.
Khi phụ nữ trong làng gặp tình trạng thiếu nước khiến họ phải đi bộ hàng cây số để lấy nước nước, nữ tu giúp họ làm giếng khoan. “Ngài rất thương chúng tôi và chăm lo cho nhu cầu của chúng tôi”, bà chia sẻ.
          Nhiều người kể đi kể lại nhiều câu chuyện về việc nữ tu đã giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo, nạn bóc lột và lao động lệ thuộc. Một người trở thành lao động lệ thuộc sau khi gia đình cam kết cho con cái làm việc cho các địa chủ để vay tiền với lãi suất cao.
           Boby George từ giáo xứ quê nhà của nữ tu ở Kerala đến tham dự lễ tôn phong chân phước, cho biết nữ tu sống gần như cả đời ở giáo điểm miền bắc, được mọi người gọi là “nữ tu luôn tươi cười” ở giáo xứ quê nhà.
Đức cha Chacko Thottumarickal của Indore phát biểu với ucanews.com “ngài cho chúng ta thấy qua cuộc đời của ngài rằng sống dựa trên các giá trị Tin Mừng là việc có thể thực hiện được”.
       Nữ tu bị sát hại “là nguồn cảm hứng lớn cho chúng ta cống hiến đời mình cho người nghèo và người túng thiếu trong thế giới hiện đại đầy thách thức”, theo đức cha điều phối án phong thánh cho ngài với Vatican.

Câu chuyện chứng tá về Chị nữ tu trên đây quả là ví đại. Những việc không tự sức Chân phước Rani Maria làm được nếu không có ơn Chúa phù giúp. Đúng là "Chúa đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ" như xưa Thiên Chúa đã đoái thương chọn Mẹ Maria làm Mẹ Đấng Cứu Thế... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ sáu 22/12/2017 - Tuần 3 MV
Lời Chúa : Lc 1, 46-56
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại”.

Khi ấy, Maria nói rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những ai kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai lòng trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng, và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi Người đến muôn đời!”
Maria ở lại với bà Isave độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.

Lời kinh Magnificat được thốt lên trong bối cảnh của cuộc thăm viếng bà chị họ Elisabeth, bao hàm hành trình truyền giáo đầu tiên của Mẹ Maria với đầy đủ tính năng của một cuộc truyền giáo thực thụ, khi Mẹ đem Chúa Giêsu đến cho người khác và trao ban Chúa Giêsu để những người lãnh nhận được tràn ngập niềm vui vì được cứu độ. Điều này cũng tựa như việc Phêrô cho anh què ở Cửa Đẹp Đền Thờ chính Chúa Giêsu và anh được chữa lành để rồi anh nhảy nhót tưng bừng ca ngợi Thiên Chúa. Biến cố thăm viếng làm nổi bật lên đặc trưng của người môn đệ là: Đức tin, đức ái và cảm thông -nghĩa là mỗi Ki-tô hữu đều mang trên mình niềm tin phó thác cho công trình cứu độ của Thiên Chúa, thực hiện đức ái Kitô bằng việc dấn thân phục vụ và trao ban niềm vui, đồng thời cảm thông và bênh vực cho những người nghèo hèn và những người bị áp bức trong xã hội.


Lạy Chúa Giê su, trong phút cầu nguyện hôm nay, con muốn nối tiếp lời tạ ơn của Mẹ Maria để dâng lên Chúa lời ngợi khen cảm tạ của chính con. Nhìn vào bản thân con, đời sống con, những người thân yêu của con, con nhận thấy muôn vàn ân huệ Chúa đã tuôn đổ trên chúng con. Có những ơn con thấy được, nhưng cũng có rất nhiều ơn con không nhận ra. Dù con chưa nhận ra, nhưng con biết rằng toàn thân con, tất cả nhưng gì làm nên đời sống con, những gì con đang được hưởng, và lạy Chúa, ngay cả những gì con đang gánh chịu, tất cả đều do tình thương Chúa ban tặng cho con. Có gì con có mà không phải nhận lãnh đâu.

Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật hèn mọn, đôi tay bất xứng lại luôn xòe rộng để hứng đón hồng ân. Con chẳng là gì cả, nhưng Chúa vẫn đoái nhìn đến con. Chúa vẫn cho con là quan trọng và ban tặng hồng ân. Con xin Chúa cho con mang lấy tâm tình của Mẹ Maria: càng được Chúa đoái nhìn và cho là quan trọng, thì Mẹ lại càng thấy mình chẳng là gì cả.

Phần con, con chẳng là gì, nhưng đôi khi con lại cho mình là quan trọng, con đưa mình lên cao quá, con tự mãn về mình. Con biết Chúa yêu kẻ khiêm nhường và chống lại kẻ kiêu ngạo. Xin Chúa cho con biết sống khiêm nhường để được Chúa nâng cao trong trái tim Chúa. Xin cho con sống tâm tình biết ơn để xứng đáng tiếp tục nhận lãnh tình thương của Chúa. Amen.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Khiêm tốn sẽ được tất cả...

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,39-45


Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
         Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.
          Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.
          Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.
           Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào.

Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa. Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giêsu trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vận mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.
Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ năm 21/12/2017 - Tuần 3 MV
Tin Mừng: Lc 1,39-45

39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. 40Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. 41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, 42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng:“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. 45Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.

Suy niệm :
Tin Mừng hôm nay là một bài học của sự chia sẻ. Biết mình sẽ là Mẹ của Đấng Cứu thế, điều đầu tiên mà Mẹ Maria làm là viếng thăm người chị họ Êlisabeth. Chắc chắn, Mẹ muốn phục vụ và đồng hành cùng với chị mình đang mong đợi đứa con đầu lòng chào đời khi đã cao niên. Nhưng trên cả sự giúp đỡ, Mẹ Maria đang chia sẻ chính Chúa với người chị họ mình.
      Êlisabeth ắt hẳn rất lo lắng và sợ hãi về những khó khăn của việc nuôi nấng con thơ trong tuổi già. Sự hiện diện của Mẹ Maria mang lại sự bình an, an ủi và đảo đảm cho bà. Hơn nữa, Mẹ Maria mang Chúa Giêsu đến cho bà. Còn ai tốt hơn Chúa Giêsu có thể giúp bà vượt qua những sợ hãi và lo lắng?
        Quả thật, có món quà nào tốt hơn là ban tặng chính Chúa Giêsu cho tha nhân? Người khác cần sự hiện diện, sự cảm thông, sự thấu hiểu, sự tin cậy và đôi tai lắng nghe của chúng ta. Thật là tuyệt vời nếu chúng ta có thể trao ban những điều này. Tuy nhiên sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu chúng ta chia sẻ Chúa Giêsu cho những kẻ cần tới Ngài. 
        Thiên Chúa luôn gần bên chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến và viếng thăm chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Ngài nơi những nguời làm ơn cho chúng ta, và nơi những anh chị em cần chúng ta giúp đỡ. Ngài đến giúp đỡ chúng ta, nhất là khi thập giá của chúng ta quá nặng, khi chúng ta gặp khó khăn, buồn chán.

Chúng ta có để Ngài đi vào cuộc sống của mình chưa? Chúng ta có tỏ thấy mình chào đón và cần đến Ngài chưa?

Lạy Chúa Giêsu Hài Nhi, xin ban thêm niềm tin cho chúng con khi chúng con nghe và đọc Lời Chúa, khi chúng con lãnh nhận hoặc tôn thờ Mình Thánh Chúa, để chúng ta có đủ nghị lực và sức mạnh ra đi, loan báo ơn cứu độ, loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.