Câu chuyện về một ông già tên Jim.
Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ giữ nhà thờ rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
– Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
– Tôi đến cầu nguyện.
– Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
– Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
– Ông nói gì với Chúa?
– Tôi cầu nguyện: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa… Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:
– Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
– Chả biết!… Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
– Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
– Khi nào cha và sơ được người ta thăm mỗi ngày có vui không?
– Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
– Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
– Khách của ông là ai?
– Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
– Ngài nói gì với Jim?
– Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười nhắm mắt ra đi.
– Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
– Tôi đến cầu nguyện.
– Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
– Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
– Ông nói gì với Chúa?
– Tôi cầu nguyện: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa… Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:
– Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
– Chả biết!… Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
– Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
– Khi nào cha và sơ được người ta thăm mỗi ngày có vui không?
– Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
– Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
– Khách của ông là ai?
– Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
– Ngài nói gì với Jim?
– Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười nhắm mắt ra đi.
Chỉ cần có Giêsu, Jim đã ra đi bình an. Thật vậy, ai ở lại trong Thiên Chúa thì sẽ có niềm vui trọn vẹn. Ở lại với Chúa không theo nghĩa cứ ngồi cầu nguyện suốt ngày, nhưng có nhiều cách để chúng ta ở với Chúa, tùy hoàn cảnh mỗi người. Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi, và yêu thương hết mọi người. Ngài có mối tương quan đối với mỗi người thật đặc biệt, nhất là những ai biết “yêu mến Người và tuân giữ các giới răn của Người”. Nếu chúng ta ở lại trong Người, chúng ta sẽ có niềm vui và bình an, mà niềm vui ấy không ai có thể lấy mất, và không tìm được nơi một ai khác.
Thứ năm 06/5/2021 - Tuần 5 PS
Lời Chúa : Ga 15,9-11
Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.
Ở lại trong tình yêu là luôn hướng về nhau: Nghĩa là dù phải “xa mặt nhưng không cách lòng”, không gian địa lý hay thời gian cách biệt cũng không thể tách rời hai con tim đang hướng về nhau.
Cũng thế, khi Kitô hữu yêu mến Chúa Giêsu thì luôn nhớ và kết hiệp với Người mọi nơi mọi lúc trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Như thánh Phaolô từng nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,35.39).
Ở lại trong tình yêu là giữ lời nhau: Khi yêu nhau thật lòng, người ta không quản ngại thực hiện những gì đòi hỏi phải có dành cho nhau; cam kết những ràng buộc với nhau; ao ước và muốn làm những gì người yêu thích và làm hết sức để vui lòng người yêu.
Kitô hữu không thể nói yêu Chúa mà không giữ giới răn của Chúa, Kitô hữu yêu Chúa là làm theo ý Chúa và giữ điều răn Chúa. Bởi vì như Chúa Giêsu đã nói rõ điều kiện: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15,10).
Tóm lại, yêu nhau là ở lại trong tình yêu dành cho nhau, chứ không phải dành cho ai khác – yêu Chúa là dành tình yêu cho duy mình Chúa chứ không dành cho thụ tạo hay dành cho cái ghế hoặc thần tài danh lợi thú…
Yêu nhau là luôn hướng về nhau chứ không phải hướng về những thứ khác – yêu Chúa là lòng trí luôn kết hiệp với Chúa mọi nơi mọi lúc chứ không phải thả mình cho những đam mê lo ra chia trí…
Yêu nhau là luôn lo lắng và thực hiện nguyện vọng của nhau hơn là lo thực hiện ý mình – Yêu Chúa là lo thực hành ý Chúa qua giới răn Người ban chứ không phải lo làm theo ý mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết giữ điều răn Chúa dạy là “phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu”, để chúng con được ở lại trong Chúa, như Chúa ở lại trong tình yêu Chúa Cha. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét