Chuck Feeney ngày hôm nay không còn sở hữu khối tài sản khổng lồ lên tới nhiều tỉ USD như thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp. Ông và vợ Helga Feeney sống trong một căn hộ đi thuê rất khiêm tốn ở San Francisco (Mỹ). Ông chẳng có nhà riêng, không xe sang đắt tiền, không du thuyền hay máy bay cá nhân. Chuck không dùng đồ hiệu. Ông có sở hữu một chiếc đồng hồ khá bắt mắt hiệu Casio, nhưng nó làm chủ yếu từ nhựa và có giá chỉ 15 USD. Chẳng có bằng khen, những chiếc cúp hay các tấm ảnh lưu niệm treo trong căn hộ của Chuck, để cho thấy ông đã tiêu sạch khối gia sản trị giá 8 tỉ USD vào các mục đích tốt đẹp, trong nỗ lực cá nhân nhằm biến thế giới thành chốn tốt đẹp hơn.
“Tôi hỏi ông ấy rằng Chuck, sao ông lại tới Việt Nam? Ông muốn làm gì ở đây?” - Conroy kể. Đáp lại, Chuck trả lời rằng, ông nghĩ Việt Nam đang chịu thiệt thòi từ cách đối xử của nước Mỹ và ông chỉ muốn giúp đỡ. “Ông ấy không cần phải nói thêm gì nữa" - Conroy nhớ lại.
Ví dụ hoàn hảo về việc cho đi khi còn sống
Chuyến thăm của Chuck đến vào thời điểm không thể phù hợp hơn với Conroy, khi ấy chỉ còn đủ tiền để điều hành một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và một trung tâm y tế cơ sở ở Đà Nẵng. Ông thiếu tiền tới mức phải làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách phương Tây tới TP.Đà Nẵng để có kinh phí điều hành hoạt động thiện nguyện.
Nhưng khi nói chuyện với Chuck trong “hang”, Conroy nhận ra rằng, vị tỉ phú khác người kia không để tâm tới các dự án thiện nguyện nhỏ mà EMWF đang thực hiện, mà muốn làm các dự án lớn hơn, có thể mang lại tác động lớn tới cuộc sống của nhiều người dân, nhưng cũng gây tốn kém nhiều tiền của. “Ông ấy tin tưởng rằng nếu anh giáo dục người dân, họ sẽ có khả năng tự phát triển đất nước của mình. Vì là một tổ chức nhỏ, chúng tôi tìm cách giải quyết vấn đề từ ngọn, trong khi Chuck muốn làm từ gốc” - Conroy nói.
Conroy đưa Chuck tới thăm Bệnh viện Đà Nẵng, nơi các bác sĩ rất cần một trung tâm điều trị bỏng. Tại bệnh viện, Chuck đã có cuộc tiếp xúc với ban lãnh đạo và hỏi xem ngoài xây trung tâm điều trị bỏng thì bệnh viện đang cần gì nhất. Phía bệnh viện trả lời rằng, họ muốn cải tạo Khoa Nhi do nơi này xuống cấp trầm trọng. “Tại sao chúng ta không làm cả hai việc này luôn nhỉ” - Chuck cất lời đề nghị.
Thông qua EMWF, những khoản tiền từ thiện của Chuck đã giúp thay đổi hoàn toàn Bệnh viện Đà Nẵng, nâng khả năng khám chữa lên hơn 2.000 bệnh nhân mỗi ngày và tăng số giường bệnh từ 800 lên 1.250. Chưa dừng lại ở đó, Quỹ Atlantic Philanthropies còn giúp bổ sung 3 bệnh viện vào hệ thống y tế Đà Nẵng, gồm: Bệnh viện mắt Đà Nẵng với 400 giường bệnh, Bệnh viện Phụ sản với 600 giường bệnh, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng với 500 giường bệnh.
Ngoài y tế, Chuck còn đầu tư mạnh vào giáo dục. EMWF, với tiền tài trợ từ Atlantic Philanthropies, đã xây hai Trung tâm học liệu tại Đại học Đà Nẵng. Đây là các thư viện hiện đại, được trang bị kết nối Internet tốc độ cao. Các trung tâm này có trách nhiệm cung cấp giáo trình, sách giáo khoa cho hàng ngàn sinh viên theo học và hiện đang phục vụ 10.000 sinh viên Đà Nẵng.
Năm 1999, EMWF bắt đầu xây dựng hai khu ký túc cho Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Các ký túc xá này sẽ được ưu tiên cho sinh viên nghèo và thiểu số từ các vùng sâu vùng xa tới ở. Sau khi ra trường, các sinh viên ấy sẽ trở về quê nhà để dạy học và giúp đồng bào ở quê thoát nghèo.
Hiện đại hóa các nhà ăn và trung tâm thể thao của Đại học Đà Nẵng cũng là một dự án khác mà Atlantic Philanthropies và EMWF hợp tác với nhau. Dự án hoàn tất vào năm 2004 và hiện nay mỗi ngày có tới 800 sinh viên sở dụng các cơ sở đó trong suốt năm học. Sinh viên có thể tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn và nhiều môn thể thao khác.
Ngoài TP.Đà Nẵng, EMWF còn triển khai các dự án khác ở Thái Nguyên. Việc xây ký túc xá, trung tâm học liệu, phát triển cảnh quan ở Đại học Thái Nguyên là một trong các hoạt động mà EMWF và Atlantic Philanthropies thực hiện tại tỉnh. Sau 5 năm triển khai, các dự án trên đã hoàn thành lần lượt trong năm 2007 và 2013.
Kể từ khi dự án xây ký túc xá hoàn tất, hoạt động nhập học tại Đại học Thái Nguyên đã tăng 20%. Trường cũng triển khai 17 ngành học, gồm y, dược, giáo dục, công nghệ thông tin, viễn thông, ngoại ngữ và các môn khoa học khác. Sinh viên theo học ở trường không chỉ có người Việt mà còn có cả sinh viên Hàn Quốc, Đức, Philippines và Trung Quốc.
Tại Thành phố Huế, chương trình phẫu thuật tim của EMWF hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế cũng nhận được sự quan tâm của Chuck Feeney. Nhờ sự trợ giúp tài chính từ Atlantic Philanthropies, chương trình phẫu thuật tim của EMWF đã có thể triển khai một trung tâm phẫu thuật tim cho bệnh nhi ở Bệnh viện Trung ương Huế vào năm 2006.
Mối quan hệ với các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế đã đưa Chuck tới Đại học Huế và ông tiếp tục chi tiền xây nhiều ký túc xá, một nhà ăn, một trung tâm học liệu tại đây, nhằm hỗ trợ hoạt động giáo dục của trường. Tổng cộng, các dự án của EMWF ở Việt Nam đã được Atlantic Philanthropies tài trợ tới 100 triệu USD, qua đó giúp quỹ xây 10 bệnh viện và 11 công trình tại các trường đại học, với nhiều cấp độ khác nhau, bên cạnh nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác.
Chuyến đi cuối cùng của Chuck tới Việt Nam là để dự một cuộc họp của Atlantic Philanthropies ở Hà Nội vào năm 2008. Tuy nhiên, hoạt động từ thiện của ông không dừng lại. Atlantic Philanthropies tiếp tục tham gia các dự án thiện nguyện ở Việt Nam cho tới tận năm 2013. Trên trang web chính thức, Atlantic Philanthropies cho biết, quỹ đã đầu tư tổng cộng 381,5 triệu USD vào các dự án thiện nguyện, chủ yếu là xây thư viện, công trình ở các trường đại học và cơ sở y tế công, giúp rất nhiều người Việt được hưởng lợi ích.
Ngày 14.9 vừa qua, Chuck Feeney đã thông báo đóng Quỹ Atlantic Philanthropies trong một buổi lễ trực tuyến tổ chức qua phần mềm Zoom, có sự tham gia của ban lãnh đạo quỹ và tin nhắn video do tỉ phú Bill Gates gửi tới. Phát ngôn viên Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng gửi một lá thư tới cảm ơn Chuck Feeney vì sự hào phóng khó ai sánh bằng của ông.
Trong số 8 tỉ USD được Chuck Feeney chuyển vào quỹ, khoảng 3,7 tỉ USD đã được chi tiêu cho các hoạt động giáo dục. Hơn 870 triệu USD chi cho các hoạt động nhân quyền và thay đổi xã hội. Số còn lại được chi cho các chương trình nâng cao y tế công. Một trong những món quà cuối cùng của Chuck, khoản tiền trị giá 350 triệu USD cho Đại học Cornell để xây một khu ký túc công nghệ cao tại New York, là ví dụ kinh điển về triết lý cho đi của ông. Dù có cuộc sống giản dị tối đa, Chuck luôn chi bạo tay hết mức cho các kế hoạch có khả năng tạo được những tác động xã hội khổng lồ, với ý nghĩa tích cực thu được lớn hơn nhiều so với rủi ro.
“Chuck Feeney là một hình mẫu ấn tượng”, tỉ phú Bill Gates từng nhận xét như thế trên Forbes, "ông là ví dụ cao nhất về việc cho đi khi còn sống”.
Thứ bảy 10/10/2020 - Tuần 27 TN
Lời Chúa : Lc 11, 27-28
Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!" Nhưng Người phán rằng: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".
Trong cuộc sống, không ai là người lại không muốn cho mình được hạnh phúc! Người thì cho rằng: vợ đẹp con khôn là hạnh phúc; người khác lại nghĩ có được nhà lầu xe hơi mới là hạnh phúc; lại có người nghĩ mình phải phấn đấu để được giữ chức nọ việc kia thì sẽ hạnh phúc, nhưng có người lại chỉ hy vọng rất đơn giản là làm sao có cơm ba bữa, quần áo mặc cả ngày cũng là hạnh phúc lắm rồi!
Như vậy, mỗi người đều mong cho mình được hạnh phúc, tuy nhiên quan niệm về hạnh phúc thì lại khác nhau.Hôm nay, Đức Giêsu cho chúng ta thấy: hạnh phúc của người Tín hữu Kitô chính là việc được đón nhận hồng ân đức tin. Có được đức tin là chúng ta được sống trong tình yêu của Thiên Chúa. Đây là những người hạnh phúc đích thực.
Vì thế, Đức Giêsu rất quan tâm đến mối liên hệ trong đức tin hơn là sự liên hệ tình cảm thuần túy.Lời Chúa hôm nay gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người chúng ta, vì: ngày nay, trong cuộc sống có quá nhiều sự bon chen, con người phải chạy đua với chúng như trò chơi đuổi nhau của bọn trẻ. Họ phỏng chiếu hạnh phúc qua lăng kính của tiền, tài, tình, quyền.... Còn đứng trước lời mời gọi của Chúa qua chính Lời Ngài thì hẳn chúng ta không muốn nghe, nói gì đến việc tuân giữ!
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người: hãy xin Chúa ban đức tin cho ta, từ đức tin đó, chúng ta cộng tác với ơn Chúa để làm cho đức tin ngày càng lớn mạnh. Dấu hiệu của người có một đức tin trưởng thành là yêu mến và tuân giữ Lời Chúa, suy đi nghĩ lại và đem ra thực hành. Được như thế, chúng ta sẽ là những người hạnh phúc.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cho chúng con được yêu mến và tuân giữ Lời Chúa cách trung thành như Mẹ Maria khi xưa. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét