Phê-đê-rich Odanam, nhà hoạt dộng Xã hội nổi tiếng của Giáo hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức thế nào trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học
Một hôm để tìm một chút thanh thản cho Tâm hồn, anh bước vào một ngôi Thánh đường ở Paris. Đứng cuối nhà thờ anh nhìn thấy một bóng đen đang qùy cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Am-pe. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi nhà bác học vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót anh về cho đến phòng làm việc của ông.Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép giáo sư cho con được hỏi một vấn đề liên quan đế đức tin!
Nhà bác học mỉm cười một cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp ích cho anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm!Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa giáo sư, có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại vừa là tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi.
Thứ năm 28/10/2021
Lễ Thánh Simon và Thánh Giu đa, tông đồ
Lời Chúa : Lc 6,12-19)
Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội. Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.
Qua những đoạn Tin Mừng, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc cầu nguyện và Chúa Giêsu luôn cầu nguyện trước khi đưa ra các quyết định. Ngài hay lánh riêng ra một nơi hoang vắng để cầu nguyện và sống tương quan mật thiết với Chúa Cha. Đó là một cách Ngài “bỏ mình”, từ bỏ bản tính con người cho ý muốn hoàn hảo của Chúa Cha, để nhờ đó tiếp tục sống thánh ý Chúa Cha nơi trần thế.
Vậy tất cả những lời ta cầu nguyện, những việc lành ta làm, những lời thống hối của ta sẽ chẳng là gì nếu không được dâng cho Chúa như ý Ngài mong muốn và nếu chúng không được dẫn dắt bởi Thánh Thần. Tất cả đến từ Thánh Ý, thực hiện trong Thánh Ý và trọn vẹn Thánh Ý Thiên Chúa theo như cách Chúa Giêsu làm trong lời thiết tha của Ngài “Xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” (Lc 22,42) Và đó là con đường mà các Thánh đã bước theo: Các ngài chỉ duy tìm thánh Ý và thực hiện điều đó mà thôi. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, Ngài cầu nguyện thiết tha để thi hành Thánh Ý của Chúa Cha, các thánh cũng chỉ mong tìm gặp Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, thì thân phận bụi đất như chúng ta được Đấng Tạo Hoá yêu thương, dựng nên – mà lại không noi bước sao?
Lạy Chúa Giê su, xin ban cho con một quả tim khát khao ở với Chúa trong cầu nguyện mỗi ngày. Xin thứ lỗi cho những lúc con đến xin Ngài mà chỉ muốn Ngài theo ý con thôi. Ước gì con biết phó thác hoàn toàn cuộc sống con cho Chúa mà không giữ lại chút gì. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến, ở lại và hướng dẫn mọi hành động của con. Mạng sống con là của Ngài, ôi lạy Chúa. Cuộc đời con là của Ngài, Chúa ơi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét