N.T.A là nhân viên văn phòng của một tập đoàn kinh tế lớn, hàng ngày anh này chỉ có mỗi việc tập hợp báo cáo của các phòng ban, rỗi rãi anh thường xuyên lướt web và đọc các trang tư vấn tâm lý. Vợ T.A là giáo viên trường tiểu học, họ kết hôn đã 10 năm nay và có với nhau 2 cô con gái xinh xắn.
Vợ T.A, chị T.Q là người tình cảm, tốt tính hay giúp đỡ người khác. Cách đây 5 năm chị mua bảo hiểm nhân thọ rồi trở thành bạn thân thiết của cô nhân viên hãng bảo hiểm. Sau đó, chị thân luôn với một cô chủ quán cafe bạn của cô bán bảo hiểm. Họ nhận nhau là chị em kết nghĩa, đi đâu làm gì cũng có nhau. Ban đầu T.A cũng bỏ mặc mối quan hệ này, nhưng rồi thấy vợ ngày nào cũng nhắn tin với hai bà bạn đến tận 1- 2h sáng, anh sinh nghi.
Tuần nào nhóm bạn ba người cũng gặp gỡ buôn chuyện. T.A nghe người ngoài đùa hay ba người ấy "đồng tính luyến ái" bỗng dưng anh suy nghĩ nhiều. T.A bắt đầu “soi” những cuộc gọi điện thoại của vợ, lén xem tin nhắn. Anh lệnh cho vợ chỉ được dùng điện thoại theo giờ hành chính (8 tiếng một ngày). T.A chỉ suy nghĩ, logic vấn đề theo hướng tiêu cực, kết tội. Bạn T.Q, thấy chồng ngâm rượu thuốc uống cũng bày cho chị ngâm cho chồng. Vậy nhưng, T.A lại nghi ngờ vợ, anh phàn nàn với người ngoài: "Chắc ba bà có vấn đề với nhau nên ngâm rượu cho tôi uống làm tôi... "yếu" hẳn đi".
Nghi ngờ gia tăng, T.A không cho vợ gặp gỡ với hai cô bạn kia, chị T.Q thì cho rằng chồng nhỏ nhen nên cũng không giải thích rõ ràng. Kết quả, sau một lần cấm, vợ vẫn quyết định đi Thanh Hóa tham gia việc hiếu cùng hai cô bạn thì T.A không kiềm chế được nữa. Anh gọi điện liên tục mắng nhiếc vợ, đuổi vợ đi luôn không cho về nhà.
Máu ghen tuông vì nghi ngờ vợ có quan hệ đồng tính đốt cháy sự sáng suốt của T.A. Anh thông báo với mọi người trong gia đình điều kinh khủng anh tưởng tượng ra rằng, T.Q có quan hệ luyến ái với hai người đàn bà, bỏ bê gia đình, không chăm lo đến chồng con. Anh như con thú bị thương, chửi vợ, đánh đập chị bầm dập rồi đuổi chị ra khỏi nhà giữa đêm khuya, điều chị T.Q chưa từng thấy ở người chồng vốn hiền lành. Quá sốc với cách đối xử của chồng, chẳng biết đi đâu trong đêm, chị T.Q tìm đến “Ngôi nhà bình yên” trong nỗi đau đớn tinh thần. Trong lúc tuyệt vọng, T.Q đã nghĩ đến cái chết, nhưng vì thương hai con còn nhỏ chị trở về và chấp nhận thân phận cô đơn, không bạn bè tâm giao...Câu chuyện trên đây nói lên "bệnh ghen", có người ghen khi thấy người khác được ưu đãi hơn mình. Có người ghen vì người họ đẹp hơn mình, ăn nói hấp dẫn hơn mình, giàu có hơn...Những cái ghen hết sức vô lý đã làm tan nát tình cảm gia đình, phá tan tình bạn, mất tình huynh đệ, tình làng xóm, tình đôi lứa...Chúa Giê su đã đưa ra một dụ ngôn về vấn đề này, đồng thời Chúa cũng đưa ra lập luận : Tình yêu có quyền cho nhiều hơn, ghen tỵ vì thấy người khác tốt bụng thì thật đáng trách... Xin mời Bạn cùng đọc dụ ngôn trong đoạn Tin Mừng sau đây :
Thứ Tư 17/8/2016.Tuần 20 TN
Phúc Âm: Mt 20:1-16.
1 "Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình.
2 Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc.
3 Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ.
4 Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng." 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy.
6 Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? "
7 Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi." Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho! "
8 Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất."
9 Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền.
10 Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. 11 Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: 12 "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt." 13 Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? 14 Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15 Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?" 16 Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
Suy niệm :
Dụ ngôn về “người thợ giờ thứ mười một” làm nổi rõ điều đó. Nếu cứ theo luật công bằng thì những người được mướn vào làm sau thời điểm tảng sáng chắc chắn chỉ đáng nhận được tiền công ít hơn so với người làm từ tảng sáng. Thế nhưng mọi chuyện thật phi lý khi vào cuối ngày ông chủ gọi từng người đến trả lương. Người làm cuối cùng lại được nhận tiền trước và nhận được số tiền như người làm từ tảng sáng. Chứng kiến việc chủ trả tiền cho những người thợ sau chót, hẳn nhiên những người đầu tiên sẽ phấn khởi mừng vui vì nghĩ mình chắc sẽ được nhiều hơn. Thế nhưng họ cũng chỉ nhận được một đồng. Và phản ứng bực tức, thất vọng, là điều dễ thấy. Phản ứng này làm chúng ta nhớ lại dụ ngôn về người cha nhân hậu, khi người anh cả cũng phản ứng giận dữ như vậy vì biết cha mình đã tiếp đón linh đình việc trở về của đứa con hư hỏng.
Nhưng dụ ngôn cho chúng ta biết ông chủ không hề đối xử bất công đối với những người thợ làm từ tảng sáng vì ông đã trả cho họ đúng như đã thỏa thuận ban đầu. Câu cuối cùng của dụ ngôn đã làm nổi lời giáo huấn mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta : “Tôi muốn cho người làm cuối này như tôi cho anh. Chẳng lẽ tôi không được phép làm điều tôi muốn với tài sản của tôi sao?” Đó là nội dụng chính yếu nói lên tấm lòng quảng đại của Thiên Chúa dành cho con người.
Tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa đã vượt xa suy nghĩ của con người. Điều con người tưởng chừng như không thể tha thứ thì Thiên Chúa đã thứ tha. Anh trộm lành chấp nhận chịu hình phạt do mình đã gây ra và không thể ngờ Thiên Chúa sẽ thứ tha, thì chính Người đã nói với anh : “Ngay hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta.” Anh là người thợ thứ 11 như trong dụ ngôn mà Chúa đã đưa ra. Anh được hưởng những gì mà người khác nhiều khi đã phải nỗ lực cả đời mới có. Nhưng nói cho cùng thì không ai có thể xứng đáng để vào Nước Thiên Chúa. Hạnh phúc Nước Trời là một ơn ban nhưng không, hơn là một sự trả công cho những gì con người đã cố gắng đạt tới.
Tấm lòng thương xót của Thiên Chúa còn thể hiện qua việc Ngài chờ đợi con người. Tại sao ông chủ lại phải mất công hàng giờ ra chợ tìm kiếm những con người đang đứng chờ vất vưởng ngoài ấy để gọi vào làm vườn nho? Cũng như tại sao người cha nhân hậu lại phải mỏi mòn chờ đợi đứa con hoang đàng trở về, để khi nó vừa về đến thì vội vàng chạy ra ôm chầm lấy nó. Tất cả là vì tình thương. Tất cả là ở lòng quảng đại bao la của Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho con người. Bởi thế con người đừng thất vọng vì nghĩ rằng mình không còn cơ hội để quay về làm hòa với Thiên Chúa. Cũng đừng chán nản vì đứng cả ngày ngoài chợ mà chưa có ai mời vào làm vườn nho Nước Trời. Sẽ có lúc Thiên Chúa sẽ đến và ban tặng ân phúc cho bạn mà bạn không thể ngờ. Thiên Chúa là thế, Ngài là Đấng nhân hậu và lòng nhân hậu ấy vẫn hằng sẵn sàng chờ đợi cho đến phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta.
Dụ ngôn về “người thợ giờ thứ mười một” làm nổi rõ điều đó. Nếu cứ theo luật công bằng thì những người được mướn vào làm sau thời điểm tảng sáng chắc chắn chỉ đáng nhận được tiền công ít hơn so với người làm từ tảng sáng. Thế nhưng mọi chuyện thật phi lý khi vào cuối ngày ông chủ gọi từng người đến trả lương. Người làm cuối cùng lại được nhận tiền trước và nhận được số tiền như người làm từ tảng sáng. Chứng kiến việc chủ trả tiền cho những người thợ sau chót, hẳn nhiên những người đầu tiên sẽ phấn khởi mừng vui vì nghĩ mình chắc sẽ được nhiều hơn. Thế nhưng họ cũng chỉ nhận được một đồng. Và phản ứng bực tức, thất vọng, là điều dễ thấy. Phản ứng này làm chúng ta nhớ lại dụ ngôn về người cha nhân hậu, khi người anh cả cũng phản ứng giận dữ như vậy vì biết cha mình đã tiếp đón linh đình việc trở về của đứa con hư hỏng.
Nhưng dụ ngôn cho chúng ta biết ông chủ không hề đối xử bất công đối với những người thợ làm từ tảng sáng vì ông đã trả cho họ đúng như đã thỏa thuận ban đầu. Câu cuối cùng của dụ ngôn đã làm nổi lời giáo huấn mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta : “Tôi muốn cho người làm cuối này như tôi cho anh. Chẳng lẽ tôi không được phép làm điều tôi muốn với tài sản của tôi sao?” Đó là nội dụng chính yếu nói lên tấm lòng quảng đại của Thiên Chúa dành cho con người.
Tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa đã vượt xa suy nghĩ của con người. Điều con người tưởng chừng như không thể tha thứ thì Thiên Chúa đã thứ tha. Anh trộm lành chấp nhận chịu hình phạt do mình đã gây ra và không thể ngờ Thiên Chúa sẽ thứ tha, thì chính Người đã nói với anh : “Ngay hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta.” Anh là người thợ thứ 11 như trong dụ ngôn mà Chúa đã đưa ra. Anh được hưởng những gì mà người khác nhiều khi đã phải nỗ lực cả đời mới có. Nhưng nói cho cùng thì không ai có thể xứng đáng để vào Nước Thiên Chúa. Hạnh phúc Nước Trời là một ơn ban nhưng không, hơn là một sự trả công cho những gì con người đã cố gắng đạt tới.
Tấm lòng thương xót của Thiên Chúa còn thể hiện qua việc Ngài chờ đợi con người. Tại sao ông chủ lại phải mất công hàng giờ ra chợ tìm kiếm những con người đang đứng chờ vất vưởng ngoài ấy để gọi vào làm vườn nho? Cũng như tại sao người cha nhân hậu lại phải mỏi mòn chờ đợi đứa con hoang đàng trở về, để khi nó vừa về đến thì vội vàng chạy ra ôm chầm lấy nó. Tất cả là vì tình thương. Tất cả là ở lòng quảng đại bao la của Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho con người. Bởi thế con người đừng thất vọng vì nghĩ rằng mình không còn cơ hội để quay về làm hòa với Thiên Chúa. Cũng đừng chán nản vì đứng cả ngày ngoài chợ mà chưa có ai mời vào làm vườn nho Nước Trời. Sẽ có lúc Thiên Chúa sẽ đến và ban tặng ân phúc cho bạn mà bạn không thể ngờ. Thiên Chúa là thế, Ngài là Đấng nhân hậu và lòng nhân hậu ấy vẫn hằng sẵn sàng chờ đợi cho đến phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Đấng nhân hậu và xót thương vô cùng. Lòng nhân hậu và xót thương ấy được thể hiện nơi những người tưởng chừng như không còn một cơ hội sống nào. Xin cho chúng con cảm nhận được tình thương và lòng nhân hậu ấy qua từng biến cố của cuộc đời chúng con. Để chúng con không bao giờ thất vọng, nản chí vì những yếu đuối, lỗi lầm và bất xứng của mình. Nhưng không vì thế mà để chúng con quên đi sự ăn năn, hối lỗi và quyết tâm làm mới lại cuộc đời.
Xin Chúa cho chúng con cũng biết cộng tác vào công việc làm vườn nho của Chúa bằng chính khả năng và hoàn cảnh sống của mỗi người chúng con. Để khi chiều về chúng con cũng sẽ được lãnh phần thưởng là vinh phúc Nước Trời mà Chúa sẽ trao cho những nỗ lực vất vả của chúng con. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét