Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020
Từ chối tình thương - Thứ ba 03/11/2020
Xin nhớ đến tôi...Thứ hai 02/11/2020 - Cầu cho các linh hồn đã qua đời
Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống… Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử.Yêu thương chính là tái sinh, là sự thông dự vào sự sung mãn của cuộc sống. Đó phải là niềm tin của chúng ta trong ngày hôm nay khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ Đức Tin yếu kém của chúng ta, xin Ngài ban thêm niềm hy vọng cho chúng ta.
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020
Con đường dẫn lên Trời - Chúa nhật 01/11/2020 : Lễ các Thánh nam nữ
Hôm nay Giáo hội tôn kính tất cả các thánh, nếu một số trong các ngài đã được chính thức tôn phong hiển thánh để làm gương cho chúng ta, thì Giáo hội cũng vẫn biết rằng còn có nhiều người đã từng sống trung thành với Tin Mừng và phục vụ tha nhân. Vì thế vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ các Kitô hữu mừng kính tất cả các thánh, những vị đã từng được biết đến, cũng như những vị còn chưa được biết đến. Các ngài là những tiền nhân, trong đó có ông bà cha mẹ anh chị em chúng ta đã ra đi trước chúng ta. Các thánh đã từng sống kiếp người như chúng ta trong từng thân phận, hoàn cảnh, địa vị… Từ vua quan đến nô lệ, từ hoàng tước đến bần cố nông, từ ông chủ xí nghiệp đến công nhân thợ thuyền; từ giáo hoàng đến tín hữu, từ tu sĩ đến bậc sống gia đình, từ đồng trinh đến goá phụ… tất cả đã nên thánh ngay trong chính kiếp người và bậc sống của mình, biến những sự bình thường thành phi thường, thánh hoá đời sống thường nhật thành cuộc sống thiên thần, qua các mối phúc (được gọi là “Hiến Chương Nước Trời) mà Chúa Giêsu dạy qua bài Tin Mừng hôm nay:
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020
Con đường khiêm nhu - Thứ bảy 31/10/2020
Thế giới hôm nay nếu muốn cứu mình khỏi hố diệt vong cần phải biết xây dựng tình người hơn là xây dựng những cơ sở vật chất lộng lẫy nguy nga. Thế giới hôm nay muốn an vui thịnh vượng cần phải có những con người biết quên mình phục vụ anh em. Ước gì mỗi người chúng ta luôn học lấy bài học khiêm nhu của Chúa để đến với anh em, để tự hủy chính mình, để trở nên kẻ có ích cho tha nhân, ngõ hầu chúng ta cùng góp sức xây dựng cho quê hương được quốc thái dân an, cho nơi nơi thắm được tình Chúa tình người, cho mỗi người tìm được niềm vui trong việc lãnh nhận và trao ban những nghĩa cử yêu thương.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020
Im lặng : bóp chết lòng trắc ẩn - Thứ sáu 30/10/2020
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020
Sống giả ! - Thứ năm 29/10/2020
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020
Cầu nguyện là hơi thở - Thứ tư 28/10/2020
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020
Sức mạnh của Nước Trời - Thứ ba 27/10/2020
Dụ ngôn hạt cải nhấn mạnh sự phát triển theo chiều rộng: từ hạt cải nhỏ bé trở thành cây to, đến độ chim trời có thể đến làm tổ được. Dụ ngôn nắm men được đem trộn vào bột nhấn mạnh đến chiều sâu, tức phẩm chất của Nước Chúa: từ một chút men có thể làm dậy cả khối bột. Cả hai dụ ngôn đều nhấn mạnh đến sức mạnh nội tại của Nước Chúa, một sức mạnh chỉ được nhìn thấy bằng đức tin mà thôi. Thật thế, khi kể hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu không nhằm đến diễn tiến Nước Chúa đang xảy ra như thế nào trong lịch sử, mà chỉ nhằm nhấn mạnh đến tình trạng hoàn tất chung cuộc vào lúc cuối lịch sử: mặc cho những thử thách, những ngăn trở, Nước Chúa dù được bắt đầu một cách khiêm tốn nhỏ bé, nhưng chắc chắn sẽ đạt đến mức phát triển trọn vẹn.
Hai dụ ngôn: Hạt Cải và Nắm Men trong bột, gởi đến chúng ta một sứ điệp hy vọng, nhất là khi phải đương đầu với trở ngại, thử thách trong đời sống đức tin. Nhìn thấy những điều tiêu cực luôn xảy ra trong Giáo Hội và trên thế giới, chúng ta có thể tự hỏi: Những hạt cải giá trị Kitô liệu còn có thể mọc lên và phát triển trong một thế giới ngày càng bị tục hóa và bị nhiễm tinh thần đối nghịch với Thiên Chúa không? Một chút men Lời Chúa có đủ sức thu hút và biến đổi con người nên tốt hơn không? Ðã hơn 2,000 năm kể từ khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người và thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại qua cái chết trên Thập giá, nhưng thử hỏi nhân loại ngày nay có tốt đẹp hơn ngày xưa không?
Nếu suy nghĩ theo lý luận tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào thất vọng. Tuy nhiên, những lời của Chúa Giêsu qua hai dụ ngôn trên đây không cho phép chúng ta bi quan ngã lòng. Chúng ta không nhìn thấy tương lai Nước Chúa sẽ như thế nào nhưng Chúa muốn chúng ta cộng tác vào đó, bằng sự cầu nguyện và dấn thân làm những gì có thể với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Mạng sống con người quý hơn tất cả - Thứ hai 26/10/2020
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020
Điều quan trọng khi sống ở đời - Chúa nhật 25/10/2020
Tuần báo Newsweek số ra ngày 10/8/1993 đã ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là "Sư máy". Vị sư máy này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt khép lại, môi và các cơ bắp trên gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn, một tay cầm chuỗi đưa lên, một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật giáo khác nhau tại Nhật. Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu ơn gọi sư sãi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật. Tuy nhiên, như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.
Yêu thương là đặc điểm của con người. Thú vật có thể có cảm giác, nhưng đó không hẳn là yêu thương. Chỉ có con người được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa tình yêu mới thực sự được mời gọi yêu thương mà thôi.
Lời Chúa hôm nay nhắc lại cho chúng ta ơn gọi cao cả của con người. Trả lời cho thắc mắc của luật sĩ, Chúa Giêsu đã thu tóm tất cả lề luật thành một giới răn duy nhất là mến Chúa và yêu người. Hai mệnh lệnh này là một giới răn duy nhất, bởi vì không thể kính mến Chúa mà lại ghét bỏ hình ảnh của Ngài là con người, cũng như không thể yêu thương con người mà lại không nhận ra và yêu mến Thiên Chúa là nguồn mạch tình yêu chân thật. Tách biệt hai mệnh lệnh ấy là chối bỏ tình yêu. Các luật sĩ và các biệt phái thời Chúa Giêsu quả là những người đạo đức: họ ăn chay, cầu nguyện và tỏ ra yêu mến Thiên Chúa hơn ai hết; thế nhưng Chúa Giêsu đã điểm mặt họ là những kẻ giả hình, bởi vì lòng yêu mến Chúa nơi họ không được thể hiện bằng tình yêu đối với tha nhân. Chúa Giêsu còn gọi họ là những mồ mả tô vôi, bên ngoài thì bóng loáng, nhưng bên trong thì thối rữa. Có thể so sánh thái độ giả hình ấy với một người máy: người máy có thể làm được nhiều cử chỉ ngoạn mục, nhưng không có một tâm hồn để yêu thương thực sự.
Yêu thương là kiện toàn lề luật; yêu thương là cốt lõi, là linh hồn của Ðạo. Ði Ðạo, sống Ðạo, giữ Ðạo, xét cho cùng chính là yêu thương; không yêu thương thì con người chỉ còn là một thứ người máy vô hồn. Thánh Gioan Tông đồ, người đã suốt đời sống và suy tư về tình yêu, vào cuối đời, ngài đã tóm gọn tất cả thành một công thức: "Thiên Chúa là Tình Yêu", và ngài dẫn giải: "Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Ðấng nó không thấy".
Nguyện xin cho cuộc sống của chúng ta ngày càng được thanh luyện và gần gũi hơn với cốt lõi của Ðạo là Yêu Thương.
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020
Đời người quá ngắn, tội quá nhiều - Thứ bảy 24/10/2020
Có một người đàn ông nọ qua đời vì chứng nhồi máu cơ tim. Ông phàn nàn với Thượng đế rằng:
-Thưa Thượng đế! Ngài gọi con về, con không chút oán hận. Nhưng tại sao trước lúc gọi, Ngài không thông báo cho con một tiếng để con chuẩn bị tâm lý và cũng để con bàn giao mọi việc với vợ và các con của con. Ngài đã khiến con trở tay không kịp.
Thượng đế trìu mến đáp:
-Ta đã từng viết cho con ba bức thư nhắc nhở con chuẩn bị ngày về mà.
Người đàn ông kinh ngạc đáp:
-Làm gì có! Con chưa hề nhận được lá thư nào.
Thượng đế nói:
-Trong bức thư thứ nhất, ta để con đau lưng. Trong bức thư thứ hai, ta để cho tóc con bạc đi. Và bức thứ ba, ta đã khiến cho răng con rụng dần. Tất cả điều đó là tín hiệu nhắc nhở con sắp đến thời hạn quay về đấy.
Tai họa là điều tiêu cực xảy ra, không phải là hình phạt của một vị Thiên Chúa muốn trả thù vì tội lỗi của con người và những anh chị em nạn nhân, không phải là những kẻ xấu tệ, đáng khinh. Những biến cố xảy ra là những dịp kêu gọi con người trở lại cùng Thiên Chúa. Dụ ngôn về cây vả không có trái cũng vậy.
Dụ ngôn mời gọi người nghe hãy ăn năn hối cải và thực hiện đền bù trổ sinh hoa trái tốt và thôi không lạm dụng lòng nhân từ của Thiên Chúa nữa. Mỗi tín hữu đều được mời gọi sống đức tin bằng những việc tốt lành của đức bác ái, một đức tin sống động mới xác tín cá nhân để thực hiện những công việc làm của kẻ yêu mến Thiên Chúa và anh chị em.
Trước nhan Thiên Chúa không có những phân biệt đối xử, những kỳ thị cho người này cao trọng hơn người kia. Chúng ta tự nhiên thường hay có thái độ khinh thị anh chị em và kiêu ngạo cho mình tốt lành hơn cả. Chúng ta cần thay đổi tâm thức để mặc lấy những tâm tình của Chúa, hành xử như Chúa đã nêu gương. Chúng ta hãy biến đổi con tim mình để nó đừng ích kỷ, đừng khinh dễ anh chị em, đừng xét đoán hạ thấp anh chị em, nhưng ngược lại biết mở rộng trong sự vị tha, tình huynh đệ, sự hòa hợp, tình thương, lòng nhân từ, niềm vui, sự bình an, lòng quảng đại và hy vọng. Thay đổi chính tâm hồn mình là một điều khó, một tiến trình liên lỉ, dài hạn, đòi hỏi hy sinh và can đảm cộng tác với ơn Chúa. Ðừng an ủi mình, đừng trấn an lương tâm mình bằng việc phân tích phê bình những sơ sót của anh chị em, dường như thể chúng ta tốt lành hơn: "Nếu các con không sám hối, thì các con cũng sẽ chết giống như vậy".
Lạy Chúa Giê su, chúng con cảm tạ Chúa vì đã luôn thức tỉnh chúng con, mời gọi chúng con sám hối, canh tân. Chúng con muốn vượt ra khỏi những vòng nô lệ của tật xấu và tội lỗi. Xin thương ban ơn thánh Chúa, thanh luyện giúp chúng con trở thành những con người mới, sống theo mẫu gương của Chúa, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi hoàn cảnh.
Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020
Đọc được gì qua các biến cố ? - Thứ sáu 23/10/2020
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020
Mong lửa tình yêu bừng cháy - Thứ năm 22/10/2020
Tỉnh thức
Ngày kia, một sinh viên Rôma tới gặp thánh Philipphê Nêri. Anh say sưa nói về kế hoạch xây dựng tương lai đời mình. Anh sẽ học luật, anh có đủ khả năng và kế hoạch đạt tiến sĩ luật.
Thánh nhân hỏi anh: – Sau đó thì sao?
Chàng trai hăng hái trả lời: – Con sẽ tham gia bào chữa những vụ kiện lớn và con sẽ thành công.
– Sau đó thì sao? Thánh nhân hỏi tiếp.
– Rồi con nổi tiếng, con sống thoải mái hạnh phúc, giàu sang.
– Rồi sao nữa? Nghe hỏi tiếp, người thanh niên hơi bối rối.
– Dĩ nhiên rồi con cũng chết như mọi người.
Thánh nhân vẫn tiếp tục câu hỏi cũ:
– Sau đó thì sao? Con sẽ là gì khi xuất hiện trước phiên tòa cuối cùng? Con sẽ là bị cáo và Thiên Chúa sẽ là thẩm phán tối cao?
Chàng trai im lặng cúi đầu. Từ đó anh suy nghĩ nhiều về ý nghĩa cuộc đời.
Cuộc sống của mỗi người đều có một sứ mệnh do Chúa trao ban. Có thể đó là một nguồn vốn, một tài năng, một nhiệm vụ. Và sẽ có lúc Chúa đòi ta tính sổ lại với Người. Điều đó chắc chắn, và cũng chắc chắn là ta không biết thời gian phải tính sổ đó là lúc nào.
Để ứng phó với vấn đề này, Chúa dạy ra luôn luôn tỉnh thức. Trong Tin Mừng, Chúa nhắc nhở nhiều lần: Hãy cẩn thận, hãy luôn tỉnh thức. Ở đây, có thể hiểu về việc tính sổ cuối cùng của cuộc đời mỗi người. Ai cũng phải sẵn sàng, bất cứ lúc nào, vì không ai biết ngày giờ Chúa tới. Chúng ta cứ ước mơ, cứ xây dựng và dự tính tương lai, nhưng đừng khi nào quên mục đích cuối cùng của cuộc đời và phải luôn tâm niệm: tất cả đều do Chúa ban và sẽ có lúc Chúa đòi ta tính sổ. Chúa như một ông chủ đi xa, Ngài trao cho các tôi tớ Ngài mỗi người một phần vốn, và một nhiệm vụ cụ thể. Mỗi người phải tự mình xoay xở làm thế nào cho vốn Chúa ký thác được sinh lời.
Cha Charles de Foucault nói: “Bạn hãy sống như bạn sẽ chết vào tối nay”. Đó là một lời khuyên khôn ngoan, một lời khuyên lặp lại lời nhắn nhủ của chính Chúa: “Hãy tỉnh thức, vì các con không biết giờ nào chủ sẽ về”.
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020
Thức và chờ ngày Chúa đến - Thứ tư 21/10/2020
Chúa Giêsu đã nói lên quan niệm của Ngài về quyền bính. Các Tông đồ không ngừng tranh luận với nhau về quyền bính; cái giấc mộng công hầu khanh tướng luôn ám ảnh các ông, ai trong các ông cũng muốn ngồi chỗ cao trong Vương Quốc mà họ tưởng Chúa Giêsu đã đến để thiết lập. Nhưng đối lại với tham vọng ấy, Chúa Giêsu cho thấy rằng quyền bính là để phục vụ; trong Nước Ngài, kẻ càng được trao nhiều quyền hành, càng phải là người phục vụ, mà phục vụ theo đúng nghĩa là hoàn toàn quên mình để sống cho người khác.
Do phép Rửa, người Kitô hữu chúng ta được tham dự vào chức vị vương giả của Chúa Kitô. Chúa Kitô là Vua, nhưng là Vua của phục vụ. Cung cách vương giả của Ngài là quì trước các môn đệ và rửa chân cho họ. Do đó, tham dự chức vụ vương giả của Chúa Kitô, chúng ta cũng được trao cho một thứ quyền bính, và quyền bính ấy tương đương với phục vụ. Người ta không thể là Kitô hữu, không thể là môn đệ Chúa Kitô mà lại khước từ phục vụ.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tỉnh thức. Sự tỉnh thức đích thực của người Kitô hữu chính là phục vụ. Càng phục vụ, họ càng nhận ra được Nước Chúa đang đến; càng phục vụ, họ càng nên giống Chúa trong cung cách vương giả của Ngài. Ai lãnh nhận nhiều sẽ bị đòi nhiều. Ân sủng dồi dào mà chúng ta lãnh nhận qua Bí Tích Rửa Tội là để san sẻ; tình yêu chúng ta cảm nhận được trong đức tin là để trao ban. Sự thức tỉnh đích thực của người Kitô hữu chính là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ, và đó cũng là hạnh phúc đích thực, vì "cho thì có phúc hơn là nhận". Ước gì chúng ta luôn thức tỉnh trong hướng đi ấy.