Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Trao ban mạng sống để nuôi dân - Chúa nhật 06/6/2021

          


Vào năm 1263, một linh mục người Đức đang cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ kinh thánh KÍT-XI-A-NA (Christiana), lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh thánh đã biến thành Thân Mình Đức GIÊ-SU tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn bàn thờ lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu vẫn thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua tới 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết thánh lễ được.

Sau đó, ngài đến xin yết kiến Đức Giáo hoàng UR-BA-NÔ và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định thực sự đó là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa cùng các khăn bàn thờ đã có thấm Máu Thánh kia về RÔ-MA, đặt tại một nhà thờ kính phép Mình Thánh, và mời gọi giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục 24/24. Sau đó, vào ngày mồng 8 thánh 9 năm 1264, Đức Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa GIÊ-SU. Ngài truyền mừng trọng thể lễ Mình Thánh này trong toàn thể Hội thánh.


Chúa nhật 06/6/2021
Lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa
Lời Chúa : Mc 14, 12-16.22-26

(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó”. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. (16) Hai môn đệ ra đi, vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (22) Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. (26) Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra đi lên núi Ô-liu.

Đây là Mình Thầy bị treo để đền thay cho anh em, cho nhân loại… Đây là Máu Thầy đổ ra để tẩy sạch anh em, tẩy sạch nhân loại… Mình của Đấng vốn là vô hình và có quyền năng sáng tạo… nhưng vì yêu đã trở thành hữu hình trong một sự khiêm tốn và hạ mình đến tột cùng… Máu của Đấng vốn là nguồn huyết thống, huyết nhục của tất cả đã chấp nhận đổ ra để làm nên giòng huyết thống mới cho tất cả những ai tin và đi theo… Mình và Máu Chúa – qua việc thiết lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Ăn Vượt Qua thánh thiện của truyền thống – đã đưa chúng ta vào cuộc Vượt Qua triền miên từ thân phận tội lỗi đến cương vị làm con Thiên Chúa, từ những sai lệch đến sự nỗ lực để nghiêm túc, hoàn chỉnh hơn trong cuộc sống hằng ngày…
    Tại sao lại là Bánh ? Tại sao lại là Nước Cốt Nho ?
Bởi vì Bánh và Nước Cót Nho là lương thực, là thức uống nuôi sống con người. Và Bánh, Nước Cốt Nho cũng là kết quả của công sức lao công của con người kết hợp với ân sủng của Thiên Chúa Tạo Hóa… Trong lương thực và thức uống hằng ngày ấy, con người nhận ra trách nhiệm của mình với trần thế và với đồng loại… Trong lương thực và thức uống ấy, con người nhận ra ân sủng của Thiên Chúa sáng tạo tràn trề trong mưa nắng, trong phong phú của đất đai… Chính vì thế, khi dâng Bánh, dâng Rượu, Giáo hội thay cho toàn thể con người để tôn vinh Thiên Chúa


Lạy Chúa Giê su, xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Chúng con phải sống tinh thần của bí tích Thánh Thể”, nghĩa là trở nên “tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Chúa luôn đồng hành với chúng con và nhờ chúng con đến với tha nhân, để an ủi động viên những người nghèo khó lao nhọc, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, mời gọi những tội nhân mau hồi tâm sám hối, chia sẻ cơm bánh vật chất cho những kẻ đói khát, khiêm tốn phục vụ những ngừơi bất hạnh ... Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương ban ơn cứu độ và đón nhận chúng con vào dự bàn tiệc Nước Trời đời đời với Chúa sau này.

Cho đi với cả tấm lòng - Thứ bảy 05/6/2021



Tín thác vào Chúa

Một văn sĩ Mỹ kể lại giai thoại như sau: Hôm đó là Chúa Nhật, ông đi tham dự buổi nói chuyện của một nhà truyền giáo. Nhà truyền giáo nói năng rất hùng hồn, những nỗi thống khổ của người dân bản xứ mà nhà truyền giáo kể lại đã khiến cử tọa cảm động sâu xa. Văn sĩ kể về mình thế này: Khi nhà truyền giáo kêu gọi sự giúp đỡ, tôi định bỏ vào giỏ một đôla; nhưng giọng nói của ông cảm động đến độ tôi định tăng lên năm đôla, và ngay cả ký một chi phiếu. Thế rồi, nhà truyền giáo tiếp tục phóng đại nỗi thống khổ của người bản xứ; ông cứ nói mãi, nói mãi, đến nỗi mọi người không còn muốn nghe nữa. Tự nhiên tôi có ý định rút lại việc ký ngân phiếu, rồi từ từ giảm xuống năm rồi còn một đôla, và cuối cùng khi nhà truyền giáo chấm dứt bài thuyết trình và cái giỏ tiền được chuyền đến tay tôi, thì tôi chỉ bỏ vào đó có mười xu.

Giai thoại trên đây có thể gợi cho chúng ta thái độ cầu nguyện của các luật sĩ và biệt phái mà Chúa Giêsu đã không ngừng lên án. Họ nới rộng thẻ kinh và làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Thái độ cầu nguyện này phát xuất từ một quan niệm có tính cách bùa chú về Thiên Chúa. Họ tưởng rằng Thiên Chúa là một vị Thần mà người ta có thể hối lộ hoặc kích thích lòng quảng đại bằng những việc đạo đức của họ. Họ áp dụng cho Thiên Chúa sự tính toán hơn thiệt dựa trên sự công bình: có vay có trả, có qua có lại của con người. Chính quan niệm ấy đã khiến nhiều người xem sự giàu sang phú quí là một chúc lành của Thiên Chúa, còn tai họa rủi ro là một trừng phạt vì tội lỗi; từ đó người ta tự phụ về những công đức của mình và khinh bỉ những người nghèo hèn và những người tội lỗi.

Thứ bảy 05/6/2021 - Tuần 9 TN
Lời Chúa : Mc 12,38-44

Trong lúc giảng dạy, Đức Giê-su nói rằng: “Anh em phải coi chừng những ông Kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.

Lòng háo danh dẫn đến lối sống đạo đức giả, làm mọi cách để xây dựng hình ảnh bên ngoài mà đánh mất tấm lòng chân thật bên trong. Tin Mừng hôm nay thuật lại Chúa Giê-su quan sát người ta bỏ tiền dâng cúng vào đền thờ và đưa ra lời nhận định. Những người giàu có háo danh, thích tìm lời khen, “bỏ thật nhiều tiền” nhưng Chúa cho rằng không bằng một bà goá “bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma”: bà được coi là “đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” Hình ảnh trái ngược giữa sự giả tạo của những “ông kinh sư… thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc” và tấm lòng của bà góa nghèo là lời nhắc nhở cho mỗi người chúng ta về sự chân thật trong cung cách sống đạo: chân thật với Thiên Chúa, chân thật với lòng mình, trong lời nói cũng như trong mọi hành động.
    Lòng háo danh làm cho những việc vốn là đạo đức tốt đẹp trở thành hư hỏng, sai lệch, và mất mọi công phúc trước mặt Chúa. Trái lại sự chân thành trong lời nói và hành động thường được xuất phát từ một trái tim biết yêu thương, một cách sống liêm khiết chính trực và khiêm tốn của một người có lương tâm ngay lành.

Lạy Chúa Giê su, xin cho con quả tim của Chúa. Xin cho con đừng khép lại trên chính mình, nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ. Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen, mọi trả thù ti tiện. Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng, không một biến cố nào làm xáo trộn, không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công, cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích. Xin cho quả tim con đủ lớn để yêu người con không ưa. Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để có thể ôm cả những người thù ghét con. Amen

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Đâu là nguồn cội ? - Thứ sáu 04/6/2021




Ở Vatican có một câu chuyện nổi tiếng về một người vô gia cư gốc Ba Lan. Ông ấy thường hay quanh quẩn ở khu Piazza Risorgimento. Rôma. Ông ấy chẳng nói chuyện với ai, ngay cả với các tình nguyện viên Caritas vẫn mang tới cho ông những bữa ăn nóng hổi vào buổi tối. Rồi một hôm ông bỗng thố lộ chuyện đời mình cho họ:
– Tôi là một linh mục, tôi biết rất rõ về Đức Giáo Hoàng đương kim, vì chúng tôi đã học với nhau trong một chủng viện.
Chuyện đến tai Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II và khi biết tên của người đàn ông ấy thì ĐTC xác nhận rằng đúng là ngài đã từng học cùng chủng viện với ông. ĐGH muốn gặp ông ấy.
Họ ôm choàng lấy nhau sau bốn mươi năm xa cách!… Cuối buổi gặp mặt ĐGH đề nghị vị linh mục giải tội cho ngài. Sau đó Đức Thánh Giáo Hoàng nói:
– Bây giờ thì đến lượt anh. Và ông ấy đã xưng tội với ngài.
Nhờ những cử chỉ ân cần của tình nguyện viên, những bữa ăn, những lời an ủi và những cái nhìn thân ái mà người đàn ông này được phục hồi và trở lại cuộc sông bình thường. Ông trở thành một linh mục tuyên úy một bệnh viện. Đức Giáo Hoàng đã giúp đỡ ông ấy. Chắc hẳn đây là một phép lạ, nhưng cũng là một ví dụ cho thấy phẩm giá của những người vô gia cư cũng là cao quý.

Thứ sáu 04/6/2021 - Tuần 9 TN
Lời Chúa: Mc 12, 35 – 37

(35) Khi giảng dạy trong Ðền Thờ, Ðức Giêsu lên tiếng hỏi: "Sao các kinh sư lại nói Ðấng Kitô là con vua Ðavít? (36) Chính vua Ðavít được Thánh Thần soi sáng đã nói: Ðức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con.(37) Chính vua Ðavít gọi Ðấng Kitô là Chúa Thượng, thì do đâu Ðấng Kitô lại là con vua ấy được?" Ðám người đông đảo nghe Ðức Giêsu cách thích thú

Lời Chúa hôm nay Đức Giê-su nêu ra một vấn đề xem ra không hợp lý mấy về cách xưng hô của vua Đa- vit, vì khi ông được Thánh Thần soi sáng đã nói:“ Đức Chúa đã phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con”. Chính vua Đa-vít gọị Đấng Ky-tô là Chúa Thượng, thì do đâu Đấng Ky-tô lại là con vua ấy được? Bởi lẽ theo Kinh Thánh thì Đấng Ky-tô xuất thân từ dòng tộc Đa-vít nên Ngài được cho là con cháu của vua Đa vít. Nhưng đó là cách nói và cách suy nghĩ của người trần gian. Vì thực ra. Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, Ngài đã có trước từ thuở đời đời. Bởi thế chính vua Đa-vít cũng phải tôn thờ, phải tuyên xưng Ngài là Chúa Thượng.
    Chỉ vì yêu thương và để cứu chuộc nhân loại Chúa Giê-su đã từ địa vị Thiên Chúa, Ngài đã khiêm hạ sinh ra trong kiếp người, chia sẻ thân phận con người nhỏ bé, thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với những khổ đau và yếu đuối của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu trái đất này,và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết nỗi khổ đau và hạnh phúc, sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời, nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu, chúng con thấy mình được thêm sức mạnh để xây dựng trái đất này, và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa, xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời không làm chúng con quên trời cao; Và những vẻ đẹp của trần gian không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con, mọi người thấy nước trời đang tỏ hiện.

Đối tượng để Yêu - Thứ năm 03/6/2021

 

Dọc theo triền núi Trường Sơn, có một ngôi mộ lâu đời, trên bia mộ có khắc dòng chữ như sau: "Tôi thương người, nhưng lại khiếp sợ người". Đây là câu nói của Hy Thanh, người nằm trong ngôi mộ. Câu chuyện như sau: thời bấy giờ, Hy Thanh học cách tìm mạch nước ngầm nơi một ông thầy giỏi nghề. Bạn bè nói với anh rằng: "Dưới đất lúc nào mà chẳng có nước. Mày học làm chi cái nghề vô tích sự ấy". Cha mẹ anh em trong nhà cũng mắng anh: "Nếu mày cứ muốn học nghề đó thì ra khỏi nhà và đừng bao giờ vác mặt về nhà này nữa!" Hy Thanh đành phải bỏ nhà ra đi. Ban ngày anh vừa đi học vừa kiếm chỗ làm phu khuân vác để kiếm ăn. Tối đến xin vào ngủ trong nhà chùa. Anh cứ kiên trì theo học nghề tìm mạch nước ngầm ấy nhiều năm. Hai mươi năm sau, gặp lúc trời hạn hán, các giếng trong làng đều khô cạn hết. Nhiều người bị chết khát vì không kiếm đâu ra nước uống. Bấy giờ, người ta mới chợt nhớ đến Hy Thanh và cử người đến yêu cầu anh tìm mạch nước giúp dân làng. Hy Thanh đã sớm tìm ra mạch nước ngầm và khơi được nguồn nước chảy ra lênh láng. Dân các nơi khác nghe tin kéo đến xin nước uống rất đông. Họ vui mừng ca tụng về tài năng xuất chúng của anh. Nhưng rồi có kẻ do khát lâu ngày, đã uống quá nhiều nước bị ngã ra chết. Thế là nhiều người thay vì tỏ lòng biết ơn lại quay ra chửi bới mạt sát Hy Thanh thậm tệ. Lũ người nhà của kẻ bị chết còn hè nhau xông vào đánh đập anh đến chết. Trước khi nhắm mắt lìa đời, Hy Thanh thều thào nói: "Tôi thương người, nhưng lại sợ người".

Thứ năm 03/6/2021 - Tuần 9 TN
Lời Chúa : Mc 12, 28b-34

Khi ấy, có người trong nhóm luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn điều nào trọng nhất?" Chúa Giêsu đáp:"Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó".Luật sĩ thưa Ngài: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh".Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.

Trước hết, khi nói yêu mến Thiên Chúa, chúng ta hãy coi chừng sự mơ hồ tình yêu của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ yêu mến Thiên Chúa trong một góc nhỏ của con tim, trong một phần bé nhỏ của cuộc đời, thì chúng ta không thực sự yêu mến theo như Chúa Giêsu. Ngài nói:” Con hãy yêu mến Thiên Chúa của con hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức con”. Như thế, chỉ yêu mến một chút thì không đủ. Thỉnh thoảng đi xem lễ, đọc một vài kinh vào buổi tối… thì không phải là yêu mến. Tình yêu Thiên Chúa phải bao trùm tất cả cuộc đời chúng ta. Yêu mến Thiên Chúa với tất cả trí khôn, với tất cả ý chí, với tất cả tình cảm, trong tất cả các quyết định. Yêu mến Thiên Chúa từ đỉnh đầu cho đến bàn chân, từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ khi còn bé cho đến khi tóc bạc, răng long, từ đời sống nội tâm cho đến những trách nhiệm và hoạt động bên ngoài. Cho dù có nói gì đi nữa, chúng ta sẽ không yêu mến Thiên Chúa thực sự, nếu chúng ta không tôn trọng thánh ý ngài trong gia đình, nơi làm việc, trong những khi giải trí, trong khi chọn sách để đọc, phim ảnh để xem, chọn những nơi và những người chúng ta thường lui tới. Theo Chúa Giêsu, tình yêu Thiên Chúa phải lấp đầy cả cuộc đời chúng ta.
    Rồi đến tình yêu tha nhân càng dễ bị đánh lừa hơn nữa. Tình yêu nầy càng dễ bị bóp méo, dễ bị làm biến dạng hơn tình yêu Thiên Chúa. Khi nói yêu mến một người, chúng ta yêu mến người đó vì chúng ta, để lợi dụng… hay là chính vì người đó thực sự ?- Coi chừng đó là tình yêu của chó sói đối với con cừu non. Ngược lại, khi một bà mẹ yêu mến con mình, bà có thể hy sinh cho con. Đối với Chúa Giêsu, thật là rõ ràng, chỉ có tình yêu đích thực, khi trao hiến mạng sống cho người mình yêu. “ Hãy yêu mến tha nhân như chính mình con”, nghĩa là một tình yêu biết tôn trọng hạnh phúc người như là hạnh phúc của chính mình. Đó là khuôn vàng thước ngọc của tình yêu chân chính: “ Tất cả những gì các con muốn người khác làm cho các con, hãy làm cho họ đi”. Như thế, không phải chỉ nói: “tôi yêu anh” là đủ, mà còn phải kiểm chứng lại xem đã yêu thương bằng thứ tình yêu nào. Tình yêu ích kỷ, hay tình yêu hy sinh, phục vụ ?-

Lạy Chúa, xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình, nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường  để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen, mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng, không một biến cố nào làm xáo trộn, không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công, cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để có thể ôm cả những người thù ghét con.




Chúa của kẻ sống - Thứ tư 02/6/2021

 

Có câu chuyện vui kể rằng, ngày kia một vị mục sư mời Chúa Giê-su đi dự khán trận đá banh giữa đội Công giáo và đội Tin Lành, khi đội Tin Lành ghi bàn thì Chúa Giê-su đứng lên vỗ tay, nên vị mục sư nghĩ là Chúa đứng về đội bóng Tin Lành. Nhưng rồi lúc đội Công giáo thắng thì Chúa Giê-su cũng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt…

Chính trị và tôn giáo biệt lập nhau, không thể dùng tôn giáo để biện minh cho ý đồ chính trị. Thiên Chúa không đứng về phe này để sát hại phe kia, và Thiên Chúa không dạy con người giết hại lẫn nhau.
Xin mời các Bạn cùng đọc Lời Chúa sau đây :

Thứ ba 02/6/2021 - Tuần 9 TN
Lời Chúa : Mc 12, 13-17

Khi ấy, người ta sai mấy người thuộc nhóm biệt phái và đảng Hêrôđê đến Chúa Giêsu để lập mưu bắt lỗi Người trong lời nói. Họ đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật không vị nể ai, vì Thầy chẳng xem diện mạo, một giảng dạy đường lối Thiên Chúa cách rất ngay thẳng. Vậy chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsarê không? Chúng tôi phải nộp hay là không?” Nhưng Người biết họ giả hình, nên bảo rằng: “Sao các ông lại thử Ta? Hãy đưa Ta xem một đồng tiền”. Họ đưa cho Người một đồng tiền và Người hỏi: “Hình và ký hiệu này là của ai?” Họ thưa: “Của Cêsarê”. Người liền bảo họ: “Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa”. Và họ rất đỗi kinh ngạc về Người.

Chúa nhắc khéo cho những người Pharisiêu đừng giả hình, vì họ cũng từng lấy mọi thứ thuế của dân đóng vào Đền Thờ. Các tín hữu có hai bổn phận: Họ có bổn phận phải trả lại cho Thiên Chúa những gì Ngài đã ban cho họ. Họ cũng có bổn phận nộp thuế cho chính phủ để bảo vệ an ninh, tu bổ đường xá, và cung cấp các dịch vụ công cộng. Chúa cũng nhắc nhở cho những người thuộc phe Herode biết giới hạn của mình. Họ chỉ có quyền trên những gì thuộc quyền con người; những gì thuộc quyền Thiên Chúa, họ không được đụng tới.
Đó cũng là bài học Chúa muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta:
    Một khi chúng ta đã được hưởng nhờ ơn lộc của ai, thì phải đền ơn đúng nghĩa: con người đã nhận lãnh nhiều ơn huệ của Thiên Chúa, nên cũng phải đền đáp ơn Ngài.
Chúa Giêsu nhìn nhận vai trò đúng đắn của của quyền bính trần thế: “Của César, trả về César”, nhưng Ngài thêm: “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Chúa nhắc nhở rằng quyền bính trần thế không phải là quyền bính duy nhất trên con người, mà còn có quyền bính của Thiên Chúa nữa. Có những điều con người phải trả cho Thiên Chúa, vì con người đã được tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài; con người mắc nợ Thiên Chúa sự sống, nên con người buộc phải dâng hiến mạng sống cho Ngài và để Ngài chiếm chỗ ưu tiên trong cuộc sống của mình.


Tâm tình :
Xin Chúa soi sáng, giúp chúng ta biết phân biệt: điều gì thuộc Cêsarê, điều gì thuộc Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận đối với trần thế và đối với Thiên Chúa.

Sự viếng thăm kỳ diệu - Thứ hai 31/5/2021



Thứ hai 31/5/2021
Đức Maria thăm viếng Bà Elisabeth
Lời Chúa: Lc 1, 39-56

39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,47 thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. 48 Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. 49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! 50 Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. 51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. 52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. 53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. 54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, 55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời.” 56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

Tin mừng Luca nói đến hình ảnh Đức Maria vội vã lên đường không quản ngại đường xa, khó khăn, nguy hiểm, để viếng thăm, để chia sẻ niềm vui với gia đình người chị họ là bà Êlisabeth đang cưu mang con trai đầu lòng dù đã cao niên. Cuộc viếng thăm của Đức Maria nói lên tinh thần khiêm nhường, thể hiện tình liên đới, yêu thương, dấn thân, hy sinh, phục vụ, sẵn sàng đem lại niềm vui, hạnh phúc, nâng đỡ tha nhân, để xóa đi sự mặc cảm, ngăn cách, cô đơn trong cuộc sống.
Hôm nay, Đức Maria, người mẹ của nhân loại vẫn đang đồng hành với chúng ta. Mẹ luôn viếng thăm, ở bên cạnh, an ủi, bảo vệ cuộc sống của chúng ta đang gặp mọi khó khăn, đau khổ, thử thách trước mọi nguy hiểm của con virus Vũ Hán vô hình đang đe dọa sự sống con người. Mẹ là mẫu gương cho chúng ta noi theo với bài học yêu thương dành cho tha nhân.
    Noi gương Mẹ, chúng ta hãy thề hiện mối tương quan của mình đối với nhau, với tha nhân, với những anh chị em xung quanh. Chúng ta hãy dành cho nhau những cuộc gặp gỡ, hãy quan tâm, thăm viếng và chia sẻ lòng bác ái, quảng đại, yêu thương dành cho tha nhân, cho những ai đang gặp cô đơn, đau khổ, khó khăn trong trong mùa đại dịch Covid 19. Bởi vì, chỉ có tình liên đới, yêu thương mới giúp chúng hiểu được ý nghĩa cuộc sống và xích lại với nhau, cùng nhau thoát khỏi cái tôi cá nhân, thoát khỏi sự thù ghét, vô cảm, cô đơn, hận thù, thoát khỏi mọi mối hiểm nguy của ôn dịch đang hủy hoại cuộc sống nhân loại trước cơn đại dịch Corona virus đang làm đảo lộn thế giới nhân loại hôm nay.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa giúp thế giới nhân loại chúng con thoát khỏi mọi nguy hiểm của dịch bệnh. Xin Mẹ luôn đồng hành, chuyển lời nguyện xin Thiên Chúa giúp sức, soi dẫn chúng con luôn biết quan tâm, yêu thương và bảo vệ sự sống của nhau, biết đem niềm vui và hạnh phúc đến với tha nhân trong mọi biến cố cuộc sống trước cơn đại dịch Covid 19 đang xảy ra trong cuộc đời chúng con.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Bổn phận nào cũng phải chu toàn - Thứ ba 01/6/2021

 



Có câu chuyện vui kể rằng, ngày kia một vị mục sư mời Chúa Giê-su đi dự khán trận đá banh giữa đội Công giáo và đội Tin Lành, khi đội Tin Lành ghi bàn thì Chúa Giê-su đứng lên vỗ tay, nên vị mục sư nghĩ là Chúa đứng về đội bóng Tin Lành. Nhưng rồi lúc đội Công giáo thắng thì Chúa Giê-su cũng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt…

Chính trị và tôn giáo biệt lập nhau, không thể dùng tôn giáo để biện minh cho ý đồ chính trị. Thiên Chúa không đứng về phe này để sát hại phe kia, và Thiên Chúa không dạy con người giết hại lẫn nhau.
Xin mời các Bạn cùng đọc Lời Chúa sau đây :

Thứ ba 02/6/2021 - Tuần 9 TN
Lời Chúa : Mc 12, 13-17

Khi ấy, người ta sai mấy người thuộc nhóm biệt phái và đảng Hêrôđê đến Chúa Giêsu để lập mưu bắt lỗi Người trong lời nói. Họ đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật không vị nể ai, vì Thầy chẳng xem diện mạo, một giảng dạy đường lối Thiên Chúa cách rất ngay thẳng. Vậy chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsarê không? Chúng tôi phải nộp hay là không?” Nhưng Người biết họ giả hình, nên bảo rằng: “Sao các ông lại thử Ta? Hãy đưa Ta xem một đồng tiền”. Họ đưa cho Người một đồng tiền và Người hỏi: “Hình và ký hiệu này là của ai?” Họ thưa: “Của Cêsarê”. Người liền bảo họ: “Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa”. Và họ rất đỗi kinh ngạc về Người.

Chúa nhắc khéo cho những người Pharisiêu đừng giả hình, vì họ cũng từng lấy mọi thứ thuế của dân đóng vào Đền Thờ. Các tín hữu có hai bổn phận: Họ có bổn phận phải trả lại cho Thiên Chúa những gì Ngài đã ban cho họ. Họ cũng có bổn phận nộp thuế cho chính phủ để bảo vệ an ninh, tu bổ đường xá, và cung cấp các dịch vụ công cộng. Chúa cũng nhắc nhở cho những người thuộc phe Herode biết giới hạn của mình. Họ chỉ có quyền trên những gì thuộc quyền con người; những gì thuộc quyền Thiên Chúa, họ không được đụng tới.
Đó cũng là bài học Chúa muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta:
    Một khi chúng ta đã được hưởng nhờ ơn lộc của ai, thì phải đền ơn đúng nghĩa: con người đã nhận lãnh nhiều ơn huệ của Thiên Chúa, nên cũng phải đền đáp ơn Ngài.
Chúa Giêsu nhìn nhận vai trò đúng đắn của của quyền bính trần thế: “Của César, trả về César”, nhưng Ngài thêm: “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Chúa nhắc nhở rằng quyền bính trần thế không phải là quyền bính duy nhất trên con người, mà còn có quyền bính của Thiên Chúa nữa. Có những điều con người phải trả cho Thiên Chúa, vì con người đã được tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài; con người mắc nợ Thiên Chúa sự sống, nên con người buộc phải dâng hiến mạng sống cho Ngài và để Ngài chiếm chỗ ưu tiên trong cuộc sống của mình.


Xin Chúa soi sáng, giúp chúng ta biết phân biệt: điều gì thuộc Cêsarê, điều gì thuộc Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận đối với trần thế và đối với Thiên Chúa.


Ba Ngôi, vì yêu nhân loại - Chúa nhật 30/5/2021



 
 

Hiệp nhất trong yêu thương

Từ ngày cắp sách vào lớp một, mỗi học sinh đều được học bài toán: 1+1+1 = 3 và nếu làm đúng như vậy thì lúc nào cũng được điểm tối đa. Trái lại, nếu có em nào làm phép tính: 1 + 1 + 1 = 1 thì sẽ bị cô giáo cho điểm O và bị phê là ngu xuẩn.
Thế nhưng trong một gia đình đầm ấm yêu thương thì 1 + 1 + 1 không còn là 3, mà chỉ là 1.
Hiệp thông trong gia đình
Trước đây, anh Bắc ở Hà-nội, chị Nam ở Sai-gòn, hai người ở hai phương trời cách biệt. Anh và chị là hai “ngôi vị” hoàn toàn xa lạ. Về sau, hai người cùng vào làm trong cùng một công ty nên có nhiều cơ hội gặp gỡ và đôi bên cảm thấy ý hợp tâm đầu. Tình yêu của anh chị lớn lên từng ngày và với thời gian, anh chị yêu thương nhau sâu đậm đến nỗi người nầy không thể sống hạnh phúc nếu thiếu vắng người kia.
Do tình yêu thúc đẩy, anh chị tiến đến hôn nhân. Lúc nầy hơn bao giờ hết, anh chị cảm thấy mình hoàn toàn thuộc về nhau: cùng chung một tổ ấm, chung một tình yêu, chung niềm vui nỗi buồn, chung một ước mơ và một niềm hy vọng… Họ không còn là hai mà là một đúng như nhà thơ Tản Đà nhận định: “Mình với ta tuy hai mà một; ta với mình tuy một mà hai.”
Giờ đây tuy trong nhà có ba người hay ba “ngôi” (=ba vị), nhưng tình yêu thương thắm thiết đã nối kết cả ba nên một. Họ cảm thấy hoàn toàn thuộc về nhau. Họ cảm thấy mình không còn là ba nhưng chỉ là một: hạnh phúc của người nầy cũng là hạnh phúc của người kia; khổ đau của mỗi người cũng là nỗi đau chung của cả gia đình.

Chúa nhật 30/5/2021
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lời Chúa : Mt 28, 16-20

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".

Chính Chúa Giê su cho biết; Chúa Cha là Thiên Chúa, còn ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết: Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là ba Chúa.
    Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu như thế? Chắc chắn không phải là để thử thách thiện chí của con người, hoặc để xây lên bức tượng chặn đứng suy luận và óc tưởng tưởng của con người. Nhưng vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.
    Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, nghĩa là ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban con yêu dấu của Ngài để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời, Ngài đã sai Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Ngài, công việc yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.
    Cho nên, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội Không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa không khép kín lại trong Ba Ngôi, nhưng đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi: yêu thương và hiệp nhất.

Nguyện xin Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch của Tình Yêu, nguồn mạch của sự Hiệp Nhất đến và ở lại với mỗi người chúng ta. Xin Ba Ngôi ban thêm tình yêu, hiệp nhất xuống trên từng người trong gia đình, trong cộng đoàn để gia đình, cộng đoàn chúng ta luôn đầy ắp niềm vui, luôn đầy ắp tiếng cười.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Sợ sự thật ! - Thứ bảy 29/5/2021

 



Khi người ta sợ sự thật!

Gần đây, trong nhiều mặt sinh hoạt đời thường, người ta cảm nhận rõ hơn sự giả dối, gian dối đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng phải làm gì trước sự giả dối thì gần như người Việt mình vẫn chưa có thói quen hành xử đúng mực với nó.
"Ngụy thiện"?
Có khi biết rõ cái đang diễn trước mặt mình quá ư giả dối, nhưng lại sợ "vạch áo cho người xem lưng", sợ "xấu chàng hổ ai", nên sự giả dối, bất lương càng có đất để sống dai và biến tướng.
    Giả dối luôn song hành với sự hèn yếu, thiếu tự tin nơi nhân cách, chuyên môn của chính mình. Một khi thước đo nhân cách bị đánh mất thì họ sẽ tìm cách bưng bít và ngăn che sự thật. Biểu hiện rõ nhất của sự giả dối, dối trá là bên ngoài người ta có thể đóng vai làm "nhà từ thiện" nhưng bên trong thì ra sức tiêu thụ hàng quá đát, hàng độc hại để thu lợi bất chính.
    Không ít người sẵn sàng làm chứng gian cho nhau, hoặc ngậm miệng cho qua mọi chuyện để cầu toàn, hưởng lợi... Vì thế giả dối luôn song hành với tâm lý xấu che, tốt khoe và sợ sự thật. Trong các quan hệ ứng xử, một khi người ta thiếu lòng tự trọng và sợ sự thật, thì đó là lúc sự giả dối phát tác và bắt đầu gây hại.
    Cũng cần phân biệt thêm giữa nói dối, giả dối và gian dối. Nói dối phần nhiều liên quan đến cái miệng, nhưng giả dối và gian dối thì vượt xa sự bất lương của cái miệng. Vì nó còn là thủ đoạn được thúc đẩy ngay trong hành động và ý nghĩ gây hại.
    Nói thì dễ, làm thì khó. Nói dối không chỉ là nói sai sự thật, quá sự thật mà còn là nói hoa mỹ, khoa trương, thêu dệt, nói vô bằng. Đằng trước nói phải sau lưng nói trái, nói ác độc gây thù hận, đổ vỡ... Nói dối và làm dối có tác hại ở những mức độ khác nhau, nhưng nếu cả nói dối và làm dối cùng bị ý thức điều khiển thì cụôc sống sẽ phát sinh nhiều bất ổn.
    Việc thích nghe khen, nghe nịnh, nghe tâng bốc cũng ít nhiều tiếp tay cho sự giả dối. Giả dối tạo ra sự mất mát niềm tin trong xã hội, một khi ai đó cứ mở miệng ra là rao giảng đạo đức, nhưng cách hành xử thực tế thì luôn đi về phía ngược lại. Hệ thống quản trị xã hội đến lúc nào đó sẽ đối mặt với khủng hoảng một khi các giá trị đạo đức bị bất tín. Nói như dân gian: "Trăm năm tích đức tu hành, một nhời thất đức công trình đổ đi"...
    Thông thường, đứng trước sự giả dối nhất thời, người ta sẽ quy ngược và tẩy chay cả quá trình "tích đức" lâu dài trước đó. Vì thế thành tích quá khứ cũng khó "đỡ" nổi cho cái hiện tại trần trụi, nhiều khuyết tật này. Nhưng nếu ai dũng cảm nhận trách nhiệm, không đổ lỗi, thì họ sẽ có cơ hội phục dựng lại hình ảnh nhân cách của mình, xây dựng niềm tin vào sự tốt đẹp cho cộng đồng...

Thứ bảy 29/5/2021
Lời Chúa : Mc 11,27-33

27 Đức Giêsu và các môn đệ lại vào Giêrusalem. Người đang đi trong Đền Thờ, thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi: 28 “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?”29 Đức Giêsu đáp: “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 30 Vậy, phép rửa của ông Gioan là do Trời hay do người ta? Các ông trả lời cho tôi đi!”31 Họ bàn với nhau: “Nếu mình nói: “Do Trời,” thì ông ấy sẽ vặn lại: “Thế sao các ông lại không tin ông ấy? 32 Nhưng chẳng lẽ mình nói: “Do người ta”?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ. 33 Họ mới trả lời Đức Giêsu: “Chúng tôi không biết.”Đức Giêsu liền bảo họ: “Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”

“Chúng tôi không biết.” (c. 33).
Có thật họ không biết hay chỉ là né tránh sự thật?
Họ đã không tin Gioan, vì sợ tin Gioan sẽ phải tin cả Giêsu nữa.
Nhưng họ lại sợ không dám nói ra điều đó cho dân chúng biết.
Nỗi sợ bị mất uy tín, mất chỗ đứng, khiến họ trở nên câm lặng.
Câu hỏi của Đức Giê su đòi họ trở về với lòng mình để tự tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của họ: “Ông lấy quyền nào?” Quyền của Đức Giêsu là quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi thành kiến và nỗi sợ hãi để có được sự tự do khi trao đổi với nhau?
Làm thế nào để chúng ta không tìm cách tránh né sự thật dù chấp nhận sự thật đòi chúng ta phải thay đổi tận căn và trả giá? Làm thế nào để chúng ta can đảm nhận mình sai để lại bắt đầu?

Lạy Chúa, những ai đi theo con đường sự thật với lòng chân thành, sẽ được vào Nước Chúa và mới được cứu rỗi. Chúa đã dạy con biết sự thật và muốn con khiêm tốn đón nhận sự thật ấy. Xin giúp con biết sống chân thành theo sự thật của Chúa cho đến cùng. Amen.

Cầu xin, tin sẽ được - Thứ sáu 28/5/2021

 




Thứ sáu 28/5/2021 - Tuần 8 TN
Lời Chúa : Mc 11, 11-26

Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói. Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp". Ðiều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành. Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".

Ngày nay, có những ngôi thánh đường vì hậu quả của chiến tranh, hay vì lý do này lý do khác, đã trở nên hoang tàn, không còn được dùng làm nơi thờ phượng nữa. Cũng có những ngôi thánh đường nguy nga, đồ sộ, nhưng chẳng ai đến dự lễ cầu kinh nữa, mà chỉ để cho du khách đến tham quan như một di tích lịch sử, một kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh đó, tại những miền quê hẻo lánh, có những tín hữu nghèo muốn dựng lên một nhà nguyện đơn sơ để làm nơi đọc kinh cầu nguyện chung với nhau mà không sao làm được. Tuy nhiên, có một điều mà không mấy người tín hữu nghĩ tới, đó là chính tâm hồn của mỗi người là Ðền Thờ của Chúa Ba Ngôi.
    Thật thế, nhờ Bí tích Rửa tội, tâm hồn người tín hữu đã trở thành Ðền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhưng thay vì ý thức sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong tâm hồn để sống thân tình với Ngài, chúng ta lại đưa vào đó biết bao chuyện gian tham, lọc lừa, trộm cắp, mưu mô, hận thù, ghen ghét. Chúa Giêsu có lý để khiển trách chúng ta, như Ngài đã phẫn nộ với những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ ngày xưa: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cắp”.


Xin Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, gian tham, lọc lừa, kiêu căng và ích kỷ, để tâm hồn chúng ta mãi mãi là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và nhờ thế, Thiên Chúa sẽ mãi mãi ở với chúng ta từ nay và cho đến muôn đời.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Xin được nhìn thấy - Thứ năm 27/5/2021

 



Thứ năm 27/5/2021 - Tuần 8 TN
Lời Chúa : Mc 10,46-52

Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! ” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! ” Đức Giê-su đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây! ” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy! ” Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh? ” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh! ” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. 


Đám đông ban đầu là những người giúp anh mù biết được có Chúa Giê-su đi qua, nhưng cũng chính đám đông đó quát mắng bắt anh im lặng và ngăn cản anh gặp Chúa. Tuy nhiên, lời kêu xin của anh mù vượt qua mọi rào cản, và càng bị ngăn cấm anh càng kêu xin lớn tiếng hơn, cho thấy lòng khao khát được gặp Chúa và được chữa lành.
    Điều đáng nói là ở đây, toàn đám đông là những người sáng mắt, nhưng không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su là Chúa, mà chỉ thấy một Đức Giê-su thành Nazareth, nghĩa là một Đức Giê-su trong bản tính nhân loại. Còn anh mù không thấy gì nhưng lại nhận ra một Đức Giê-su “Con Vua Đa-vít”, nghĩa là một vị Chúa, một Đức Giê-su trong bản tính thần linh.
Như vậy: Trong cuộc sống, đôi khi có những người bảo cho ta biết có Chúa, nhưng cũng chính họ cản bước chúng ta đến với Người, qua lời nói và hành động của họ. Nhưng dù thuận tiện hay không thuận tiện, để được gặp Chúa và được Chúa chữa lành bệnh tật thể xác hay tâm hồn, chúng ta cần phải có một sự khao khát mãnh liệt, dám vượt qua mọi chướng ngại, mọi khó khăn để đến với Chúa và hết lòng kêu xin Người.
    Có thể chúng ta cũng như đám đông kia, tuy chúng ta sáng mắt, nhưng con mắt tâm linh chúng ta mù tối. Không thấy Chúa hiện diện trong Thánh Thể, trong các Bí tích, trong tha nhân và trong mọi biến cố của cuộc sống. Đến với anh em, chúng ta chỉ nhìn thấy toàn những sự thấp hèn nhân loại mà không thấy Chúa hoạt động trong họ. Đôi mắt tâm hồn chúng ta vẫn mù nên không thấy được những lần Chúa đi qua đời ta trong những biến cố của cuộc đời.

Lạy Chúa Kitô là ánh sáng thế gian.
Xin tha thứ những lần con coi nhãn quan thấy được là ngẫu nhiên.
Xin soi sáng cho giới bác sĩ và khoa học gia tìm ra phương thế giúp người mù được thấy.
Nếu bị bệnh mù loà thiêng liêng, xin cho con được biết mình: tạ ơn về những ưu điểm Chúa ban và sửa đổi những khuyết điểm của con. Amen.




Phục vụ hay mê quyền - Thứ tư 26/5/2021

 




Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! – Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
Cuộc sống luôn đòi con người phải phấn đấu. Phấn đấu vươn lên để tồn tại. Phấn đấu vươn lên để thăng tiến. Phấn đấu vươn lên để chiến thắng sự yếu đuối bản thân và chiến thắng cám dỗ. Là người ky-tô chúng ta không cho rằng có phận số. Phận số tuỳ thuộc cuộc sống của chúng ta đã hành động như thế nào? Hèn nhát? Lười biếng? Hay can trường phấn đấu vươn lên? Điều này sẽ mang lại cho chúng ta vinh quang hay tủi nhục. Hạnh phúc hay lầm than . . . Phận số tuỳ thuộc vào chính chọn lựa cách sống của chúng ta.
    Chúa Giê-su trong thân phận con người cũng trải qua những gian truân đắng cay của cuộc đời. Thế nhưng, Ngài đã “lên Giê-ru-sa-lem”, nghĩa là dám đối diện với sự dữ. Ngài không chùn bước. Ngài hiên ngang đi trước để dẫn dắt các môn đệ theo sau. Ngài đã chu toàn thiên ý Chúa Cha khi chọn sống yêu thương và phục vụ như người tôi tớ. Ngài đã chọn sống hiến dâng mạng sống cho người mình yêu được hạnh phúc. Ngài đã sống tôn vinh Chúa Cha để hôm nay Ngài cùng được ân thưởng vinh quang với Cha trên trời.

Thứ tư 26/5/2021 - Tuần 8 TN
Lời Chúa : Mc 10, 32-45

32 Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình:33 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại."35 Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? "37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang."38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an.42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em;44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."

Một trong những cám dỗ lớn nhất của con người, đó là đam mê quyền lực, ai cũng mong muốn được ăn trên ngồi trốc, được mọi người tung hô kính trọng… để rồi từ đó làm mọi cách (cho dù là đê tiện thấp hèn) để đạt được mục đích chức quyền…
        Các môn đệ Chúa Giêsu trước Phục Sinh cũng thế, các ngài mang trong mình tư tưởng quyền lực, các ngài từng hỏi khéoThầy Giêsu xem ai được làm quan to nhất trong Nước Ngài. Còn “hai vị kia” thì lo lót chạy trước hai cái ghế nhị tam ở bên tả và bên hữu Thầy.
Làm to ai cũng muốn, nhưng lại ngại phải hi sinh. Vì thế, Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp, nhưng Người đưa ra điều kiện để vào Nước Trời trước đã: "Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Chén Thầy sắp uống chính là con đường thập giá và hi sinh để cứu độ. Kế đến Người mới đưa ra điều kiện để trở nên lớn trong Nước Trời chính là: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. Như vậy, chức quyền để phục vụ chứ không phải để cai trị.
    Khi nói kẻ lớn nhất trong Nước Trời phải trở nên như bé nhỏ nơi nước trần thế, không có nghĩa là bây giờ làm Giáo Hoàng rồi sau này trở thành kẻ rốt hết, nhưng Chúa nhắm đến một tinh thần khiêm tốn và phục vụ, sự phục vụ đó tuỳ theo bậc sống của chúng ta nơi thế gian này.
    Noi gương Chúa Giêsu đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng phục vụ và hi sinh vì con người, chúng ta cũng thế, hãy sống tinh thần khiêm tốn và phục vụ anh chị em trong phận vụ riêng Chúa ban cho từng người.

Lạy Chúa Giêsu, là những môn đệ được mời Chúa mời gọi bước theo Ngài, xin chúng con không ngại khó ngại khổ và can đảm bước trên con đường Chúa đã đi qua, là hi sinh vác thập giá với Chúa để cứu độ các linh hồn. Amen.

Theo Chúa được gì ? - Thứ ba 25/5/2021

 

GƯƠNG TỪ BỎ

Thánh Phanxicô Assisi là mẫu gương của sự từ bỏ tuyệt đối này. Mặc dầu được sinh trưởng trong một gia đình giàu có, Phanxicô đã từ bỏ gia đình, từ bỏ cuộc sống sung túc, để hoàn toàn theo Chúa bằng một cuộc sống nghèo khó thật sư, vì nhận ra chính Thiên Chúa toàn năng đã trở nên nghèo khó nơi Đức Giêsu xuống thế làm người. Cuộc sống của Phanxicô đã thu hút một số anh em và họ cùng sống theo tinh thần khó nghèo do chính Ngài chủ xướng. Giống như Phanxicô, họ cũng từ bỏ mọi sự, sống cuộc sống hành khất, để tâm hồn hoàn toàn thuộc về Chúa... Thấy Phanxicô sống như vậy, gia đình hết sức tức giận, tìm mọi cách để bắt Phanxicô về lại nhà. Nhưng mọi cố gắng đều vô ích. Thời đó, và thật sự thời nay cũng vậy thôi, nghề ăn xin bị xã hội khinh dễ, nên gia đình của Phanxicô càng tức giận vì bị mất thể diện với xóm làng. Cuối cùng, ông bố của Phanxicô đến xin gặp Đức Giám Mục. Và trước mặt Đức Cha, ông bố xin phép được từ đứa con bất tuân này. Từ đây không còn xem Phanxicô là con nữa. Phanxicô liền cởi ngay áo chiếc choàng đang mặc trao lại cho bố và nói: từ nay con được tự do hơn vì bố không nhận con nữa. Con chỉ còn một Cha trên trời thôi...
    Hằng ngày Phanxicô đi ăn xin từng nhà này qua nhà khác. Gia đình có ý muốn làm xấu hổ Ngài nên sai đầy tớ mang đồ ăn thừa đổ lên đầu Phanxicô mỗi khi Ngài đến xin ăn. Lần đầu, vì không để ý, nên Ngài bị bẩn hết. Nhưng hôm sau, Ngài đưa một Thầy đi cùng và khi bị đổ thức ăn dư thừa như trước, Thầy dòng kia liền nói: hỡi Phanxicô, ngươi đã bỏ mọi sự mà theo Chúa thì Chúa sẽ cho ngươi được gấp 100 ở đời này cùng với sự khinh bỉ, ghen ghét và ngày sau được hưởng hạnh phúc trên trời. Phanxicô muốn mình được lời Chúa nhắc nhở về hạnh phúc vĩnh cửu, để có thể chịu đựng được mọi sự sỉ nhục đắng cay. Cứ thế mãi, từ từ người đầy tớ đổ thức ăn cảm thấy thương Phanxicô và cảm phục Ngài. Và cũng từ đó, mọi người trong thành Assisi đều kính trọng Phanxicô, vì đức tính hy sinh, khiêm nhường và nhẫn nại chịu đựng của Ngài.
    Đức tính từ bỏ của Phanxicô thật đáng cho chúng ta học tập và bắt chước. Cho đi tất cả vì Chúa, chúng ta sẽ gặp được chính Chúa, là nguồn hạnh phúc bất diệt. Hôm nay, chúng ta cũng cầu xin Mẹ Maria cho chúng ta biết bỏ mình hoàn toàn để theo Chúa một cách kiên trung. Chính Mẹ cũng là tấm gương của sự từ bỏ mình vì Chúa một cách cao cả và anh hùng nhất. Ngày xưa, Mẹ đã bỏ đi mọi sự để được Chúa đời đời. Mẹ đã phải chịu thử thách, đau khổ tột độ dưới chân Thánh Giá để hiến dâng con mình. Nhìn con mình chết dần với một tinh thần vâng phục hoàn toàn. Vì thế, Mẹ được Chúa thưởng vinh quang hạnh phúc muôn đời và đáng được mọi lời khen ngợi, ca tụng tốt đẹp nhất. Xin Mẹ chỉ dạy mỗi người chúng ta biết từ bỏ mọi sự để theo Chúa trọn vẹn như Mẹ đã sống ngày trước.
 
Thứ ba 25/5/2021 - Tuần 8 TN
Lời Chúa : Mc 10,28-31

Khi ấy, ông Phê-rô lên tiếng thưa với Chúa Giê-su: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy! ” Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau. Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”

Các môn đệ đã bỏ gia đình và nghề nghiệp ổn định để đi theo một vị Thầy không chỗ tựa đầu, sống cuộc sống bấp bênh, vất vả, thiếu thốn. Khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của cả nhóm đang theo Thầy, Phêrô đại diện anh em đặt câu hỏi:“Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”Vậy chúng con sẽ được gì?
    Chúa đã cho họ câu trả lời : Bất cứ ai vì Thầy và vì Tin Mừng mà bỏ những điều được coi là thiết yếu đối với cuộc sống như tương quan máu mủ: cha mẹ, anh chị em, con cái, như phương tiện để sống và sống còn: nhà cửa, ruộng đất (c. 29), những người ấy, ngay bây giờ, ở đời này, sẽ được gấp trăm về những điều đã mất. Hơn nữa, họ còn được sự sống vĩnh cửu ở đời sau (c. 30),
    Nhưng Chúa Giê su cũng không giấu những bách hại đang chờ đợi họ. Hẳn các môn đệ sau khi theo Chúa đã chẳng có thêm nhà đất, vợ con.Nhưng họ đã thuộc về một cộng đoàn rộng lớn hơn gia đình xưa của họ.Nơi cộng đoàn Kitô này, gia đình nào cũng là nhà của họ, mảnh đất nào cũng là nơi họ gắn bó thân quen như của mình. Và rõ ràng họ có nhiều anh chị em và con cái hơn xưa. Hạnh phúc đến ngay từ đời này khi con tim và vòng tay rộng mở. Hạnh phúc này chỉ là hưởng trước chút hạnh phúc đời sau.Người kitô hữu hôm nay sống ở thế kỷ hai mươi mốt cũng có lúc nghĩ về cái mất, cái được của việc một đời theo Giêsu. Chúa Giêsu đòi chúng ta đặt mọi sự dưới Ngài và sau Ngài. Điều đó kéo theo những từ bỏ đớn đau, những thập giá thầm lặng. Theo Giêsu, chúng ta thấy mình phải bỏ thế gian với bao quyến rũ.
    Theo Giêsu, chúng ta thấy mình không thể chiều theo cái tự nhiên. Nhưng theo Giêsu, chúng ta được điều lớn hơn cả. Đó là chính Giêsu.

Lạy Chúa Giê-su, trong hành trình bước theo Chúa, chúng con chấp nhận những mất mát đau thương vì sự từ bỏ. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng, chỉ có Chúa là trên hết và là gia nghiệp đời đời cho chúng con, để dù sống giữa thế sự thăng trầm chúng con vẫn luôn vững bước. Amen

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Maria, Mẹ Giáo Hội đầy quyền năng - Thứ hai 24/5/2021

 



    Tôi vốn là một người ngoại giáo, đã trở về với Chúa được hơn 8 năm nay là nhờ hồng ân của Đức Mẹ Maria. Ngày ấy, thằng con trai duy nhất của tôi bị ung thư máu và xuất huyết não nặng, nằm bệnh viện hơn một tháng mà bệnh không thuyên giảm, tình hình ngày một xấu đi. Và cuối cùng các bác sĩ đành bó tay cho về. Lòng tôi quặn đau, ruột gan tơi bời, tôi chết lặng mang con ra xe mà không cầm được nước mắt. Chồng tôi phờ phạc cả người, thẫn thờ như người mất trí …
    Ngồi trên xe tôi bỗng để ý trước mặt tôi; một tấm ảnh Đức Mẹ của người Công Giáo, dán trên cửa kính xe với dòng chữ bên dưới tấm ảnh đập vào mắt tôi thật rõ: “Hãy tin tưởng vào Mẹ Maria, bạn sẽ thấy phép lạ là gì .” Sau này tôi được biết, đó là tấm ảnh Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, Đức Mẹ bế trên tay Chúa Giêsu, đầu Chúa và Mẹ đều đội triều thiên rất đẹp; và lời nói trên là của Thánh Don Bosco, một vị Thánh sống rất đẹp lòng Đức Mẹ.
    Như người chết đuối vớ được phao, tôi mừng rỡ nhìn thật sâu thật lâu vào tấm ảnh với một lòng cậy trông, đặt hết tin tưởng vào mẹ, qua lời người đã viết bên dưới bức ảnh. Tôi thưa với Đức Mẹ: “Thưa Bà, con là người ngoại đạo, con xin bà cứu chữa con của con. Con chỉ có một đứa con trai duy nhất, con con bị bệnh nặng, các bác sĩ đã chê và cho về, con biết chỉ có Bà mới cứu được con con khỏi tay tử thần. Bà ơi, con đặt hết lòng tin tưởng vào Bà, con van xin Bà cứu chữa con con .”
Lòng tôi thì hết sức van vái, trong khi miệng tôi lẩm nhẩm kêu nài, vừa cầu xin tôi vừa nhìn lên bức ảnh với những dòng nước mắt chảy dài. Con tôi nằm trên tay, thằng bé chưa đầy mười tuổi đầu, mặt xanh nhợt, người mềm như sợi bún, nằm im như một xác chết vô hồn. Nhìn con rồi nhìn người đàn bà bế đứa trẻ trong bức ảnh, tôi nhủ thầm: “Bà ơi ! Bà đã từng làm Mẹ, Bà cũng có con, Bà thấu rõ nỗi đau khổ của người mẹ đang cay đắng khổ sở thế nào khi mất đứa con ! Xin Bà lấy lòng từ bi lân mẫn cứu sống con tôi. Tôi xin hứa với Bà nếu con tôi sống, gia đình tôi sẽ xin theo Đạo. Và dù chỉ có một đứa con trai duy nhất, tôi cũng xin dâng nó cho các Ngài, để suốt đời nó được phụng sự các Ngài …”
Xe chạy đường dài, mệt mỏi với những đêm thức nuôi con bệnh, tôi mệt mỏi thiếp đi khi lòng trí vẫn mơ màng cầu xin ơn cứu tử. Đang thiu thiu ngủ mê ngủ mệt, tôi nghe tiếng động trở mình của con tôi, mở mắt ra, tôi thấy tay chân cháu quờ quạng như muốn nói điều gì, mắt nó mở to nhìn tôi thật lâu, rồi tự dưng nó nhoẻn miệng cười. Trời ơi ! Thế này là thế nào ? Tôi muốn hét lên ! Con tôi tỉnh rồi ! Ôi tôi mừng quá ! Tôi sung sướng quá !
    Tôi lặng người líu lưỡi gọi ba nó ngồi trên băng trước. Vội vàng anh lao người xuống quì cạnh con, gục đầu trên thằng bé cảm động đến tràn trề nước mắt … Thì ra anh cũng nhìn thấy tấm ảnh và đã cũng có những lời cầu xin tha thiết với Đức Mẹ như tôi. Nhìn con nằm im, gương mặt thoải mái dễ chịu không tỏ vẻ đau đớn như những ngày trước, tuy cháu còn mệt và chúng tôi hỏi gì cháu cũng chỉ mỉm cười mà không nói. Bác tài xế nghe sự tình cũng xúc động rơi nước mắt dến nỗi bác phải ngừng xe lại, và thầm thĩ cầu nguyện để cảm ơn Bà đã cứu sống con tôi …
    Rồi xe chạy một lát về tới nhà, cháu tỏ ý muốn được ngồi dậy, xuống xe một cách yếu ớt đi vào nhà. Tôi và ba cháu chẳng hiểu sự việc làm sao nhưng lòng đầy tin tưởng rằng chính Bà trong ảnh đã cứu con mình … Dìu cháu từng bước đi vào mà cứ như người trong mơ.
    Về đến nhà, qua một tuần lễ ăn uống nghỉ ngơi lấy sức, cháu đã trở lại bình thường như không có bệnh gì. Tôi không cho cháu uống thêm thuốc bệnh nhưng có cắt thêm thuốc bổ để cháu mau lại sức.
Sau đó một thời gian, tôi đưa cháu đi kiểm tra lại sức khỏe, qua siêu âm thử máu và làm các xét nghiệm, thì các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên, vì không còn phát hiện ra mầm mống một chút gì của căn bệnh nan y này nữa. Họ bảo gia đình tôi: Đây là một trường hợp hiếm có mà khoa học không thể giải thích được .”
    Có một bác sĩ Công Giáo sau khi nghe tôi kể đã bảo tôi nên đi xin lễ tạ ơn ở một Nhà Thờ nào đó. Vả tôi đến đã xin các Cha ở DCCT dâng lễ tạ ơn vì con tôi được khỏi bệnh.
Qua sự việc này, gia đình tôi biết chắc chắn có bàn tay của Đức Mẹ đã thực hiện quyền phép của người, để cứu giúp những ai đặt hết lòng cậy trông tin tưởng nơi ngài khi gặp nguy khốn. Bằng chứng là Ngài đã chữa lành con tôi.
    Để tỏ lòng cảm tạ ân nhân, tôi xin chủ xe tấm ảnh để hằng ngày được nhìn thấy và cầu nguyện với ngài. Ông lái xe thật là người tốt, sẵn sàng biếu ngay. Ngoài vợ chồng tôi, ông là người được chứng kiến phép lạ đầu tiên, rồi cũng chính ông sau này đã lo liệu mọi sự giúp đỡ chúng tôi trở thành người Công Giáo.
    Thưa các bạn, suốt từ ngày tôi trở lại đạo Công Giáo đến giờ, tôi thấy mình luôn vui, sống có hy vọng, sống có ích, biết quan tâm giúp đỡ những người chung quanh, thay vì sống thờ ơ chỉ biết có mình … Tôi cũng cùng sinh hoạt với các bà các chị trong hội đoàn của Giáo Xứ. Ở lối xóm lại biết chia sẻ cho nhau niềm vui nỗi buồn, mỗi tuần cùng đến nhà nhau đọc kinh liên gia. Tôi thấy cuộc sống gia đình chúng tôi rất có ý nghĩ, không còn nhàm chán như trước.
Trong gia đình vợ chồng con cái biết yêu thương kính trọng nhau, nhờ được học hỏi để biết cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa. Con trai tôi cũng biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ ngoan ngoãn học hành, lại thường xuyên sinh hoạt Giáo Lý trong Nhà Dòng của các cha Don Bosco. Và được sự đồng ý như lời hứa của tôi với Đức Mẹ, cháu rất ước ao mong mỏi được dâng mình vào Nhà Chúa để lo việc phụng thờ Ngài.
    Vâng ! Lạy Chúa, cuộc đời còn lại của con xin được là một bài ca cảm tạ hồng ân vì những ơn lành của Chúa và Mẹ đã ban cho gia đình con, và sẽ là suối nguồn hạnh phúc mà Ngài tiếp tục ban cho chúng con mãi mãi muôn đời. Amen. Tạ ơn Chúa.

Thứ hai 24/5/2021 - Tuần 8 TN
Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Hội Thánh
Lời Chúa : Ga 19: 25-34

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói : “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói : “Thế là đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.

Mẹ Maria đã tham dự trọn vẹn vào sứ mạng cứu chuộc nhân loại của Đức Giêsu Kitô. Mẹ đã hiện diện và chia sẻ với Chúa trong mọi biến cố vui buồn của kiếp người. Vừa cất tiếng chào đời, Hài Nhi Giêsu đã phải chịu cảnh giá rét nơi đồng vắng, phải bôn ba chạy trốn sang đất khách quê người. Khi dâng trẻ Giêsu trong đền thờ, Mẹ Maria và cha thánh Giuse đã đau khổ vì lạc mất Chúa. Sống nơi làng quê nghèo Nagiarét, trong mái ấm gia đình có Mẹ Maria làm “nội tướng”, Chúa Giêsu lớn lên đầy khôn ngoan và nhân đức. Mẹ luôn hiện diện một cách âm thầm bên Chúa Giêsu trên mọi nẻo đường rao giảng Tin Mừng.
    Với tất cả tấm lòng khiêm tốn và phó thác, Mẹ Maria đã đón nhận Chúa Giêsu không chỉ trong những lúc tràn trề niềm vui hạnh phúc nhưng cả những lúc đứng bên bờ vực thẳm của khổ đau. Mẹ không hề tỏ thái độ tuyệt vọng nhưng luôn kiên vững trong niềm tín thác vào tình thương Thiên Chúa. Mẹ đã khiêm tốn để cho Thiên Chúa thực hiện công trình cứu độ nhân loại. Số phận cuộc đời Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu, thăng trầm của đời Mẹ gắn liền với mọi biến cố vui buồn của Con Mẹ. Nhờ thánh giá Chúa mà những hy sinh của Mẹ trở nên ý nghĩa. Nhờ tiếng “Xin vâng” của Mẹ và lời “Vâng phục” của Chúa Giêsu được nên trọn. Chúa Giêsu gieo rắc hạt giống sự sống trên thửa đất tốt của lòng Mẹ. Nhờ những giọt máu thánh Chúa đổ ra hòa với nước mắt của Mẹ làm nảy sinh hạt giống sự sống khai sinh nhân loại mới.
    Mang thân phận con người, chúng ta không tránh khỏi những lầm lỗi yếu đuối, phải đau khổ và phải chết. Noi gương Mẹ, ước gì chúng ta biết kết hợp những đau khổ trong đời sống hàng ngày với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá như phương tiện thánh hóa chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn. Mẹ Maria là Đấng đồng công cứu chuộc, Mẹ đã đồng hành với Chúa trong suốt cuộc đời, xin Mẹ dạy chúng ta biết can đảm bước theo Chúa trên mọi nẻo đường Chúa đã đi, biết mở rộng cánh cửa con tim để yêu thương, dám trao ban chính bản thân mình cho Thiên Chúa và tha nhân.


Lạy Chúa Giêsu, khi chiêm ngắm Mẹ Maria trong mầu nhiệm thương khó của Chúa, xin cho chúng con ý thức thân phận yếu đuối của mình để cậy dựa vào ơn Chúa. Ước gì chúng con biết kết hợp những đau khổ trong đời sống hàng ngày với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá để cảm nghiệm sâu sắc hơn tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Mẹ Maria đã đồng hành với Chúa trong suốt cuộc đời, xin cho chúng con cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của đau khổ, biết can đảm bước theo Chúa trên mọi nẻo đường phục vụ để được tham dự vào công trình cứu độ của Người. Amen.

Thánh Thần, nguồn bình an - Chúa nhật 23/5/2021




Tương truyền rằng, ngày xưa, họa sĩ Michael Cardo đến dâng tặng vua Napoleon một bức họa Icon vẽ hình con chim bồ câu. Chim bồ câu có mỏ màu cam, cánh màu xanh lam, ngực màu vàng và đuôi màu xám. Nhà vua lấy làm lạ vì chim bồ câu giống chư con đồi mồi. Họa sĩ Michael trả lời rằng: Đó là biểu tượng Chúa Thánh Thần, trong đó màu đỏ cam là lửa thiên đốt, màu xanh lam là hòa bình, màu vàng là ánh sáng và màu xám là màu bông lau làm chổi quét… Ngụ ý là, Chúa Thánh Thần thánh hóa miệng lưỡi tín hữu để nói Lời Thiên Chúa, là ánh sáng xuất phát từ (lồng ngực) trái tim để chiếu tỏa tình yêu Chúa đến với tha nhân, quét sạch mọi hận thù chia rẽ chiến tranh, đặc biệt, là đôi cánh hòa bình đem bình an đến cho thế giới.

Chúa nhật 23/5/2021
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lời Chúa : Ga 20,19-23

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em! ” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Sống trong thế giới vật chất này, con người vẫn còn cảm thấy bất an, lo lắng, lo sợ, lo toan, …Và vì thế, con người vẫn luôn khát vọng tìm nguồn bình an. Nhưng sự bình an bên trong không thể mua được bằng tiền bạc, vật chất. Do đó, đối với người Kitô giáo, Chúa Thánh Thần chính là nguồn bình an đích thực, đã hiện hữu và luôn sẵn sàng giúp con người được sống bình an. Chính Chúa Thành Thần sẽ ban cho con người sự sống viên mãn, hạnh phúc đích thực trong Chúa Kitô. Ai sống trong Chúa Thánh Thần thì được sự sống vui tươi, hoan lạc và bình an vĩnh cửu.
    Tất cả những gì giúp thăng tiến đời sống con người, tạo điều kiện cho mối tương quan huynh đệ giữa người với người, những gì tạo nên sự hiệp thông vô biên giới phải là những tiêu chuẩn cho hành động của chúng ta. Bởi vì những gì giới hạn hoặc chia rẽ, đều nghịch với Thánh Thần của Chúa Kitô. Thánh Thần luôn chăm lo hiệp nhất Thân Thể Đức Kitô, duy trì sự hiệp thông và qui tụ mọi người hiệp nhất với Ngài.


Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh. Khi xưa Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các Tông Đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thì hôm nay xin cho chúng con cũng biết đón nhận Chúa Thánh Thần, để chúng con cũng được biến đổi trở thành tông đồ nhiệt thành làm chứng cho Chúa trong thời đại hôm nay. Amen.

Mỗi người một con đường riêng - Thứ bảy 22/5/2021

 


Ông Giuse Pégary là một nhà ái quốc Italia, ông được coi là nhà anh hùng dân tộc nhờ việc khởi xướng phong trào nổi dậy chống xâm lăng đánh đuổi quân Pháp và Áo giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong một thứ hiệu triệu gửi cho thanh niên Italia năm 1849 có đoạn viết: "Hỡi các bạn trẻ, tôi chẳng có gì cống hiến cho các bạn, ngoài sự đói khát, gian lao vất vả và cái chết. Tuy nhiên, tất cả những ai yêu mến mảnh đất thân yêu này hãy liên kết với tôi". Ðoạn văn quả là một lời thách đố, vậy mà khi được phổ biến, kết quả đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng. Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay cũng phần nào tương tự như một lời thách đố của Chúa Giêsu đối với tông đồ Phêrô. Lời thách đố này mang nội dung như thế nào? Mời mọi người cùng nghe qua tường thuật của thánh Gioan đoạn 21, 20-25.
Thứ bảy 22/5/2021 - Tuần 7 PS
Lời Chúa : Ga 21, 20-25

20 Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau ; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi : "Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy ?" 21 Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su : "Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?" 22 Đức Giê-su đáp : "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy." 23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là : "Anh ấy sẽ không chết", mà chỉ nói : "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ?"24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. 25 Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.

Lúc vừa mở mắt chào đời là lúc con người hội nhập vào xã hội. Chẳng phải là loại cây cỏ có thể tự mình phát triển nên con người luôn cần đến những người khác mới có thể sinh tồn. Bởi thế, dù muốn hay không, cuộc sống của người khác không thể không ảnh hưởng trên chúng ta, ngay cả khi họ chẳng giữ một vai trò gì. Có họ hay không, cuộc đời ta vẫn thế, vậy mà nếu thiếu vắng bóng họ, cuộc đời chúng ta cảm thấy thiếu mất điều gì. Con người là thế, chẳng ai đứng ngoài vòng liên đới. Ðau khổ và hạnh phúc của người khác, thường vươn tỏa lên con người tôi. Nhìn một người đang hạnh phúc, tôi có thể vui hoặc buồn. Vui, nếu tôi chia sẻ được phần hạnh phúc, buồn, nếu tôi không được hạnh phúc như họ, và nỗi buồn thấm thía hơn nếu người đang hưởng hạnh phúc kia đang ở trong cùng một hoàn cảnh như tôi. Người ấy cũng như tôi tại sao lại được nhiều may mắn đến thế.
        Câu hỏi của Chúa Giê su cũng là một lời mời gọi đầy thách thức riêng đối với thánh Phêrô và chung cho tất cả những ai muốn theo Ngài. Ðáp trả lời mời gọi trước hết là một quyết định riêng tư của mỗi người trưc tiếp giữa họ và Thiên Chúa. Lời mời gọi chẳng hứa hẹn ngon ngọt nhưng chỉ là gai góc, khổ đau, và khi đã chấp nhận theo Ngài thì cũng đòi hỏi kẻ theo Chúa tuyệt đối trung thành với con đường Ngài đã vạch ra cho mỗi người. Mỗi người có con đường riêng của mình, có thể con đường họ đang đi gập ghềnh sỏi đá và con đường của người bên cạnh lại yên vui phủ đầy bóng mát. Tuy vậy, họ cũng chẳng thể dừng lại ngồi nhìn người bên cạnh, Ngồi nhìn kẻ khác chỉ khiến họ thêm buồn tủi, mất hết nhuệ khí, chùn chân, không muốn tiến bước, mà không cất bước thì chẳng bao giờ đến đích điểm cuối cùng: một nơi đang bày sẵn phần thưởng để chờ đón họ. Ðường đi càng gian khổ thì niềm vui càng bừng nở. Thiên Chúa công bằng vô cùng, Ngài sẽ không để cho một ai phải thiệt thòi về những điều đã bỏ công góp sức. Cho đi thế nào thì sẽ nhận lại như vậy. Ðong đấu nào thì sẽ được trả lại bằng đấu ấy và còn đầy tràn hơn nữa.

Lạy Chúa, bước đường theo Chúa thường đầy gian khổ và không ít lần con đã dừng lại bâng quơ nghĩ ngợi và ghen tị so sánh với kẻ khác. Xin cho con luôn nhớ rằng dù có nhìn thấy trăm ngàn con đường người khác đang đi thì cũng chẳng ai có thể thay con trên con đường mà Chúa đang mở ra cho con. Chỉ vì khi nào biết can đảm tiến bước, con mới mong đạt đến đích điểm vinh quang mà Chúa đang dành để cho con đến lãnh nhận. Amen.