DŨNG CẢM QUÊN MÌNH CỨU BẠN
Cho đến bây giờ người dân Thị trấn Hải Lăng vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của hai em Liệu và Trà. Các em đã để lại nỗi tiếc thương ngậm ngùi cho gia đình, nhà trường và quê hương.
Sự việc xảy ra vào ngày 24/10/09 ngoài sức tưởng tượng của mọi người.Bất ngờ quá!.Bất ngờ như lúc em Liệu sẩy chân, Trà chẳng nghĩ đến việc mình không biết bơi chỉ nghĩ rằng phải làm thế nào để cứu bạn . Và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra….Cả hai em đều bị dòng nước vô tình cuốn trôi.
Song có những điều chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Đối diện với giây phút “ thập tử nhất sinh” tình bạn đã chiến thắng . Thật xót xa khi các em vẫn chỉ là những đứa trẻ dại khờ “ ăn chưa no lo chưa tới”nên đã hành động theo bản năng trong lúc nguy cấp.
Theo như lời em Toan ( người còn sống sót) kể lại : Cả ba em chơi thân với nhau từ bé, cùng “ chia ngọt sẻ bùi” nên khi thấy Liệu gặp nguy cả hai em cùng lao tới để cứu bạn .Toan nhảy xuống đẩy Liệu vào bờ, Trà đứng trên cố kéo bạn lên không may trượt chân. Một mình Toan cố chống chọi đưa hai bạn lên. Nhưng sức người có hạn gặp chỗ nước sâu,phần đuối sức nên Toan đành tìm cách bơi vào để kêu cứu.
Điều đáng tiếc hơn các em đều là những học sinh chăm ngoan, xuất thân từ gia đình nghèo khó vì thế các em luôn nổ lực phấn đấu để trở thành những “ con ngoan trò giỏi”. Ước mơ nhỏ bé mà Liệu và Trà ấp ủ đã không thành hiện thực dẫu chỉ là mơ ước giản đơn “Em ước chi sang năm em lại được trở về nơi đây để được thăm viếng ông bà, tổ tiên, thăm quê hương yêu dấu vì đó là cội nguồn, là máu thịt …”( Bài tập làm văn của Phạm Ngọc Trà)
Hành động của Toan và Trà dẫu sao cũng đáng khâm phục bởi sự dũng cảm quên mình, lòng thương người. biết giúp nhau trong hoạn nạn.
Cũng qua sự việc trên mong rằng các em, lứa tuổi thiếu niên, là mầm non tương lai của đất nước có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, tránh xa những nới nguy hiểm như sông, suối , ao, hồ… Cần tỉnh táo hơn trong mọi tình huống để không còn xảy ra những câu chuyện đau lòng như hôm nay.
Câu chuyện trên đây cho ta biết hành động quả cảm quên mình cứu Bạn đã làm cho bao nhiêu người rơi lệ. Chúa Giê su đã nói :Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời." Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :Song có những điều chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Đối diện với giây phút “ thập tử nhất sinh” tình bạn đã chiến thắng . Thật xót xa khi các em vẫn chỉ là những đứa trẻ dại khờ “ ăn chưa no lo chưa tới”nên đã hành động theo bản năng trong lúc nguy cấp.
Theo như lời em Toan ( người còn sống sót) kể lại : Cả ba em chơi thân với nhau từ bé, cùng “ chia ngọt sẻ bùi” nên khi thấy Liệu gặp nguy cả hai em cùng lao tới để cứu bạn .Toan nhảy xuống đẩy Liệu vào bờ, Trà đứng trên cố kéo bạn lên không may trượt chân. Một mình Toan cố chống chọi đưa hai bạn lên. Nhưng sức người có hạn gặp chỗ nước sâu,phần đuối sức nên Toan đành tìm cách bơi vào để kêu cứu.
Điều đáng tiếc hơn các em đều là những học sinh chăm ngoan, xuất thân từ gia đình nghèo khó vì thế các em luôn nổ lực phấn đấu để trở thành những “ con ngoan trò giỏi”. Ước mơ nhỏ bé mà Liệu và Trà ấp ủ đã không thành hiện thực dẫu chỉ là mơ ước giản đơn “Em ước chi sang năm em lại được trở về nơi đây để được thăm viếng ông bà, tổ tiên, thăm quê hương yêu dấu vì đó là cội nguồn, là máu thịt …”( Bài tập làm văn của Phạm Ngọc Trà)
Hành động của Toan và Trà dẫu sao cũng đáng khâm phục bởi sự dũng cảm quên mình, lòng thương người. biết giúp nhau trong hoạn nạn.
Cũng qua sự việc trên mong rằng các em, lứa tuổi thiếu niên, là mầm non tương lai của đất nước có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, tránh xa những nới nguy hiểm như sông, suối , ao, hồ… Cần tỉnh táo hơn trong mọi tình huống để không còn xảy ra những câu chuyện đau lòng như hôm nay.
Hải Lăng 27/10/09
Thứ tư 10/8/2016. Lễ Kinh Thánh Laurensô TĐ
Phúc Âm: Jn 12:24-26.
24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.
26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."
Suy niệm :
Nhiều người nghĩ muốn giầu có hạnh phúc phải biết cách đầu cơ tích trữ, để tiền vào như nước và tiền ra nhỏ giọt. Theo cách đầu tư khôn ngoan, họ phải làm sao để mua vào với giá rẻ như bèo, và bán ra với giá cắt cổ. Ngược lại, Chúa Giêsu dạy: nếu muốn sống sung mãn hạnh phúc phải phục vụ hết mình và luôn rộng lượng cho đi, vì "ai có sẽ được cho thêm, và ai không có, ngay cả cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi." Phó-tế Lawrense là thủ quỹ của giáo-triều Rôma, và được nghĩ là người nắm hết tài sản của Giáo Hội. Khi bị thẩm vấn và bắt trao hết tài sản của Giáo Hội cho hoàng-đế Valerian, ông xin ba ngày để kiểm kê tài sản. Ngày thứ ba, ông dẫn tới cho hoàng đế một đám đông giáo hữu nghèo và nói với hoàng-đế: Đây là tài sản của Giáo Hội; nếu hoàng-đế muốn, xin trao lại cho hoàng-đế.
Các Bài Đọc hôm nay muốn chứng minh nguyên tắc sống này cho mọi người. Khi rộng lượng cho đi, họ cũng đang xây dựng cho họ kho tàng vĩnh cửu đời sau. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn nêu bật một nguyên lý bất di dịch của cuộc sống: nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.Cho đi cách vô vị lợi: Khi cho, đừng tính toán xem người khác sẽ cho lại mình điều gì, như câu tục ngữ Việt-nam: "hòn đất ném đi, hòn chì ném lại." Chắc chắn Thiên Chúa và tha nhân sẽ không để mình phải thiệt hại, nhưng mong muốn điều này không phải là lý do để khuyến khích con người cho đi. Những lý do chính giúp con người cho đi: Thứ nhất, vì mình đã nhận quá nhiều từ Thiên Chúa và tha nhân, nhất là những người mình không thể trả ơn được như Thiên Chúa và những người quá cố; vì thế, mình phải làm ơn cho con cái của Ngài và cho thế hệ mai sau. Thứ hai, tất cả là của Thiên Chúa, con người chỉ là quản lý; nhiệm vụ của quản lý là phân phát cho đúng thời đúng buổi, chứ không phải để hoang phí hay đào lỗ để chôn của. Sau cùng, cho đi là cách xây dựng cộng đồng: nếu tất cả mọi người đều biết hăng hái cho đi, hòa bình sẽ ngự trị trên trái đất và Nước Chúa sẽ trị đến ngay từ đời này.
Cho đi cách vui vẻ, không cho đi cách miễn cưỡng: Nhiều người cho đi vì họ cảm thấy bắt buộc phải cho; ví dụ, khi một người có địa vị đến xin, họ phải cho cách miễn cưỡng vì sợ bị mang tiếng là keo kiệt. Người cho đi cách vui vẻ là người sau khi đã nhận ra nhu cầu và thấy mình có khả năng để đóng góp, họ vui vẻ góp phần vào việc giúp đỡ tha nhân.
Không hối hận khi đã cho đi: Người rộng lượng không hối tiếc khi cho đi, họ có thể chấp nhận hy sinh thiếu thốn để tha nhân được sống. Người keo kiệt, tính toán sẽ tiếc nuối những gì mình đã cho đi. Nếu không chịu tập luyện, họ sẽ để cho tính ích kỷ thống trị, và sẽ không cho đi lần tới.
Tâm tình : Lạy Chúa, thận phận hạt lúa là một nghịch lý, nhưng lại là chân lý cơ bản cho đức tin và cuộc sống của con. Hạt lúa phải chết đi, phải thối đi thì mới trổ bông sinh hoa trái dồi dào. Xin cho con biết quên mình, biết chết đi cho tính ích kỷ của mình, để xả thân lo cho những người khốn khó chung quanh, hầu có thể cùng Chúa phát sinh nhiều hoa trái xây dựng nước Trời ngay tại trần gian này. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét