Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Món quà ý nghĩa


Kết quả hình ảnh cho một món quà noel làm xúc động thế giới


Một món quà muà Noel làm xúc động thế giới

Ai đã ghé qua thành phố này thì cũng biết nó bự đến nỗi chẵng ai thèm đếm xiả đến ai cả, cuộc sống bôn chen, công việc dồn dập, mỗi người lo riêng cho cuộc sống cuả mình.
        Do đó một hành động bác ái đột xuất cuả anh DePrimo đáng lẽ sẽ chẳng ai biết tới. Anh cũng nghĩ như vậy và rất dỗi ngạc nhiên khi có người đề cập đến nó. "I had no idea it was going to be such a big deal" ("Có gì mà phải nói chứ") anh cho biết như vậy.
          Số là hai tuần trước khi anh đi tuần ở khu Time Square trong một đêm giá lạnh, anh phải đi 2 đôi vớ mà vẫn thấy buốt, anh nhìn thấy một người đàn ông vô gia cư không có giầy. Anh tả lại "Đôi chân cuả ông ta bị xưng lên bằng cả cái bàn tay tôi như thế này. Tôi động lòng trắc ẩn. Chẳng nghĩ gì sâu sa cả. Tôi dừng lại và hỏi nếu ông ta có muốn một đôi vớ cho ấm không?"
       Người đàn ông bất hạnh trả lời không. Cảm ơn lòng tốt cuả anh và thêm vào "May God bless you" (Xin Chuá ban phước lành cho ông)
        Thật là bất ngờ, anh DePrimo nói tiếp "Này đây một người nghèo mạt đến nỗi một đôi vớ cũng không có, thế mà lại có một tấm lòng vỉ đại để mà xin Chuá ban phước lành cho tôi. Thật là một sự...vô cùng tận..tuyệt vời"
          Anh DePrimo sau đó chạy tới tiêm bán giầy Sketchers để mua một đôi giầy ủng, không biết số giầy là bao nhiêu cho nên anh lại phải chạy ra chỗ người vô gia cư một lần nữa. Sự việc không lọt qua mắt cuả ông quản lý tiệm giầy Jose Cano và ông ta đã giúp giảm giá đôi giầy để anh DePrimo chỉ phải trả như là giá cuả một nhân viên cuả tiệm. (Xin xem ghi chú *)
        "Bạn biết không, chúng tôi hiểu rằng ông cảnh sát này đang vội giúp người khác, và ông ta không có nhiều thời giờ. Cho nên tự nhiên chúng tôi phải cố giúp đỡ làm sao cho mọi việc được xuông xẻ thêm lên" Ông Cano nói.
        Anh DePrimo đã không hỏi tên cuả người đàn ông khốn khổ là gì, nhưng anh không thể quên giây phút kỳ diệu khi trao quà, anh tâm sự " Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi và cười toe toét, cái cười kéo dài từ tai này qua đến tai nọ. Và một lần nữa ông ta xin Chuá ban phuớc lành cho tôi và cầu chúc cho tôi được an toàn. Tôi thực tình không thể tin vào tai mình được. Các ông thấy không, chỉ là một món quà nhỏ bé thôi, thế mà ông ta lại cảm tạ nồng nhiệt đến như thế".
        Anh DePrimo cất giữ tấm biên lai cuả đôi giầy vào tuí áo chống đạn cuả anh để nhắc nhở cho anh đến những người bạc phận. Sau đó anh vội vã tiếp tục cuộc đi tuần cuả mình.
       Nhưng hành đông cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến. Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
       Bà đã gửi tấm hình và viết thư cho văn phòng cảnh sát NYPD rằng bà cũng đã nhìn thấy người đàn ông xấu xố không có giầy ấy:
     "Ngay khi tôi định đi tới ông ta, thì một nhân viên cảnh sát cuả quí sở đã xuất hiện. Anh ta nói: 'Tôi đã có giầy đúng số 12 cho ông đây, đôi giầy này là giầy cho mọi thời tiết. Nào mình thử xem nào.' Và anh ta đã cúi xuống đất và giúp người đàn ông đi vớ và giầy vào. Anh cảnh sát ấy không kỳ vọng một điều gì từ người đàn ông cả và anh cũng không hề biết là tôi đang chứng kiến. Tôi đã làm việc trong ngành công lực từ 17 năm qua. Tôi chưa bao giờ xúc động đến như thế. Tôi không biết tên của anh cảnh sát. Nhưng quan trọng hơn, theo tôi nghĩ, là tất cả chúng ta cần được nhắc nhở về những lý do thực sự của ngành công lực. Cho nên việc làm của người cảnh sát này là một vinh dự cho nghề nghiệp của chúng ta và đồng thời cũng nhắc nhở cho tôi cũng như cho tất cả những nhân viên công lực ở Arizona mà tôi đã chia sẻ câu chuyện rằng lòng tốt của con người vẫn không bị mất."
     Văn phòng Cảnh Sát NYPD đã đăng tấm hình và bức thư cuả bà Foster lên trang nhà trong Facebook.
      Cho đến thứ Ba vừa qua, số shares (gửi cho nhau) cuả bài viết Facebook đã lên tới 77 ngàn, số người đánh dấu là 'thích' lên đến 322 ngàn và số người viết bình luận thêm vào là 20 ngàn. Những lời khen ngợi đến từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những nơi xa xôi như Úc Châu và Malaysia.

Chúa Giê su từ trời cao giáng trần cư ngụ giữa nhân loại như một quà tặng cao quý cho con người. Vì Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống". Ngài đến đem bình an cho những ai có lòng ngay. Xin mời bạn cùng đọc :

Thứ hai 31/12/2018
Lời Chúa : Ga 1,1-18

1,1 Lời [1] có lúc khởi đầu, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa. 2 Người [2] ở với Thiên Chúa lúc khởi đầu. 3 Nhờ Người, mọi sự được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho loài người,
5 và ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không lấn át được ánh sáng.6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gio-an. 7 Ông ấy đến làm chứng. Ông làm chứng về ánh sáng, để nhờ ông ấy, mọi người tin. 8 Ông ấy không phải là ánh sáng, nhưng làm chứng về ánh sáng. 9 Người là ánh sáng thật, ánh sáng [3] chiếu soi mọi người, đến trong thế gian. 10 Người ở trong thế gian, nhờ Người thế gian được tạo thành và thế gian đã không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, và những kẻ thuộc về Người đã không đón nhận Người. 12 Nhưng những ai đón nhận Người, Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ là những người tin vào danh của Người, 13 Họ được sinh ra không bởi khí huyết, cũng không bởi ước muốn của người phàm, cũng không bởi ước muốn của đàn ông, nhưng bởi Thiên Chúa. 14 Lời đã trở thành người phàm và cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người, vinh quang bên Cha như là Con Một, đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Gio-an làm chứng về Người, ông ấy hô lên rằng: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng vượt trước tôi, vì Người có trước tôi.” 16 Từ sự sung mãn của Người, tất cả chúng tôi đã lãnh nhận ân sủng này đến ân sủng khác. 17 Vì Lề Luật đã được ban nhờ Mô-sê, ân sủng và sự thật đã có nhờ Đức Giê-su Ki-tô. 18 Chưa ai thấy Thiên Chúa bao giờ; Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Đấng ấy đã kể cho chúng ta.

Máng cỏ luôn làm cho chúng ta rúng động, vì đứng trước máng cỏ là đối diện với một Tình Yêu, một Tình Yêu mở ra bao la bát ngát. Cha đã mở ra bằng cách sai Con xuống thế làm người. Con đã mở ra bằng cách vâng phục ý Cha. Thánh Thần đã mở ra bằng cách tác động nơi lòng Đức Trinh Nữ.
Máng cỏ giúp ta gặp được Tình Yêu của Ba Ngôi, Tình Yêu không lùi bước trước sự khép kín của nhân loại.
      Đến Bêlem, chúng ta bắt gặp một Tình Yêu khiêm tốn. Thiên Chúa đã cúi xuống để tặng trao cho con người. Con Thiên Chúa làm người sinh nơi hang súc vật, không một chút hào quang: Ngài sinh ra trong đêm tối; không một chút quyền lực: Ngài là trẻ thơ khóc oe oe. Đấng siêu việt nay chịu giới hạn bởi thời gian. Đấng Tuyệt Đối lại mang một thân xác hữu hạn.
Tình Yêu khiêm tốn không làm chúng ta bị choáng ngợp. không ban bố một cách cha chú, nhưng biết gõ cửa và chờ đợi.
        Thiên Chúa giàu sang đã trở nên nghèo để chúng ta được trở nên giàu có (2Cr 8,9).
Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ khi Ngôi Lời đặt chân trên trái đất. Ngài đã thắp lên ánh sáng trong bóng đêm. Ngài chính là Ánh Sáng chiếu soi mọi người (Ga 1,9). Tiếc thay nhiều người đã chọn bóng tối, vì bóng tối dễ chịu hơn, đồng lõa hơn (Ga 3,19). Bóng tối ở ngoài tôi và bóng tối ở trong tôi.
Ngôi Lời đã đến nhà của Ngài, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận (Ga 1,11).
Đức Giêsu còn phải nhập thể cho đến tận thế.

Truyền giáo là làm cho Ngài được sinh ra ở đây, hôm nay, trong dòng văn hoá truyền thống của dân tộc, trong những biến chuyển của đất nước thời mở cửa, trong thế giới đã bước qua năm 2000.
Sống mầu nhiệm Nhập Thể là trở nên một Maria khác, đón nhận Đức Giêsu vào đời mình, cưu mang Ngài, và sinh Ngài cho thế giới.
Cuộc sinh hạ nào cũng bắt trắc và đau đớn. Xin thắp lên một ngọn nến từ Ánh Sáng của Ngôi Lời. Xin gom lại trăm triệu ngọn nến để đẩy lui bóng tối trên mặt đất.


Lạy Chúa Giê su, giữa giá rét của mùa đông, xin cho con gặp Chúa.
Giữa những long đong và bấp bênh của phận người, xin cho con gần Chúa.
Giữa cảnh nghèo khó và trơ trụi, xin cho con thấy Chúa đi với con và hiểu con.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ, xin cho con cảm được sự bình an của Chúa, ngay giữa những âu lo hàng ngày.
Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều không như ý.
Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa vì Chúa đã dám sống như con.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Gia đình là nôi ấm ?


Kết quả hình ảnh cho pixabay


Vợ chồng tha thứ cho nhau, cuộc sống luôn có lúc này lúc kia, có những lầm lỗi, có những sai sót mà có thể làm cho người khác phải đau khổ, gây những hậu quả nghiêm trọng, nhưng người tiếp nhận sai lầm, tội lỗi đó thái độ thế nào, cần phải xử trí ra sao, thật là khó cho bất kỳ người nào mắc phải hoàn cảnh ấy, cùng đọc qua câu chuyện dưới đây để cảm nghiệm về sự tha thứ, sự đồng cam cộng khổ của cái gọi là một “gia đình hạnh phúc”.

Vợ chồng tha thứ cho nhau, câu chuyện dưới đây để nhắc nhở đối xử thể nào với người đã phạm lầm lỡ đối với mình, câu chuyện như sau: Dắt xe ra khỏi ngõ thì tôi bị ba tên mặt mũi hầm hố chặn lại. Việc này chủ nợ đã cảnh cáo cả tuần nay, nhưng tôi vẫn không thể xoay xở được. Chồng nhìn tôi, sắc mặt tái dại: “Chuyện gì vậy em?”.
      Tôi chưa biết nói sao thì một tên sấn tới chìa ra trước mặt chồng tờ giấy viết tay ghi nhận nợ mà tôi ký. “Các người là ai, tránh ra cho chúng tôi đi”, nghe giọng tôi lạc đi, hành vi có thể mất kiểm soát, chồng tôi bảo tôi quay vào nhà, để anh nói chuyện. Tôi từng bước quay vào nhà cùng nỗi sợ hãi đã lên đến đỉnh điểm.
       Hai năm trước chồng tôi đi nước ngoài làm ăn, số tiền khổ sở tằn tiện gom góp được bao nhiêu anh đưa tôi cất giữ. Hàng tháng anh nhận lương, tuy không cao, nhưng anh cũng đưa hết cho tôi. Trong cuộc sống hàng ngày chồng tôi rất tiết kiệm, thậm chí là hơi quá chắt bóp.
       Tôi hùn vốn cùng bạn mua đất ở ngoại thành. Ban đầu có lãi, nghĩ mình có tố chất kinh doanh, tự tin lắm. Đôi khi so sánh lời lãi của mình với lương tháng của chồng, tôi không khỏi tự kiêu. Nhưng rồi giá đất hạ còn một nửa, muốn bán cũng không được. Tôi lại theo bạn bè kinh doanh trên mạng. Không có kinh nghiệm, máu ham hố trỗi dậy sau vài lệnh thắng nên tôi thua triền miên. Tôi vay nặng lãi để gỡ gạc. Thua càng thua. Hàng tháng số tiền lãi phải trả đã lên tới chục triệu. Tôi vay mượn bạn bè để trả lãi, nhưng không thể vay mãi được. Hàng đêm tôi ngủ mà thon thót giật mình bởi những cuộc nhắn tin, gọi điện của chủ nợ. Đầu óc lúc nào cũng nghĩ cách vay tiền. Tôi giấu chồng, sợ anh biết sẽ không chịu nổi, rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Anh sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà, sẽ ly hôn, hoặc hành hạ sỉ nhục tôi…
          Chồng tôi dắt xe vào nhà. Anh không đi làm nữa, thay quần áo và nằm dài suốt buổi sáng. Tôi cũng im lặng không dám hé răng. Anh biết toàn bộ số tiền dành dụm đã mất, lại cộng thêm khoản vay nặng lãi, có lẽ sốc lắm.
        Buổi trưa, chồng lặng lẽ đến bên tôi, anh nói chậm và nhẹ như không: chuyện đã thế rồi em đừng nghĩ ngợi nữa, cho qua đi. Số tiền kia đã mất thì cứ coi như chưa từng có, còn số tiền vay nặng lãi anh đã thương thảo với chủ nợ rồi, trước mắt mỗi tháng sẽ trả bớt vài chục triệu cộng với tiền lãi, rồi cũng qua thôi, quan trọng là sau vụ việc này em tỉnh ra, đừng làm gì tương tự nữa rồi khổ lây con cái.
     Chiều hôm đó chủ nợ đến, anh viết giấy xác nhận nợ một lần nữa, có chữ ký của hai vợ chồng. Chủ nợ ra về, anh ra cửa hàng phô-tô nhiều tờ giấy A4 “Cho thuê nhà gấp, giá rẻ”. “Ba mẹ con em tạm thuê nhà trọ một thời gian. Khổ một tý nhưng an toàn. Tháng sau anh xin đi công trường để có lương cao hơn”. Một tuần sau có người đến hỏi thuê, anh đồng ý cho thuê với giá họ đưa ra, thu tiền ba tháng một lần. Anh gọi chủ nợ tới và gửi trước số tiền nợ bằng ba tháng thuê nhà vừa nhận. Thấy thái độ hợp tác thiện chí của anh, chủ nợ cũng được giải tỏa tâm lý, không tỏ thái độ đàn áp nữa.Tôi làm theo mọi việc như anh vạch ra cùng mặc cảm tội lỗi, hối hận khôn cùng. Kỳ lạ sao, tôi đã gây chuyện tày đình vậy mà anh không một lời nặng nhẹ.


Chúa nhật 30/12/2019 
Lễ Thánh Gia Thất
Lời Chúa : Lc 2, 41-52

Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.
Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.


Thánh Gia, gia đình gồm những con người thánh, nghĩa là những người chọn Thiên Chúa trên tất cả, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Thánh Giuse tôn trọng và yêu mến Đức Mẹ cùng Đức Giêsu. Đức Mẹ yêu mến và trân trọng thánh Giuse và con mình. Đức Giêsu luôn yêu mến, kính trọng và tùng phục cha mẹ. Khi còn sống ở Nadarét, Đức Giêsu không làm cái gì đặc biệt khác người, trừ chính thái độ sống khiêm tốn và dễ thương đối với Thiên Chúa và con người.
     Khi nhìn vào gia đình của Chúa Giêsu này và so sánh với các gia đình hôm nay, chúng ta có thể tự nhủ: “Ôi khác biệt quá! Gia đình Chúa Giêsu dồi dào sức khỏe, còn các gia đình hôm nay bệnh hoạn, rất bệnh hoạn!”
       Đúng vậy. Các gia đình hiện nay đang đối diện với vô số vấn đề: cha mẹ ly thân, ly dị, tái giá… Những gia đình chỉ có cha hay mẹ mà thôi… Uy tín của người cha hay người mẹ giảm sút kinh khủng… Anh hưởng bên ngoài của xã hội mạnh hơn ảnh hưởng từ chính bên trong gia đình. Giới trẻ hầu như không còn tin tưởng gì nữa… Những người trẻ rời gia đình rất sớm…
     Bao nhiêu cha mẹ than vãn về tình trạng hiện nay! Bao nhiêu người cha người mẹ thất vọng vì những gì đã xảy đến trong chính gia đình của họ. Bao nhiêu cha mẹ không còn biết phải nghĩ sao nữa! Quá nhiều lần ta đã nghe nói: “Nếu có thể làm lại được, tôi sẽ không lập gia đình, tôi sẽ không có con, như thế tôi sẽ không phải làm việc cựu nhọc để nuôi nấng một gia đình. Thật quá vất vả, quá bạc bẽo, quá đau đớn! Phải đổ ra biết bao nhiêu là nước mắt!”

Các vấn nạn xảy ra khi con người quá ích kỷ chỉ biết lo cho mình, và đánh mất tính tương giao với người khác. Họ không biết định giá, cám ơn, và trả ơn những gì Thiên Chúa và những người khác đã làm cho họ. Họ không biết kiên nhẫn và tha thứ cho người khác như Thiên Chúa và những người khác vẫn tha thứ cho họ. Họ quên đi rằng nếu Thiên Chúa và những người khác cũng ích kỷ như thế, họ sẽ không có cơ hội để có mặt trên trái đất này.


Lạy Chúa Giê-su - Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se, xin cho con hằng biết chiêm ngưỡng Thánh Gia như nơi đầu tiên Tin Mừng đã được vun trồng và trong đó mọi người đều được kêu mời thi hành ‘bổn phận ở Nhà của Cha’. Chớ gì Thánh Gia không chỉ là một gương mẫu gia phong đáng nêu cao cho các gia đình, còn là một sức sống Tin Mừng mãnh liệt cho tất cả mọi môi trường nơi những con người nhân loại chung sống với nhau. Xin cho con không chỉ biết yêu mến tôn kính Thánh gia, mà còn biết đồng hành với gia đình thánh này trong suốt tiến trình sống niềm tin của mình. A-men

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Xé lòng

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 2, 22-35

Đó là ngày 29/08/1977. một đứa bé với cân nặng 1,3kg, một mình nằm trong phòng. Không có bà mẹ nào cả, cũng chẳng có bàn tay nào âu yếm nắm lấy đôi bàn tay nhỏ xíu, lạnh ngắt của em. Nơi đây chỉ có mình em đang hấp hối, và tuyệt vọng giữa cuộc sống này, cố gắng giành lại sự sống. Đó chính là cuộc đời của Melissa Ohden – đứa bé may mắn sống sót sau ca phá thai của người mẹ giữa mùa đông lạnh lẽo.

Mẹ của Melissa Ohden đã rời Bệnh viện Saint Luke ở thành phố Sioux (Mỹ) và tin rằng dung dịch muối mà bác sĩ đưa vào tử cung mình suốt năm ngày qua đã khiến cho thai nhi 8 tháng tuổi trong bụng mình đã chết. Người phụ nữ không biết rằng con gái bà đã sống sót kỳ diệu, nỗ lực giành lại mạng sống cho đến 36 năm sau đó. Sau khi Melissa biết sự thật về việc có mặt của mình trên đời này, cô đã dành gần hai thập kỷ để tìm kiếm câu trả lời.Cuối cùng, Melissa đã sống. Ba tuần sau đó, Melissa được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y ở thành phố Iowa. Các y tá đã may cho cô bé những bộ quần áo nhỏ xíu và cả những chiếc bỉm đầy màu sắc. Melissa được y tá Mary đặt tên là Katie Rose. Ba tháng tuổi, Melissa được vợ chồng Linda và Ron Ohden nhận làm con nuôi. Cô bé xuất viện, cùng bố mẹ nuôi về nơi ở mới cùng với chị Tammy – cô bé lớn hơn Melissa 4 tuổi, cũng được vợ chồng Linda nhận làm con nuôi.Trong cuốn tự truyện You carried me, Melissa nói rằng, sở dĩ cô còn thở đến ngày này là nhờ một nữ y tá tại bệnh viện. Cô khi ấy là một đứa trẻ sinh non bị vứt vào thùng rác y tế, một nữ y tá đã nghe thấy tiếng khóc yếu ớt, những cử động nhẹ nhàng và hơi thở hổn hển của cô. Y tá đã lập tức đưa cô bé vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đứa trẻ bị vàng da, suy hô hấp và động kinh. Các bác sĩ cho rằng, dù cho em bé khi đó sống sót được cũng sẽ bị những vấn đề về thị lực, thính lực và chậm phát triển.
            Nhiều năm sau đó, bố mẹ nuôi Melissa vẫn giữ liên lạc với y tá Mary, cập nhật cho Mary biết về sự phát triển của con gái. Melissa lớn hơn, cô tự tay viết thư gửi cho Mary. “Mary và tôi có một tình bạn đặc biệt kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Tôi cảm nhận chỉ có cô ấy là lo lắng cho tôi hơn cả”, Melissa nói.
         Những năm đầu đời sức khỏe kém, đến năm tuổi, Melissa đã phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Khi cô bé 6 tuổi, bố mẹ nuôi chào đón cậu con trai ruột tên Dustin. Melissa và chị gái Tammy ngay từ khi còn bé đã được bố mẹ nuôi cho biết rằng họ đã nhận nuôi hai em. “Tammy và tôi cãi nhau suốt, hệt như các cặp chị em khác. Trong một lần tranh cãi nảy lửa khi tôi 14 tuổi, Tammy đã hét lên: ‘Ít nhất thì bố mẹ chị vẫn muốn chị'”, Melissa kể lại.
        Câu nói của Tammy khiến cô bé băn khoăn về sự ra đời của mình. “Tôi chạy đến bên bố mẹ và cuối cùng họ đã nói với tôi sự thật đau lòng, rằng tôi đã sống sót sau vụ phá thai thất bại. Họ từng dự định sẽ không bao giờ để tôi biết điều này. Đêm đó, tôi cảm giác như thế giới của mình ngừng quay. Tức giận, sợ hãi, hổ thẹn và thậm chí cảm thấy tội lỗi vì đã sống”, Melissa nói.

Theo Newtalks, Melissa sau đó trải qua năm tháng đau đớn về tinh thần. Cô sống sa đọa, buông thả bản thân và nghiện rượu. “Tôi uống rất nhiều để xoa dịu nỗi đau. Bố mẹ không hề nhận ra tôi đau đớn thế nào vì tôi giấu cảm xúc rất giỏi”, cô kể lại.Ở tuổi 19, khao khát lớn nhất của Melissa là biết rõ về nguồn gốc của mình. Việc này thực sự khá khó khăn vì trên giấy nhận con nuôi của cô có rất ít thông tin về bố mẹ. Vì thế, danh tính của gia đình cô vẫn là một điều bí ẩn.Sau khi tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, cô đến Đại học South Dakota để theo học ngành Khoa học Chính trị. Tại đây, Melissa biết rằng mẹ ruột mình cũng từng học ở đây và thậm chí bà ngoại của cô là một giáo sư giảng dạy ở nơi này. “Tôi tự hỏi liệu chúng tôi đã vô tình gặp mặt nhau mà không hề hay biết”, Melissa chia sẻ.Melissa sau đó chuyển đến thành phố Sioux sinh sống – nơi cô chào đời. Cô lục tìm trong danh bạ, báo chí được lưu trữ, những quyển sách ở thư viện, nhưng vì không biết tên mẹ nên cô chỉ hy vọng tìm thấy được gương mặt nào đó giống mình mà thôi. Melissa cũng đăng tin tìm người thân trên báo địa phương. Nhưng mọi thứ đều vô ích.

Thời gian trôi đi, năm 30 tuổi, Melissa bất ngờ tìm được manh mối về ông bà ngoại nhờ lướt qua kỷ yếu của một trường đại học và dừng lại ở bức hình mà cô nghĩ là bà ngoại mình. Cô gửi thư đến ông bà ngoại nhưng chỉ có mỗi người ông trả lời. “Ông nói rằng tôi ra đời không phải là dự tính của họ. Ông nói thêm rằng tôi không thể tìm kiếm mẹ ruột của mình qua họ vì họ và mẹ tôi hoàn toàn xa lạ. Rõ ràng mối quan hệ của họ không được tốt sau khi tôi ra đời. Tôi biết có điều gì uẩn khúc ở đây”, Melissa kể lại.
         Cùng năm đó, Melissa yêu cầu bệnh viện cho xem hồ sơ bệnh án của mình. Cô gái phát hiện mình đang ở cùng thành phố với bố ruột. Melissa lập tức viết thư cho bố. “Tôi có mọi lý do để tin rằng bố chưa bao giờ biết tôi chào đời. Tôi chỉ nói với bố rằng tôi vẫn còn sống và tôi không hề tức giận hay căm phẫn gì cả. Thế nhưng ông không hồi âm”, Melissa kể lại.
        Sáu tháng sau, cô tìm kiếm tên bố trên Internet và phát hiện bố vừa qua đời khi cô thấy tờ cáo phó. Cô liên lạc với người anh em trai của bố. “Gia đình bố đã biết về sự tồn tại của tôi. Họ đọc được lá thư tôi gửi cho bố lúc dọn dẹp phòng sau khi bố qua đời. Họ nói với tôi bố từng than thở với họ: “Tôi đã làm một việc rất xấu hổ mà không thể nói ra. Vậy là tôi đã hiểu, mẹ tôi bị ép buộc phải phá thai và bố tôi không hề ngăn cản. Có lẽ ông cảm thấy xấu hổ nếu trả lời tôi”, cô gái chia sẻ....

Có biết bao cuộc chối bỏ đứa con trong bụng người Mẹ, vì sĩ diện, vì bị ép buộc bỏ thai, vì hoàn cảnh, vì sợ tai tiếng, và nhiều lý do khác...Từ chối hay chấp nhận một con người là sai hay sao ? Giếu ngày chào đời cũng đã được nói tiên tri là sau này đứa trẻ  sẽ bị người đời chống đối. Xin mời Bạn cùng đọc :

Thứ bảy 29/12/2019 - Tuần bát nhật GS
Lời Chúa : Lc 2, 22-35

Khi mãn thời hạn thanh tẩy theo Luật Môsê, ông bà đem Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, để dâng cho Chúa, như đã viết trong lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh, dâng cho Thiên Chúa”, và việc dâng lễ vật như đã nói trong lề luật Chúa là “một cặp chim gáy, hoặc hai bồ câu con”.Và lúc đó tại Giêrusalem có một người tên là Simêon, là người công chính và có lòng kính sợ, đang mong đợi niềm an ủi Israel, có Thánh Thần ở trong ông. Ông được Thánh Thần mách bảo là sẽ không thấy giờ chết đến, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ. Khi cha mẹ bồng trẻ Giêsu đến để thi hành cho Người các nghi thức theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:“Lạy Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời Chúa. Vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng đã chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ
đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ”.


Ông già Simêon đã nói tiên tri về Hài nhi Giêsu:
Đức Giêsu là một “dấu hiệu”, một “dấu hiệu bị chống báng”, một “dấu hiệu mà người ta có thể phủ nhận”. Thiên Chúa không muốn áp đặt. Người đã trao ban tự do. Người chấp nhận ” dấu chỉ tình yêu của Người có thể bị người đời chối bỏ! Như thế mỗi người phải tự quyết định trước trường hợp “Giêsu” Ta có thể từ chối Ngài, hoặc đón nhận Người nghĩa là phải hy vọng, phải quỳ xuống… ta mới có thể đón nhận Người, nghĩa là được ơn cứu độ nâng lên…

Đức Giêsu cũng đã đến để yêu thương, cứu giúp mọi người. Ngài vốn là Thiên Chúa cao sang nhưng đã trở nên thấp hèn để nâng đỡ con người lên. Nhưng cuối cùng Ngài đã bị con người đóng đinh thập giá, bỏ mặc trong cái chết đau đớn và tủi nhục.

Còn Mẹ Maria, từ sau khi Mẹ nói tiếng Xin Vâng, Mẹ đã bắt đầu bước vào con đường đau khổ cùng với Con Mẹ. Mẹ luôn đồng hành với Con qua từng biến cố và đỉnh điểm đó là cuộc Khổ Nạn của Con. Mẹ đứng dưới cây thập giá như bị một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn. Mẹ đã trải qua những biến cố xảy đến cho Con Mẹ, nhưng Mẹ đã không có bất kỳ một phản ứng nào, nhưng luôn để tâm suy niệm trong lòng, như lời ông Simêon đã nói: “Để tâm tư nhiều, tâm hồn được biểu lộ”

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được vinh dự trở nên những thành viên trong gia đình Giáo Hội của Chúa. Xin cho chúng con không chỉ mang danh là Kitô hữu những luôn nỗ lực sống đúng căn tính của mình, nhờ đó góp phần mang Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người. Amen.






Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Phá thai là giết người


Kết quả hình ảnh cho câu chuyện ân hận vì phá thai

Viết cho đứa con xấu số

Con à! Mẹ biết nói những lời xin lỗi lúc này cũng không còn ý nghĩa nữa, mẹ cũng hiểu, tất cả những việc mẹ làm dù có đền cả đời này cũng không hết tội. Mẹ có tội với con, vì mẹ quá ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình. Vì mẹ quá nông nổi, chỉ nghĩ được hả lòng hả dạ và mẹ đã trút giận lên một sinh linh bé nhỏ là con.

Ngay từ khi mang thai con, mẹ đã chịu quá nhiều áp lực. Áp lực vì bị chính bà nội của con nghi ngờ. Ngay cả bố ruột của con cũng không tin mẹ, và thế là mẹ vô vọng. Mẹ tự trách mình và rồi lại trách con. Mẹ luôn ích kỉ, nhỏ nhen khi nghĩ rằng, tại con mà mẹ phải chịu nỗi oan này. Thế rồi, mẹ chẳng săn sóc sức khỏe, mẹ cứ buồn giận, đi lại không gìn giữ. Mẹ cũng cáu giận, uống thuốc khi bị mệt, bị ốm.
Độc ác hơn, khi mẹ ông xã của mẹ, bà nội của con có ý định xét nghiệm ADN để xem con có đúng là cháu của bà không, mẹ đã bỏ con đi để dằn mặt bà nội con. Mẹ tìm lý do uống thuốc quá nhiều để an ủi lòng minh khi cướp đi sinh mạng của con. Khi đó mẹ chưa nghĩ được thành quả ngày hôm nay, cũng không nghĩ mẹ sẽ phải chịu nỗi đớn đau vô biên này. Mẹ cứ sống và muốn cho mẹ ông xã biết mặt vì đã dám nghi ngờ mẹ, ngay cả bố đẻ của con cũng vậy.

Nhưng thời giờ trôi qua, chính vì phá bỏ đứa con ruột của mình, mẹ sống không bằng bỏ xác. Hằng đêm mẹ mơ về con, mẹ tưởng dằn mặt được bà nội con tuy vậy người chịu nỗi ân hận, day dứt, đớn đau nhất lại là mẹ. Mẹ không tài nào nuốt nổi cơm, ăn không ngon, mẹ còn sút mấy cân vì thương con nữa. Mẹ khóc suốt bao tháng này, thương nhớ con từng đêm. Mẹ chẳng nói chẳng rằng, sống trong nhà mà mẹ như cái bóng, vì mẹ không còn sức mà chịu đựng nữa.
     Mẹ chẳng nói chẳng rằng, sống trong nhà mà mẹ như cái bóng, vì mẹ không còn sức mà chịu đựng nữa.
Con à, mẹ đã quá sai rồi. Mẹ cũng đã quá ích kỉ khi không nghĩ tới con. Dù con có tại sao mẹ cũng nên giữ con lại, vì con mãi là con của mẹ. Con ra đi lại còn gây cho gia quyến nhà nội mối nghi ngờ về người cha của con. Mẹ mãi cũng chẳng thể mang lại sự trong trắng cho con.
Con à, hãy tha thứ cho mẹ được không con. Mẹ không vùngng đáng làm mẹ của con. Mong sao kiếp sau con sẽ gặp được người mẹ tốt, săn sóc và yêu mến con, để con có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Mẹ xin lỗi con về tất cả, sau này mẹ xin chịu mọi hình phạt mà ông trời giáng xuống. Mong con nơi ấy được bình an.
Thứ sáu 28/12/2018
Lễ các Thánh Anh hài
Lời Chúa : Mt 2, 13-18
Khi các đạo sĩ ra đi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: “Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrođê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người”. Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrođê băng hà, hầu làm trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: “Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.
Bấy giờ Hêrođê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.


Trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, một thời gian rất vui, chúng ta cũng nhớ đến cái chết của các Thánh Anh Hài. Không rõ đã có bao nhiêu trẻ thơ bị giết bởi vua Hêrôđê Cả. Vị vua này điên cuồng bảo vệ ngôi báu nên đã giết nhiều người, trong số đó có người vợ Do Thái và ba con trai của ông. Đối với ông, việc sát hại trẻ thơ ở Belem chỉ là chuyện nhỏ. Trước khi giết các bé trai ở Belem, vua đã muốn giết Hài Nhi Giêsu.
         Nhưng Thiên Chúa có cách bảo vệ cho Con của Ngài. Giuse vẫn là người đứng mũi chịu sào trong cơn nguy khó. Sứ thần báo mộng cho ông, để ông đưa Hài Nhi và Mẹ trốn qua Ai Cập. Khi được báo, ông đã trỗi dậy giữa đêm khuya và lên đường. Cuộc trốn chạy vội vã trong đêm với những lo sợ, thiếu thốn, vất vả. Ngay từ khi chào đời, Đức Giêsu đã bị đe dọa, phải sống xa quê nhà. Đấng đem đến ơn cứu độ lại cần được cứu. Đau khổ và thập giá đã có mặt ngay từ khi Vầng Dương ló rạng.
       Biết Hài Nhi Giêsu đã trốn thoát, vua Hêrôđê nổi cơn thịnh nộ, vì thấy mình bị mắc lừa bởi các nhà Đạo sĩ. Ông bực tức ra lệnh giết các bé trai dưới hai tuổi ở Belem. Tiếng khóc của trẻ thơ và của các bà mẹ vang lên như oán than. Có ai còn nghe tiếng hát cao vút của các thiên thần?
       Cái chết của Các Thánh Anh Hài là cái chết đặc biệt, cái chết của những nạn nhân bé bỏng, vô tội, chưa có ý thức và tự do. Cái chết của những người chưa biết nói, chưa có lòng tin vào Giêsu. Nhưng đây là cái chết vì Đức Giêsu, nên thực sự là cái chết tử đạo.

Có bao nhiêu cái chết như thế trên thế giới mỗi ngày. Cái chết không tự nguyện, không tiếng nói phản kháng. Cái chết làm bằng chứng về một giá trị quan trọng bị chối bỏ. Cái chết ấy có thể đưa người ta về với Giêsu.

Lạy Chúa Giê su, thế giới hôm nay vẫn có bao trẻ thơ chết vì bị giết. Có những trẻ thơ chết trong lòng mẹ, chết vì nghèo đói, vì chiến tranh, vì bệnh tật. Có những trẻ em phải nghỉ học để đi làm, bị bóc lột bởi chủ nhân.Có những em bị lạm dụng, bị bỏ rơi, tuổi thơ bị cướp mất. Nơi những em này,chúng con thấy hình bóng của Các Thánh Anh Hài, và thấy cả khuôn mặt của Hài Nhi Giêsu ngây thơ. Xúc phạm đến trẻ thơ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.

Xin Thánh Giuse và Mẹ Maria đã bảo vệ Hài Nhi Giêsu an toàn tại Ai Cập. cũng bảo vệ những trẻ em hôm nay khỏi bao tấn công của cái xấu?  An ủi  những tiếng khóc của các bà mẹ, vì con bị giựt khỏi tay mình. Amen

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Một tình yêu lớn




Bạch Dương và Thiên Bình là cặp đôi hoàng đạo hoàn hảo không thể bỏ qua. Cặp đôi này có thể ở bên nhau cả khi êm ấm, cũng như khi có trở ngại vướng mắc. Họ có tinh thần lạc quan cực kỳ cao, và bỏ ngoài tai mọi gièm pha cực mạnh từ mọi người. Mặc cho ai muốn nói gì thì nói, họ cứ yêu nhau thôi, bởi vì không ai sống hộ đời ai được nên chẳng cần bận tâm quá nhiều.

Dư luận nói chán thì thôi, cái quan trọng nhất là người ở bên cạnh có tốt với mình, và có thực sự thấu hiểu nhau hay không. Cặp đôi này không cần người khác chúc phúc cũng không quan những lời tán dương khen ngợi trầm trộ. Và tự bản thân cả hai có thể dành cho nhau sự an ủi và yêu thương ấm áp nhất, dùng tinh thần để đối diện với tất cả.

Thứ năm 27/12/2018 - Tuần bát nhật GS
Lễ Thánh Gioan tông đồ
Lời Chúa : Ga 20, 2-8

Ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna chạy đến gặp Simon Phêrô và môn đệ kia mà Chúa Giêsu yêu, bà nói: “Người ta đã lấy xác Chúa khỏi mộ rồi, chúng tôi không biết họ để đâu”.
Bấy giờ Phêrô ra đi với môn đệ kia đến mộ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô và đến mộ trước ông. Cúi nhìn vào, người môn đệ đó thấy tấm khăn liệm xác hãy còn, nhưng không vào. Bấy giờ Simon Phêrô theo sau cũng đến, và đi vào trong mộ, thấy khăn liệm xác còn đó, và khăn che mặt để trên phía đầu Người, không để chung với khăn liệm xác, nhưng đã cuốn riêng để vào một chỗ.
Bấy giờ môn đệ đã đến trước cũng vào; ông đã thấy và đã tin.

Điều mà chúng ta cần khám phá nội dung tiềm ẩn hay chủ đạo trong bài Tin Mừng hôm nay chính là hai chữ: “Lòng mến”. Vì yêu mến Chúa tha thiết, nên Maria Mađalêna đã đến mồ từ tảng sáng của ngày thứ nhất trong tuần. Vì yêu, nên Tông đồ Gioan cũng nhận ra Chúa đã sống lại một cách chắc chắn. Ngài cũng là người đầu tiên hiểu và tin vào việc này. Sau này chúng ta còn thấy Gioan đã nhận ra Chúa trước tiên trên bãi biển trước hết...
Như vậy, chính tình yêu đã nối kết lòng với lòng. Tình yêu đã lý giải những chuyện phi thường và mầu nhiệm cách dễ dàng. Ngôn ngữ tình yêu là ngôn ngữ của tấm lòng...

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy: tình yêu là ngôn ngữ không lời để hiểu và đi vào mối tương quan thân tình với Thiên Chúa. Chỉ có tình yêu, chúng ta mới có thể hiểu được những điều kín nhiệm trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Cũng chỉ có tình yêu mới lý giải được những nghịch lý của Tin Mừng. Như vậy, nhờ tình yêu mà chúng ta thêm sự trung tín, can đảm, trung thành.
Mừng lễ thánh Gioan Tông đồ hôm nay, chúng ta hãy noi gương ngài: yêu mến Thiên Chúa tha thiết; sẵn sàng sống chết để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình; hãy yêu rồi làm gì thì làm. Chỉ có tình yêu mới làm cho những việc chúng ta nói và làm có giá trị mà thôi...

Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con đang sống giữa thế sự phong trần, với bao vui buồn của cuộc sống, cũng biết đến với Chúa, như thánh Gio-an đã tựa đầu vào ngực Ngài, để chúng con cùng cảm nhận được nhịp đập của trái tim yêu thương của Chúa dành cho chúng con, hầu chúng xứng đáng là “những người được Chúa yêu”, và biết yêu như Chúa đã yêu. Amen

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Chấp nhận chết vì tin vào Chúa

Các vị tử đạo ở Minya: câu chuyện xé lòng giây phút cuối cùng của họ
Các vị tử đạo ở Minya: câu chuyện xé lòng giây phút cuối cùng của họ Ba ngày sau vụ quân khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng thảm sát các tín hữu hành hương Ai Cập, 26 tháng 5-2017, nhiều câu chuyện kể giây phút cuối cùng kiên cường của họ. Tất cả nạn nhân đều từ chối không theo lời yêu cầu của quân khủng bố để được cứu mạng sống.

          Nhân lễ ngày lễ Thăng Thiên, các tín hữu đi xe buýt đến tu viện Thánh Samuel, cách miền Nam thủ đô Cairô 200 cây số, họ bị quân khủng bố tàn nhẫn sát hại. Bản tổng kết thật khủng khiếp: ít nhất có 29 người thiệt mạng và 25 người bị thương dưới lằn đạn của quân khủng bố. Đầu tháng 4-2017 có 45 tín hữu Coptic bị thiệt mạng trong hai vụ tấn công vào hai nhà thờ ở Ai Cập.Trong vụ tấn công ở Minya, theo nhiều nhân chứng kể lại giống nhau, thì các tín hữu Coptic, trong số đó có nhiều em bé đã chết vì đức tin của họ. Sau khi lột sạch tiền bạc, nữ trang, vật dụng quý báu, quân khủng bố bắt tín hữu bỏ đạo và bắt họ theo đạo hồi giáo: chahada. Những người bị bắt phải quỳ gối xuống và tất cả đều từ chối lời yêu cầu của quân khủng bố. Ngay lập tức, quân khủng bố bắn một phát đạn sau gáy, trên đầu, vào cổ họng hoặc vào ngực.
Nhật báo Giải phóng (Libération) trong số ra ngày thứ hai 29-5 đã đăng bài phòng sự xé lòng của đặc phái viên của họ ở làng Nazlet, một làng có bảy nạn nhân:
           Một phụ nữ có thân nhân chết kể: “Hơn mười người đàn ông vũ trang bịt mặt chận đường chúng tôi. Họ bắt chúng tôi phải bỏ chối Chúa. và các tín hữu nói không, lúc đó họ bắt đầu giết”.
             Linh mục Pernaba Fawzi Hanine, cha sở giáo xứ Nazlet không ngần ngại dùng chữ “tử đạo”: “Chúng tôi phải tự hào về các tín hữu chết vì đạo của chúng tôi. Không một ai chối Chúa. Họ chết vì tin. Đó là các vị tử đạo của chúng tôi”.
          Đặc phái viên của hãng AFP cũng viết như trên: “Họ bắt các tín hữu xuống xe, lấy thẻ căn cước, tiền bạc, nữ trang”.

Ông Maher Tawfik đến từ Bani Mazar từ thủ đô Cairô để an ủi bạn đồng nghiệp ở Nazlet. Linh mục Rashed, cũng như linh mục Hanine ở giáo xứ Nazlet, nhấn mạnh đến sự anh hùng can đảm và lòng trung thành của các nạn nhân: “Họ bắt từng tín hữu phải bỏ kitô giáo nhưng tất cả đều từ chối”.Nhắc đến họ trong giờ Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ngày chúa nhật 28 tháng 5, Đức Phanxicô cũng gọi họ là các vị tử đạo. Ngài nhấn mạnh: “Các nạn nhân, trong đó có cả trẻ em là các tín hữu đến đền thánh để cầu nguyện, họ bị giết vì không từ bỏ đức tin của mình. Xin Thiên Chúa đón nhận các chứng nhân can đảm, các vị tử đạo này trong bình an của Chúa, xin Chúa hoán cải tâm hồn của những người khủng bố”.     
       Một sự trùng hợp đau lòng, Tổng thống Ai Cập Al-Sissi dùng ngân quỹ để xây một nhà thờ cho thành phố Minya để tưởng niệm 20 tín hữu Coptic Ai Cập, một người có quốc tịch Phi châu đã bị quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng cắt cổ trên một bãi biển ở Libia ngày 15 tháng 2-2015. Các nạn nhân là người trong vùng cũng được cho là người tử vì đạo. Rất nhiều người trong số họ đã kêu tên Chúa Giêsu trước khi bị cắt cổ. Họ ở trong danh sách các thánh Coptic được kính nhớ vào ngày 15 tháng 2.
        Ngày 12 tháng 2-2015, Đức Phanxicô đã nói: “Họ chỉ nói, ‘Xin Chúa Giêsu giúp con!’ Họ bị giết đơn giản chỉ vì họ là tín hữu kitô. (…) Họ là người Công giáo, Chính thống, Coptic hay Luther, không quan trọng: Họ là tín hữu kitô! Máu của anh em kitô chúng ta là lời chứng kêu lên”.

Thứ tư 26/12/2018-
Lễ Thánh Têphanô tử đạo tiên khởi
Lời Chúa :Mt 10, 17-22

Ngày ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp các con cho công nghị, họ sẽ đánh đòn các con nơi hội đường. Vì Ta, các con sẽ bị điệu đến trước vua quan, để làm chứng trước mặt họ và các dân. Nhưng khi người ta nộp các con, các con chớ lo lắng phải nói sao và nói gì, vì không phải các con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha các con sẽ nói thay cho. Anh sẽ nộp em cho người ta giết; cha sẽ nộp con; con cái chống đối cha mẹ và làm cha mẹ phải chết. Vì Ta, các con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi.


Ngày hôm qua chúng ta hân hoan cử hành lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Con Chúa ra đời; hôm nay phụng vụ lại giới thiệu cho chúng ta gương mặt Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo tiên khởi của Giáo Hội, đã hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho tình yêu của Hài Nhi vừa chào đời này. Khi cử hành như thế, Giáo hội muốn chúng ta nhận ra rằng: Thập giá luôn gắn liền với Chúa Giêsu và những ai theo Người. Người môn đệ đích thực của Chúa sẽ được đồng phận với Ngài, chịu hiểu lầm, chịu bách hại vì đi ngược với thế gian. Khi nỗ lực đạt đến sự trọn lành, người ngay chính phải chịu nhiều đau khổ vì sự ngay chính của mình, bởi kẻ thù của Chúa gây nên. Chúa Giêsu đã tiên báo: “Vì Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ” (Mt 10, 22a); “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước.” (Ga 15, 18). Trong thực tế, lời tiên tri này không chỉ được ứng nghiệm ngay từ buổi đầu của Giáo Hội, mà còn tiếp tục trong thời đại hôm nay khi các Kitô hữu vẫn không ngừng chịu đau khổ vì sống và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Thánh Phaolô chia sẻ trải nghiệm này với môn đệ Timôthê khi nói: “Những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3,12).

Thập giá là phương thế Thiên Chúa chọn để cứu độ và đưa con người đến hoàn thiện. Nếu chúng ta muốn nên thánh, thì hiển nhiên chúng ta phải biết đón nhận thập giá trên bước đường theo Chúa. Là môn đệ Chúa Giêsu và được mời gọi nên hoàn thiện (x. Mt 5, 48), chúng ta có sẵn sàng đón nhận những hy sinh, thử thách, thua thiệt, bất công… vì sống theo giáo huấn và giá trị của Tin mừng không? Nếu chúng ta đón nhận thập giá với tất cả lòng mến, tuy phải chịu những thiệt thòi ở đời này, chúng ta sẽ được nên giống Chúa và vui mừng hân hoan lãnh phần thưởng trọng đại ở trên trời (x. Mt 5, 12).

Lạy Chúa, Chúa nói ai bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con và ban ơn can đảm và kiên vững để chúng con đi theo Chúa cho tới cùng trên con đường hoàn thiện. Amen.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Chúa Trời xuống làm người


hinh-chua-giang-sinh-dep-nhat

Tại miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật đứng và quì nơi máng cỏ này, du khách thường chú ý tới một con người nhỏ bé với hai bàn tay trống trơn và mở rộng, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó mà diễn tả nổi. Vì thế, người ta đã đặt cho nhân vật này cái tên gọi là Ngạc Nhiên. Dân địa phương thường giải thích về sự ngạc nhiên của anh bằng một mẩu chuyện như sau.
Hôm đó, tất cả các nhân vật nơi máng cỏ, kể cả mấy chú bò lừa đều tỏ ra khó chịu đối với anh, bởi vì anh không có gì để mang tặng cho Chúa Hài Nhi, ngoài hai bàn tay trống trơn của mình. Và thế là họ bắt đầu xỉ vả anh:
– Mày không biết xấu hổ hay sao? Mày đến thăm Chúa Hài Nhi mà không mang theo gì cả ư?
Thế nhưng, anh không để lộ một phản ứng nào, ngoài cặp mắt mở to và chăm chú nhìn vào Hài Nhi Giêsu. Những lời rủa xả vẫn cứ tiếp tục trút xuống trên anh, đến nỗi Mẹ Maria phải lên tiếng bênh vực anh.
Quả thực, mặc dù đã đến với Chúa Hài Nhi bằng đôi bàn tay trắng, thế nhưng anh đã mang tới một món quà cao đẹp nhất, đó là sự ngạc nhiên của anh. Điều này có nghĩa là Tình Yêu bao la của Thiên Chúa đã chiếm trọn tâm tư anh. Và Mẹ Maria đã kết luận như sau:
– Thế giới này sẽ kỳ diệu biết bao nếu như luôn có những người giống anh, biết ngây ngất và ngạc nhiên trước quyền năng và tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Trước Máng Cỏ Bêlem, thật ngạc nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Lời hứa từ thuở ban sơ, hôm nay đã được thực hiện. Thiên Chúa tỏ bày tình thương bằng cách trao ban chính Con Một của Ngài cho nhân loại. Thánh Phaolô diễn tả: Thiên Chúa bước xuống phận con người, để con người tiến lên ngôi Thiên Chúa.

Lễ Giáng Sinh 25/12/2018
Lời Chúa : Ga 1, 1-18

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành.
Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.
Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Ðây là Ðấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”
Từ nguồn sung mãn của Người tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Ðức Giêsu Kitô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết. 


Đó là tiếng nói của tình yêu dâng hiến. Bêlem theo tiếng Do Thái có nghĩa là nhà bánh. Chúa Giêsu tự nguyện trở thành tấm bánh nuôi dưỡng chúng ta. Ngài nằm trong máng cỏ như một lương thực mời gọi đoàn chiên đến để được bổ dưỡng. Lương thực đó không phải là lương thực vật chất nuôi xác, nhưng là lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn. Ngày nay, tuy nạn đói cơm bánh đã bớt phần gay gắt, nhưng lại xuất hiện những cơn đói mới: đói văn hóa, đói sự an ủi chia sẻ, và nhất là đói khát đời sống thiêng liêng. Chúa Giêsu chính là tấm bánh bẻ ra cho thế giới mới, đáp ứng những cơn đói mới của thế giới.
Đó là tiếng nói của tình yêu khiêm nhường. Tình yêu chân thực là tình yêu khiêm nhường. Tình yêu hạ mình vì người yêu. Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu. Từ trời xuống đất. Từ địa vị Thiên Chúa xuống địa vị làm người. Khiêm nhường nên nhường hết không gian cho con người. Những không gian rộng lớn, cao sang thuộc về con người. Chúa chỉ thu mình trong một góc nhỏ nghèo hèn của chuồng bò. Nhường không gian cho con người ăn nói. Còn Chúa chịu im lặng, thu nhỏ trong câm nín.
Đó là tiếng nói của tình yêu đi tìm. Tình yêu của Thiên Chúa luôn đi những bước trước. Yêu con người khi con người chưa biết yêu Chúa. Tha thứ cho con người trước khi con người xin lỗi. Đi tìm con người trước khi con người quay về. Cuộc đi tìm thật vất vả. Chúa phải bỏ trời cao, phải mặc thân phận yếu hèn, phải chịu khổ sở, phải chịu nhục nhã, phải chịu chết mới tìm được con người.
Đó là tiếng nói của tình yêu hy sinh. Vì yêu nên Chúa chấp nhận hết những thiệt thòi về phần mình. Chịu đói nghèo, chịu bị xua đuổi, chịu khổ nhục. Trẻ thơ Giêsu rét mướt nằm trong máng cỏ nói với ta điều gì nếu không phải là tình yêu, yêu đến độ chấp nhận tất cả.
Đó là tiếng nói của tình yêu kết hợp. Cứ dấu này các ngươi nhận biết Ngài, đó là một em bé sơ sinh nằm trong máng cỏ. Vâng, kỳ diệu thay tình yêu Thiên Chúa. Vì yêu nên đã kết hợp trọn vẹn với con người. Trở nên một với con người. Chấp nhận hết những gì của con người. Chấp nhận đói khát, khổ sở, nghèo nàn. Chấp nhận cả những bấp bênh, bất trắc của kiếp người.
Lời Thiên Chúa đang ngỏ với ta qua Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Hãy đến bên hang đá để nghe được tiếng nói của Thiên Chúa. Hãy mở rộng trái tim để đón nhận được tình yêu của Thiên Chúa. Trong bóng tối hận thù, ích kỷ, ghen ghét của thế giới, tình yêu Chúa là ánh sáng xé tan đêm tối. Hãy để ánh sáng tình yêu Chúa soi chiếu tâm hồn ta. Hãy đón nhận ánh sáng tình yêu của Chúa, để đến lượt chúng ta, chúng ta đem ánh sáng tình yêu của Chúa chiếu soi vào môi trường chung quanh ta. Để cho thế giới bớt tối tăm. Bấy giờ Lời của Chúa, Lời tình yêu sẽ vang dội khắp thế giới.


Lạy Chúa Giê su Hài Đồng, 
Giữa giá rét của mùa đông, xin cho con gặp Chúa.
Giữa những long đong và bấp bênh của phận người, xin cho con gần Chúa.
Giữa cảnh nghèo khó và trơ trụi, xin cho con thấy Chúa đi với con và hiểu con.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ, xin cho con cảm được sự bình an của Chúa, ngay giữa những âu lo hàng ngày.
Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều không như ý.
Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa vì Chúa đã dám sống như con.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Có Chúa trong cuộc đời



Thủ Môn Đặng Văn Lâm đã khóc, tạ ơn Chúa khi Việt Nam đoạt cúp

Ngay khi trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu, thủ môn Đặng Văn Lâm lặng lẽ quỳ gối cầu nguyện và khóc .
Anh cởi găng tay làm dấu và tựa đầu vào cột dọc đầy xúc động. Hai thủ môn dự bị của đội tuyển là Bùi Tiến Dũng và Tuấn Mạnh đã chạy tới ôm lấy Văn Lâm chúc mừng anh.
“Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1, 45).
Cảm ơn Thủ môn Đặng Văn Lâm luôn cầu nguyện trước trận đá
Thủ môn Đặng Văn Lâm được sinh ra tại Nga và là một tín hữu theo đạo Chính Thống. Anh có cha là người Việt và mẹ là người Nga.
Dù sao thì chúng ta cũng phải cảm ơn huấn luyện viên Park Hang-seo và thủ môn Đặng Văn Lâm vì họ là những người đã đưa được bóng dáng Thiên Chúa vào môi trường bóng đá và đang góp phần vào việc thay đổi xã hội Việt Nam.

Thứ hai 24/12/2018 - Tuần IV MV
Lời Chúa : Lc 1, 67-79

67 Hồi ấy, ông Da-ca-ri-a, cha của Gio-an, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng :68 “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. 69 Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta, 70 như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ mà phán hứa tự ngàn xưa : 71 sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét ; 72 sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lời xưa giao ước ; 73 Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù, 74 và cho ta chẳng còn sợ hãi, 75 để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người, mà phụng thờ Người suốt cả đời ta. 76 Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao : con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, 77 bảo cho dân Chúa biết : Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. 78 Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, 79 soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”.

Trong ngày cuối cùng của mùa Vọng trước lễ Giáng Sinh hôm nay, chúng ta được mời gọi suy niệm về lời chúc tụng của Zacaria trong ngày người con trai của ông là Gioan Tiền Hô chào đời. Lời chúc tụng này được Hội Thánh lặp lại hằng ngày trong giờ Kinh Sáng bởi tính cách đặc biệt quan trọng của nó. Lời kinh Benedictus diễn tả rõ công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đã chuẩn bị từ ngàn xưa cho con người, một lời kinh tràn ngập niềm vui của hồng ân Cứu Độ.

Cảm nghiệm của Zacaria trong lời kinh chúc tụng là cảm nghiệm của một tư tế chuyên chăm cầu nguyện. Đó cũng là cảm nghiệm của người trải qua một biến cố trọng đại đòi hỏi ơn đức tin phải siêu vời. Lời kinh của Zacaria là lời kinh của người đã có lần chậm tin Lời Chúa mà nay thấy Lời Chúa được thực hiện cách nhãn tiền. Lời kinh của Zacaria là hoa trái của thinh lặng trong một thời gian dài đau xót vì yếu tin.
         Trong ngày chuẩn bị áp lễ Giáng Sinh hôm nay, mọi sự mọi vật bên ngoài đều náo động, réo rắt. Việc chuẩn bị cho ngày lễ thật ồn ào vất vả. Zacaria dạy chúng ta “giá trị của cầu nguyện và việc suy niệm mọi sự trong lòng” như Mẹ Maria và như bà Elisabet.
         Chúng ta được mời gọi trở lại cõi lòng trong thinh lặng khi suy niệm Tin Mừng hôm nay, khi dọn lòng đón mừng Chúa Giáng Sinh đến trong đêm hồng phúc này. Cuộc sống hôm nay đầy dẫy những tiếng ồn và những hoạt động náo nhiệt. Lễ Giáng Sinh là một biến cố mời gọi chúng ta đi vào chiều sâu nội tâm chiêm niệm cho dù bối cảnh bên ngoài rất náo động. Chúng ta hãy để Thiên Chúa thăm viếng chúng ta trong niềm vui và hy vọng. Chúng ta hãy mở lòng để ơn Cứu Độ đến cho chúng ta.
         Chúng ta hãy tự hỏi, chúng ta có đủ thời gian thinh lặng để cầu nguyện và để suy niệm màu nhiệm Giáng Sinh, để cảm nghiệm hồng phúc cứu độ đang đến với chúng ta không ? Đêm nay, đêm Giáng Sinh chúng ta có mừng biến cố này cách sống động đích thực cách riêng cho chúng ta hay không ? Chúng ta có đủ ơn đức tin để nhìn ngắm và cảm nghiệm Chúa trong đêm đen đức tin mà có lúc nào đó đã đến trong đời ta không ? Những lúc ấy chúng ta có tìm Chúa và trông đợi Chúa không ?

Lạy Chúa Giê su, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ, xin cho con cảm được sự bình an của Chúa, ngay giữa những âu lo hằng ngày.
Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều con không đủ sức để tin. Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa vì Chúa đã dám sinh xuống làm người để sống như con.
Amen.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Đem niềm vui đến cho người khác




Mẹ Têrêsa Calcutta kể lại: Một hôm Mẹ đến thăm một nhà thương Anh Quốc rất tối tân, khung cảnh và các phòng ốc của nhà thương khang trang sáng sủa, trang bị đủ mọi thứ máy móc cùng tiện nghi vô cùng tối tân, tương xứng với số tiền phải trả. Ngoài ra các y tá và nhân viên làm việc trong nhà thương đều nhã nhặn, nhưng Mẹ nhận thấy một điều kỳ lạ và hỏi vị bác sĩ trưởng đang hướng dẫn Mẹ đi thăm nhà thương:
- Thưa bác sĩ, tại sao các người bệnh nhân cứ mỗi lần thấy ai vào là họ cùng đồng loạt quay nhìn về phía cửa vậy?
Câu trả lời của viên y sĩ giám đốc nhà thương rất đơn sơ nhưng thoáng vẻ buồn:
- Dạ thưa, là vì họ luôn luôn chờ đợi một ai đó trong số bà con thân thuộc đến thăm họ nhưng chẳng có ai đến thăm họ bao giờ.
Ngay từ thời khai sinh, Giáo hội đã luôn luôn khuyến khích tín hữu viếng thăm những người già cả, bệnh tật, ốm yếu, các tù nhân, người nghèo khó và tất cả những ai cần sự trợ giúp, an ủi và nâng đỡ, nghĩa là Giáo hội thôi thúc tín hữu thực thi Tin Mừng yêu thương của Chúa Giêsu và nhìn ra gương mặt của Ngài nơi các anh chị em đau khổ và bị bỏ rơi.


Chúa nhật 23/12/2018 - Tuần IV MV
Lời Chúa : Lc 1, 39-45

39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. 40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. 41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, 42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng : “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? 44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. 45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”

 Đây là một sự thật, một sự thật lịch sử minh chứng cho thấy tất cả cái nghiêm trọng của biến cố Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người và sinh ra từ cung lòng của một người đàn bà trong gia đình nhân loại. Hoa trái tuyệt diệu ấy, Người Con ấy đã do hoạt động và quyền năng của Chúa Thánh Thần nên đã được cưu mang trong cung lòng của Trinh Nữ Maria.

Nhưng cũng như bất cứ bào thai nào khác, con người được sinh ra trên trần gian đều gắn liền với thịt xác, máu huyết của bà mẹ. Và để nhập thể làm người, Con Thiên Chúa đã cần đến cung lòng của một bà mẹ. Trinh Nữ Maria đã không tiếp nhận Ngôi Lời trong linh hồn mình. mà đã tiếp nhận Ngài trong chính thân xác mình, trong chính cung lòng của mình. Và Chúa Giêsu hoa trái tuyệt diệu của ơn cứu rỗi ấy đã trở thành một bào thai, nhận chịu mọi luật lệ tâm sinh vật lý của một bào thai. Thân hình, lớn lên, phát triển trong thời gian, giãy dụa đợi chờ trong lòng Mẹ, được Mẹ nuôi nấng bằng chính máu huyết của Bà như bất cứ một thai nhi nào khác. Sự kiện Con Thiên Chúa nhập thể làm người lớn lên từ từ ấy tỏ hiện rõ ràng qua hình ảnh cụ thể tròn trịa của bụng mẹ mình ngày càng lớn lên trong thời gian.

Sự kiện Chúa Giêsu là hoa trái, là bào thai, là sự sống lớn lên trong cung lòng Mẹ Maria, chứng minh Thiên Chúa không phải là một lý thuyết, một tư tưởng hay một giả thuyết. Thiên Chúa cũng không phải là một luận lý mà Ngài là một hoa trái Thiên Chúa ban để dưỡng nuôi, để cứu thế giới này khỏi chết đói. Mẹ Maria đã không nói nhiều mà chỉ im lặng sống cuộc đời bé nhỏ, thầm lặng, ẩn dật, cưu mang Chúa Giêsu trong lòng rồi hiến dâng Ngài cho chúng ta. Sự phong phú không cần lời, ánh sáng không cần lời nói và sự sống với hơi thở và nhịp đập của con tim chính là sứ điệp. Khi tâm hồn càng trống rỗng khô cằn bao nhiêu thì con người càng nhiều người và gây nhiều tiếng động bấy nhiêu.

Kitô hữu là người mang Chúa Kitô trong tâm hồn, nhưng chúng ta chỉ có thể cưu mang Chúa Kitô phong chức và hữu hiệu như Mẹ Maria khi chúng ta biết sống khiêm tốn bé nhỏ, yêu thích chọn lựa con đường và kiểu cách sống bé nhỏ của Thiên Chúa như một tôi tớ, như người khiêm hạ. Kiểu cách chọn lựa con đường gặp gỡ và cứu rỗi nhân loại trên đây cũng được nêu bật trong thư gởi giáo đoàn Do Thái hay diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu.


Lạy Chúa Giêsu mến yêu, năm xưa Chúa đã cùng với Mẹ Maria mang niềm vui của chia sẻ, của yêu thương phục vụ đến cho gia đình Dacaria. Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con trong cuộc sống hôm nay. Xin cho từng bước chân chúng con đi luôn để lại những dấu ấn của yêu thương, của tình người cảm thông và chia sẻ. Xin cho chúng con một tâm hồn vui tươi và quảng đại như Mẹ Maria để có thể mang niềm vui của phục vụ đến cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết yêu thương và phục vụ khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo chúng con. Xin đừng để một ai sống với chúng con mà cảm thấy bị bỏ rơi vì đời sống thiếu yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho niềm vui có Chúa ở cùng luôn mang lại cho chúng con tinh thần hăng say và nhiệt tình sống phục vụ tha nhân. Amen.