Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Đổ máu làm chứng cho đức tin

Hình ảnh có liên quan

Một điều kinh hoàng thời hiện đại: Việc bách hại toàn cầu đối với các Kitô hữu đang ở đỉnh điểm của lịch sử
Cuộc bách hại chống lại Kitô giáo hiện đang “tồi tệ hơn bất cứ lúc nào khác trong lịch sử” và trong nhiều trường hợp, việc diệt chủng và các tội ác khác chống lại loài người “giờ đây đồng nghĩa với việc Giáo hội ở các quốc gia cốt lõi và nhiều khu vực hiện đang phải đối mặt với khả năng có thể bị xóa sổ sắp xảy ra”, theo một báo cáo mới từ Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ...
Trung Quốc, Eritrea, Iraq, Nigeria, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả-rập Xê-út, Sudan và Syria được xếp hạng “tột bậc” trong quy mô của cuộc bách hại chống Kitô giáo. Ai Cập, Ấn Độ và Iran được đánh giá là “cao gần như tột bậc”, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá “cao với mức độ vừa phải”.
“Nhiều người tị nạn đã kể những câu chuyện đầy khủng khiếp về cuộc bách hại: chẳng hạn như một người đàn ông có anh trai là linh mục đã bị bắt cóc – và mặc dù gia đình đã trả tiền chuộc, những bọn chúng đã giết hại vị linh mục này. Bọn chúng đã gửi cho gia đình một chiếc hộp trong đó đựng phần cổ tay đã bị chặt lìa, trên đó có hình xăm cây Thánh giá, để cho thấy rằng vị linh mục này đã bị giết”, Đức Tổng Giám mục Darwish nói.
           Nhiều Kitô hữu trong khu vực sợ hãi việc đến các trại tị nạn chính thức, do lo ngại về việc có thể bị hãm hiếp cũng như các hình thức bạo lực khác.
          Nhóm Nhà nước Hồi giáo và các chiến binh khác đều có liên quan đến hành động diệt chủng ở Syria và Irac. Trong khi Nhà nước Hồi giáo và các nhóm khác đã bị đánh bại trong các thành trì chính của họ, nhiều nhóm Kitô hữu đang bị đe dọa tuyệt chủng và sẽ không thể tồn tại sau một cuộc tấn công khác.
       Ở miền bắc Nigeria, nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã tham gia vào hành động diệt chủng chống lại các Kitô hữu.
         Có những báo cáo từ Bắc Triều Tiên về nạn đói cưỡng bức đối với các Kitô hữu cũng như hành động phá thai cưỡng bức. Một số Kitô hữu đã bị treo trên thập giá lửa, và một số khác đã bị nghiền nát bởi những chiếc xe lu. Các tín hữu Tin Lành và Công giáo được xếp hạng trong số những người ít được cảm thông nhất đối với chính phủ, vốn hạn chế khả năng tiếp cận của họ đối với lương thực, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Kitô giáo được kết nối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ, và các Kitô hữu đã bị hành hình như các điệp viên.
         Tại Sudan, việc theo đuổi chương trình nghị sự Hồi giáo cực đoan của chính phủ đã dẫn đến những sắc lệnh phá bỏ các nhà thờ Kitô giáo. Các Kitô hữu bị bắt bớ vì bị cáo buộc là theo đạo, và phụ nữ phải đối mặt với những khoản tiền phạt vì mặc các trang phục “khiêu dâm” hoặc bất nhã. Chính phủ đã tước đoạt đi các quyền công dân của những người có xuất xứ ngoài Sudan, khiến nhiều người phải rời bỏ quê hương tổ tiên của họ ở Nam Sudan. Nhiều người đã sống trong các ngôi nhà của họ trong hơn ba thập niên hoặc lâu hơn.
            Ở Ấn Độ, cuộc bách hại đã gia tăng từ năm 2014, với sự nổi lên của đảng cánh hữu Bharatiya Janata của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các nhóm có cùng khuynh hướng thường cáo buộc các Kitô hữu về việc cải đạo cưỡng bức, một nhà lãnh đạo Kitô giáo địa phương mạnh mẽ phủ nhận. Một nhóm tín hữu Công Chúa ở Ấn Độ đã tường thuật về 365 hành động tàn bạo thảm khốc và nghiêm trọng chống lại Kitô giáo vào năm 2016, với việc 10 người thiệt mạng và hơn 500 giáo sĩ hoặc các nhà lãnh đạo Giáo hội đã bị tấn công vì đức tin của họ.
        Một số Kitô hữu đã phải đối mặt với áp lực phải cải đạo dưới sự đe dọa của vũ lực, trong khi một số khác đã bị buộc phải tham gia các nghi lễ Hindu và chối bỏ đức tin của họ.
       Ở Trung Quốc, các cộng đồng Giáo hội hiện phải đối mặt với sự thù địch ngày càng gia tăng. Chính quyền ở một số tỉnh đã tháo dỡ Thánh giá tại một số nhà thờ và nhiều ngôi thánh đường đã bị phá hủy. Ở một số khu vực, cây thông Giáng sinh và thiệp chúc mừng đều đã bị cấm. Các Kitô hữu ở Ai Cập đã phải hứng chịu một cuộc tấn công đánh bom tự sát nghiêm trọng vào tháng 12 năm 2016 và một lần nữa vào Chúa nhật Lễ Lá vào tháng 4 năm 2017. Hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương trong cả hai vụ tấn công, trong đó nhóm Hồi giáo Nhà nước đã tuyên bố trách nhiệm.

Thứ bẩy 01/12/2018 - Tuần 34 TN
Lời Chúa: Lc 21, 34-36

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: „Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!“


Khi nghe tin sinh hoạt tôn giáo một nơi nào đó bị bách hại như vài trường hợp tại giáo phận Kontum hay trong việc giải tỏa tại dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vừa qua, đa số tín hữu Công Giáo nghĩ ngay đến việc cầu nguyện để xin ơn bình an và xin cho những người liên quan biết đón nhận Thánh ý Chúa qua những thử thách đó. Trong những lúc khó khăn và đức tin bị thử thách trực tiếp, chúng ta dễ dàng cầu nguyện và xin cho mình biết và đón nhận Thánh Ý Chúa trong những thử thách ấy. Nhưng cả những lúc bình yên, trong cuộc sống thường ngày với những công việc đều đặn tẻ nhạt, đức tin cũng bị thử thách trong sự nguội lạnh với những bổn phận và những đòi hỏi của một Kitô hữu là chứng nhân đức tin.

Những lo toan trong việc mưu sinh hằng ngày “lo lắng sự đời” dễ làm chúng ta quên đi thử thách của đời sống đức tin. Bạn được mời gọi cầu nguyện luôn để nhận biết Thánh ý Chúa và thực hành điều đó qua đòi hỏi của những giá trị Kitô giáo trong những công việc hằng ngày của bạn.

Lạy Chúa, xin con cho biết thường xuyên chạy đến với Chúa trong giờ cầu nguyện hằng ngày, để con biết nhận ra Thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, khi gặp niềm vui cũng như khi gặp thử thách, để con biết điều Chúa muốn cho con và vui lòng đón nhận điều ấy. Amen.

Không có nhận xét nào: