Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Thân phận của người loan báo Tin Mừng




Thứ hai 31/8/2020 - Tuần 22 TN
Lời Chúa :  Lc 4, 16-30

Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, Cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra töø miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “ Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phac-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “ Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. “ Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xap-rép-ta mieàn Xi-đon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi.” Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Lời Chúa hôm nay khai mở cho sứ vụ truyền giáo của Ngài. Địa điểm Ngài chọn là Nagiarét, nơi Ngài được cưu mang lớn lên và trưởng thành tại đây. Đó cũng là lý do mà Ngài gặp nhiều khó khăn trên bước đường truyền giáo. Số phận của các ngôn sứ trong thời Cựu Ước và cũng là điềm báo cho số phận sau này của Đức Giêsu. Ngài bị chính dân Ngài chối bỏ, giết chết bằng cách đóng đinh trên Thập Giá. Sống ngôn sứ là dám chết cho lời chứng của mình và cái chết là lối chứng hùng hồn và sống động nhất. Như các ngôn sứ trong Cựu ước, như Gioan Tẩy Giả và nhất là như Đức Giêsu Đấng đã gióng lên tiếng yêu bằng cây Thập giá vinh quang. Đó là lối đường yêu thương của Thiên Chúa: Yêu đến cùng .Chúa đã dùng ví dụ để đánh động lòng chai cứng của người Do Thái, nhưng họ cứ chai lì trong sự bướng bỉnh, cố chấp nên thay vì họ thay đổi, sám hối, ăn năn thì họ lại tỏ ra phẫn nộ, điên cuồng. Họ đồng phản ứng bằng cách: đứng dậy và lôi Đức Giêsu ra khỏi thành, đưa lên đỉnh núi để tiêu diệt một con người dám nói lên sự thật, như gai nhọn đâm vào lòng họ. Họ muốn dập tắt tiếng nói lương tâm bằng hành vi giết chết một con người tiên tri. Nhưng họ không làm được vì giờ của Ngài chưa đến, vì con đường cứu độ của Ngài chỉ kết thúc ở Giêrusalem chứ không ở Nagiaret và Đức Giêsu cứ tiếp tục con đường sứ vụ của Ngài “Ngài băng qua giữa họ mà đi” ( c.30). Ngài vẫn hiên ngang ra đi loan báo Tin Mừng, dù bị chống đối, phản kháng.

Lạy Chúa Giêsu, đây là bài học cho từng người Kitô hữu chúng con trong sứ mệnh ngôn sứ của mình. Nhiều lần chúng con nản lòng thối chí trước những thất bại trong sứ vụ tông đồ. Lắm khi chúng con mất niềm tin, mất hy vọng... vì bị chống đối, bị xua đuổi, bắt bôù. Xin cho chúng con, đặc biệt những nhà truyền giáo, những người giáo dân đang sống trong vùng đất bị thử thách bắt bớ vì niềm tin vào Đức Kitô... được ơn can đảm, trung thành giữ vững niềm tin và nhất là ơn hoà bình, không phản kháng tiêu cực. noi gương Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn: hiền lành, tha thứ, để cùng được Phục Sinh với Ngài trong vinh quang. Amen.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Muốn vinh quang phải qua đau khổ


Vác thập giá mình hằng ngày (Thứ Năm sau Lễ Tro) | HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ  THỦ ĐỨC


Ở đời ai cũng muốn được và sợ mất. Nhưng làm thế nào để được và không mất thì không phải ai cũng biết cách làm. Vì không phải cứ thu vào là được. Không phải cứ buông ra là mất. Trái lại rất nhiều khi phải chịu mất trước rồi mới được sau. Mất nhỏ để được lớn. Mất ít để được nhiều. Đó hầu như là qui luật trong đời sống hằng ngày. Ta dễ hiểu điều này trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhà đầu tư muốn được lợi nhuận cao, sẽ không giữ kỹ tiền của trong nhà, buộc chặt lại rồi đem chôn giấu đi, trái lại phải huy động hết vốn liếng hiện có trong nhà đổ vào đầu tư. Vốn lớn thì lời mới lớn.
Muốn được phải chịu mất trước. Đời sống đạo đức không đi ra ngoài qui luật đó. Chúa Giêsu dạy ta: “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình đi, vác thập giá mà theo”.

Chúa nhật 30/8/2020 - Tuần 22 TN
Lời Chúa : Mt 16, 21-27

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu”. Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”. Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm”.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc từ bỏ không ngừng. Từ bỏ trời để xuống đất. Từ bỏ địa vị Thiên Chúa để làm người. Từ bỏ cuộc sống an nhàn nơi thôn làng để đi vào cuộc phiêu lưu rao giảng Tin Mừng. Từ bỏ cứu thế bằng con đường dễ dãi do ma quỉ xúi giục, để đi vào con đường chật hẹp khó khăn theo ý Đức Chúa Cha. Cuộc từ bỏ cam go nhất chính là từ bỏ ý riêng mình. Đó là một cuộc chiến khốc liệt khiến Người phải toát mồ hôi máu. Nhưng Người đã đi đến cùng con đường từ bỏ. Hình ảnh Người chết trần trụi trên thánh giá là hình ảnh một người từ bỏ tất cả đến tận cùng. Không còn một chút hơi thở. Không còn một giọt máu. Không còn một chút danh dự. Không còn gì cả.
        Con đường của Chúa là con đường thánh giá. Người đã ôm lấy thánh giá và vác. Không phải chỉ là thánh giá gỗ trên đường lên Núi Sọ, nhưng là thánh giá cuộc sống trải dài suốt đời người. Thánh giá kiếp người. Thánh giá kiếp nghèo. Thánh giá bị chống đối. Thánh giá bị hiểu lầm. Thánh giá bị bỏ rơi. Thánh giá bị phản bội. Thánh giá thách thức. Thánh giá thất bại. Thánh giá oan ức. Thánh giá tủi nhục. Thánh giá cô đơn. Thánh giá nặng lắm nên nhiều lần Người đã ngã xuống. Thánh giá ghê sợ lắm nên Người đã có lần muốn chối bỏ. Nhưng rồi Người lại đứng lên tiếp tục vác đi cho đến cùng, cho trọn con đường.
        Nhưng nếu đường của Chúa Giêsu chỉ dừng tại đây thì đó là một con đường bế tắc. Nếu định mệnh của Chúa Giêsu kết thúc tại Núi Sọ thì đó là một định mệnh diệt vong. Không! con đường của Chúa còn là con đường phục sinh. Định mệnh của Chúa là một định mệnh vinh quang.
        Con đường thánh giá là con đường dẫn đến phục sinh. Con đường từ bỏ là con đường dẫn tới vinh quang. Phải qua sự chết mới đến sự sống. Phải qua tủi nhục mới đến vinh quang. Phải qua gian khổ mới đến hạnh phúc. 

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu chết và sống lại, xin dạy chúng con biết chiến đấu trong cuộc chiến mỗi ngày để được sống dồi dào hơn. Chúa đã khiêm tốn và kiên trì nhận lấy những thất bại trong cuộc đời cũng như mọi đau khổ của thập giá, xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày, thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn.
Xin dạy chúng con biết rằng, chúng con không thể nên hoàn thiện nếu như không biết từ bỏ chính mình và những ước muốn ích kỷ. Ước chi từ nay, không gì có thể làm cho chúng con khổ đau và khóc lóc chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa Phục Sinh. Chúa là mặt trời tỏa sáng Tình Yêu Chúa Cha, là hy vọng hạnh phúc bất diệt, là ngọn lửa tình yêu nồng nàn; xin lấy niềm vui của Người mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ và trở thành mối dây yêu thương, bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.” (Mẹ Têrêxa Calcutta)

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Cái giá của người dấn thân


Trang Chủ - GIÁO XỨ TÂN VIỆT

Trong xã hội ngày nay, vì mưu mô thâm độc mà người ta coi thường công lý, bóp méo sự thật, đổ lỗi lòng vòng cho nhau chứ không phục thiện mà nhận lỗi, chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Dám chơi nhưng không dám chịu. Hèn nhát, nhỏ mọn và ích kỷ!

Quả thực, sự thật mất lòng, nhưng không thể không nói; phải là người có đủ bản lĩnh và can đảm mới dám nói ra, bởi vì nói ra có thể bị thù ghét, thậm chí là nguy hiểm. Ai cũng sợ nguy hiểm, nhưng vì sự thật chân chính mà người ta có thể can đảm. Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng luôn thẳng thắn và thật thà, Ngài không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta can đảm bảo vệ chân lý và công lý.

Thứ bảy 29/8/2020
Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết
Lời Chúa Mc 6,17-29

Khi ấy, Hêrôđê đã sai đi bắt Gioan và giam ông trong ngục: nguyên do tại Hêrôđia, vợ của Philipphê anh vua mà vua đã cưới lấy. Vì Gioan bảo Hêrôđê: "Nhà vua không được phép chiếm lấy vợ anh mình". Phần Hêrôđia, nàng toan mưu và muốn giết ông, nhưng không thể làm gì được, vì Hêrôđê kính nể Gioan, biết ông là người chính trực và thánh thiện, và giữ ông lại. Nghe ông nói, vua rất phân vân, nhưng lại vui lòng nghe.
      Dịp thuận tiện xảy đến vào ngày sinh nhật Hêrôđê, khi vua thết tiệc các quan đại thần trong triều, các sĩ quan và những người vị vọng xứ Galilêa. Khi con gái nàng Hêrôđia tiến vào nhảy múa, làm đẹp lòng Hêrôđê và các quan khách, thì vua liền nói với thiếu nữ ấy rằng: "Con muốn gì, cứ xin, trẫm sẽ cho", và vua thề rằng: "Con xin bất cứ điều gì, dù là nửa nước, trẫm cũng cho". Cô ra hỏi mẹ: "Con nên xin gì?" Mẹ cô đáp: "Xin đầu Gio-an Tẩy Giả". Cô liền vội vàng trở vào xin vua: "Con muốn đức vua ban ngay cho con cái đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa". Vua buồn lắm, nhưng vì lời thề và vì có các quan khách, nên không muốn làm cho thiếu nữ đó buồn. Và lập tức, vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa. Viên thị vệ liền đi vào ngục chặt đầu Gioan, và đặt trên đĩa trao cho thiếu nữ, và thiếu nữ đem cho mẹ. Nghe tin ấy, các môn đệ Gioan đến lấy xác ông và mai táng trong mồ. 

Cái chết của Gioan Tẩy Giả là có dụng ý của thánh sử. Số mạng của Gioan Tẩy Giả báo trước số mạng của Chúa Giêsu cũng như định mệnh các môn đệ của Ngài. Con đường làm chứng cho Tin mừng Nước Thiên Chúa là con đường chông gai, đau khổ, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống. Nhưng những người dấn thân tới cùng cho sự thật như Gioan Tẩy Giả và các môn đệ chắc chắn sẽ được chỗi dậy như Chúa Kitô Phục Sinh chỗi dậy từ cõi chết.
       Con người ngày nay quá say mê với danh vọng, vật chất thế gian mà sẵn sàng chà đạp lên sự thật, công lý. Chính lối sống đó đã đẩy người ta vào tình trạng sa đọa và chết chóc muôn đời. Ngược lại, nếu ta dân thấn vì Tin mừng cho đến độ có thể phải mất mạng sống mình như Gioan Tẩy Giả và các môn đệ xưa kia, thì ta sẽ được chỗi dậy với Chúa cho một đời sống mới. Nói như thánh Phanxicô Assisi: Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời!

Lạy ChúaGiê su, Thánh Gioan Tẩy Giả là người dám sống vì Chúa và Nước Trời để làm chứng cho sự thật. Xin cho chúng con luôn can đảm sống cho chân lý đức tin như ngài, để môi trường bớt đi sự giả dối và Nước Chúa được hiển trị. Amen.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Phải sống thế nào khi chết đến bất ngờ ?

Thú chơi ảnh 'xác chết' của teen: Sở thích bệnh hoạn - Báo Gia Đình & Xã Hội

Cổ nhân có câu: “Đường đời chật hẹp người chen lấn; Ngõ Đạo thênh thang hiếm kẻ tìm”. Xưa nay, nói về lối sống an bần lạc đạo, lánh đục tìm trong: thoát tục mà không khổ ải, cần kiệm mà không cực đoan, cầu nhàn mà không an dật… thì người ta thường hay ca tụng cái triết lý sống “Nhàn” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
      Quả thực cái nhàn rỗi hại người ta hơn cả thuốc độc. Những tưởng một cuộc sống hưởng thụ là một cuộc sống tốt đẹp, nào có ai ngờ càng nhàn rỗi thì lại càng thêm phiền muộn, càng thêm lo sợ: người trẻ sợ thất bại, sợ cô đơn; người già sợ bệnh tật, sợ chết sớm, sợ không có người thừa kế… thậm chí lo đến cả những việc tưởng chừng quá xa, quá sức: “lo trời đổ, đất long!”… cứ thế tưởng sống mà như đang “chết mòn” từng ngày.Ngạn ngữ có câu: “Đừng bao giờ bán mình cho lạc thú, hãy hướng về phía mặt trời và bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. Lã Đông Lai – một danh nhân kiệt xuất đời nhà Tống từng nói:
    “Những lúc thanh nhàn thử nghĩ mà coi: Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây? Vì đâu mà hóa ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đem theo cái tiếng xấu về sau? Vì đâu mà chểnh mảng không lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ?
    Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không ngồi rồi mà sinh ra cả. Sự ăn không ngồi rồi sự thực là cái cửa của những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào đến lúc ra thì mê, người cương trực vào đến lúc ra thì liệt nhược, người thanh khiết vào đến lúc ra thì ô uế. Sự ăn không ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước, thật là đáng sợ.
    Ôi! Ở đời chết vì thuốc độc thì muôn người họa mới phải một người, chứ chết về ăn không ngồi rồi, thì thật nhiều. Cái độc “ăn không ngồi rồi” rất thảm rất hại: Người đời thường sống những khi lo lắng gian khổ, mà chết về những lúc sung sướng yên nhàn. Lẽ ấy rất rõ, mà người đời không biết sợ, là vì không chịu xét đến nơi”.
     Cổ ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”, bởi thế nên người ta cho dù nghèo hèn hay giàu sang đều cần phải biết dưỡng thân. “Sinh ư ưu cần, tử ư ưu lạc” (Sống là do ở ưu hoạn cần lao, chết là do ở yên nhàn cật lạc). Sống cuộc sống “thanh nhàn” đúng nghĩa như thầy Tuyết Giang phu tử – Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thật là hiếm có.Giá như ai ai cũng có thể quay đầu hồi thăng, nhìn lại mà học hỏi cái lối sống thanh tao cần kiệm, giỏi giang trí huệ mà đầy khiêm nhường trọng đức của người xưa. Sống được như vậy mới thực là đáng sống.

Thứ sáu 28/8/2020
Lễ Thánh Augustino, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
Lời Chúa : Mt 25,1-13

Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. “Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả”. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn”. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng, thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: “Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Nhưng người đáp lại: “Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi”. Vậy hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức về giờ của từng cá nhân mình phải ra trước tòa Chúa. Đó là lúc được phân định dứt khoát và vĩnh viễn, nên không còn cơ hội để lựa chọn về phần rỗi của mình nữa. Vì thế, chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, bởi sự lỡ làng trong công ăn việc làm chúng ta còn có thể bắt đầu lại và có thể sửa chữa được. Nhưng sự lỡ làng trong giờ cuối cùng của cuộc đời sẽ không còn cơ hội để làm lại và lúc đó sẽ hư mất đời đời Hình ảnh tiệc cưới diễn ra ban đêm và chú rể đến không báo trước, cho thấy tính bất ngờ của cái chết cá nhân và tính bất ngờ của ngày tận thế. Việc Chúa đến lạ lùng giống như ngày Chúa đưa Israel ra khỏi Ai-cập hay việc Đức Ki-tô phục sinh trong đêm. Thiên Chúa chọn hình ảnh đêm tối để nhấn mạnh đến tính cách đột xuất và nói lên ý nghĩa giải thoát cứu độ đem ánh sáng vào nơi tối tăm. 
        Hình ảnh năm cô khôn năm cô khờ chỉ ra hai lối sống đạo của chúng ta. Cùng đi đón chàng rể, nhưng kẻ này mang đèn có dầu, kẻ kia mang cái đèn rỗng ruột. Chúng ta cũng thế, cùng “có đạo” và tin chắc chắn sẽ có ngày phải chết, tin có ngày tận thế và tin Chúa Giê-su sẽ quang lâm; nhưng có đức tin (đèn) mới chỉ là điều kiện cần, còn sống đức tin (dầu) nữa mới là điều kiện đủ để được Ơn Cứu Độ. Mang danh có đạo mà không sống đạo thì chỉ là một kẻ hữu danh vô thực và rỗng tuếch, có đèn đức tin đó, nhưng đèn không tỏa sáng mà đã tắt ngấm tự bao giờ. Đừng tưởng mình là người Công giáo mà yên tâm có chỗ trong Nước Thiên Chúa, bởi chỉ những ai tin và hành động theo những gì mình tin qua việc sống trọn bổn phận và thực thi đức ái Ki-tô Giáo mới được hưởng sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết tỉnh thức trước những dấu chỉ của thời đại, nhận ra Chúa hiện diện trong mọi biến cố của cuộc sống và trong tha nhân; xin cũng giúp chúng con biết giao hòa với Chúa và anh em, để trong ngày chung thẩm, chúng con được Chúa ân thưởng hạnh phúc muôn đời. Amen.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Sẵn sàng vì không biết lúc nào...




Chết vì ngai vàng bỗng dưng sụp đổ.
 Béla I là vua Hungary giai đoạn từ 1060 đến khi băng hà. Ông xuất thân từ một nhánh thuộc dòng dõi Árpád. Sau khi lên ngôi trị vì, vua Béla I củng cố quyền lực, tiêu diệt những người đối lập, hoàn thành việc biến Hungary thành một nhà nước phong kiến theo Thiên chúa giáo, đồng thời mở rộng lãnh thổ và dân cư. Vua Béla I chỉ cai trị vương quốc trong một khoảng thời gian ngắn 3 năm trước khi cái chết kỳ quái của ông vào năm 1063. Trong khi đang ngồi trên ngai vàng, tán phía trên chiếc ngai đã sụp đổ vào đầu ông, khiến ông vỡ sọ và chết ngay lập tức. Nhiều người cùng thời tin rằng vụ việc này không phải là một vụ tai nạn và nó là kết quả của một vụ ám sát thông minh. Bela có rất nhiều kẻ thù chính trị sau khi ông tự mình chiếm ngôi vua từ vua Andrew I của Hungary.

Thứ năm 27/8/2020 
Lễ Thánh Monica
Lời Chúa : Mt 24,42-51

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến.“Vậy các con nghĩ ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cứ giờ mà phân phát lương thực cho họ? Phúc cho đầy tớ ấy, khi chủ nó đến thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người ấy lên coi sóc tất cả gia sản ông. Nhưng nếu đầy tớ ấy xấu, nghĩ trong lòng rằng: “Chủ tôi về muộn”, rồi nó đánh đập các bạn đầy tớ, lại còn chè chén với lũ say sưa: chủ đầy tớ ấy trở về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, ông sẽ xé xác nó ra, và cho nó chung số phận với những kẻ giả hình: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”.

Lời Chúa hôm nay đề cập đến việc Chúa sẽ đến bất thình lình, mời gọi mọi người biết sống tỉnh thức và sẵn sàng, để khi cái chết ập đến, chúng ta sẵn sàng nghênh đón Chúa để đi vào đời sống vĩnh cửu. Trong khi chờ đợi, Chúa muốn mỗi người sống trung tín và trách nhiệm đối với tha nhân.
      Thiên Chúa ví như ông chủ đi dự tiệc cưới sẽ trở về bất cứ lúc nào, vì thế các đầy tớ không được lơ là việc bổn phận, luôn tỉnh thức sẵn sàng đợi chờ để mở cửa cho ông chủ.
     Chuyện Chúa đến không phải kiểu “sứ điệp này thị nhân nọ” tiên đoán, để rồi nhiều người mê muội cả tin lo đi chuẩn bị đồ ăn dự trữ, rốt cuộc chẳng xảy ra. Chúa đến bất kỳ lúc nào, bất ngờ như vậy để con người bày tỏ lòng trung tín qua việc tỉnh thức đợi chờ thời khắc vô cùng quan trọng để được hưởng hạnh phúc hay bị luận phạt đời đời. Vì nếu biết, thì con người sẽ phóng túng, chờ sắp đến ngày chết mới lo liệu, và như vậy thì không còn gì là yêu mến và trung thành. Vậy chúng ta hãy tỉnh thức. Sự tỉnh thức đích thực là chu toàn bổn phận của mình. Với một tinh thần trách nhiệm và với một tinh thần phục vụ quên mình, Người Kitô hữu luôn dấn thân vào mọi ngõ ngách cuộc đời và làm chứng cho Tin Mừng khi sống chu toàn bổn phận của mình, khi sống hết trách nhiệm với tha nhân và trong tinh thần phục vụ quên mình. Có như vậy, mới đáng được Chúa thưởng công.

Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống mai sau được dệt bằng những gì chúng con đã nói và hành động nơi dương thế này. Xin cho chúng con trong khi hướng về quê trời thì cũng biết chu toàn bổn phận và trách nhiệm làm người con Chúa nơi cuộc lữ hành trần thế hôm nay, để bất cứ giờ nào Chúa viếng thăm, Chúa vẫn thấy chúng con đang tỉnh thức và sẵn sàng, để được cùng Chúa vào hưởng phúc bất diệt. Amen.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Giả dối


Lời Chúa, Thứ Tư 28/08/2019 | Radio Veritas Asia

Thứ tư 26/8/2020 - Tuần 21 TN
Lời Chúa : Mt 23: 27-32

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình: vì các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ tốt đẹp, nhưng bên trong đầy xương kẻ chết và mọi thứ dơ nhớp. Các ngươi cũng thế, bên ngoài, các ngươi có vẻ là người công chính, nhưng bên trong, các ngươi đầy sự giả hình và gian ác. Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình, các ngươi xây đắp phần mộ các tiên tri, trang hoàng mồ mả những người công chính, và các ngươi nói rằng: "Nếu chúng tôi sống thời cha ông chúng tôi, ắt chúng tôi không thông đồng với các ngài trong việc đổ máu các tiên tri". Vì thế, các ngươi tự chứng thực các ngươi là con cháu những kẻ đã giết các tiên tri. Vậy các ngươi cứ đong cho đầy đấu của cha ông các ngươi".

Xã hội Việt Nam chúng đang nhức nhối vì những con đường, trường học, bệnh viện, nhà cao tầng vừa nghiệm thu, nhìn tráng lệ, đẹp đẽ, thế nhưng mới chỉ sau vài tháng xử dụng đã xuống cấp trầm trọng. Xã hội cũng đang băn khoăn trăn trở với những con số thành tích đạt được của các trường học, các đại học, nhưng chất lượng học sinh, sinh viên càng ngày càng tệ. Báo chí lên tiếng phê bình và đã không ngần ngại gọi đó là “gian lận” “vô cảm”, “bệnh chạy theo thành tích”, v.v.
      Hiện tượng đó không chỉ xảy ra trong đời sống xã hội, nó cũng len lỏi vào trong đời sống của Giáo Hội, khi mà những Kitô hữu chỉ chuộng hình thức bên ngoài, nhưng cốt lõi của đời sống đức tin thì bị bỏ qua. Người ta có thể dâng cúng hàng tỉ đồng để xây dựng nhà thờ, bàn thờ, v.v. với điều kiện là tên tuổi của họ phải được khắc đậm nét trên tường nhà thờ, dưới chân bàn thờ, hay trên đầu mỗi bàn ghế. Thế nhưng người ta lại thờ ơ với những công việc bác ái, giúp đỡ các em mồ côi, kẻ tàn tật, v.v. Người ta vẫn kêu gào sống đạo đức, siêng năng đi dâng lễ, đến nhà thờ, v.v. vậy mà người ta lại không ngần ngại gian lận trong việc buôn bán, tìm cách gây thù hận, sống gương mù trong đời sống yêu thương, v.v. Và Chúa Giêsu đã thẳng thắn lên án “đồ giả hình và gian ác”.
     “Gian lận”, “vô cảm”, “bệnh chạy theo thành tích” hay “đồ giả hình và gian ác” xuất phát từ “cái tâm” đã bị chết ngạt vì lòng tham và danh lợi, vì tự ái và khoe mẽ. Nói cách khác, vì một cuộc sống ích kỷ, thiếu nhân bản. Đó là những con người sống trong tháp ngà của một tình yêu quy ngã, sống cho mình. Tình yêu đó là nguyên nhân của đau khổ, của bất hạnh. Chúa Giêsu lên án tình yêu này, bởi Người đến để loại trừ đau khổ, để mang lại hạnh phúc cho con người.
      Không chỉ là lên án, nhưng Người còn đưa ra khuôn vàng thước ngọc nhằm hướng dẫn chúng ta sống thế nào để loại trừ khổ đau: các con hãy yêu thương nhau. Chúa cũng nói đến hành vi yêu thương, nhưng không là “yêu mình” mà là “yêu nhau”, một tình yêu hướng tha, tình yêu trao ban. Chính tình yêu này uốn đúc nên một trái tim nhạy cảm, hiểu nỗi đau của người khác để chia sẻ, hiểu nhu cầu của người khác để giúp đỡ. Tình yêu hướng tha: yêu hòa bình, ghét hận thù, yêu chân lý và xa điều giả dối. Một tình yêu thể hiện tính nhân bản: không sống cho mình nhưng cho tha nhân.

Lạy Chúa, điều Chúa mong muốn nơi chúng con chính là sống xứng hợp với danh nghĩa Kitô hữu: không giả hình, không gian ác, nhưng sống chân thành, đối xử với nhau bằng chính trái tim rộng mở, đừng bao giờ tận hưởng hạnh phúc cho riêng mình bằng chính những nỗi đau của người khác. Amen.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Mù quáng !


Tình yêu như thế nào là mù quáng?
Thứ ba 25/8/2020 - Tuần 21 TN
Lời Chúa: Mt 23, 23-26

(23)"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công bình, lòng nhân và thành tín. Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia. (24)Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà.
(25)"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện trộm cắp và vô độ. (26 Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.

Suy niệm :
Lời Chúa hôm nay không phải là một bản án trút xuống một vài thành phần nào đó trong Giáo Hội, mà phải là một lời mời gọi sám hối cho mọi người. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ kết án thái độ giả hình của những biệt phái, mà còn kêu gọi mọi người hãy đề phòng thái độ giả hình ấy. Giả hình là căn bệnh chung của tất cả những ai mang danh Kitô. Thật thế, nếu giả hình là tách biệt giữa niềm tin và cuộc sống, thì có ai trong chúng ta dám tự phụ mình không rơi vào một thái độ như thế? Giả hình vẫn là cơn cám dỗ cơ bản và triền miên trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi căn tính Kitô chỉ là một danh xưng mà không được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi sinh hoạt tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ, khi lòng đạo đức được thúc đẩy bởi khoe khoang, tự phụ, khi cuộc sống đạo không là lối sống về niềm tin, mà là trở ngại cho nhiều người đến với Chúa và Giáo Hội, phải chăng đó không là một cuộc sống giả hình?
       Trong khi lên án các Kinh sư và Biệt phái về thái độ bất nhất trong lời nói và việc làm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ và dân chúng phải nhất quán trong lời nói và hành động của mình. Lời nói có khả năng thuyết phục người khác, nhưng chính hành động mới làm cho lời nói trở nên giá trị và đáng tin. Chúa Giêsu đã chứng minh điều này trong cuộc đời rao giảng của Người. Dân chúng không chỉ ngưỡng mộ, bị thu hút vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, mà còn dám tin tưởng và dấn thân theo Chúa bởi những hành động của Người như chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, tha tội, cho kẻ chết sống lại…
       Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người đặc biệt là hàng tư tế. Hàng tư tế là ai? là những lý thuyết gia về Thiên Chúa hay là những người sống kinh nghiệm của Thiên Chúa nếu không chỉ là “thùng rỗng kêu to”! là những người được trao quyền bính, liệu rằng quyền bính được trao ban là để phục vụ hay để người khác phục vụ mình?
      Có một tiêu chuẩn giúp chúng ta biết chúng ta có trung thành với các lời khuyên nhủ của Đức Giêsu là hãy sống khiêm nhường không. Đó là: “Hãy làm, hãy giữ những gì họ nói”; chúng ta có thể diễn ra là: “Hãy có lòng khao khát chân lý và công lý để biết nhận ra điều thiện dù nó xuất hiện từ nơi nào”. Người Kitô hữu khiêm nhường không từ khước những lời hay ý đẹp của một người viện cớ là người ấy không sống phù hợp với lời người ấy nói, là người ấy giả hình hoặc khoe khoang. Chúa có thể dùng người ấy để giúp chúng ta nên khá hơn.

Lạy Chúa Giêsu,khi đến với nhau,chúng con thường mang những mặt nạ.Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặtdù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối. Khi đến với Chúa, chúng con cũng thường mang mặt nạ Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi nhưng không có chỗ trong tâm hồn,và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng thường ngắm mình trong gương tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn. Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa nhau, đánh lừa Chúa và chính mình. Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Đến xem để hiểu biết và đi theo

24.8.2019 – Thánh Barthôlômêô, tông đồ | Giáo Phận Bà Rịa

Thứ hai 24/8/2020
Lễ Thánh Batolomeo, tông đồ
Lời Chúa : Ga 1,45-51

Ông Phi-líp-phê gặp ông Na-tha-na-en và nói: “Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giê-su, con ông Giu-se, người Na-da-rét.” Ông Na-tha-na-en liền bảo: “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được? ” Ông Phi-líp-phê trả lời: “Cứ đến mà xem! ” Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: “Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối.” Ông Na-tha-na-en hỏi Người: “Làm sao Ngài lại biết tôi? ” Đức Giê-su trả lời: “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi.” Ông Na-tha-na-en nói: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en! ” Đức Giê-su đáp: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.” Người lại nói: “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”

Ơn gọi làm Kitô hữu hay ơn gọi tu trì, đôi khi được Chúa gọi cách trực tiếp qua sự thôi thúc trong lòng, nhưng có lúc cũng cần đến những người khôn ngoan, những người đã đi trước như cha xứ, các dì phước, những người khôn ngoan… hướng dẫn và giới thiệu chúng ta đến với đạo hay đến với đời tu. Cũng như thánh Philipphê khi đã gặp được Chúa, thánh nhân đã đi giới thiệu cho Nathanael và dẫn Nathanael đến gặp Chúa; chúng ta cũng vậy, sứ vụ của mọi Kitô hữu chúng ta là truyền giáo cho bất cứ những ai chưa nhận biết Chúa, giới thiệu về Chúa cho họ và đưa họ đến với đức tin.

“Hãy đến mà xem”: Việc biết Chúa không phải là chuyện bàng quang không thèm gia nhập đạo; theo đạo không phải là dửng dưng không quan tâm đến việc đạo đức, tham dự thánh lễ và cầu nguyện với Chúa; việc trở nên bạn hữu của Chúa không phải chỉ là chuyện nghe nói về Người… Nhưng cần sự gặp gỡ giữa ta với Chúa, không ai giữ đạo thay cho ta được, không ai tu thay cho chúng ta được, không ai đền tội hay lập công cho chúng ta được… Vì thế, cần một sự “đến mà xem” nghĩa là phải đến gặp gỡ Chúa qua các Bí tích và đời sống đạo để được Người cứu độ.

Lạy Chúa Giê-su, để gặp được Ngài, xin cho chúng con luôn biết suy niệm Thánh Kinh và đến gặp Chúa qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, hầu chúng con dám bước ra khỏi cái tôi thành kiến của mình và được biến đổi trở nên người môn đệ đích thực của Chúa. Amen

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Sức mạnh từ trên ban

Suy Niệm Lời Chúa, Thứ Sáu 22/02/2019 - YouTube

Chúa nhật 23/8/2020 - Tuần 21 TN
Lời Chúa : Mt 16,13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".

Xét về tài năng ông vẫn kém hơn các môn đệ khác, xét về lòng can đảm thì lại càng xấu hổ hơn khi ông chối thầy ba lần… nhưng với nỗ lực cá nhân cộng với ơn Chúa, Phêrô trở thành con người mạnh mẽ lạ thường. Ông đã mạnh dạn tuyên xưng về Đức Kitô với một định nghĩa đầy đủ nhất về Ngài, để thốt lên được điều mà dân chúng không thể nói ra.
Chúa Giêsu từng ca tụng Chúa Cha vì Người đã mặc khải Con Thiên Chúa cho những kẻ bé mọn mà không mặc khải cho những bậc khôn ngoan thông thái (Mt 11:25).
Ông Phêrô là một trong những kẻ bé mọn mà chính Chúa Cha đã mặc khải cho. Việc nhận thức rằng Thiên Chúa hiện diện trong con người Chúa Giêsu “Chẳng phải các thịt hay máu huyết mạc khải cho”, đó không phải là kết quả của sự nghiên cứu hoặc nỗ lực của loài người, mà là một ân sủng mà Thiên Chúa tự ý ban cho người đó. Mỗi người Kitô hữu chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, là lãnh nhận cùng một sứ mạng như vị tông đồ cả mà chúng ta kính nhớ hôm nay. Dù chúng ta không có địa vị như ngài, thánh thiện như ngài; tuy nhiên điều quan trọng Chúa đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta, không phải là ta sẽ làm được điều gì, hơn là chúng ta sẵn sàng sống và chết cho Đức Kitô, như lời Phaolô nói: Tôi không muốn biết điều gì khác ngoài Đức Kitô.

Hội Thánh Chúa Kitô, được xây dựng trên những con người bề ngoài có vẽ tầm thường; nhưng rõ ràng với ơn sủng của Thánh Thần, Hội Thánh không có gì mà không làm được. Ta có tin vào Hội Thánh, nhất là tin vào Chúa Kitô là Đầu của Hội Thánh không?

Lạy Chúa Giê su, chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
     Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người yêu. Chúng con chẳng thể nào từ chối viện cớ mình kém đức kém tài. Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến những nơi bất ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó.
    Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái nhà êm ấm để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Mẹ chúng ta tuyệt vời

LỄ ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG - YouTube

Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Thứ bảy 22/8/2020
Lễ Đức Maria trinh nữ vương
Lời Chúa : Lc 1,26-38

Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 2,000 năm, một thiếu nữ miền Nagiaret được vinh hạnh đón tiếp Thiên Chúa viêng thăm một cách rất âm thầm nhưng đầy thân tình. Người thiếu nữ ấy tên là Maria. Với lòng quảng đại và với lòng tin tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa, cô đã không để đánh mất cô hội ngàn năm có một là cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cô đã nhanh nhẹn đáp lời bằng hai tiếng xin vâng. Có thể nói: lời thưa xin vâng lúc này là lời đẹp nhất trong cuộc đời cô. Lời thưa xin vâng không những đã làm nên trang sử mới trong cuộc đời cô mà còn đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới của lịch sử. Triều đại mới đã bắt đầu. Thời đại hồng ân đã khởi sự. Thiên Chúa đã trở nên Emmanuel ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.      
       Ngày hôm nay Thiên Chúa vẫn đang viếng thăm dân Người. Ngài đang đến trong thân phận những con người nghèo khổ, bất hạnh đang cần giúp đỡ, cảm thông. Ngài đang đến trong thân phận những hài nhi yếu ớt đang cần sự đón nhận, chở che. Ngài đang đến trong thân phận những người già neo đơn, bệnh tật đang sống lây lất từng ngày. Ngài đang đến giữa chúng ta. Ngài cũng có thể đã từng bị chúng ta khước từ. Ngài đã từng bị chúng ta xua đuổi, chúng ta tẩy chay, chúng ta loại trừ. Ngài vẫn đang âm thầm đến ngỏ lời từng cuộc đời chúng ta. Hãy rộng lòng đón nhận Chúa. Hãy quảng đại để chấp nhận Chúa. Hãy dấn thân và phục vụ Chúa qua những anh em đang cần sự trợ giúp của chúng ta.    
         Vâng Thiên Chúa đã hạ sinh làm người và ở giữa chúng ta. Ngài không tự nhốt mình trong cung điện nguy nga tráng lệ, nhưng Ngài sinh ra giữa dân nghèo cùng cực. Ngài ở giữa những cảnh đời tha phương cùng cực nhất của nhân loại là “sinh vô gia cư, chết vô địa táng”. Ngài ở giữa nhân trần để chia sẻ cảnh đời vốn dĩ vô thường và lắm nổi trôi. Ngài ở giữa chúng ta để trao ban tình yêu cho những người bất hạnh, ốm đau, bệnh tật, bị ngược đãi, bị bỏ rơi. Ngài còn dành một tình yêu đặc biệt cho những người tội lỗi là phường thu thuế và gái điếm.
        Hôm nay, Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng ta hãy để cho Chúa được tiếp tục hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Hãy để cho Chúa làm chủ cuộc sống của mình bằng việc tuân hành thánh ý Chúa. Hãy noi gương Đức Mẹ, chúng ta hãy dọn cho Chúa một cung lòng để Chúa ngự trị. Hãy đón nhận Chúa. Hãy sống cho Chúa. Hãy phục vụ Chúa trong anh em.

Lạy Chúa Giê su, nguyện xin Chúa giúp chúng con noi gương bắt chước Mẹ Maria, nhận ra mình chỉ là tôi tớ hèn mọn, mà phận làm tôi thì không được làm trái mệnh lệnh Chúa truyền.
Nguyện xin Mẹ dạy chúng con mau mắn đáp lời Chúa mời gọi và thưa cùng Ngài: “Nầy tôi là tôi tớ Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền.”

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Phải yêu như thế nào mới đúng ?


Suy niệm Lời Chúa | Thứ Sáu tuần XX Thường Niên | Mt 22,34-40 | Lm ...

Tɾong gia đình nọ có người mẹ già đaᴜ yḗᴜ, đi lại ngày càng khó khăn. Người con tɾai đã có vợ và con nhỏ, cᴜộc sống gia đình ɾất vất vả.
      Vào một đêm, người con tɾai bàn bạc với vợ anh ta: “Hay chúng ta cõng mẹ lên núi và bỏ bà ở đó, nhà ta thực sự không nᴜôi пổi mẹ nữa ɾồi.” Người con dâᴜ không nói lời nào, con tɾai bᴜồn ɾầᴜ sᴜy nghĩ hút thᴜốc hút cả một đêm.
Bᴜổi sáng hôm saᴜ, anh ta đã có qᴜyḗt định.
Chập tối, người con tɾai nói với mẹ mᴜốn cõng bà lên núi đi dạo, người mẹ khó nhọc leo lên lưng anh ta. Tɾên đường đi anh ta lᴜôn nghĩ phải leo lên cao một chút ɾồi hãy vứt, tɾánh việc mẹ anh lại tìm được đường qᴜay về.
     Thḗ nhưng đi được một đoạn, anh ta pнát hiện người mẹ lặng lẽ ɾải những hạt đậᴜ xᴜống đất, anh ta tức giận, hét lên hỏi: “Mẹ ɾải đậᴜ sᴜốt dọc đường là mᴜốn làm gì vậy?”
“Con tɾai ngốc, đi xa như vậy con lại không nhìn đường, mẹ sợ lát nữa tɾên đường xᴜống núi về nhà con sẽ lạc đường.”
Người con nghe vậy thì đứng ᴄнḗт lặng hồi lâᴜ, nước mắt tᴜôn ɾơi, cúi đầᴜ xin lỗi mẹ.

Thứ sáu 21/8/2020
Thánh Pio X, Giáo Hoàng
Lời Chúa: Mt 22, 34-40

(34) Khi nghe tin Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. (35)Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: (36) "Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?" (37) Ðức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. (38) Ðó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. (39) Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (40) Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy".

Suy niệm :
Đức Giêsu đáp không chút lưỡng lự hay đắn đo cân nhắc. Ngài nói từ trái tim, từ con người, từ cuộc sống của Ngài "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi". Chúa nói về tình yêu, ngôn ngữ của trái tim. Cách giữ luật bằng lòng mến chứ không do sợ hãi, giữ luật với tự do chứ không bị ép buộc. Luật tình yêu chắp cánh cho người giữ luật vươn lên, chứ không phải là cái ách, cái gông họ đeo vào cổ. Yêu mến ai? Yêu mến Đức Chúa. Đức Chúa nào? Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi. Ngài là Thiên Chúa của Ápraham, của Isaac và của Giacop, là Thiên Chúa của các tổ phụ, của cha ông các ngươi. Yêu mến thế nào? Yêu hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Nghĩa là tình yêu đối với Chúa phải đặt trên hết mọi sự, trên cả thân xác, lý trí, linh hồn. Yêu bằng cả con người, cả hồn và xác. Yêu trọn vẹn, yêu cách tuyệt đỉnh, chứ không nửa vời, để lại một phần cho bản thân hay cho điều gì khác. Đây là cách yêu triệt để, một lối giữ luật triệt để theo Tin Mừng và như lòng Chúa mong ước. Thiên Chúa yêu ta hết mực. Ngài yêu đến nỗi thí mạng Người Con duy nhất vì chúng ta. Ngài yêu đến nỗi sống với, sống cùng và chết đền tội thay cho chúng ta. Ngài yêu đến nỗi hiến mình trong bí tích Thánh Thể làm của ăn nuôi sống chúng ta và ở cùng chúng ta cho đến tận thế. Ngài yêu triệt để nên có quyền yêu cầu chúng ta đáp lại mối tình ấy một cách triệt để : Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.


Lạy Chúa Giê su, trong cuộc sống hằng ngày, chúng con thường quên đi điều chính mà chỉ chú ý điều phụ; quên đi điều cốt lõi mà chỉ loanh quanh những điều vụn vặt, vô nghĩa; nên cuộc đời chúng con cứ loay hoay, không xác định rõ hướng đi cho cuộc đời mình. Như người Pharisiêu xưa, chúng con chỉ chú ý đến cái vỏ bên ngoài mà quên điều cốt tủy bên trong. Nhiều khi chúng con lại dùng những luật lệ vụn vặt làm khổ người khác. Chúng con đã dùng luật do con người tự tạo để phá bỏ luật Thiên Chúa, luật tình yêu. Thậm chí có lúc chúng con nhân danh luật để kết án người công chính như dân Do Thái đã đối xử với Đức Giêsu xưa kia.
     Lạy Chúa, luật Chúa dạy chúng con chỉ gói trọn trong hai chữ yêu thương. Xin cho chúng con biết sống với Chúa, với anh chị em trong đức yêu thương ấy, để cuộc sống chúng con ngập tràn niềm vui, hạnh phúc trong một mái ấm gia đình có Thiên Chúa là Cha, hằng yêu thương chúng con và chúng con là anh chị em với nhau. Amen

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Mặc lấy tâm tình của Chúa Giê su


Suy niệm Lời Chúa | Thứ Năm tuần XX Thường Niên | Mt 22,1-14 | Lm ...


Một con gà rừng mẹ đang ấp trứng, nhưng lẫn trong ổ trứng của nó có một trứng to của chim đại bàng. Khi đến ngày giờ, các quả trứng đều nở ra thành con. Đại bàng con nô đùa vui vẻ bên các chú gà rừng như anh chị em ruột trong gia đình gà rừng.
     Một ngày kia, khi đang bới móc trong đống rác kiếm ăn giun đất chung với đàn gà rừng, đại bàng con chợt thấy một con đại bàng lớn bay lượn trên không với dáng vẻ oai phong đẹp mắt. Cậu liền hỏi gà mẹ rằng:
- Mẹ ơi, sao bọn mình lại không bay lên cao như chim đại bàng trên trời kia hả mẹ ?
- Chúng ta không phải đại bàng nên không thể bay lên được con ạ !
- Thế chúng ta là ai hả mẹ ? Đại bàng con hỏi tiếp.
Chúng ta chỉ là loài gà rừng mà thôi !
Rồi vài ngày sau đó, khi đang khi bươn chải kiếm ăn trên đống rác, đại bàng con lại thấy chim đại bàng mẹ bay lượn trên cao gọi cậu:
- Hãy bay lên cao với mẹ hỡi con của ta ! Thế giới của con là trời cao biển rộng, chứ đâu phải đống rác nhơ bẩn dưới đó ! Mau bay lên với mẹ đi con.
Đại bàng con cố đập cánh bay lên theo lời mẹ gọi, nhưng bay được vài cái là lập tức bị rơi xuống đất giữa tiếng cười chế nhạo của anh em gà rừng. Bọn chúng bảo đại bàng con rằng:
- Chú chỉ là loài gà rừng, làm sao bay lên cao được hả chú bé ?
Đại bàng con tự nhủ : Nếu ta chỉ là gà rừng thì sao mẹ đại bàng trên cao kia cứ gọi ta là đại bàng con ? Đàng khác, ta thấy bay lên cao cũng đâu phải quá khó ! Có lẽ tại ta chưa tập thành thạo đó thôi. Vậy bây giờ ta thử bay thêm lần nữa xem sao.Thế là đại bàng con đủ lông đủ cánh đã bay được lên trời và cứ tiếp tục bay lên cao mãi. Cậu bay theo sau đại bàng mẹ tiến về một phương trời mới. Lần đầu tiên trong đời, đại bàng con được nhìn xuống đất từ trên cao. Cậu cản thấy lòng tràn ngập niềm vui vẻ hạnh phúc.

+ Kitô hữu là người được Thiên Chúa tuyển chọn để nên con cái của Ngài. Họ là « Giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa » (1 Pr 2,9). Tuy sống trong thân phận con người trần gian, nhưng luôn ngước mắt nhìn lên trời cao, mong về cùng Thiên Chúa Cha đầy tình yêu thương. Cần sống trong tâm tình của thánh Au-gút-tinô như sau: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa.Và tâm hồn con vẫn còn thao thức mãi, cho tới khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”.

+ Chúng ta đừng nghĩ mình là loài gà rừng hèn hạ, để chỉ biết cúi đầu bươi chải đống rác hôi thối để tìm kiếm thức ăn, chỉ biết bằng lòng với những hạnh phúc tầm thường chóng qua do tiền tài danh vọng sắc dục mang lại. Tuy trước mắt đồ ăn có vẻ hợp khẩu vị đấy, nhưng chúng chỉ có giá trị nhất thời ở đời này. Khi chết là chấm dứt mọi sự. Chúng ta cần phải nhìn lên cao, cố gắng tập vươn tâm hồn lên những gì là cao thượng, phù hợp với Thiên đàng đời sau như lời thánh Phao-lô dạy: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).

Thứ năm 20/8/2020 - Tuần 20 TN
Lời Chúa : Mt 22,1-14 

Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: "Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới! "Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới." Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. 
"Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới? " Người ấy câm miệng không nói được gì.Nhà vua liền bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít."

Nhà Vua đã hai lần cho mời các quan cận thần và khách mới đến, nhưng họ đã khước từ, xem thường và lần thứ hai thì còn xúc phạm nặng nề là đánh đập các đầy tớ của Vua, những người đã đi mời khách dự tiệc. Còn những quan khách khác thì từ chối không đi, viện cớ công việc làm ăn.
Mặc nhiên, đây không phải “tiệc cưới” theo nghĩa đen, mà là “sự mời gọi” sống đời “công chính”, nhưng đã bị từ chối. mặc nhiên, Nhà Vua nổi cơn thịnh nộ, vì đây là một hành động bất lương, không có vị Vua nào nhân từ đến nỗi không nổi cơn thịnh nộ.
       Như vậy, rõ ràng dân tộc Israel đã khước từ ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, đánh đập các tiên tri và ngôn sứ, vị Ngôn Sứ Tối Cao là Đức Kitô, đồng thời là Vị Hoàng Tử của Đức Vua cũng đã bị giết chết .Theo đó, chúng ta thấy, Thiên Chúa vô cùng nhẫn nại và nhân hậu đối với dân của Ngài, nhưng một dân tộc thật bất trung, ngỗ nghịch, cứng đầu không hoán cải. Như vậy, đây cũng là hình ảnh của chúng ta, những người có đức tin, hay là tín hữu, hoặc là đạo gốc, đạo dòng.
“Y phục lễ cưới “ theo Tin Mừng là gì? Thưa, đó là “ các Bí Tích”, các Bí Tích là “dấu ấn” tình yêu của Thiên Chúa ban cho người được kêu mời, thứ đến là “tâm tình” của Thiên Chúa.Mặc lấy tâm tình của Thiên Chúa là mặc lấy ân sủng và điều thiện, như ngày lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy , linh mục trao chiếc áo trắng và đèn cháy sáng cho thụ nhân và đọc: “Con hãy nhận lấy chiếc áo trắng nầy và giữ mãi tinh tuyền cho đến ngày ra trước tòa Đức Kitô, Đấng thẩm phán chí công …”
Như vậy, mặc y phục lễ cưới là mặc “chính Đức Kitô – Giêsu”, Đấng Cứu Độ duy nhất. VẬY NẾU VÀO DỰ TIỆC CƯỚI, mà không mặc y phục lễ cưới như phong tục người Do thái, thì sẽ bị đuổi ra ngoài. Thì mặc nhiên, nếu được mời vào dự TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI mà không mặc lấy “tâm tình” của Thiên Chúa, mặc lấy nhân đức của Đức Kitô. Để dễ hiểu chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu vào Nước Trời mà mặc lấy” tâm tình của satan”, thì làm sao vào được Nước Trời.

Lạy Chúa Giê su, ước gì con biết hãm mình và sống trong tình thương của Chúa. Ước gì con biết đón nhận tất cả những gì xảy đến cho con và trung thành bước theo Chúa đến cùng. Xin đừng để điều gì thuộc trần gian quyến rũ con lạc xa Chúa. Xin hãy thương xót con và giúp con thêm lòng tin yêu Chúa. Xin hãy giúp con biết noi gương Chúa làm và sống lời Chúa dạy, hầu sau này con đáng được hưởng kiến Thánh Nhan Chúa Cha trên trời.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Ganh tỵ


Mt 20:1-16 - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Thứ tư 19/8/2020 - Tuần 20 TN
Lời Chúa : Mt 20,1-16

“Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? “Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi.” Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho! “ Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.” Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ:”Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.” Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức? “ Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.

 Bất công nằm ở chỗ làm nhiều. làm ít, nhận lương như nhau. Nhưng ông chủ không cho đây là một sự bất công, vì ông đã trả cho nhóm thợ làm sớm nhất đúng như đã thỏa thuận.
Chẳng ai xứng đáng để vào thiên đàng, kể cả các Thánh. Hạnh phúc Nước Trời là một ơn ban hơn là một sự trả công hay phần thưởng. Thiên Chúa vượt lên trên sự sòng phẳng có tính mua bán của con người. Người không phải là nhà buôn, nhưng là người cha tốt lành. Cha thương cả hai con, cả đứa ở nhà phục vụ lẫn đứa bỏ đi bụi đời. Thậm chí đứa hư hỏng hay tật nguyền lại được quan tâm hơn. Ông chủ vườn nho thương cả những người đứng ngoài chợ suốt ngày mà không được ai mướn. Có thể vì họ kém khả năng, kém may mắn hơn những người khác chăng? Người thợ giờ thứ mười một đã làm được gì cho vườn nho của ông chủ? Chắc chẳng được bao nhiêu. Nhưng anh ấy đã đứng chờ suốt ngày. Thế giới này lúc nào cũng có những người thợ giờ thứ mười một, “những người không được ai mướn” (c.7), những người cứ đứng chờ vậy thôi, suốt ngày, suốt đời, những người được nhận trễ, chẳng biết mình sẽ được trả lương ra sao. chỉ biết phó thác cho lòng tốt của ông chủ. Những người này khác với những người làm từ sáng, biết chắc mình sẽ được trả công một quan tiền.
Dụ ngôn không nói đến việc người làm cuối reo lên vì được trả công hậu hỹ. Nhưng chắc là đã có những tiếng reo. Thiên đàng đầy ắp những tiếng reo như thế, kinh ngạc, ngỡ ngàng, thán phục, tri ân… Chẳng có ai vào thiên đàng mà lại không reo lên vì thấy những gì gọi là công đức của mình chỉ là chuyện nhỏ, quá nhỏ để có thể mua được một vé vào thiên đàng. Người ta cũng sẽ reo lên vì thấy sự có mặt của những người mà ta tưởng chẳng bao giờ có thể lên thiên đàng được. Thiên Chúa không chỉ thấy thời gian làm việc trong vườn nho. Người còn thấy cả thời gian chờ. Nhiều khi chờ còn mệt hơn làm việc.
Đừng cằn nhằn! hãy vui với niềm vui của Thiên Chúa,Đấng hạnh phúc khi thấy người ta ngỡ ngàng vì những ơn bất ngờ, vì lòng tốt của Người không sao hiểu được. Hãy vui với những người được Chúa yêu, bất chấp quá khứ của họ. Chúng ta không có quyền buồn như người con cả, khi cha đang vui. Hãy đổi cái nhìn của mình về Thiên Chúa. Như thế chúng ta cũng sẽ thay đổi cách cư xử với anh em.

Lạy Chúa Giêsu, xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc.
Xin đồng hành với con, để con không cô đơn.
Xin cho con yêu đời luôn dù đời chẳng luôn đáng yêu.
Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố vì biết rằng cuối cùng
Chiến thắng thuộc về người
Có niềm hy vọng lớn hơn. Amen












Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Bỏ mọi sự để được gì ?


Lời Chúa, Thứ Ba 18/08/2020 | Radio Veritas Asia


Thứ ba 18/8/2020 - Tuần 20 TN
Lời Chúa : Mt 19, 23 – 30

23 Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người : "Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. 24 Thầy còn nói cho anh em biết : con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." 25 Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói : "Thế thì ai có thể được cứu ?" 26 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói : "Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được."27 Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng thưa Người : "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì ?" 28 Đức Giê-su đáp : "Thầy bảo thật anh em : anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en. 29 Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp. 30 "Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu."

Thiên Chúa không bao giờ muốn con người phải sống nghèo nàn mạt rệp. Vì cái nghèo cho thấy sự tồn tại của điều ác. Nó chỉ cho chúng ta biết xã hội, môi trường chúng ta sống vẫn còn đó sự bành chướng của ích kỷ; vẫn còn đó những con người không biết chia sẻ, chỉ biết vun đắp cho chính mình, thiếu vắng tinh thần quảng đại sẵn sàng cho đi của một tình yêu vị tha. Hơn nữa, sự nghèo túng, bần hàn, khốn cùng như ‘sự dữ hiện hình’ làm cho con người không còn nhân phẩm, sống không ra người và đó không phải là điều Thiên Chúa muốn; vì khi tạo dựng vũ trụ, con người, chẳng phải Thiên Chúa đã chúc phúc và ra lệnh cho nó sinh sôi và phát triển phong phú hay sao? Và Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô khi đến cứu độ trần gian Ngài đã đến với thân phận nghèo hèn khốn cùng của con người là để cứu vớt, nâng họ lên khỏi vực sâu của bần cùng tội lỗi cho họ trở nên ‘giàu có’ vì được làm con Thiên Chúa.
  Tuy nhiên, sự giàu có lại khiến con người dễ xa rời Thiên Chúa bởi mê lầm, tự mãn. Mê lầm vì nghĩ rằng của cải là cứu cánh có thể thỏa mãn tất cả, đem lại sung sướng và hạnh phúc - tiền có thể làm cho họ đạt được danh vọng, vinh quang và mọi thú vui ở đời – bởi thế mà ‘có tiền mua tiên cũng được’; và cũng từ đó dẫn đến tự mãn không cần Thiên Chúa, và tồi tệ hơn nữa là họ có thể quay lưng lại với Thiên Chúa, loại trừ Thiên Chúa, bất chấp mọi thủ đoạn để có thể đạt được những ước muốn bất chính của mình. Vì vậy mà Đức Giê-su nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ… các ngươi không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền của được” (Lc 16,13). Vì tiền của có thể là một tên đầy tớ tốt, hữu dụng, nhưng ngược lại nó sẽ là ông chủ xấu xa, độc ác.

Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu độ! Xin giải phóng con khỏi những xiềng xích ràng buộc bởi tiền của vật chất, để con có một tâm hồn thanh thoát, tự do sẵn sàng làm tôi phụng sự Chúa trong mọi hoàn cảnh. Xin ban cho con biết sẵn sàng từ bỏ mọi sự để sống tinh thần của người môn đệ trung thành bước theo chân Chúa dẫu cuộc đời còn nhiều cạm bẫy, chông gai hầu góp phần xây dựng nước Chúa ở trần gian. Xin cho con một tâm hồn khiêm tốn, sống như người nghèo của Thiên Chúa, bởi vì Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo và nâng cao những con người phận nhỏ, bé mọn, khiêm nhường. Xin ban cho con tình yêu để con có thể phân phát sự giàu có của Chúa cho mọi người anh em. Amen

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Buông bỏ là cho đi cái quý nhất



TalkTalk | Cho đi rồi sẽ được nhận lại!

Có câu chuyện kể về hai người hàng xóm nọ sống rất thân thiết với nhau. Một người là nông dân nghèo, còn người kia là một thương gia giàu có. Người nông dân mặc dù nghèo nhưng có cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Mỗi tối, anh ngủ rất ngon và chẳng bao giờ quan tâm tới việc đóng cửa nhà.
        Trái lại, người thương gia giàu có thường sống trong trạng thái lo lắng. Mỗi tối, anh luôn chú ý khóa cửa cẩn thận. Anh ngủ không ngon vì sợ kẻ trộm phá cửa vào nhà và lấy hết hũ vàng bạc châu báu. Người giàu có thường hay ghen tị với cuộc sống yên bình của người nông dân. Một hôm, người thương gia gọi người nông dân tới tặng cho anh một chiếc hộp đầy tiền và nói: - Hỡi bạn thân mến, gia tài của tôi rất nhiều trong khi bạn lại đang túng thiếu. Bạn hãy cầm lấy hộp tiền này mà hưởng thụ và sống sung túc. Người nông dân nhận hộp tiền và vui mừng hạnh phúc suốt ngày hôm đó. Khi màn đêm buông xuống, anh đi ngủ như thường nhưng không tài nào chợp mắt được. Anh trở dậy đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào mà vẫn không ngủ được. Cả một đêm dài anh canh thức để ý tới hộp tiền của mình.
      Qua nhiều đêm như thế, người nông dân quyết định đem hộp tiền tới trả cho người hàng xóm giàu có và nói: - Bạn thân của tôi, quả thật tôi rất nghèo, nhưng tiền của bạn không mang lại cho tôi sự bình yên. Hãy thông cảm cho tôi và nhận lại hộp tiền của bạn.
Câu chuyện về hộp tiền của hai người đàn ông trên đã cho chúng ta một suy nghĩ: Tiền bạc có một giá trị nhất định nhưng không phải là cứu cánh của cuộc đời. Cách chọn lựa của người nông dân thật khôn ngoan, anh đã từ bỏ hộp tiền để có được cuộc sống bình yên. Quả thật, tiền bạc có thể mua được chiếc giường ấm êm nhưng không mua được giấc ngủ ngon. Tiền có thể mua được địa vị, sự nổi tiếng nhưng không mua được lòng kính trọng. Tâm trạng của người nông dân phần nào giống với câu chuyện Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay. Là một người nhiều tiền, trẻ trung và có địa vị trong xã hội, người thanh niên còn là người mẫu mực, chu toàn mọi lề luật, biết lo xa và mong muốn có cuộc sống hạnh phúc đời sau.

Thứ hai 17/8/2020 - Tuần 20 TN
Lời Chúa : Mt 19, 16-22

16 Khi ấy, có một người đến thưa Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?”17 Đức Giêsu đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”. 18 Người ấy hỏi: “Điều răn nào?” Đức Giêsu đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. 19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ” và “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình”. Người thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không?” 21 Đức Giêsu đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ có được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. 22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Đôi lúc chúng ta cũng có thái độ giống người thanh niên quyến luyến và nô lệ cho tiền bạc mà từ chối kho tàng Nước Trời. Sống trong một xã hội đề cao sự hưởng thụ, con người bị cuốn hút vào cơn lốc của tiền bạc. Mọi người tranh thủ làm giàu, điên cuồng hưởng thụ nhanh chóng và cũng gánh chịu nhiều nỗi thất vọng ê chề. Trước thái độ ấy, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sử dụng tiền bạc cho đúng mục đích, hãy ưu tiên cho việc tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời.
       Niềm tin kitô giáo dạy chúng ta rằng: tất cả những gì chúng ta đang có như tiền bạc, thời gian, tài năng và ngay cả tội lỗi đều do ân sủng Thiên Chúa ban. Người là Đấng quảng đại hào phóng đã ban cho chúng ta đấu đủ lượng đã dằn đã lắc. Những ân huệ Thiên Chúa ban để chúng ta sử dụng và mưu ích cho người khác. Khi đi theo Chúa trên con đường trọn lành, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ dứt khoát, từ bỏ mọi sự quyến luyến của tiền bạc và sống nghèo khó theo tinh thần Phúc Âm. Một khi đã trút bỏ hết sự bảo đảm vật chất thế gian, chúng ta mới phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Thánh tiến sĩ Augustinô là người đã cảm nghiệm sâu sắc về sự giàu sang và khôn ngoan của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Thánh nhân nói: “Ai có nhiều của cải mà không có ơn nghĩa Chúa, ấy là kẻ nghèo nhất. Ai trở nên bần cùng mà có ơn nghĩa Chúa, người ấy có tất cả mọi sự”. Như vậy dù có nhiều tiền mà không có Thiên Chúa, chúng ta vẫn là kẻ tay trắng. Trái lại, khi sống tâm tình của trẻ thơ tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ có Thiên Chúa là gia nghiệp. Muốn được hưởng hạnh phúc dài lâu trong Nước Trời, chúng ta phải tuân giữ các điều răn của Chúa và sống siêu thoát với của cải vật chất. Sống tinh thần nghèo khó, chúng ta thoát được sự lo lắng ở đời và thảnh thơi lo việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
       Có hai điều kiện để đạt đến sự sống đời đời là tuân giữ những lời Chúa dạy và từ bỏ mọi của cải vật chất trần gian. Thực hiện được hai điều kiện này quả là điều khó vì chúng ta còn mang thân phận yếu đuối. Chúng ta không đủ khiêm tốn và tin tưởng để trao phó cuộc đời cho Thiên Chúa lo liệu nên chỉ lo tìm sự bảo đảm nơi tiền bạc vật chất.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sinh xuống trần gian để thông chia mọi niềm vui nỗi buồn của con người, xin cho chúng con ý thức hồng ân lớn lao được làm người và làm con cái Chúa, biết chọn Chúa làm gia nghiệp và lẽ sống cho cuộc đời mình, biết yêu thích đi trên con đường hẹp, con đường của từ bỏ. Xin che chở chúng con bằng những ân sủng và giúp chúng con cảm nhận được tình thương bao la của Chúa mà vươn lên vui sống và đi trọn con đường Chúa đã mời gọi. Amen.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Kiên trì nài xin sẽ được




Trong tác phẩm: “Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp” (the Brothers Karamazov) của Đớt-tốp-ki (Dostoevski) có kể câu chuyện về một bà lão kia. Bà cảm thấy đức tin của bà bị suy thoái theo với sự suy yếu sức khoẻ về thể xác. Ngày nọ bà đến gặp một vị linh mục già tên là DỐT-SI-MA (Zossima). bà đã tâm sự về tình trạng đức tin của bà như sau: “Thưa cha, kỳ này con thường hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không biết Người có quan tâm đến hết mọi loài do Người dựng nên, trong đó có con hay không ? Sau khi chết rồi con sẽ đi đâu ? Ngoài thế giới đời này còn có đời sau không ?…” Vị linh mục già chăm chú nghe bà nói và cuối cùng ông đã trả lời rằng: “thực ra chẳng có cách nào chứng minh cụ thể về những điều mà bà đang hoài nghi kia. Tuy vậy tôi đề nghị bà hãy áp dụng một phương pháp giúp bà luôn vững tin vào những chân lý ấy”. Bà lão ngạc nhiên hỏi: “Thưa cha, bằng cách nào vậy ?” Vị linh mục liền đáp: “Bằng tình yêu. Phải, Bà hãy yêu thương người khác cách thành thật. Càng yêu thương người khác bao nhiêu thì bà lại càng vững tin vào Thiên Chúa bấy nhiêu và sẽ tin vào đời sau hơn. Càng yêu nhiều, thì đức tin của bà càng lớn lên, và các sự ngờ vực kia cũng tự nhiên tan biến hết. Đấy là một phương pháp đã được nhiều người áp dụng và tất cả đều chứng thực là rất hữu hiệu để củng cố đức tin”.

Chúa nhật 16/8/2020 - Tuần 20 TN
Lời Chúa :  15,21-28

(21) Ra khỏi đó, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đon. (22) thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!”. (23) Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!”. (24) Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi”. (25) Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” (26) người đáp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. (27) Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. (28) Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.

Có một suy nghĩ thường xảy ra nơi người Do Thái và nơi chúng ta hôm nay, đó là chúng ta thường đóng khung Thiên Chúa trong những người có đạo, cho mình là những người độc quyền chiếm giữ Thiên Chúa và loại trừ người khác ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Tuy nhiên Lời Chúa hôm nay cho thấy, Thiên Chúa không hề giới hạn tình yêu của Ngài. Bất cứ ai, dù là là dân ngoại hay Do Thái, nếu tin tưởng vào Thiên Chúa, thì đều được Ngài ra tay cứu độ. Tiên tri Isai đã loan báo về ơn cứu độ của Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại, không chỉ người Do Thái, mà người ngoại bang nào gắn bó cùng Đức Chúa, phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cũng trở nên tôi tớ của Người. Những ai tuân giữ lề luật, thì cũng được lên núi thánh của Chúa… và Thiên Chúa sẽ ưng nhận lễ toàn thiêu của họ. Với lời này của Isai, quả thật đã phá đổ hoàn toàn suy nghĩ của người Do Thái, vì họ tự hào mình là dân riêng của Chúa, và ngược lại, Chúa là của riêng Israel mà thôi. Isai cho thấy, Thiên Chúa không hề bị giới hạn, hay nói đúng hơn, ơn cứu độ của Thiên Chúa được ban tặng không chỉ cho Israel, mà là cho tất cả nhân loại. Những ai tin và tuân giữ giới răn lề luật của Chúa thì trở thành dân của Chúa.
Có nhiều nhà chú giải đã cố gắng giải thích những lời lẽ xem ra từ chối nặng nề này của Chúa Giêsu. Chúng ta không đi sâu và những giải thích này, nhưng chúng ta nhìn vào đức tin và sự kiên nhẫn của người phụ nữ trong khi cầu xin. Người đàn bà này đang gặp đau khổ, đó là con bà đau bệnh gần chết. Trong lúc tuyệt vọng, bà chỉ còn biết chạy đến với Thày Giêsu, mà có lẽ bà đã từng nghe biết về Ngài. Tuy nhiên khi đến với Chúa Giêsu, bà dường như lại gặp một thử thách khác, đó là sự im lặng làm ngơ của Thiên Chúa trước lời cầu xin của bà. Người phụ nữ này vẫn không thất vọng, dù có lúc bà như bị Thiên Chúa không chỉ im lặng mà còn từ chối thẳng thừng lời cầu xin của bà. Thế nhưng, bà vẫn kiên trì trước câu trả lời của Chúa, bà thưa lại với Chúa: Thưa Ngài đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống. Với câu trả lời này, bà đã thể hiện lòng tin của bà nơi Chúa Giêsu dù trước đó bà đã bị từ chối.

Lạy Cha, con xin cảm tạ Cha vì biết bao hồng ân Cha đã đổ xuống trên con. Rất nhiều ơn Cha ban mà con cứ tưởng là chuyện tự nhiên như: khí trời con thở, cơm bánh con ăn, áo quần con mặc, đồ dùng con sử dụng… Thế mà con lại đau khổ khi không được Cha ban theo điều con xin, hay những khi Cha để con gặp phải những sự rủi ro trái ý. Con đã quên rằng đời con luôn được Cha bao bọc bằng muôn ngàn hồng ân lớn lao hồn xác.