Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Bỏ mọi sự thì được gì ?



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mc 10,28-31


Người Tín Hữu Cuối Cùng
Tiểu thuyết gia Graham Greene thuật câu chuyện ông dự định viết như sau:

Ðây là một chuyện giả tưởng sẽ xảy ra trong tương lai rất xa, khi toàn thế giới chỉ còn được thống trị do một đảng duy nhất. Cảnh đầu tiên ở trong câu chuyện diễn ra trong một khách sạn nhỏ vào lúc màn đêm đã bao trùm vạn vật. Một người khách già nua, mệt nhọc, xốc xếch trong chiếc áo đi mưa đã phai màu, mang một chiếc xách tay tiến vào khách sạn, xin thuê một phòng. Ông ta viết tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ vào bản lý lịch và chệnh choạng đi lên phòng. Người quản gia nhìn vào bản lý lịch và buộc miệng hỏi anh thư ký:
- Anh có biết ai đấy không?
- Làm sao tôi biết được. Anh thư ký trả lời.
- Ðức Giáo Hoàng đấy! Người quản gia quả quyết để anh thư ký tròn xoe đôi mắt hỏi vặn lại: Ðức Giáo Hoàng? Ðức Giáo Hoàng là gì?
Ðạo công giáo lúc ấy đã bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn Ðức Giáo Hoàng là người duy nhất được sống sót. Mạng Ngài còn được dung tha vì hai lý do: thứ nhất, để chứng minh cho chính Ngài và cho mọi người là Giáo Hội đã chết và thứ hai, để theo dõi xem có tín hữu nào còn lần mò đến để tiếp xúc với Ngài không.
Khi đã biết chắc chắn 100% là duy có Ngài là độc nhất còn mang đức tin công giáo, nhà độc tài cho độ Ngài đến và tự tay lảy có súng, kết liễu cuộc đời người tín hữu cuối cùng. Nhưng trong giây phút, giữa lúc bóp cò và Ðức Thánh Cha chết, một ý tưởng lóe ra trong đầu óc nhà độc tài: Có thể điều này ông tin lại có thật, thì sao?
Xuyên qua đời sống tính nhân của các tín hữu, có thể những người xem thấy đời sống chứng tá của họ tự hỏi: Tại sao họ lại sống như thế? Tại sao họ không chạy theo trào lưu, sống như nhưng kẻ khác, thời bây giờ ai lại không mánh mum lừa đảo, chợ đen chợ đỏ, v.v...? Lý tưởng nào hay ai đã ghi hình ảnh trên họ? Tại sao họ lại sống ở giữa chúng ta? Như thế đời sống chứng nhân đã là một sự tuyên xưng thầm lặng của tín hữu, nhưng nó rất mãnh liệt và hữu hiệu. Ðó là những lời phát biểu của Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI trong lời giáo huấn của Ngài mang tựa đề "Truyền giáo trong xã hội tân tiến", Chúa Giêsu đã khẳng định: "Các con là muối đất", "Các con là ánh sáng thế gian". Ngài gọi những tín hữu như thế với lòng xác tín là họ xứng đáng để phơi bày và chia sẻ cho anh chị em đang sống bên cạnh

Câu chuyện giả tưởng trên đây cũng đã nói lên lý tưởng của người theo Chúa, phải từ bỏ tất cả vì Danh Chúa sẽ được gì ?Như Lời Chúa đã nói trong bài Tin Mừng sau đây. Xin mời Bạn cùng đọc :

Thứ ba 28/02/2017 - Tuần 8 TN
Mc 10,28-31


28 Khi ấy, ông Phê-rô lên tiếng thưa Đức Giê-su rằng : "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !" 29 Đức Giê-su đáp : "Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, 30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau. 31 Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu."


Suy niệm :
Con người trong cách cư xử thường có những tính toán “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”, hay nói theo những Nhà Xã Hội Học là “động cơ” để làm một việc gì đó. Động cơ có thể cho bản thân, cho gia đình, cho một ai đó, ít hay nhiều, vật chất hay tinh thần, hiện tại hay tương lai, đời này hay đời sau…Vì thế, không lạ gì, khi Thánh Phê-rô đã rất chân thành và búc xúc thưa với Chúa rằng “chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy…chúng con sẽ được gì…?” Xem ra vấn đề thiết thực đặt ra của Thánh Phê-rô cũng là vấn nạn của không ít người bước theo Chúa Giê-su. Một cách thẳng ruột ngựa hay một cách khéo léo tế nhị hơn, nhiều người môn đệ của Chúa Giê-su cũng đã so đo tính toán với Chúa như thế.

Như hai mặt của cuộc sống, Chúa Giê-su thẳng thắn không úp mở, và rõ ràng khẳng định cho các môn đệ hay những người đi theo Chúa là họ sẽ đương đầu với một thực tế của sự từ bỏ và bước theo Chúa là: sự bách bớ, chống đối, ngược đãi, vác thập giá…đồng thời những người dám từ bỏ theo Chúa sẽ có cảm nghiệm thực thế sự từ bỏ của họ không thể sánh bằng những gì họ được lại: “gấp trăm” ngay ở đời này. Chắc chắn đây không phải là số lượng đếm được…mà là một cảm nhận của sự được trao ban, sự cảm nhận của việc được bù đắp và tình thương an bài lo liệu của Cha trong mọi sự. Sự sắp xếp và lo liệu của Cha nhiều khi còn quá sự suy nghĩ và mong ước hay cầu xin của mỗi người.

Có lẽ những người bước theo Chúa đều có cảm nghiệm sâu sắc về chân lý mà Chúa Giê-su đã kinh qua này. Một khi họ từ bỏ gia đình bé nhỏ, và môi trường hạn hẹp của họ…để theo Chúa Giê-su, họ có gia một gia đình lớn hơn, đông anh chị em hơn trong cùng một đức tin là cùng một Cha. Bất cứ nơi đâu họ phục vụ, nơi đó là nhà và là những anh chị em của họ. Cảm nhận về thế giới quan được mở ra, không hạn hẹp trong “cái tôi” mà là cái của “chúng ta”.

Xin Chúa cho mỗi người chúng con ngày càng cảm nghiệm sâu xa hơn ý nghĩa của sự từ bỏ bước theo Chúa, những cái mất và những cái được trong cuộc sống của những người bước theo Chúa, để từ đó chúng con sống an vui, hồn nhiên không so đo tính toán với Chúa hay với nhau.

Minh Tứ


Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu, vì lòng yêu mến Chúa Cha, Chúa đã bằng lòng mang lấy thân phận con người để cứu độ trần gian. Chúa đã đi vào cuộc đời trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã đi trọn con đường vâng phục tôn ý Chúa Cha, nhờ vậy mà hôm nay Chúa đang được hưởng vinh quang bất tận nơi thiên quốc của Chúa Cha.
Lạy Chúa, chúng con cũng muốn đi lại con đường Chúa đã đi. Con đường tuân phục thánh ý Chúa Cha. Con đường từ bỏ mình để vác thập giá hằng ngày theo Chúa. Con đường của hy sinh. Con đường dấn thân vì lợi ích tha nhân. Nhưng chúng con lại so đo tính toán. Chúng con cũng như thánh Phêrô, muốn làm một bài toán thật chắc chắn. Chúng con theo Chúa sẽ được gì? Chúng con sợ thiệt thòi. Chúng con sợ hy sinh. Xin Chúa hãy tha thứ những tính toán ích kỷ tầm thường nơi chúng con. Xin giúp chúng con biết trở nên giống Chúa trong yêu thương phục vụ mọi người một cách quảng đại bao dung. Xin cho chúng con dám đóng đinh cuộc đời mình trong hy sinh, bác ái, trong từ bỏ những thói hư tật xấu để chúng con trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tìm được niềm vui khi có Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con, và an tâm vững bước trong cuộc đời hôm nay. Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Tiền có mang lại sự sống đời đời ?



Kết quả hình ảnh cho tham tiền


Nhục mặt vì vợ tham tiền

Cứ nghĩ đến khuôn mặt của vợ và đôi mắt sáng quắc lên khi thấy tiền là tôi lại ngán ngẩm vô cùng.
Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ, gặp nhiều kẻ tham tiền, nhưng tôi chưa thấy ai từng tham lam một cách lộ liễu như vợ của tôi. Hình như nếu không nói là cô ấy thích tiền thì cô ấy sợ người khác lấy mất ngay trước mặt mình hay sao ấy. Tham tiền đi liền với ki bo, ở vợ tôi thì hội tụ cả. Thế nên, tôi mới ngán ngẩm, xấu hổ và có chút chán nản.

Ngày lấy về vợ mới lộ mọi tính nết xấu mà khi yêu nhau, tôi không thể nào nhận ra. Yêu thì lúc nào chả màu hồng, với lại trong tình yêu, người đàn ông gần như chịu hoàn toàn trách nhiệm, có bao giờ để con gái phải trả tiền, chi tiêu khoản gì đâu mà biết. Thế nên, vợ chồng tôi có lẽ chưa hề hiểu tính nết nhau mà đúng hơn là tôi không hiểu tính nết của vợ mình.Vợ không bộc lộ việc tham tiền cho tới ngày chúng tôi cưới nhau được 1 tuần. Tiền mừng cưới, vợ cầm hết, bảo cho bố mẹ vợ cũng không cho. Tôi bảo đưa cho mẹ 2 chục triệu để giúp đỡ mẹ lúc mẹ mời cỗ bạn bè mình, nhưng vợ bảo, đưa thì đưa 2 triệu thôi là đủ tiền mấy mâm cỗ ấy chứ đưa tới tận 2 chục triệu làm gì. Nói thì nói là tiền bù cỗ chứ bố mẹ đưa cho mình biết bao nhiêu tiền rồi, có tiếc gì đâu mà mình còn tính toán chi li với bố mẹ. Với lại đưa cho mẹ, chắc gì mẹ lấy. Nhưng vợ tôi nhất định không.

Có gia đình bác của tôi rất nghèo lại còn đang bệnh tật, đi ăn cưới họ cũng mừng cả nhưng mà tôi bảo không lấy. Vì bác đang khó khăn. Nhưng vợ nhất định không chịu, vợ bảo ăn cỗ thì phải mừng tiền vậy thôi. Còn người ta khó khăn là chuyện của người ta, mình đâu phải là từ thiện mà đi giúp đỡ, mình mở cỗ ra cũng mất tiền này kia. Đúng là vợ tôi tính toán chi li thật.
Cái chuyện tham tiền của vợ tôi bộc lộ nhất là khi mẹ tôi đưa cho mấy cái phong bì trong bao lì xì mừng cưới. Mẹ bảo đó là tiền của bạn bè mừng, mẹ đưa lại. Lẽ ra vợ phải bảo thôi, đưa cho mẹ vì đã không biết mẹ đồng nào rồi, thế mà vợ lại cầm hết, bảo khoản nào phải ra khoản ấy.

Tôi nhớ như in cái lần vợ lừa chính vợ chồng bạn thân của mình để lấy hoa hồng vài triệu. Nói là lừa thì hơi quá nhưng đúng là, vợ có bán một cái xe hộ ông anh họ, bảo là người quen. Vợ chồng bạn vợ muốn lấy. Anh này bảo bá với giá 2 chục triệu nhưng vợ hô lên là 25 triệu rồi lăng xê cái xe ngon lắm đủ kiểu để vợ chồng nhà kia lấy. Rồi cuối cùng, vợ tóm gọn trong tay 5 triệu là tiền của mình. Thấy vợ như thế tôi chán hẳn. Dù là chuyện làm ăn nhưng với người bạn thân tình thì không nên như thế. Có nói thì vợ bảo, người ta có biết đâu mà lo.

Ngựa quen đường cũ, nhiều lần như vậy vợ đâm ra xấu tính vì chỉ nghĩ đến tiền. Tôi vốn làm giáo viên nên hễ có phụ huynh học sinh nào đến chơi hay thăm hỏi, vợ gợi ý ngay chuyện quà cáp, thậm chí là phong bì. Tôi mất mặt với vợ vì xưa nay, tôi không hề nghĩ tới chuyện nhận quà của ai cả. Thế mà vợ lại còn nhận một cách lộ liễu không hề ngại ngần. Khách của tôi toàn do vợ tiếp và chủ động chuyện quà cáp. Thế là tôi được phen mất mặt trên trường. Không phải người ta nói mà vợ làm như thế, ‘tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa’, sau này tôi sẽ chẳng còn mặt mũi nào để gặp các bậc phụ huynh ấy. Rồi tiếng xấu bao năm của tôi thành công cốc, họ sẽ nghĩ tôi là một thầy giáo không tử tế gì.
Nghĩ mà chán. Cái nhà này do vợ làm hỏng hết. Hễ ai nói chuyện quà cáp là vợ thích lắm, chỉ muốn nhận ngay. Họ đưa quà chưa kịp nói câu từ chối để làm khách, vợ đã vơ vào luôn như sợ người ta mang về mất. Nghĩ mà chán nản vô cùng. Đúng là, khi yêu thì như vậy khi lấy vợ mới biết rõ mặt nhau.
Bây giờ tôi đã biết rõ mặt vợ mình rồi và thật sự, tôi cảm thấy nhục vì người vợ tham tiền như thế này. Khéo vì vợ mà hủy hoại danh tiếng của tôi, không còn dám nhìn mặt ai nữa.

Theo Khám phá

Người có lòng tham tiền của cải ở đời này mà không nghĩ đến đời sống sau khi chết thì thật là uổng phí công sức. Vì lòng tham, người đó đặt sai giá trị cuộc sống. Cái gì cũng quy ra tiền, mất ăn mất ngủ vì tiền. Đêm ngày tối sáng chỉ thấy tiền,.. mà tiền thì không theo ta về bên kia sự chết. Bài Tin mừng sau đây Chúa Giê su không lên án người giàu, nhưng Ngài cho ta thấy giá trị chính đáng khi sử dụng đồng tiền. Đó là đem tiền bạc của cải mình có đem phân phát cho người nghèo, đừng giữ bo bo hưởng thụ cho riêng mình. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ hai 27/02/2017 - Tuần 8 TN
Mc 10, 17-27


Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi : “ Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?” Đức Giêsu đáp : “Sao anh nói tôi là nhân lành ? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ.” Anh ta nói :” Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta : “ Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó, và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ : “ Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp : “ Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau : “ Thế thì ai có thể đưộc cứu ?” Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói : “ Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được.”

Suy niệm :
Đầu năm 2011 ngành giao thông công chánh ở Sài Gòn đã phải nhờ các chuyên gia Philippines dùng thiết bị ra đa xuyên đất (GPR) để dò tìm các hố tử thần rải rác trong lòng đường phố. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị hiện đại, chứ không thể nào dùng xà beng, cuốc xẻng để dò tìm. Người thanh niên giàu có trong bài Tin Mừng hôm nay lại đi con đường ngược lại: anh muốn có được sự sống đời đời, nhưng lại không dùng những phương thế xứng hợp. Sự sống đời đời là sự sống của chính Thiên Chúa. Sự sống ấy chỉ được ban tặng cho những ai thuộc về Chúa, giống như Ngài, có được những tính cách như Ngài. Trở nên giống như Chúa - Đấng là Tình Yêu - không phải bằng cách tỉ mỉ giữ các nghi thức, lề luật, nhưng chủ yếu qua tấm lòng yêu thương chăm sóc, quảng đại hy sinh cho người lân cận.
Anh thanh niên buồn rầu bỏ đi, còn Đức Giêsu buồn rầu nhìn theo bóng anh. Tình huống đáng buồn này sẽ còn tái diễn mãi mỗi khi bạn yêu mình hơn yêu Chúa, yêu của cải hơn yêu con người, yêu hưởng thụ cho bản thân hơn yêu hy sinh cho người thân cận.

Theo bạn, đi theo Đức Giêsu để được sự sống đời đời nghĩa là gì?

Với tôi, của cải không phải là sợi xích trói buộc mình trong cái tôi ích kỷ, nhưng là triều thiên giúp phát triển đặc tính yêu thương của người muốn có sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu, trong thế giới thực dụng ngày nay, con người đang mãi mê chạy theo danh vọng, tiền bạc mà đánh mất cả lương tri. Tệ hại thay, những người Kitô hữu cũng bị cuốn theo dòng chảy đó, đến độ người ta đã nói : Tin đạo, chứ không tin người có đạo. Chúng con vô tình đã làm méo mó gương mặt của Chúa, khiến những anh chị em của chúng con không muốn theo Chúa nữa. Xin cho chúng con ơn hoán cải trở về với Chúa mỗi ngày trong từng công việc, hành vi của chúng con khi đối xử với anh chị em đồng loại. Xin cho chúng con biết nói tiếng “ không” trước những cám dỗ của tiền tài, danh vọng, khi chúng lôi kéo chúng con xa Chúa, phủ nhận sự hiện hữu của Chúa trong cuộc sống, khi chúng đẩy chúng con có những hành vi mất hết lương tâm, không tình bác ái cảm thông với những anh chị em, nhất là những con người cùng khổ cả về tinh thần lẫn thể xác. Amen.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Không làm tôi hai chủ



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mt6,24-34


THAM THÌ THÂM:
Một buổi sáng kia khi mặt trời vừa ló dạng, ông lãnh chúa đã gặp người đầy tớ và nói với anh như sau: “Ta thấy anh đã giúp việc cho ta rất đắc lực trong nhiều năm qua. Hôm nay ta sẽ thưởng công cho anh bằng việc ký văn tự cho anh một phần đất của ta như sau: Từ bây giờ anh sẽ đi đánh dấu với cục phấn mang theo rồi trở lại đây vào đúng 6 giờ chiều. Tất cả nhà cửa ruộng vườn ao hồ anh đã đánh dấu phấn trắng đều thuộc về anh. Nhưng ta nhắc lại một điều rất quan trọng là anh phải trở lại đây trước 6 giờ chiều để tránh bị trắng tay nếu về trễ dù chỉ một phút”. Nghe ông lãnh chúa nói như vậy, anh đầy tớ rất phấn khởi và lập tức lên đường với hy vọng đánh dấu được nhiều nhà cửa đất đai bao nhiêu có thể. Anh cố đi thật nhanh và không quên vạch phấn lên cây cối nhà cửa và các cột mốc bên đường để làm dấu quyền sở hữu của anh. Đến trưa anh cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy đã đánh dấu được nhiều nhà cửa đất đai đồng lúa. Anh chỉ lo chạy mà quên việc phải dừng lại để nghỉ ngơi ăn uông. Đến khi cần vòng lại cho kịp thời gian thì lại thấy trước mặt một cái hồ nước trong xanh có nhiều cây cối chung quanh bờ hồ khiến anh nổi máu tham cố chạy vòng qua hồ mất thêm cả tiếng đồng hồ để lấy thêm hồ nước cho mình. Khi thời gian không còn bao nhiêu anh mới nghĩ đến việc chạy vòng về cho kịp giờ hẹn. Không may cho anh, khi về cách nhà khoảng vài chục mét thì đã nghe tiếng đồng hồ quả lắc điểm 6 giờ chiều. Anh đầy tớ liền té ngã ra bất tỉnh vì bị đuối sức do đã nhịn ăn nhịn uông nhiều giờ, phần nữa do đã trễ giờ hẹn bị mất tất cả đất đai nhà cửa đã đánh dấu và cuối cùng anh đã bị đột quỵ chết thảm. Cảm thương cho người đầy tớ trung thành nhưng bất hạnh do lòng tham quá đáng, ông lãnh chúa đã tổ chức lễ an táng cho anh thật long trọng và chôn cất anh trong một ngôi mộ đẹp ngay tại thửa vườn nơi anh đã từng sinh sông nhiều năm, nhưng mộ anh chỉ chiếm diện tích không đầy ba thước vuông!

Chúa nhật 25/02/2017 - Tuần 8 TN
Mt 6,24-34


(24) “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được. (25) “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (26) Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? (27) Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? (28) Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; (29) thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. (30) Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! (31) Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. (33) Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. (34) Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

Suy niệm :
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa nói với chúng ta đừng quá lo lắng cho mạng sống mình: Sẽ ăn gì? Sẽ mặc gì? Ngày mai sẽ ra sao? Mà phải tin cậy vào sự quan phòng chăm sóc của Thiên Chúa.
Ngài đưa ra hai hình ảnh chứng minh sự quan phòng của Chúa: chim trên trời, bông huệ ngoài đồng, chúng có đáng gì đâu, thế mà Chúa vẫn hằng nuôi nấng để ý đến, huống chi con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa và được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng chính giá máu của Ngài.
Đọc kỹ bản văn Matthêu, ta thấy có 4 lần Chúa dạy ta đừng quá lo lắng đến nỗi mất tin cậy vào Chúa. Khi nói như thế, Ngài muốn ta đừng tìm bảo đảm nơi của cải, mà phải tìm cái cốt yếu cho cuộc đời, rồi mọi sự khác sẽ được thêm cho.

Lo lắng quá cũng chẳng được gì, vì “có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tấc không?”. Nhưng người biết tín nhiệm vào Chúa không có nghĩa là sống thụ động, mà là cộng tác với Chúa tùy ơn gọi của mỗi người: tự giúp mình thì lúc đó trời sẽ giúp cho.
Thiên Chúa biết rõ ta không phải là những con chim hay bông hoa ngoài đồng, mà là những con người phải làm việc để nuôi thân và góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
Chúa dạy chúng ta “trước hết hãy tìm” nghĩa là hãy đặt đúng chỗ công việc: việc nào trước, việc nào sau. “Trước hêt hãy lo tìm Nước Chúa và sự công chính của Ngài”, lời này đặt nền tảng cho người Ki tô hữu trong việc chọn lựa.

Thiên Chúa phải chiếm chỗ ưu tiên trong con người và công việc của chúng ta, rồi đến việc cứu rỗi bản thân và đưa người khác về với Chúa, đảo lộn trật tự này tức là đi ngược thánh ý và chương trình của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã sai các môn đệ ra khơi thả lưới, nay Chúa cũng sai chúng con đi vào cuộc đời. Chúng con phải đối diệnvới bao thách đố của cuộc sống, của công ăn việc làm, của gánh nặng gia đình, của nghề nghiệp chuyên môn.
Xin đừng để chúng con sa vào cạm bẫy của vật chất và quyền lực, nhưng cho chúng con giữ nguyên lý tưởng thuở ban đầu, lý tưởng phục vụ quê hương và Hội Thánh.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con sống thực tế, nhưng không thực dụng; biết xoay xở nhưng không mưu mô; lo cho tương lai cá nhân, nhưng không quênbao người bất hạnh cần nâng đỡ.
Giữa cơn lốc của trách nhiệm và công việc, giữa những xâu xé trước bao lựa chọn, xin cho chúng con biết tìm những phút giây trầm lắng, để múc lấy ánh sáng và sức mạnh, để mình được thật là mình trước mặt Chúa.

Nhờ lời Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu, xin cho chúng con thật sự trở nên chứng nhân, làm tất cả để Thiên Chúa được tôn vinh, và phẩm giá con người được tôn trọng. Amen.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Hãy tôn trọng trẻ em


Kết quả hình ảnh cho câu chuyện trẻ đi bụi đời

Lang bạt tứ phương
Để hiểu rõ hơn tôi xin nhập bọn và có được thông tin do chính các thanh niên đi bụi kể.
Cơ thể gầy gò, khuôn mặt hốc hác, Tí Nhão, 25 tuổi, một thanh niên gốc Sài Gòn và đi bụi từ năm 6 tuổi. Tính đến nay đã 19 năm Tí Nhão lang thang nơi đầu đường, xó chợ ở khu Chợ Lớn.
Tí Nhão kể lúc trước nhà ở chợ Ba Đình, gần cầu Chánh Hưng, quận 8. Tí Nhão hất hàm khoe, cứ hỏi hết đám bụi đời ở Chợ Lớn, ai cũng biết đến tên mình. Thậm chí, khu vực công viên Phú Lâm, quận 6 ai cũng biết danh Tí Nhão.
“25 năm nay, tui sống không có mảnh giấy tùy thân. Nói về bị bắt thì đếm không hết đâu. Công an bắt tui hoài”. Tí Nhão nói xong và cảnh báo tôi: “Ông mới đi bụi chứ gì, coi chừng bị bắt đó. Nhớ đứng chòi trên này (mái che công viên phía gần chợ Kim Biên), chòi này dành cho đám bụi đời không chơi xì ke. Còn chòi phía dưới (mái che công viên phía gần bến xe Chợ Lớn) là dành cho đám xì ke, trộm cắp. Đứng đó là bị công an kiểm tra giấy tờ liền”.
Tí Nhão hướng dẫn cách thoát thân nếu lỡ bị bắt đi cải tạo: “Sau này nếu bị bắt thì cứ vào đó lao động bình thường. Đợi thời cơ có đám nào bỏ trốn thì cứ nhập bọn đi theo. Tuy họ canh giữ nhưng lúc lao động, sơ xuất sẽ trốn được. Tui đã từng trốn thoát khi đi cải tạo ở Củ Chi. Cứ vào đấy sẽ biết, giờ không chỉ dẫn hết được”.
Còn Đào (25 tuổi, quê An Giang), một thanh niên đồng tính kể về cách thức tồn tại của bụi đời: “Tui nói thiệt, một trăm thằng đi bụi hết… một trăm thằng làm nghề “đi theo bê đê”. Không có cái nghề đó là đói chết, đâu có tiền đâu mà ăn. Có hồi được họ cho một trăm, có lúc thì được hai trăm ngàn. Tui hay xuống công viên Gia Định, quận Gò Vấp đi khách, dưới đó tui có mối hết rồi”.
Đào kể, người đồng tính như mình chỉ có cách đó mới tồn tại được khi đi bụi. Còn những đứa giang hồ, hung dữ thì bày mưu tính kế ăn cắp, ăn trộm để sống được.
Đang trò chuyện với Đào, một thanh niên khác nhảy qua hàng cây kiểng, xoăn tay áo chích ma túy. Khi thanh niên này “hành sự” xong, tôi bước qua và thấy rõ một lọ nước thủy tinh dùng pha ma túy vẫn còn. Ống kim tiêm dính máu đỏ tươi mà gã vừa chích xong cũng vứt bỏ đó.
Dường như, những số phận cứ luẩn quẩn nơi công viên này và chưa có hồi kết…

Trên đây là một trong những câu chuyện đau lòng, nhức nhối của xã hội mà chưa có hướng giải quyết hay có phương pháp giáo dục cụ thể nào !  Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ lang bạt, nhưng đa phần đều bắt nguồn từ gia đình. Từ người cha người mẹ đã sinh mà không dưỡng ! Từ những mái ấm đáng lẽ là chiếc nôi yêu thương nhưng lúc nào đó trở thành địa ngục trần gian...Chúa Giê su đến yêu thương trẻ em bằng cả tấm lòng, Chúa dạy các môn đệ phải tôn trọng chúng, Ngài còn chúc lành và dạy chúng ta hãy sống tinh thần của trẻ em : Đơn sơ, chân thành... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây:

Thứ bẩy 25/02/2017 - Tuần 7 TN
Lời Chúa: Mc 10, 13-16

Khi ấy, người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giêsu, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.” Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.

Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giêsu với trẻ em. Chắc các em còn nhỏ nên cần có người đưa các em đến với Ngài. Đó có thể là cha mẹ hay một người trong gia tộc. 
Những người đưa các em đến phải có lòng tin vào Đức Giêsu. 
Họ đưa con của họ đến gặp Đấng mà họ tin là Người của Thiên Chúa. 
Họ không mong Thầy Giêsu chữa bệnh hay cho con mình bánh kẹo. 
Điều họ mong là được Ngài chạm tay vào chúng (c. 13). 
Một cái chạm tay rất nhẹ của Thầy, một cái chạm nhẹ của Thiên Chúa. 
Họ mong có sự tiếp xúc giữa chính tay Thầy với thân xác con cái họ. 
Ơn phúc lành đến qua tay, qua sự tiếp xúc đơn sơ. Thầy Giêsu rất vui lòng làm chuyện đó.

Nhưng các môn đệ lại không nghĩ như vậy. Họ nghĩ chơi với trẻ em chỉ tổ mất thì giờ, bị quấy rầy vì ồn ào, lộn xộn. Vả lại, trẻ em thì đâu có xứng đáng để được gặp Thầy. Bởi vậy họ đã ngăn cấm không cho các em đến với Đức Giêsu. Nói chung họ vẫn chưa hiểu ra bài học mới đây của Thầy (Mc 9, 36-37). Khi thấy các môn đệ ngăn cản, Thầy Giêsu đã nổi giận thực sự. Chắc Ngài giận vì không hiểu được sao các ông vẫn hẹp hòi đến thế, sao các ông vẫn chưa đổi được cái nhìn của mình về trẻ em.

“Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng” (c. 14). 
Đây là một mệnh lệnh nghiêm chỉnh và có giá trị mãi. Trẻ em có chỗ trong trái tim Giêsu. 
Thầy Giêsu dù bận bịu nhưng vẫn có giờ cho các em gặp gỡ. Ngài không coi chuyện chơi với các em là phiền phức vì bị quấy rầy. Chúng ta chẳng những không được ngăn cản, mà còn phải giúp đưa các em đến với Thầy Giêsu.

Chúng ta là cha mẹ, là thầy của các em, nhưng mặt khác chúng ta lại là học trò để học hỏi nơi các em. 
“Vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (c. 14). Chúng ta cần học nơi các em lòng biết ơn, sự cậy dựa và khiêm nhu. “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (c. 15). Như thế phải học cách đón lấy Nước Trời như trẻ thơ, 
nghĩa là đón lấy như một quà tặng mà mình không xứng, đón lấy với sự ngỡ ngàng, tri ân, ca ngợi.

Hãy nhìn Thầy Giêsu bồng các em nhỏ trên cánh tay (c. 16; Mc 9, 36). 
Hãy nhìn nét mặt hạnh phúc của Thầy. 
Thầy chẳng những chạm đến các em, mà còn bồng các em. 
Thầy còn trịnh trọng chúc lành bằng cách đặt hai bàn tay trên các em. 
Rõ ràng Thầy Giêsu quý các em, và Ngài không muốn ta làm hư các em. 
Thế giới hôm nay có bao điều ngăn cản không cho trẻ em gặp Chúa. 
Bao trẻ thơ đã bị lạm dụng từ nhỏ, bị ngược đãi, bị bắt làm nô lệ,
bị thất học, bị bỏ rơi, bị ném vào cuộc đời quá sớm. 
Bao trẻ thơ bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tật và chết khi còn trong lòng mẹ. 
Bao trẻ thơ thèm được chút hơi ấm của tình thương gia đình. 
Nhất là có những trẻ em đã sớm mất tuổi thơ 
và dính vào thói hư của người lớn như nghiện ngập, phạm tội hình sự. 
Hãy giúp các em làm quen với Giêsu và đừng làm gương xấu cho các em. 
Hãy đón tiếp các em để gặp được chính Thầy Giêsu 
và gặp được chính Thiên Chúa (Mc 9, 37).


Cầu nguyện:
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao, xin Cha nhìn xuống những gia đình sống trên mặt đất trong những khu ổ chuột tồi tàn hay biệt thự sang trọng.Xin thương nhìn đến những gia đình thiếu vắng tình yêu hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu, những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc. Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới, 
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương 
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán, 
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường, 
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất, từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ. 
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình; nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ hạnh phúc luôn ở trong tầm tay của từng người chúng con. Amen.



Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Chung thủy



Kết quả hình ảnh cho Lời Chúa: Mc 10,1-12


Hường ơi!Dù đã đến dự lễ thành hôn và chúc phúc cho em, nhưng cô vẫn muốn gởi đến em ngàn, ngàn lời chúc hạnh phúc nữa! 

Nhìn em trong trang phục áo cưới ngồi trên xe lăn với nụ cười hạnh phúc, trong cô tái hiện hình ảnh của em đi học bao nhiêu năm của 4 năm về trước. Đã lâu rồi cô không còn nhìn thấy em đi trên xe lăn kể từ ngày em tốt nghiệp THPT. Sau ngày đó em tiếp tục thi vào ĐH – CĐ – THCN và về Sài Gòn học – cũng từ đó em đi bằng đôi chân của bạn, của người yêu đến giảng đường. Nhưng hôm nay em đẹp hơn rất nhiều, đẹp hơn nhiều khi em kề bên chú rể! 

Hường ạ! Em là người con gái rất hạnh phúc, hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người con gái khác khi lên xe hoa mà không phải ngập ngừng tự hỏi “ Liệu chồng mình có yêu mình thật không?” Vì lễ thành hôn hôm nay đã minh chứng cho em tất cả rồi! Em thật may mắn khi gặp được một người con trai có trái tin nhân hậu, một bản lĩnh kiên định, một tình yêu cao cả - tình yêu ấy đủ lớn để vượt lên bao khó khăn và đến với hạnh phúc ngày hôm nay! Hãy giữ gìn, trân trọng và vun đắp em nhé!

Biết rằng cuộc sống phía trước của hai em còn nhiều khó khăn, nhưng cô tin rằngvới nghị lực vươn lên của hai em, với tình yêu nồng nàn và mãi mãi hai em sẽ vượt qua tất cả. Hãy giữ trên môi nụ cười hạnh phúc rạng ngời như hôm nay! Một ngày mà hai em đã để lại cho gần 700 trái tim trong hôn trường bao nhiêu xúc cảm.

Cảm ơn hai em thật nhiều vì như đã nhắn gởi cho cô và mọi người một thông điệp “ Hãy đến với nhau bằng tình người bao la”!

Tình yêu tự bản chất rất cao cả và thánh thiện, tình yêu bất kể không gian, thời gian, tuổi tác, giàu nghèo, Câu chuyện trên đây đã chứng minh điều đó. Còn biết bao mối tình đẹp khác trong âm thầm chịu đựng, sẵn sàng bỏ qua những khiếm khuyết, những khuyết điểm của nhau, một tình yêu rộng lượng tha thứ sẽ vượt qua tất cả mọi cản trở nhiều khi tưởng chừng không vượt qua được. Chúa Giê su đã dạy các môn đệ cách đây hơn 2000 năm và bây giờ vẫn đang dạy mỗi người chúng ta phải nghiêm túc trong tình yêu. Chúa nói gì về tình yêu gia đình?  Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :
Thứ sáu 24/02/2017
MỘT XƯƠNG MỘT THỊT
Lời Chúa: Mc 10,1-12


1 Đức Giê-su bỏ nơi đó, đi tới miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan. Đông đảo dân chúng lại tuôn đến với Người. Và như thường lệ, Người lại dạy dỗ họ.2 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không? " Họ hỏi thế là để thử Người.3 Người đáp: " Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì? "4 Họ trả lời: "Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ."5 Đức Giê-su nói với họ: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông.6 Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ;7 vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình,8 và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy.11 Người nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình;12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."

Suy niệm:
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.”
Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ,
và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới.
Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng 
ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng.
Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu đã gia tăng đáng kể.
Sống với nhau đến đầu bạc răng long lại trở thành một giấc mơ.

Có mấy người Pharisêu đến hỏi Đức Giêsu về chuyện chồng ly dị vợ.
Đức Giêsu hỏi ngược họ xem ông Môsê đã truyền dạy thế nào (c. 3).
Những người Pharisêu trích sách Đệ Nhị Luật (24, 1)
để cho thấy ông Môsê cho phép viết giấy ly dị và sau đó ly dị (c. 4).
Dĩ nhiên, cho phép không phải là truyền dạy!
Đức Giêsu đã trích sách Sáng Thế (2, 24)
để nhấn mạnh sự hiệp nhất vĩnh viễn giữa đôi vợ chồng.
“Cả hai thành một xương một thịt” không chỉ về mặt thân xác (c. 8),
mà còn trở nên một lòng, một ý, một ước mơ, một hành động.
Ngài khẳng định điều này đã có từ thuở ban đầu (c. 6) 
và nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời (c. 5).
Đức Giêsu mới là Đấng đến để hoàn chỉnh Luật Môsê 
và khai mở ý muốn trọn vẹn của Thiên Chúa về hôn nhân.

Trong xã hội, văn hóa và Do-thái giáo thời Đức Giêsu,người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới.Vì vợ là một thứ tài sản thuộc sở hữu của người chồng,nên thực tế chỉ vợ mới có thể phạm tội ngoại tình đối với chồng,và chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ.
Đức Giêsu không chấp nhận chuyện coi vợ như một món hàng,mua về, thích thì dùng, không thích thì bỏ đi.Vợ đã trở nên xương thịt của chồng, ngang hàng với chồng,nên khi chồng thiếu chung thủy với vợ, ly dị vợ mà cưới vợ khácthì anh ta cũng phạm tội ngoại tình đối với vợ (c. 11).
Hôn nhân không phải chỉ là chuyện của hai người yêu nhau và lấy nhau.
Trong Lễ Cưới có sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng phối hợp.
Ngài tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người cùng muốn chia tay.
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng mà hai bên được phép xé bỏ khi muốn.
Chung thủy mãi mãi là chuyện khó đối với con người thời nay.
Khi thịnh vượng, lúc gian nan, khi mạnh khỏe, lúc đau yếu,
khi buồn chán và thất vọng về nhau, khi yếu đuối và vấp ngã,
khi đổ vỡ quá lớn tưởng như không sao hàn gắn được,
khi đời sống vợ chồng thành như hỏa ngục trần gian…
khi ấy người ta cần Thiên Chúa để tiếp tục yêu thương và kính trọng nhau.
Xin bớt một chút ích kỷ tự ái, thêm một chút khiêm hạ yêu thương,bớt một chút tự do đam mê, thêm một chút hy sinh tha thứ…để gìn giữ tình nghĩa vợ chồng như quà tặng mong manh của trời cao.


Tâm tình :
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao, xin Cha nhìn xuống những gia đình sống trên mặt đất trong những khu ổ chuột tồi tàn hay biệt thự sang trọng. Xin thương nhìn đến những gia đình thiếu vắng tình yêu 
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu, những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc. Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng. 
Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới, 
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương 
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán, 
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường, 
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng. 
Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất, từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ. Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình ; nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ hạnh phúc luôn ở trong tầm tay của từng người chúng con. Amen.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Đánh đổi để nên tốt hơn


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mc 9,41-50


Vào thời trước, có một đoàn thám hiểm từ Châu Âu lên đường đi tìm đất mới, vùng Ái Nhĩ Lan ngày nay. Vị trưởng đoàn tuyên bố: ai chạm đến vùng đất mới trước tiên, người đó sẽ làm chủ vùng đất ấy.
Một người trong nhóm là Ônê quyết tâm chiếm vùng đất mới bằng mọi giá. Anh cố gắng chèo thuyền tận lực, nhưng một chiếc thuyền bạn đã bắt kịp và đang tiến lên phía trước, khi ấy đã gần sát bờ.
Phải tính sao đây? Là con người có ý chí sắt đá, gan dạ. Ônê đã can đảm lấy chiếc rìu chặt đứt lìa bàn tay trái rồi ném nhanh lên bờ. Thế là bàn tay của Ônê đã chạm đất đầu tiên, và vùng này thuộc về anh.

Qua câu chuyện trên giúp chúng ta hiểu rõ Lời Chúa Giêsu dạy trong bài Tin Mừng dưới đây: “Nếu tay ngươi làm ngươi vấp phạm, hãy chặt đi, thà cụt một tay mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục đời đời”. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ năm 23/02/2017 -  Tuần 7 TN
LỜI CHÚA: Mc 9,41-50

(41) "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Ðấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

(42) "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. (43) Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. [44] (45) Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục,[46] (47) Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, (48) nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. (49) Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. (50)Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau".


Suy niệm :
Điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất quyết liệt của những lời đó, có nghĩa là phải quyết liệt dứt khoát với sự xấu. Quả thật, sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa cho cả cộng đoàn. Nếu những điều xấu ấy cứ tồn tại, phát triển, lây lan khó mà thay đổi được, lúc đó có thể trở thành tội. Phải ngăn chặn ngay từ đầu, nếu không sẽ khó mà cứu vãn được mạng sống.

Khi chúng ta chịu phẫu thuật, cắt bỏ khối u, cắt bỏ phần thân thể nhiễm độc để bảo toàn mạng sống. Vậy khi Chúa bảo ta phải chặt tay, chặt chân, móc mắt không phải muốn hành hạ ta, mà trái lại chính Ngài yêu thương ta, Ngài muốn ta được hạnh phúc, nên Ngài dạy ta phải dứt khoát với tội lỗi. Nhiều khi vì nhẹ dạ, ham vui, đã đưa đẩy chúng ta đến chỗ sống trong tội lỗi, đam mê dục vọng, để rồi sống một đời khổ sở. Chúng ta hãy chọn chấp nhận đau đớn một lần để được cuộc sống an bình, hạnh phúc.


Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu, chỉ có ở trong Chúa thật sự chúng con mới được hạnh phúc vĩnh hằng, tất cả chỉ là tạm bợ, chóng qua, đơn hèn. Xin Chúa giúp chúng con can đảm, hy sinh loại trừ tất cả những gì không thuộc về Chúa, để cuộc đời chúng con mãi mãi biết xây dựng cuộc đời mình bằng chính những hy sinh nho nhỏ hằng ngày, mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn. Amen

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Nhìn vào điểm tốt



Kết quả hình ảnh cho nhìn vào điểm tốt của một người




Bị học sinh cười nhạo vì làm toán sai, thầy giáo nói một câu khiến các em rưng rưng nước mắt
Một ngày nọ, người giáo viên đã viết lên bảng những dòng chữ với nội dung như sau:

9×1=7
9×2=18
9×3=27
9×4=36
9×5=45
9×6=54
Sau khi viết xong người giáo viên nhìn xuống học sinh phía dưới, cả lớp bắt đầu phá ra cười. Khi giáo viên hỏi vì sao các em lại cười? Một học sinh đã chỉ rằng phép tính đầu tiên của thầy đã sai.
Vị thầy giáo rất từ tốn đáp lại: “Thầy đã cố tình viết sai dòng đầu tiên là bởi vì muốn chỉ cho các em một điều vô cùng quan trọng. Đây chính là cách thế giới sẽ đối xử với các em…”
Học sinh bắt đầu ngừng cười và lắng nghe chăm chú hơn. Thầy giáo lại nói tiếp:
“Các em có thể thấy thầy viết 5 phép tính kia đều đúng phải không? Nhưng các em chỉ nhìn thấy lỗi sai trong khi tất cả còn lại đều đúng cả ...”
Nói đến đây, người thầy giáo ngừng lại và bắt đầu quan sát những gương mặt thơ ngây phía dưới đang chăm chú hướng con mắt về mình, ông nhẹ nhàng nói tiếp:
“Các em đều cười và chỉ trích người khác vì duy nhất một sai lầm mà họ chẳng may mắc phải và quên mất rằng vẫn còn rất nhiều việc tốt đẹp họ đã làm trong đời...”
“Hãy nhớ thế giới sẽ không bao giờ đánh giá cao những điều tốt mà chúng ta làm được, nhưng nó sẽ đẩy chúng ta xuống chỉ vì một lỗi lầm ta không may phạm phải.”
“Vì vậy, cho dù trong tương lai các em gặp phải sóng gió trong đời, hãy cố gắng vượt qua những lời chỉ trích và sống mạnh mẽ hơn. Khi các em gặp một người, hãy cố gắng nhìn vào điểm tốt của họ, đừng mãi nhìn vào điểm xấu mà đánh giá và đưa ra nhận định. Chỉ khi học được cách tha thứ, bao dung và yêu thương người khác, các em mới thật sự có được hạnh phúc niềm vui trong đời.”

Nhìn ra những điều tốt nơi một người nào đó không phải ai cũng có thể làm được, vì điều xấu nơi người khác dễ "đập" vào mắt ta, làm ta "ngứa mắt". Khi chọn bạn, người ta có mấy khi chọn bạn xấu đâu ? Chí ít cũng chọn bạn đỡ xấu, ít tật xấu hơn... Câu chuyện trên đây đã nói lên điều đó và lời khuyên của Thầy giáo là một bài học cho Bạn và cho tôi. Phải có lòng quảng đại, bao dung, đừng chỉ dừng lại những điểm xấu nơi người nào, vì bản thân ta cũng đầy khuyết điểm, đầy yếu đuối. Chúa Giê su biết rõ Phê rô là kẻ sẽ chối mình sau này, nhưng Chúa đã đích thân chọn gọi ông làm môn đệ thân tín, hơn nữa Ngài còn trao cho Ông trọng trách quan trọng. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ tư 22/2/2017
Lập tông tòa Thánh Phê rô
Lời Chúa: Mt 16, 13-19

Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ". Ðức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Ðức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".


Suy niệm :
Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamát. Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Ngài. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng. Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong một phút giây quá tự tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới. Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách nồng nhiệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Ngài yêu. "Này anh Simon, anh có mến Thầy không? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." (Ga 21,16) Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Ngài là "Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi." (Gl 2, 20) Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô (x. Rm 8, 35.39)

Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị tông đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40) Còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28). "Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu" (Gl 6, 1-7) Cả hai vị đã chết như Thầy. Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18). Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, và đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6). Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá.


Lạy Chúa, chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người yêu. Chúng con chẳng thể nào từ chối viện cớ mình kém đức kém tài.
Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến những nơi bất ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó. Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái nhà êm ấm để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Làm lớn là để phục vụ


Kết quả hình ảnh cho sống khiêm tốn phục vụ



Nghị luận xã hội về khiêm tốn và giản dị, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở hiện tại tức là đã chấp nhận thất bại ở tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc. con người có tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng không thể được quả quyết là không ai hơn được. đương nhiên ta nhìn xuống thì có nhiều người kém cõi ta, nhưng nếu ta đem so sánh như vậy thì là điều vô lí vô cùng. Hãy nhìn lên phía trên kia kìa! Bạn là người tài giỏi ư? Tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn. bạn là một doanh nhân thành đạt ư? Ngoài đời còn hành tá tỉ phú mà bạn không thể dếm nổi số thứ tự của mình đâu. Nếu trong lòng bạn muốn nuôi dưỡng một tư tưởng tuyệt đối hơn người thì không có lợi ích nào cho bạn ngoài cái “hạnh phúc” vô lí!

Trong khiêm tốn người ta tự cho mình là kém và cân học nữa, họ coi thành công như sự an ủi. các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ đương nhiên. Nhà vật lí học Niuton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bài biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lí bao la. Ông còn nói: sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ. Lê-nin có lời khuyên với thanh niên về cách nghĩ và hành động khiêm tốn: nếu tôi biết tôi biết ít tôi sẽ tìm cách để hiểu biết hơn, nhưng nếu anh tuyên bố là người cộng sản không cần biết điều cơ bản thì ở anh không có chút gì công sạn hết.Điều ta nên nhớ là Le-nin có tói 9000 sách của 15 thứ tiếng và 9 ngoại ngữ Anh,Pháp, Đức,…tính khiêm tốn không cho phép mình nghĩ ngơi trên những thành công đã đạt được và còn nhiều minh chứng cho tính chất đó ví dụ như ở Anhxtanh, Sodrat, Alecxander,..

Ở một khía cạnh nào đó, khiêm tốn phải đi đôi với gỉan dị. vậy giản dị là dị? Giản dị là cách sống hòa nhập, tự nhiên hóa cuộc sống, sống phù hợp với hoàn cảnh, không cầu kì xa hoa. Giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách ăn nói cẩn thận, không khoa trương, lời nói đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, không quan trọng hóa vấn đề, xem xét vấn đề dưới cái nhìn khoa học…Tại sao phải giản dị? tại vì đó cách sống khoa học. Thử hỏi cái đích của cuộc sống có phải là chân thiện mĩ? Con người vứt bỏ phiền toái ở xã hội và từ trong tâm trí họ sống hòa nhập với thiên nhiên, thân thiện với mọi người. tính giản dị rất cần trong cuộc sống, nó giúp ta tiết kiệm thời gian, khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta, ta trở thành người biết cách ứng xử, gấn gũi chan hòa với mọi người.

Bác Hồ cảu chúng ta là một mẫu mực về tính giản dị và cả khiêm tốn được cả thế giới công nhận. Bác là chủ tịch nước nhưng lại ở nhà sàn, trồng rau, đi dép cao su,.. trong chiến dịch việt-bắc Bác ở hang Pác Pó, dùng đá làm bàn, ăn chao bẹ rau măng, uống nước sông suối,..Bác nói chuyện thân mật cởi mở như gia đình. Gs.Ngô Bảo Châu người vừa nhận giải Field toán học ăn mặc cũng bình thường, nhà khá nhưng đi học bằng dép cao su. Ông ăn nói giản dị khi khao bạn bè thì nói : “chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày”.Noí đến giản dị phải kể đến người Nhật, họ giàu có nhưng ra đường thì cho dù là quan chức hay học sinh, là doanh nhân hay trí thức cũng trang phục bình dị như nhau, căn nhà họ sống không trang trí bằng những món đồ công nghệ đắt giá, mà trái lại là những thứ mang dậm tính bản sắc dân tộc.

Vậy là ta đã định nghĩa được khiêm tốn và giản dị trong câu nói của Ăng-ghen. Hai đức tính này nếu dược phát huy tốt sẽ tạo nên những hiệu ứng dặc biệt. Nhưng thật buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là “công thành danh toại” không cần nghiên cứu nữa. có người giàu có và tự cho là đủ nên chỉ lo ăn chơi tiêu xài, không lo phát triển, đến khi trắng tay rồi mới hối hận. có hiện tượng tương tự là thói khiêm tốn giả tạo-là thói khiêm tốn quá mức hóa ra là thói tự cao tự đại, nấp dưới bóng dáng của khiêm tốn thật sự. những hiện tượng trên mau chóng xóa bỏ sự tồn tại của đức tính khiêm tốn. bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi xài của cải thời gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. ăn mặc lòe loẹt chi vậy? nó không tạo cho ta cái đẹp thâm chí làm trò “lố bịch” cho thiên hạ. “Mốt thời trang đã khiến ta mất dần cái tính giản dị, do đó phải ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh.

Khiêm tốn giản dị chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cành và các giá trị chân-thiện-mĩ.

Nói tóm lại, chỉ có khiêm tốn chúng ta mới có thể tiến bộ, chỉ có giản dị chúng ta mới có thể hòa nhập tự nhiên. Ăng- ghen đã nói đúng. Khiêm tốn và giản dị là công cụ đắt lực phục vụ ta trên đường đời. Có khiêm tốn và giản dị cùng với lòng chân thành thành công tự nhiên sẽ đến với bạn.

Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :
Thứ Ba 21/02/2017 - Tuần 7 TN
Lời Chúa: Mc 9, 30-37

30 Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết,31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại."32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? "34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người."36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."

Suy niệm:
Ngoài chuyện chậm tin, chậm hiểu, các môn đệ còn có một điểm yếu là hay cãi nhau.
Họ cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong nhóm. Người ấy sẽ là người đứng đầu trong Nước sắp tới của Đấng Mêsia.Tiếc thay trong bài Tin Mừng hôm nay, họ lại cãi nhau khi đang đi ngoài đường .
Tệ hơn nữa, họ cãi nhau ngay sau khi Thầy Giêsu loan báo lần thứ hai
về cái chết và sự phục sinh sắp đến của mình (c. 31).
Hẳn Thầy Giêsu rất đau vì thấy học trò của mình khá trần tục.
Dù đang đi với Thầy trên cùng một con đường,
nhưng họ vẫn để lòng mình theo đuổi vinh quang thế gian.
Đức Giêsu quả là một bậc thầy về sự điềm đạm.
Ngài đợi tới khi về nhà ở Caphácnaum mới gợi lại chuyện trên đường.
Ngài làm như mình không rõ về đề tài câu chuyện :
“Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy ?”Khi các ông mắc cỡ làm thinh, không dám nói ra chuyện cãi nhau (c. 34),
Thầy Giêsu cũng chẳng nỡ ép các ông phải nói.
Ngài ngồi xuống như một vị thầy bắt đầu giảng dạy (c. 35),
gọi Nhóm Mười Hai lại - nhóm các nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội -
và đưa ra một nguyên tắc chi phối việc quản trị cộng đoàn :
“Nếu ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết của mọi người
và làm người phục vụ cho mọi người (c. 35).

Câu nói trên của Đức Giêsu mở ra một cuộc cách mạng nơi tâm con người.
Đức Giêsu không dạy ta lật đổ người đứng đầu để chiếm lấy quyền lực.
Ngài cũng không đòi ta bỏ ước mơ làm lớn.
Ngài dạy cho ta cách trở nên lớn lao thực sự trước mặt Thiên Chúa.
Đó là trở nên người phục vụ mọi người, sống như ngài đã sống :
“Suốt đời Thầy đã sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 27).
Nếu làm đầu mà phải phục vụ thì có ai muốn làm người đứng đầu nữa không ?
Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc cãi nhau không ngớt
giữa các quốc gia, các tôn giáo, các bộ tộc, và ngay trong giáo xứ, gia đình.
Đề tài muôn thuở vẫn là quyền lực, chức tước, địa vị, tiếng tăm.
Ai cũng muốn làm đầu, làm lớn để được phục vụ, để khỏi phải hầu bàn.
Ước gì chúng ta hiểu rằng quyền uy chỉ là giấy phép để phục vụ.



Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cất khỏi con mọi lo lắng bề ngoài.
Xin tha thứ cho con vì đã quá bận tâm đến những điều mình nói, đến ảnh hưởng của mình,
đến những điều người ta nói và nghĩ về con.
Xin tha thứ cho con vì muốn nên giống kẻ khác mà quên mất chính mình,
vì khao khát có được những đức tính của họ, mà quên phát triển bản thân.
Xin tha thứ cho con vì đã mất nhiều thời gian cho việc phô trương
hơn là cho việc xây dựng bản thân.

Xin cho con biết cởi mở với anh em;
nhờ đó Chúa có thể đến với con
như đến với một người bạn.
Và Chúa sẽ làm cho con nên “người”
mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài
vì con là con của Chúa
và là anh em của mọi người.

Michel Quoist

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Phương pháp hữu hiệu nhất



Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Mc9,14-29

Người thành công nhất định phải có tĩnh khí

Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông. Gia Cát Lượng viết thư cho con trai: “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức, phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn. Phu học, tu tĩnh dã; tài, tu học dã. Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.” (Tạm dịch: Hành của người quân tử là tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chí không xa, phải tĩnh mới học được và muốn có tài phải học, không học thì không mở rộng được cái tài, không có chí thì học không thành). Đây chính là lĩnh hội cả đời của Gia Cát Lượng.
Từ xưa tới nay, các bậc thánh hiền đều là những người đại khí, càng là gặp chuyện “kinh thiên động địa” thì càng có thể “tĩnh tâm như nước”, bình tĩnh ứng phó. Tĩnh khí là một loại thái độ ứng phó, hay nói một cách khác là trong lúc có sự kiện trọng đại phát sinh thì không phải bối rối căng thẳng mà là thong dong ứng phó.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn là vì người khác đánh giá mà sống, luôn sống trong bị động. Nhưng cũng có người luôn tự đi con đường của mình, bình tĩnh trước lời chê bai, dè bỉu của người khác, người như vậy dễ thành công nhất.

Phàm là người có tĩnh khí khi đối mặt với việc lớn, lại càng phản ánh ra sự thâm thúy trong họ. Họ đối với việc lớn mà có thể lấy tĩnh chế động thì đối với việc nhỏ lại càng “cầm được thì cũng buông được”. Tĩnh khí quyết không phải là nhu nhược.

Tuy tĩnh khí nói ra thì dễ dàng nhưng làm được lại khó. Con người chứ đâu phải cỏ cây, cho nên ai mà có thể vô tình? Mỗi người, ai ai cũng đều có buồn vui, yêu ghét. Trong một hoàn cảnh nào đó, nhất định những cảm xúc sẽ bộc lộ ra, đây là bản sắc của con người. Tĩnh khí không thể cưỡng cầu, nó là định lực cần phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng mới thành. Tĩnh khí cũng không phải vốn sinh ra đã có, nó là kết quả của quá trình phát triển của mỗi người, cho nên có cao có thấp, ở từng người là khác nhau.

Xã hội hiện đại bất ổn, cạnh tranh gay gắt, chỉ có người có tĩnh khí mới chiến thắng được. Dưỡng được tĩnh khí sẽ đem lại cho bạn một “bầu trời trong xanh”!
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

 Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết cậy trông vào Chúa qua việc cầu nguyện. Cần xác định rõ rằng: việc trừ quỷ là việc của Chúa, chúng ta chỉ là dụng cụ Chúa dùng. Tuy nhiên, dụng cụ phải vừa tay ông chủ, tức là chúng ta chỉ hữu dụng khi biết phụ thuộc vào Chúa qua cầu nguyện. 
Xin mời Bạn cùng đọc :

Thứ Hai 20/02/2017 - Tuần 7 TN
LỜI CHÚA: Mc 9, 14 - 29


14) Khi Ðức Giêsu và ba môn đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông. (15) Thấy Ðức Giêsu, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người. (16) Người hỏi các môn đệ: "Anh em tranh luận gì với họ thế?" (17) Một người trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám. (18)Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi". (19) Người đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng, không có lòng tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Ðem nó lại đây cho tôi". (20) Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép. (21) Người hỏi cha nó: "Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?" Ông ấy đáp: "Thưa từ thuở bé. (22) Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi". (23) Ðức Giêsu nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin". (24)Lập tức, cha đứa bé kêu lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!" (25) Khi thấy đám đông tuôn đến, Ðức Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!" (26) Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Ðứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi!" (27) Nhưng Ðức Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. (28) Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" (29) Người đáp: "Giống quỷ ấy chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện thôi".

Ngày nọ, một linh mục đến hỏi thánh Gioan Vianney bí quyết làm cho xứ đạo được thánh thiện. Thánh nhân hỏi: “Ngài đã làm gì ?” Cha kia đáp: “Con tổ chức hội đoàn, con mời gọi học giáo lý, con cho thực hiện những cuộc rước kiệu… Thế nhưng xứ con giáo dân vẫn lười biếng, bê bối”.Thánh Vianney hỏi lại: “Thế cha đã ăn chay và cầu nguyện chưa?”. Nghe câu hỏi đó cha sở này thú thực là chưa hề nghĩ tới. Thấy vậy, cha Gioan Vianney đã chỉ ra cho cha kia biết nguyên nhân là chưa cầu nguyện và ăn chay nên không thành công…

Câu hỏi: “Tại sao chúng con không trừ được quỷ” mà các môn đệ cất lên hỏi Đức Giêsu có lẽ cũng là câu hỏi đầu tiên của chúng ta khi nghe đọc bài Tin Mừng hôm nay!

Khi các môn đệ đang phân vân và không thiếu kinh ngạc trước sự cứng đầu của quỷ, Đức Giêsu đã nói ngay: “Giống quỷ đó chỉ trừ được bằng cầu nguyện”.
Tại sao vậy? Thưa! Rất đơn giản, vì các môn đệ chỉ là người thừa tác để trừ quỷ chứ tự thân, các ông không thể trừ được. Vì thế, các ông phải nhân danh người sai mình. Cầu nguyện chính là sợi chỉ xuyên xuốt cuộc đời của người sai và người được sai. Khi cầu nguyện, người thi hành chỉ biết làm khi có lệnh hay đúng hơn là làm theo ý chủ.

Chỉ có sự kết hiệp mật thiết với Chúa, con người mới có khả năng để thống trị ma quỷ. Chỉ có cầu nguyện liên lỷ, con người mới gắn bó và đi trong đường lối của Thiên Chúa, nếu không, người ta dễ làm theo ý riêng và quy chiếu về mình thay về Chúa.
Thật vậy, “Không cầu nguyện thì không có đức tin.
Không có đức tin thì không có tình mến.
Không có tình mến thì sinh kiêu ngạo.
Khi đã kiêu ngạo thì hoàn toàn thuộc về ma quỷ”.
Đây là mấu chốt các môn đệ không trừ được quỷ.

Lạy Chúa Giêsu yêu mến, tạ ơn Chúa đã gieo vào lòng con hạt giống đức tin. Nhưng con thật lòng xin lỗi Chúa vì sự chểnh mảng, lơ đễnh của con trong việc nuôi dưỡng đức tin. Xin dạy con cầu nguyện, xin giữ con luôn sống trong tâm tình cầu nguyện, xin giúp con luôn để Chúa hiện diện trong con và trợ đỡ con trong nỗ lực đặt mình trước sự hiện diện của Chúa qua mọi phút sống đời con hầu có được sức mạnh quyền năng Chúa và tiếp gót Chúa chiến thắng quỷ dữ ác thần. Amen.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Tha thứ không phải là nhu nhược


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mt 5,38-48


ÔNG HAM-MEL-MANN ĐÃ THA THỨ CHO KẺ THÙ ĐÃ GIẾT HẠI VỢ CON MÌNH: 

Một tên sát nhân sau khi đã thụ án 20 năm trong ngục được thả ra, đã thuật lại hành động anh hùng của ông Ham-mel-mann: Không những ông tha thứ cho anh ta tội giết hại vợ và bốn đúa con của ông, mà còn sẵn sàng giúp đỡ anh ta cách tận tình. Anh ta đã phát biểu như sau:

“Tôi đã bị bắt, cảnh sát đã tìm thấy tôi. Tôi vốn là một kẻ hiếu sát. Tôi đã giết bà Ham-mel-mann và bắn chết 4 người con của bà. Tôi đã nhìn thấy họ nằm chết trên vũng máu. Sau khi bị cảnh sát bắt và đưa ra tòa xét xử; quan tòa đã tuyên án như sau: ”Anh đã làm một việc vô cùng tàn bạo, anh phải lãnh án tù khổ sai 20 năm”. Trong thời gian trong tù, tôi đã nhận được lá thư của ông Ham-mel-mann viết cho tôi vì được tin chính quyền Ba-lan không cho phép tôi được trở về quê hương Ba-lan của tôi sau khi mãn hạn tù. Ngay cả chính quyền Đức cũng nói với tôi: ”Chúng tôi không muốn anh sống tại nước Đức”.

Trong lá thư Ham-mel-mann viết cho tôi có đoạn sau: ”Tôi tha thứ cho anh về việc anh đã giết vợ và 4 đứa con của tôi. Tôi cũng đang vận động với chính quyền Đức để họ cho phép anh được sống tại Đức. Tôi đã nói với chính phủ Đức là anh có thể ở trong nhà tôi và tôi hứa sẽ giúp anh sống một cuộc đời lương thiện”. Tại sao tôi lại muốn giúp đỡ anh ? Tại sao tôi có thể tha thứ cho anh về tội tàn sát cả gia đình của tôi ? Sở dĩ tôi có thể làm được điều này vì Thiên Chúa đã làm một phép màu nơi tôi. Ngài đã ban cho tôi Thần Khí của Ngài. Thần Khí của Thiên Chúa đã dẫn dắt cuộc đời tôi và đã tăng thêm sức mạnh giúp tôi sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho anh”.

Cuối cùng anh ta nói: Bây giờ tôi biết được rằng chắc chắn Thần Khí của Thiên Chúa phải quyền năng siêu việt. Ngài đã có thể cất đi mối tử thù khỏi lòng một con người và ban cho ông ta tấm lòng quảng đại để sẵn sàng giúp đỡ tôi, mặc dù tôi đã giết vợ và 4 đứa con của ông ta (TK Nguyệt san, số 367).


Chúa Nhật 19/02/2017 - Tuần 7 TN
TIN MỪNG: Mt 5,38-48
(38) Anh em đã nghe Luật dạy rằng: “Mắt thế mắt, răng đền răng”. (39) Còn Thầy, Thầy bảo anh em : Đừng chống cự lại người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. (40) Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. (41) Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. (42) Ai xin thì anh hãy cho, ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi. (43) Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. (44) Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (45) Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. (46) Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? (47) Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? (48) Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.


Suy niệm :
Qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đề xuất một giải pháp tối ưu cho mọi tranh chấp xung đột giữa người với người, đó là: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” và “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39.44)
Trước lời dạy nầy, những người nông nổi cho là nhu nhược, là hèn nhát, là yếu đuối; chỉ những ai khôn ngoan sâu sắc mới nhận thấy đây là giải pháp tối ưu để giải quyết mọi xung đột và đem lại an hòa.
Khi người ta quai búa tạ vào tảng đá cứng, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình để kháng cự lại búa, hậu quả là đá sẽ nứt vỡ ra, bị nghiền tán ra. Đá bị thất bại hoàn toàn!
Nhưng khi người ta quai búa giáng mạnh xuống hồ nước, nước sẽ dùng sự mềm mại của mình để vô hiệu hoá sức mạnh của búa. Nước không hề hấn gì nhưng búa thì sẽ bị chìm lĩm xuống tận đáy hồ. Thế là nước thắng lợi vẻ vang!
Khi gặp bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp dùng sự cứng rắn mạnh mẽ của mình để kháng cự lại bão tố. Hậu quả là chúng bị gảy cành, trốc gốc. Trong khi đó, những rặng tre, những cây lau sậy không hề kháng cự lại bão tố, nhưng dùng sự mềm dẻo của mình để uốn theo chiều gió nên chúng được an toàn.

Hiểu được quy luật đó nên Lão tử đã dạy môn sinh từ mấy ngàn năm trước: “Nhu thắng cương, nhược thắng cường.” Vị sư tổ của môn phái Judo cũng đã dựa vào quy luật nầy để sáng lập nên môn phái Judo (nhu đạo), một môn võ thuật lấy mềm dẻo để chiến thắng tính hung bạo cứng rắn.
Khi oán ghét, giận hờn, căm thù người khác, ta cảm thấy tâm hồn mình như một mặt hồ đang yên bình bỗng nhiên nổi sóng. Ta cảm thấy bực bội, cay cú và như muốn phát khùng. Ta cảm thấy mình đã đánh mất sự bình an trong tâm hồn: ăn không ngon, ngủ không yên, huyết áp lên cao, bệnh tật phát sinh và tất nhiên, nếu cứ lặp lại tình trạng nầy nhiều lần thì ta bị tổn thọ.
Trong khi đó, người bị ta giận ghét thì vẫn sống hồn nhiên, vẫn vui đùa, vẫn thanh thản hạnh phúc như không có gì xảy ra. Nỗi căm hờn giận ghét của ta dành cho y không làm y đau khổ, mà chỉ làm cho ta đau khổ thôi.
Như thế, khi ta nuôi lòng giận ghét căm hờn người khác, là ta tự phạt mình, tự hành hạ mình, tự làm khổ mình, tự gieo thêm bệnh tật cho mình, tự cắt ngắn tuổi thọ của mình. Làm thế thì chẳng phải là điên rồ, dại dột lắm sao!
Thế thì ta hãy thôi đày đoạ và tự làm khổ mình, hãy trả lại bình an cho tâm hồn mình, trả lại hạnh phúc cho cuộc đời ta bằng cách tha thứ, xoá bỏ và quên đi lầm lỗi của người khác. Chỉ bằng cách nầy, ta mới tìm lại được bình an cho tâm hồn, tìm được hạnh phúc cho cuộc sống.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê-su. Xin cho con quả tim của Chúa. Xin cho con biết quảng đại để vươn tâm hồn lên cao, vượt qua những tình cảm đời thường và mặc lấy tâm tình bao dung nhân hậu của Chúa. Xin cho con loại bỏ những sự hờn oán nhỏ nhen, những sự trả thù không đáng có. Xin cho tâm hồn con luôn bình an trong sáng, và không biến cố nào có thể làm xáo trộn, không đam mê nào có thể khuấy động được lòng con. Xin cho con đừng quá vui khi được người đời khen ngợi, cũng đừng quá buồn khi bị chỉ trích chê bai. Xin cho quả tim của con đủ lớn để yêu thương cả những người con không ưa và những kẻ không ưa con. Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để ôm cả thế giới, trong đó có cả những kẻ thù ghét con. Nhờ đó con mới nên con thảo của Cha trên trời và nên môn đệ thực sự của Chúa. – AMEN.