(Thi sĩ Lamartine, một hôm băng qua rừng, nghe thấy có tiếng đập đá, sau mỗi tiếng đập lại vang lên tiếng cám ơn. Ông tò mò tìm đến nơi. Hỏi: "Bác cám ơn ai vậy?" - "Tôi cám ơn Chúa" - "Giả như bác giầu có, thì cám ơn Chúa cũng được đi. Ðàng này Chúa chỉ cho bác cái búa và bắt làm nghề vất vả, sao phải cám ơn mãi? - Không do dự, người đập đá trả lời: "Thiên Chúa đã thương một người thấp hèn như tôi, thì dù Ngài chỉ thương một lần là cho tôi được sống, ngần ấy cũng đủ để tôi cám ơn Ngài cả đời". Thế đấy. Dù nhận được tình yêu của Chúa một lần thôi, cũng phải cám ơn Ngài cả đời, huống hồ nhận được biết bao nhiêu ơn lành này khác).
Sự thật là như vậy. Nhưng khổ nỗi, không phải lúc nào cũng nhận ra hay dễ nhận ra. Ðành rằng chúng ta không phủ nhận cần có ơn Chúa, nhưng lắm lúc chúng ta không thấy nó rõ nét trong cuộc sống bình thường. Ðấy là một chuyện. Rồi khi cần một ơn nào cụ thể, đặc biệt khi gặp khó khăn, ta lại thấy dường như không thể có được nó. Chính Phaolô đã rơi vào trường hợp tương tự. Ngài bị một cái dằm chết tiệt đâm vào thân xác, van nài miết mà Chúa không cất đi cho. Nhưng Chúa bảo sao? "Ơn của Thầy đủ cho con" (2Cr 12,9). Ơn Chúa lúc nào cũng có. Ơn Chúa lúc nào cũng đủ. Nó không giống như ân nghĩa của con người. Ân nghĩa của con người nay còn mai mất. Thậm chí mất vào chính lúc ta cần nó mới tệ. Ðiều này không phải hiếm. Nhưng Thiên Chúa thì khác, vừa ân nghĩa lại vừa tín thành (Xh 34,4). Ân nghĩa và tín thành của Ngài luôn theo ta "hết mọi ngày trong suốt cộc đời" (Tv 23,6). Không một lúc nào rút lại ơn ban. Không một lúc nào ngừng ban ân sủng.
Thứ ba 28/3/2017 - Tuần 4 MC
Ga 5,1-3.5-16
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó. Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh. Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó. Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh. Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.
Trước mặt người bại liệt là một vùng trời tối, tối cả tương lai. Đã bao lần anh muốn thoát khỏi số phận nghiệt ngã, nhưng căn bệnh cứ trì kéo đeo đẳng anh. Mỗi lần anh xuống được hồ nước thì cơ hội lành bệnh lại vụt mất. Đã ba mươi tám năm nay, anh đã mòn mỏi, tuyệt vọng, cam chịu số phận rồi chăng? Cuộc trở lại của anh đã quá muộn màng chăng? Dường như Chúa Giê-su đợi đến lúc này để khơi lại cho anh niềm hy vọng, lúc mà theo như Bossis kinh nghiệm: “Khi tình hình đã tuyệt vọng xét theo nhân loại, thì đó chính là lúc hy vọng Ki-tô giáo bắt đầu”. Đối với Chúa Giê-su, không có cuộc hoán cải nào là quá muộn màng. Ngài luôn luôn mong chờ tội nhân sám hối, cho họ bắt đầu lại cuộc sống mạnh mẽ như một tạo vật mới. Chỉ muộn màng khi tội nhân chưa đặt mình đối diện với Thiên Chúa, Đấng Thánh Thiện, dù họ đã có nhận thấy quá khứ lỗi lầm của mình.
Tâm tình :Lạy Chúa, xin cho con biết chia sẻ và nâng đỡ những người yếu đau bất hạnh. Xin cho con dám hy sinh dấn thân phục vụ, sống bác ái yêu thương để đem niềm vui cho người khác như Chúa đã chữa lành cho cho người bệnh tật trong bài Tin mừng hôm nay. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét