Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Ánh sáng thật là Ai ?


Kết quả hình ảnh cho suy niêm tin mừng ngày 31 tháng 12 tuần bát nhật Giáng sinh

Một hôm, tôi và con trai cùng trồng đậu. Vì thời tiết nóng bức, lũ chuột hoành hành, nên tôi vùi hạt đậu sâu xuống đất. Vài ngày sau, tôi dắt con trai ra xem. Khi bới đất lên, tôi thấy rất nhiều hạt đậu đã nảy mầm, phía trên mỗi hạt đậu nhú lên hai chiếc lá non màu vàng. Những sinh mệnh yếu ớt đang lớn lên từng giây từng phút trong khoảng trống dưới đất. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ ngoi lên khỏi mặt đất.
Con trai ngạc nhiên hỏi tôi:
– Mẹ ơi, những mầm cây này cũng có mắt hay sao mẹ?
Tôi trả lời:
– Chúng không có mắt đâu con.
Vậy tại sao chúng lại biết vươn lên khỏi mặt đất mà không đâm xuống dưới.
– Bởi vì chúng muốn tìm kiếm ánh sáng. Không có ánh sáng chúng sẽ chết.
– Mẹ ơi, nếu không có ánh sáng, con người chúng ta có chết không?
Con trai tôi lại hỏi tôi.
– Chắc chắn là thế rồi, nhưng tôi không dám trả lời như thế mà chỉ nói với nó:
– Con yên tâm đi, không bao giờ thiếu ánh sáng đâu.
Vâng! Ánh sáng không hề thiếu và ánh sáng không thể thiếu. Vì nếu thiếu ánh sáng, mọi loài sẽ không thế tồn tại trên cõi đời này.
Mẹ Têrêsa bảo: “Chúa Giêsu đã đến như là ánh sáng của thế gian” Và mẹ còn viết rất hay như sau:
“Với tôi, Chúa Giêsu là tất cả:
Chúa Giêsu là sức sống tôi muốn sống;
Ngài là ánh sáng tôi muốn chiếu tỏa;
Ngài là đường tôi đi về nhà Cha,
Là tình yêu tôi muốn tỏ tình,
Là niềm vui tôi muốn chia sẻ,
Là hạt giống an bình, tôi gieo rắc.”

Thứ ba 31/12/2019 - Tuần bát nhật Giáng Sinh
Lời Chúa : Ga 1, 1-18

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố: "Ðây là Ðấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi." Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Ðức Giêsu Kitô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

Suy niệm :


Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa rất đáng mến, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng với uy linh Ngài, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu không ngại thương tích, biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào ngoài việc chu toàn Thánh Ý Chúa. Amen.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Niềm an ủi từ Thiên đường



alt


Những ngày cuối Thu, mưa suốt ngày không ngớt làm khí hậu trở nên lành lạnh. Hình như Đất Trời đã sẵn sàng chuyển sang Đông. Đây cũng là mùa lễ Đức Chúa Trời giáng sinh xuống thế gian, có lẽ ai ai trong chúng ta đều cảm nhận được sự bình an của mùa phước hạnh. Theo truyền thống thì mọi người gởi cho nhau thiệp chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới, người thân chia sẻ chút ít quà đôi khi do chính tay họ làm, gọi là trao cho nhau chút tình cảm ngọt ngào. Mùa Đông thì đêm dài ngày ngắn. Chỉ 4 giờ chiều là trời đã sẫm tối. Chen lẫn với ánh đèn đường là màu sắc rực rỡ của những ngôi nhà được trang trí bởi bao ngọn đèn xinh xắn, tạo nên một bức tranh đầy ánh sáng thật đẹp mắt. Ánh sáng đó còn mang ý nghĩa “Chúa đến mang niềm vui và ánh sáng cho con người".
         Ở thành phố chúng tôi cư ngụ, trong lúc mọi người rộn rịp chờ đón mùa Giáng Sinh, thì một buổi sáng có vụ bắn súng giết người kinh hoàng xảy ra ngay giữa chợ. Mối lo sợ chưa kịp lắng xuống thì sáng sớm hôm sau một người thanh niên trẻ không hiểu vì lý do gì đã mang súng bắn ngay tại trường tiểu học làm thiệt mạng 20 em bé từ 5-10 tuổi và 6 người lớn. Còn bàng hoàng nào hơn khi nghĩ đến những bậc phụ huynh buổi sáng hôm đó còn đưa con tới trường, đâu biết đó là lần cuối cùng bên con… Còn chua xót nào hơn khi nghĩ đến những tâm hồn bé nhỏ, đôi mắt còn thơ ngây hân hoan mơ về món quà Giáng Sinh mà ông già Noel sắp đem đến cho chúng, thèm thuồng biết bao khi nhìn Mẹ chúng làm những chiếc bánh ngọt thơm phức. Hôm nay, chính những em bé đó đã kinh hoàng, hốt hoảng khi đối mặt với họng súng giết người, chứng kiến tiếng la hét, máu đỏ thắm, người ngã xuống!
        Bạn ơi, chúng ta biết dù có bao lời chia buồn cũng không đủ để xoa dịu nỗi đớn đau trong thảm cảnh này... Lời nói của vị Tổng Thống kính yêu thốt ra: "Hôm nay trái tim chúng ta đã tan vỡ…” Riêng tôi cũng muốn được chia sẻ một điều. Tôi đã không ngăn được xúc động khi một cậu bé 7 tuổi chạy đến bên tôi và hỏi tôi có bao giờ nhìn thấy người chết không? Tôi trả lời:"Có, buồn thảm lắm". Nó nắm chặt tay tôi và nói: "Con đã nhìn thấy bạn thân con chết ngày hôm nay, 12/14/12".
       Những ngày cuối Thu, mưa suốt ngày không ngớt làm khí hậu trở nên lành lạnh. Hình như Đất Trời đã sẵn sàng chuyển sang Đông. Đây cũng là mùa lễ Đức Chúa Trời giáng sinh xuống thế gian, có lẽ ai ai trong chúng ta đều cảm nhận được sự bình an của mùa phước hạnh. Theo truyền thống thì mọi người gởi cho nhau thiệp chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới, người thân chia sẻ chút ít quà đôi khi do chính tay họ làm, gọi là trao cho nhau chút tình cảm ngọt ngào. Mùa Đông thì đêm dài ngày ngắn. Chỉ 4 giờ chiều là trời đã sẫm tối. Chen lẫn với ánh đèn đường là màu sắc rực rỡ của những ngôi nhà được trang trí bởi bao ngọn đèn xinh xắn, tạo nên một bức tranh đầy ánh sáng thật đẹp mắt. Ánh sáng đó còn mang ý nghĩa “Chúa đến mang niềm vui và ánh sáng cho con người".
       Ở thành phố chúng tôi cư ngụ, trong lúc mọi người rộn rịp chờ đón mùa Giáng Sinh, thì một buổi sáng có vụ bắn súng giết người kinh hoàng xảy ra ngay giữa chợ. Mối lo sợ chưa kịp lắng xuống thì sáng sớm hôm sau một người thanh niên trẻ không hiểu vì lý do gì đã mang súng bắn ngay tại trường tiểu học làm thiệt mạng 20 em bé từ 5-10 tuổi và 6 người lớn. Còn bàng hoàng nào hơn khi nghĩ đến những bậc phụ huynh buổi sáng hôm đó còn đưa con tới trường, đâu biết đó là lần cuối cùng bên con… Còn chua xót nào hơn khi nghĩ đến những tâm hồn bé nhỏ, đôi mắt còn thơ ngây hân hoan mơ về món quà Giáng Sinh mà ông già Noel sắp đem đến cho chúng, thèm thuồng biết bao khi nhìn Mẹ chúng làm những chiếc bánh ngọt thơm phức. Hôm nay, chính những em bé đó đã kinh hoàng, hốt hoảng khi đối mặt với họng súng giết người, chứng kiến tiếng la hét, máu đỏ thắm, người ngã xuống!

Bạn ơi, chúng ta biết dù có bao lời chia buồn cũng không đủ để xoa dịu nỗi đớn đau trong thảm cảnh này... Lời nói của vị Tổng Thống kính yêu thốt ra: "Hôm nay trái tim chúng ta đã tan vỡ…” Riêng tôi cũng muốn được chia sẻ một điều. Tôi đã không ngăn được xúc động khi một cậu bé 7 tuổi chạy đến bên tôi và hỏi tôi có bao giờ nhìn thấy người chết không? Tôi trả lời:"Có, buồn thảm lắm". Nó nắm chặt tay tôi và nói: "Con đã nhìn thấy bạn thân con chết ngày hôm nay, 12/14/12".

Thứ hai 30/12/2019 - Tuần bát nhật Giáng sinh
Lời Chúa : Lc 2,36-40

36 Khi ấy, có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm,37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. 39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Vị tiên tri là gì nếu không phải là kẻ truyền rao Thiên Chúa, truyền rao ơn cứu độ. Như vậy, chúng ta có thể gọi bà Anna là mẫu mực cho người tín hữu trong cuộc sống và hành động. Bà đã can đảm và chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn trong chay tịnh và cầu nguyện, cũng như luôn hy vọng đợi chờ, dù cho sự việc chẳng biết bao giờ mới xảy ra và khi đã đón nhận hồng ân thì lại sẵn sàng truyền rao chia sẻ cho kẻ khác. Hồng ân bà nhận được hôm nay luôn là một chứng từ thôi thúc tín hữu thêm lòng cậy trông, vì Thiên Chúa sẽ không chê bỏ những ai đặt hết hy vọng vào Ngài.

Trong mùa Giáng Sinh, mùa kỷ niệm một biến cố phi lý mà con người không thể hiểu thấu. Ước mong rằng mỗi người trong chúng ta biết bắt chước như bà Anna là sẵn sàng đón nhận những đau khổ, những phi lý về ơn cứu độ và nhất là luôn nhớ sứ mệnh tiên tri đã được trao ban từ ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để rồi ta có thể bắt chước thánh Phaolô mà nói được như Ngài: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Ðức Kitô”. 

Lạy Chúa Giêsu là vua tình yêu, là ánh sáng trần gian, xin chiếu soi vào những nơi còn chìm trong bóng tối của thù hận dối trá, của ích kỷ ghen ghét để nhân loại nhận được ánh sáng cứu độ. Trước khi đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã có ba mươi năm sống âm thầm vâng phục cha mẹ nơi gia đình Nagiarét, xin cho chúng con biết yêu mến đời sống gia đình là nơi ươm mầm hạt giống đức tin và hun đúc tình yêu thương nhân loại. Xin cho chúng con luôn sống tâm tình cầu nguyện, tạ ơn về tất cả hồng ân Chúa đã ban, đặc biệt hồng ân được Thiên Chúa yêu thương ban Đấng Cứu Độ. Amen.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Mẫu gia đình hạnh phúc


Kết quả hình ảnh cho LỄ tHÁNH GIA

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỜ KINH TỐI GIA ĐÌNH:

Một cha xứ kia đi thăm các gia đình trong xứ để kiểm tra nhân danh. Gặp một đôi vợ chồng không đọc kinh tối gia đình, cha hỏi: “Gia đình ông bà có đọc kinh chung gia đình không?”. Họ trả lời không, vì con cái phải đi học thêm hay phải đi làm theo ca. Ông phải ưu tiên kiếm sống cho gia đình như người ta thường nói: “Có thực mới vực được đạo!” Bấy giờ cha xứ lại hỏi: “Nếu ông bà biết rõ là nhờ đọc kinh tối hàng ngày mà một đứa con sẽ tránh được cơn bệnh hiểm nghèo, tránh được một tai nạn; Nhờ đọc kinh tối mà chúng mới có công ăn việc làm đều đều, chúng mới có đủ sáng suốt để làm bài thi; Nhờ đọc kinh mà các linh hồn tiên nhân ông bà cha mẹ và những người thân đã chết sẽ sớm được lên thiên đàng… thì ông bà có tổ chức đọc kinh gia đình hàng ngày không?” Họ trả lời: “Có thể chúng con sẽ đọc”. Cha xứ lại hỏi: “Giả như gia đình làm ăn thất bại phải mang nợ tới 100 triệu đồng, khó lòng trả nợ cả vốn lẫn lãi, mà nếu ngày nào có đọc kinh tối 15 phút, thì gia đình sẽ được chủ nợ trừ bớt số lời 100.000 đồng, thì ông bà có đọc kinh tối chung không?”. Bấy giờ ông kia hỏi lại: “Thưa cha, cha hỏi như vậy để làm gì?” Bấy giờ cha xứ mới ôn tồn trả lời: “Tôi nói như vậy để cho thấy nguyên nhân gia đình ông bà không đọc kinh tối, không phải vì không có thời giờ hay vì bận làm việc, mà lý do chính là vì nghĩ rằng đọc kinh tối gia đình là điều vô ích. Chỉ cần đi lễ nhà thờ đã đủ. Tôi hỏi vậy để cho thấy việc đọc kinh cũng quan trọng không kém việc giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của các người thân trong gia đình, cũng có giá trị như một số tiền thiêng liêng, giúp bớt phần phạt cho các thân nhân ông bà đã qua đời, và giá trị của việc đọc kinh cũng có thể tương đương với số tiền cần chi dùng hàng ngày”.
Chúa nhật 19/12/2019
Lễ Thánh gia thất
Lời Chúa : Mt 2, 13-15. 19-23

Khi các đạo sĩ đã đi rồi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người". Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm cho trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: "Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập".Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe những tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa. Khi Hêrôđê băng hà, thì đây thiên thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ bên Ai-cập và bảo: "Hãy chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm hại mạng sống Người đã chết". Ông liền chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó. Ðược báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua các tiên tri rằng: "Người sẽ được gọi là Nadarêô".

Giê su, Người sinh ra để cứu thế; nên cũng ngay từ đầu Matthêô cho chúng ta thấy ơn cứu độ của Người đã lan ra khắp thế giới. Câu truyện Hài Nhi tỏ mình ra cho các đạo sĩ từ phương Ðông đến có mục đích phục vụ quan điểm này. Nhưng Người chỉ cứu thế bằng con đường Tử nạn - Phục sinh; nên sau bài tường thuật trên, Matthêô đã kể lại câu chuyện chúng ta đọc hôm nay về trẻ Yêsu.
Hôm nay chúng ta thấy Người được đem đi lánh nạn rồi trở về Nagiarét. Hêrôđê đã hoài công làm đổ máu nhiều người vô tội. Chúa Yêsu đã không thoát khỏi tay Philatô và đang là Chúa sống lại ban sức mạnh cho các Tông đồ để khởi sự hoạt động của Hội Thánh từ "Galilê dân ngoại" đó sao? Như vậy, câu truyện Hài Nhi được cứu thoát hôm nay chẳng muốn diễn tả cuộc Tử nạn - Phục sinh của Chúa Yêsu đó sao? Matthêô trong câu chuyện này muốn báo trước việc thế gian muốn giết Chúa Yêsu, nhưng Người đã sống lại mạnh hơn bao giờ hết từ cõi chết. Có lẽ đó mới là những điều Matthêô muốn diễn tả thật sự khi viết nên câu chuyện này.
Chúng ta có thể tóm tắt được như sau: tác giả đã dùng một câu chuyện truyền tụng trong đám bà con họ hàng của Yuse để giới thiệu Chúa Yêsu, không phải là một Hài Nhi ở Nagiarét mà là Ðấng Thiên Chúa đang sống động trong lời giảng của các Tông đồ. Người là Vị Thiên Sai của Thiên Chúa sinh ra trong dòng dõi Ðavít. Người là Israel mới mà Thiên Chúa cứu chuộc. Người là Môsê đích thực đã được cứu thoát để xây dựng Dân Mới cho Thiên Chúa. Ý đồ tương tự nơi Israel cũ trong thời gian ở Aicập và lưu đày ở Babylon. Nhưng nhất là nó báo trước cuộc Tử nạn - Phục sinh của Chúa Yêsu: thế gian tưởng giết chết được Người, nhưng kìa Người đã sống lại và đang ở "Babylon dân ngoại" tức là Hội Thánh của chúng ta hiện nay.
Chúng ta hãy nghe Matthêô tuyên xưng niềm tin phong phú ấy để yêu mến Chúa Yêsu nhiều hơn và lãnh nhận lấy ơn cứu độ từ nơi Người.

Lạy Chúa Giê su, xin ban cho các gia đình tín hữu chúng con luôn “trên thuận dưới hòa”, “một lòng một ý”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì tình yêu ban đầu. Xin cho họ biết “cho nhiều hơn nhận”, biết “ân cần phục vụ” cho nhau, biết “quảng đại tha thứ và nín nhịn các yếu đuối lỗi lầm” của nhau. Biết “nói ít làm nhiều”, và “sẵn sàng vác thánh giá” là chịu đựng người bạn đời của mình”… Nhờ đó các gia đình chúng con hy vọng sẽ trở thành thiên đàng trần gian, là dấu chỉ chúng con sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu sau này.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Giết trẻ vì sợ mất quyền lực

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Mt 2,13-18

VỚI BỘ ÁO ĐỨC BÀ TÔI SẴN SÀNG CHẾT VÌ ĐẠO CÔNG GIÁO

. Sáng ngày 20-7-1900, làng Công Giáo Châu-Gia-Hà thuộc Tần Huyện, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) bị thất thủ. Bọn giặc Quyền Phỉ tràn vào lục soát các gia đình Công Giáo. Họ giết chết các tín hữu. Một số đông chạy đến ẩn trú trong nhà thờ.
      Tại đây có Cha Sở Léon Ignace Mangin (1857-1900), Thừa Sai dòng Tên người Pháp, và Cha Paul Denn (1847-1900) cũng dòng Tên. Hai Cha nhất quyết cùng sống cùng chết với đoàn chiên. Các ngài can đảm khuyến khích các tín hữu Công Giáo bình tĩnh và sẵn sàng chịu chết vì Đức Tin.
      Khi quân lính tiến vào nhà thờ, họ giơ súng bắn xối xả vào đám tín hữu đang quỳ cầu nguyện trước Nhà Tạm, trước Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ và trước hai vị Chủ Chăn. Trong giây phút hỗn độn và hãi hùng, một số thanh niên và đàn ông tìm cách thoát khỏi cơn sát hại. Họ ùa vào Phòng Thánh, phóng mình qua cửa sổ và chạy trốn. Đợt chạy đầu thoát nhưng đến đợt thứ hai thì bị bọn lính chặn lại. Lính đứng sẵn dưới đất, khi một thanh niên vừa phóng qua cửa sổ, chạm chân xuống đất, họ giơ súng bắn ngã gục. Sau cùng, vì mệt và vì chán ngấy với hành động sát hại dã man, bọn lính bắt khoảng 50 tín hữu đem nộp cho toán quân của chính phủ đang chiếm đóng ở làng Công Giáo gần đó.

Trong số 50 tín hữu Công Giáo bị bắt có thanh niên Phêrô Châu Nhật Tân (1881-1900). Châu Nhật Tân là con trai thứ hai của ông Châu Vũ Đình. Anh Châu là học trò Các Linh Mục dòng Tên. Anh nổi tiếng gương mẫu về tinh thần kỷ luật và về các sinh hoạt cộng đoàn. Anh còn là tín hữu đạo đức, thâm trầm và được mọi người mến chuộng.

Khi tướng Trần Tắc Lâm nhìn thấy anh Châu Nhật Tân đi chân không, áo quần tơi tả và khuôn mặt ướt đẫm nước mắt, ông động lòng cảm thương và nhất định cứu sống anh. Tướng Trần Tắc Lâm thừa lệnh tổng trấn Lý Bình Hằng của tỉnh Sơn Đông đến giải quyết vấn đề các tín hữu Công Giáo. Ông gọi riêng anh Châu và dùng lời lẽ vừa nhân ái vừa đượm đầy tình phụ tử để thuyết phục:
- Hãy dứt khoát một lần từ bỏ Đạo Công Giáo, em sẽ được tự do.
  Anh Châu vừa mạnh mẽ trả lời KHÔNG! KHÔNG! vừa ngoảnh mặt đi nơi khác như lộ vẻ kinh tởm.
Tướng Trần vẫn tiếp tục dụ dỗ:
- Em chỉ cần nói một lời thôi, tôi sẽ cứu em khỏi chết.
Anh Châu cương quyết:
- Không! Không! em không nói!
Tướng Trần nài nỉ:
- Thôi em không cần nói chi hết. Chỉ cần làm một dấu hiệu chứng tỏ em chối Đạo là đủ. Nếu không, tôi sẽ ra lệnh bắn em!
        Những người không Công Giáo có mặt tại buổi đối thoại hôm đó, sau này làm chứng rằng cuộc dụ dỗ và chiến đấu giữa tướng Trần và anh Châu kéo dài rất lâu. Sau cùng, để dứt khoát trước mọi dụ dỗ của tướng Trần, anh Châu thẳng thắn nói:
- Thưa ngài, ngài đâu có thể chối bỏ Cha Mẹ ngài. Em đây cũng vậy. Em không thể nào chối bỏ THIÊN CHÚA em kính yêu và tôn thờ.
       Tức giận vì không thuyết phục được chàng thanh niên Công Giáo can đảm, ông tướng hét lớn:
- Hãy xéo đi, mày thực là tên ngu xuẩn!
Và ông ra lệnh bắn chết anh Phêrô Châu Nhật Tân. Năm đó anh vừa đúng 19 tuổi xuân.

... Vị tử vì đạo thứ hai là Chị Rosa Phạm Huệ (1855-1900), trinh nữ Trung Hoa. Chị chào đời trong một gia đình Công Giáo tại làng Phạm, tỉnh Hà Bắc. Chị là giáo viên nhân từ, đạo đức, khiêm tốn và luôn sống thanh đạm.
       Khi bọn giặc Quyền Phỉ nổi lên giết chết các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, Chị Rosa Phạm Huệ đang dạy giáo lý cho các trẻ em tại làng Vương-Gia-Trang. Tháng 7 năm 1900, thấy tình thế bắt Đạo mỗi ngày một dữ dội, Chị Huệ đóng cửa lớp và trở về quê quán ở Trương-Não-Gia. Từ đó, Chị lang thang nay đây mai đó, tìm nơi ẩn trốn.
     Tuy nhiên, dầu trốn ẩn, tận nơi sâu kín tâm lòng, Chị vẫn ao ước có ngày được diễm phúc tuyên xưng Đức Tin Công Giáo. Chính bạn gái của Chị làm chứng như thế trong lời khai cho án tôn phong chân phước cho Chị. Ngày 15-8-1900, cả hai cùng tham dự Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chị Phạm Huệ đã thức suốt đêm hôm đó để cầu nguyện.
     Sáng ngày 16-8, bọn giặc Quyền Phỉ đột nhiên ồ ạt tấn công làng Trương Não Gia, cho đến giờ phút ấy vẫn tạm yên, không bị quân lính quấy nhiễu. Chúng bắt ngay em trai Chị Huệ và một tín hữu Công Giáo khác. Nhưng thật ra bọn giặc chỉ chủ ý tìm Chị Phạm Huệ, một trinh nữ Công Giáo quá nổi tiếng về lòng đạo đức, tinh thần bác ái và nhất là lòng nhiệt thành giảng dạy giáo lý cho các trẻ em.
     Binh lính hùng hổ lục soát mọi hang cùng ngõ hẻm để tìm cho ra tông tích Chị Huệ, nhưng vô hiệu. Thấy vậy, ba tên du đãng ngoại giáo trong làng nhập cuộc để tìm cho ra chỗ trú của Chị Huệ. Sau cùng, ba tên này khám phá ra Chị đang ẩn nơi bờ đê của làng. Chúng nói với Chị:
- Chị an tâm, bọn giặc đi rồi, tụi tôi sẽ đưa Chị về làng an toàn.
       Chị Huệ hiểu ngay chúng chỉ giả vờ giúp Chị để tóm trọn số tiền Chị đang mang trong mình. Chị Huệ nhất định từ chối không chịu đi theo 3 tên côn đồ. Thấy vô hiệu, chúng đổi chiến thuật, hô lớn tiếng, gọi bọn lính Quyền Phỉ đến.
Bọn lính quá mừng, chạy ào tới hỏi:
- Chị có phải là tín hữu Công Giáo không?
Chị Rosa Phạm Huệ trả lời:
- Chắc chắn rồi, tôi là người Công Giáo!
Bọn lính dùng dao đâm Chị một nhát và hỏi tiếp:
- Chị có chịu bỏ Đạo không?
Chị bình tĩnh đáp:
- Không!
Bọn lính dùng dao rạch một đường nơi mông Chị, rồi lập lại câu hỏi, Chị cũng lập y lại: ”KHÔNG”. Bọn lính xẻo một tai của Chị nhưng Chị Huệ vẫn can đảm nói:
- Không, tôi không chối Đạo! Tôi là nữ tử Thiên Hoàng, tôi không chối bỏ Ngài!
Rồi Chị giơ cao Bộ Áo Đức Bà Camêlô đang mang trong mình và nói:
- Với Bộ Áo Đức Bà tôi sẵn sàng chết vì Đạo Công Giáo!
Bọn lính đâm tiếp mấy lát dao nữa rồi liệng Chị xuống sông. Chị Rosa Phạm Huệ dùng chút sức còn lại bơi vào bờ, nhưng rồi kiệt sức, Chị buông mình cho dòng nước mang đi.

Thứ bảy 28/12/2019 
Lễ các Thánh Anh hài
Lời Chúa : Mt 2,13-18

Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy! ” Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập. Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.

       Mang danh là Hêrôđê Cả và được Rôma cho cai trị một số vùng miền Bắc Palestin, với cái tính hèn nhát, vua nhìn đâu cũng thấy nguy cơ phản bội, đến nỗi ông không ngại giết chết ba đứa con trai ruột vì sợ nó chiếm ngôi. Hôm nay, vua ra tay tàn sát các hài nhi ở Bêlem và vùng phụ cận, “giết lầm hơn bỏ sót” với hy vọng Hài Nhi Giêsu sẽ bị giết trong số các hài nhi.
      Có thể nói, việc đam mê cái ghế quyền lực không chỉ là chuyện của thời nào, mà là có từ khi có thế giới loài người và sẽ tồn tại cho đến tận thế. Người ta tìm mọi cách và mọi thủ đoạn để đoạt được cái ghế quyền lực, và khi đã đoạt được thì người ta cũng tìm cách bảo vệ nó bằng bất cứ giá nào. Việc này vẫn đã và đang xảy ra trong xã hội chúng ta, từ cấp nhà nước đến làng xã, len lỏi cả vào trong Giáo Hội, thậm chỉ ảnh hưởng cả vào trong các tu viện khi không thiếu những người tìm mưu tính kế hạ bệ người khác để mình được thăng lên.
        Hôm nay, bài Tin Mừng tường thuật việc các thánh Anh Hài bị giết bởi bàn tay bạo quyền của  Hêrôđê, âu cũng vì ông lo sợ cái ghế của ông bị lung lay.
Chúa dạy chúng ta:
 Tập sống khiêm tốn tự hạ, chứ đừng vì cái chức cái quyền hay quyền lợi mà bày mưu kế hãm hại tha nhân.

Lạy Chúa, ngày nay bao trẻ em vô tội vẫn đang tiếp tục bị giết bởi thiếu dinh dưỡng, bởi không được bảo vệ, và đặc biệt do chính những người cha người mẹ chỉ vì danh dự hoặc khó khăn mà tàn độc giết chính con mình ngay từ trong bào thai. Xin Chúa khơi dậy lên ý thức và lương tâm mọi người, để họ biết tôn trọng sự sống là ân huệ cao quý nhất mà Chúa ban cho con người. Amen

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Tin có Chúa trong đời


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga20,2-8

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất, văn phòng còn bao nhiêu văn kiện chưa duyệt xọng. Từ lúc nào chẳng rõ, Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Chẳng hiểu tại sao phải có cái ngày lễ phiền phức như vầy với bao nhiêu là thứ phải lo, quà cáp phải mua cho nguời này nguời kia, tôi mong có thể lăn quay ra ngủ cho qua muà Giáng Sinh như mấy chú gấu tỉnh bơ an giấc suốt mùa đông. Tôi cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi, và tự hỏi không biết đứa con gái có thèm chơi đồ như vậy không.
        Tôi duyệt qua mấy dãy hàng bán đồ chơi, và chọn đại một con búp bê nhìn cũng xinh xắn, chạy lẹ ra xếp hàng tính tiền. Tình cờ tôi nhìn thấy 1 chú bé đứng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh sắn dễ thương. Chú bé ôm đôi hai trên tay mặt sáng rỡ. Tôi nhìn chú bé và hơi ngạc nhiên chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một mốn đồ chơi nó rất yêu thích.
      Trong khi đó chú bé nói với nguời tính tiền:
– Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà!
     Cô gái trả lời có vẻ như chịu hết nổi:
– Cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà còn hỏi nhiều, lôi thôi quá đi. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho nguời khác, khi nào tìm đủ tiền thì đến trả.

Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã mình đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:
– Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.
– Dạ không, cháu mua cho Mẹ của cháu. Mẹ cháu bịnh rất nặng, và ba nói Mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này Mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho Mẹ, để Mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!
       Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là Mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào hồn tôi. Chú bé nói tiếp:
– Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua đuợc đôi hài, tất cả các tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú.
      Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé.
–Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với Mẹ, đôi hài đẹp lắm!
       Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói:
– Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu.
      Tôi bước ra cửa tiệm, trên đuờng lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ qúa mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gởi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một trái tim nhậy cảm để có thể nghe được, cảm nhận được những niềm đau nỗi khổ của những người bé nhỏ xung quanh mình, để chúng con biết chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Đặc biệt là trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con ý thức những món quà trao nhau và khi cầm trong tay món quà của người thân, xin nhắc con nhớ đến những người nghèo khổ chưa bao giờ từng được nhận quà. Trong bận rộn mua sắm của mùa Giáng Sinh, xin cho con ý thức món quà qúy nhất con nhận được trong Mùa Giáng Sinh chính là sự sống của Ngôi Hai. Amen!

Thứ  sáu 27/12/2019
Lễ Thánh Gioan Tông đồ
Lời Chúa : Ga 20,2-8

Buổi sáng ngày phục sinh, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Gioan Tông Đồ, “người môn đệ Đức Giêsu thương mến” và là tác giả sách Tin Mừng thứ IV. Trong Tin mừng này, thánh nhân đã đọc lại các biến cố cuộc đời Chúa Giêsu dưới ánh sáng đức tin. Qua sự kiện ngôi mộ trống, ngài đã đi từ cái “thấy” bằng đôi mắt thể lý đến cái “thấy” bằng đôi mắt đức tin. Từ “ngôi mộ không còn xác Thầy”, thánh Gioan đã tin rằng Thầy mình đã sống lại.
       Dưới ánh sáng đức tin chúng ta nhận ra bàn tay Thiên Chúa đang ôm ấp, chở che, nâng niu và dẫn dắt chúng ta từng bước trên đường sự thật để đến sự sống.
       Người tín hữu kitô hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố trong đời sống đức tin, như lối sống thực dụng, coi nhẹ các giá trị thánh thiêng… hay khi tình yêu bị phản bội, hạnh phúc bị chia lìa, tâm hồn đang lún sâu trong vũng lầy tội lỗi, không tìm ra giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống mình. Những thử thách này có thể làm cho đức tin chao đảo, suy yếu nhưng cũng là dịp để rèn luyện, củng cố đức tin. Trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta hãy nhớ lại lời Thầy Giêsu mời gọi: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Chỉ có sự can đảm trong đức tin mới giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện và yêu thương nhìn chúng ta. Chính Ngài lèo lái con thuyền đời ta ngang qua những lựa chọn và quyết định phù hợp với thánh ý Ngài.

Lạy Chúa, đức tin đưa con vào gặp gỡ thân tình với Chúa. Nguyện Chúa gìn giữ đức tin luôn cháy sáng nơi tâm hồn con, để con biết đặt tin tưởng nơi Ngài là khởi điểm và đích điểm cuộc đời con. Nguyện Chúa mở mắt đức tin giúp con thấy Chúa hiện diện nơi tha nhân để nhờ đó, con có những hành động bác ái thiết thực vì con hiểu rằng đức tin hành động nhờ đức ái và đức ái được minh chứng bằng những việc làm. Amen.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Giá máu

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng lễ thánh Stephano tử đạo a

Abraham Lincoln có một viên đại úy cận vệ rất can đảm, lúc nào anh cũng muốn đòi Tổng Thống cho anh ra chiến trường để chiến đấu chứ không thích làm công việc cận vệ kiêm thư ký tẻ nhạt và chán ngắt hằng ngày. Một hôm Tổng Thống nói với anh:”Này anh, anh cứ đòi chết cho tổ quốc ; nhưng lúc này tôi lại đang muốn anh sống cho tổ quốc cơ!”. Các Kito Hữu chúng ta lúc này đây có lẽ chưa có cơ hội chết vì Giáo Hội như Thánh Stephano, nhưng chắc chắn chúng ta đang được mời gọi sống cho Giáo Hội. Vậy hãy xin Chúa Thánh Thần chỉ dạy cho chúng ta cách sống thế nào để mọi người nhìn vào cuộc sống của chúng ta, họ có thể nhận ra Chúa và Giáo Hội.

Thứ năm 26/12/2019
Lễ Thánh Stephano, tử đạo tiên khởi
Lời Chúa: Mt 10,17-22

17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì : 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết ; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

Ngày hôm qua chúng ta hân hoan cử hành lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Con Chúa ra đời; hôm nay phụng vụ lại giới thiệu cho chúng ta gương mặt Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo tiên khởi của Giáo Hội, đã hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho tình yêu của Hài Nhi vừa chào đời này. Khi cử hành như thế, Giáo hội muốn chúng ta nhận ra rằng: Thập giá luôn gắn liền với Chúa Giêsu và những ai theo Người. Người môn đệ đích thực của Chúa sẽ được đồng phận với Ngài, chịu hiểu lầm, chịu bách hại vì đi ngược với thế gian. Khi nỗ lực đạt đến sự trọn lành, người ngay chính phải chịu nhiều đau khổ vì sự ngay chính của mình, bởi kẻ thù của Chúa gây nên. Chúa Giêsu đã tiên báo: “Vì Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ” (Mt 10, 22a); “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước.” (Ga 15, 18). Trong thực tế, lời tiên tri này không chỉ được ứng nghiệm ngay từ buổi đầu của Giáo Hội, mà còn tiếp tục trong thời đại hôm nay khi các Kitô hữu vẫn không ngừng chịu đau khổ vì sống và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Thánh Phaolô chia sẻ trải nghiệm này với môn đệ Timôthê khi nói: “Những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3,12).

Thập giá là phương thế Thiên Chúa chọn để cứu độ và đưa con người đến hoàn thiện. Nếu chúng ta muốn nên thánh, thì hiển nhiên chúng ta phải biết đón nhận thập giá trên bước đường theo Chúa. Là môn đệ Chúa Giêsu và được mời gọi nên hoàn thiện (x. Mt 5, 48), chúng ta có sẵn sàng đón nhận những hy sinh, thử thách, thua thiệt, bất công… vì sống theo giáo huấn và giá trị của Tin mừng không? Nếu chúng ta đón nhận thập giá với tất cả lòng mến, tuy phải chịu những thiệt thòi ở đời này, chúng ta sẽ được nên giống Chúa và vui mừng hân hoan lãnh phần thưởng trọng đại ở trên trời (x. Mt 5, 12).

Lạy Chúa, Chúa nói ai bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con và ban ơn can đảm và kiên vững để chúng con đi theo Chúa cho tới cùng trên con đường hoàn thiện. Amen.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Đấng cứu độ đã đến


Kết quả hình ảnh cho câu chuyện Giáng sinh


Ở nước Nga thời trung cổ, có một hoàng tử tên là A-lếch-xích (Alexis) rất yêu quí những người nghèo khổ bệnh tật. Mỗi ngày chàng ta bỏ nhiều thời giờ đến nhà thăm họ và sẵn sàng giúp đỡ những ai cần được trợ giúp. Có điều là hoàng tử thấy dân chúng vẫn dửng dưng thờ ơ khi chàng đến với họ. Rồi hoàng tử để tâm tìm hiểu lý do thì được biết sở dĩ dân chúng không mấy phấn khởi khi gặp gỡ chàng vì chàng không đáp ứng được các nhu cầu thực tế của họ. Từ đó hoàng tử A-lếch-xích âm thầm học hỏi chuẩn bị giúp dân một cách thiết thực hơn.

Sau một thời gian, một hôm dân chúng lại thấy một người ăn mặc đơn sơ đến thăm họ. Anh ta thuê một túp lều trong hẻm sâu làm nơi trú ngụ. Hàng ngày anh đến từng nhà và khám bệnh bốc thuốc miễn phí chữa bệnh cho các người nghèo. Chẳng bao lâu sau, anh ta gây được thiện cảm của mọi người chung quanh. Uy tín anh ngày một gia tăng khiến nhiều người nghe tiếng tìm đến nhờ anh giúp đỡ giải quyết những khó khăn họ đang gặp phải. Hôm nay anh dàn xếp được một cuộc tranh chấp đất đai giữa hai gia đình. Hôm sau, anh lại làm cho một đôi vợ chồng sắp ly hôn làm hòa với nhau và yêu thương nhau như trước. Anh động viên mọi người tương trợ lẫn nhau và nhờ đó ai cũng mến anh vì anh đã hy sinh giúp đỡ cho họ.

Thật ra ông thầy lang ấy chính là hoàng tử A-lếch-xít. Hoàng tử đã rời bỏ cung điện phú quí, đến sống giữa đám dân nghèo đói dốt nát, và sống hòa mình với họ. Về nhau khi biết thầy lang chính là hòang tử A-lếch-xít thì dân chúng càng quý trọng hòang tử hơn rất nhiều.

Hoàng tử A-lếch-xít trong câu chuyện trên là hình ảnh của Đức Giê-su Đấng Cứu Thế. Người đã giáng sinh trong cảnh nghèo hèn để chia sẻ cảnh nghèo khó với lòai người chúng ta. Người đã yêu thương chúng ta và tình nguyện xuống trần gian để ban cho chúng ta sự sống đời đời.

Thứ tư 25/12/2019
Lễ Chúa Giáng Sinh
Lời Chúa : Lc 2, 1-14

Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Đavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Đavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai. Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán. Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".

Đêm Giáng Sinh thật là một Đêm thiêng liêng, vì là giờ phút thiêng liêng, đất trời hòa hợp nhờ việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người. Mùa Vọng là thời gian trông mong Đấng Cứu Thế mau đến. Hôm nay, Thiên Chúa đã đáp lại sự mong mỏi của lòai người bằng việc sai Con Một Ngài xuống thế làm người, đầu thai trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, trở thành một người giống như chúng ta mọi đàng, chỉ trừ không có tội.
         Làm sao hiểu được chuyện đó ? Làm sao Thiên Chúa lại trở thành một phàm nhân yếu đuối nghèo nàn ? Làm sao Đấng Vô Cùng lại có thể trở thành một con người hữu hạn ? Làm sao Đấng siêu thời gian lại đi vào trong thời gian và chịu sự chi phối của thời gian ? Làm sao Đấng Tạo Hóa hằng sống lại phải trở thành một loài thụ tạo hay chết ? Tóm lại: Tại sao Thiên Chúa lại giáng sinh làm người ? Chúng ta chỉ có thể trả lời rằng: Tất cả là do TÌNH THƯƠNG.
         Vì yêu thương loài người chúng ta và vì muốn cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đã xuống thế để ở cùng chúng ta, để dạy loài người chúng ta nhận biết Đấng tạo dựng nên mình và mở ra cho loài người một con đường sống, để về trời hưởng hạnh phúc với Chúa Cha. Chúa Giê-su đã thể hiện tình thương của Thiên Chúa bằng việc thiết lập một Nước Trời là Hội Thánh, và đã chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho loài người, rồi sống lại để trả lại sự sống cho loài người. Tóm lại đêm nay kỷ niệm “Con Thiên Chúa giáng trần làm con loài người, để con loài người được nên Con Thiên Chúa”.
       Như thế, lễ Giáng Sinh là lễ của tình thương. Tin mừng trong ngày lễ Giáng Sinh hôm nay công bố sứ điệp: Thiên Chúa yêu thương loài người nên đã sai Con Một xuống thế để công bố cho loài người biết tình thương bao la của Thiên Chúa. Người muốn chúng ta đáp lại tình thương của Ngài bằng việc yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

Lạy Chúa, hôm nay bắt đầu một mùa Giáng Sinh nữa. Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người nô nức mừng Chúa giáng sinh trong những bữa tiệc vui vẻ sang trọng, rượu thịt ê hề. Nhưng những người lữ hành năm xưa vẫn còn đang lỡ bước và đang tiếp tục bị xua đuổi ra đầu đường xó chợ trong đêm nay, vì các chủ quán ngày này năm xưa vẫn còn đó: Những ai đi xe hơi và ăn mặc bảnh bao sẽ được chủ quán ân cần đón tiếp vào nhà, còn những người nghèo khó cũng lại bị đuổi ra hầm cầu qua đêm ! Xin cho chúng con biết luôn nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó, những cụ già neo đơn không ai chăm sóc, những trẻ em mồ côi bụi đời… để chúng con ân cần thăm hỏi và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ trở nên những môn đệ đích thực của Chúa.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Lời xin Vâng đem đến ơn cứu độ


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1, 26-38


Tình người sưởi ấm đêm lạnh Sài Gòn mùa Giáng sinh

Giáng sinh cận kề, có rất nhiều nhóm bạn trẻ như thế, dừng ghé lại những mái hiên ven đường, gửi tặng đến những người vô gia cư bát cháo, phần cơm cùng những chiếc áo ấm…

Hơi ấm trong đêm 
Các thành viên nhóm Sinh viên tình nguyện (Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng TP.HCM) chia nhau tìm những con đường có nhiều người vô gia cư, lao động nghèo, trao hơn 100 phần cơm nóng, tấm áo mới…Cách mà nhóm chọn là đi bộ, ghé thăm và trò chuyện nhiều hơn với bất kỳ hoàn cảnh, số phận "màn trời chiếu đất" nào mà các bạn gặp trên đường.

Bùi Minh Thông (20 tuổi), tham gia nhóm đến nay được 2 năm, chia sẻ: "Nhóm thường đi vào lúc khuya để có thể gặp được nhiều hoàn cảnh là những người vô gia cư, lao động nghèo hay ai đó vì cuộc sống mà phải mưu sinh trong đêm muộn… Dù phần quà chỉ là hộp cơm, tấm áo, nhưng chúng mình h vọng cuộc trò chuyện đầy sẻ chia sẽ mang lại chút hơi ấm đến họ".

Dưới một mái hiên đường Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh), chị Minh Tuyền (30 tuổi) cùng nhóm bạn của mình cũng cứ ngồi sáp lại cạnh những người vô gia cư. Hơn 50 phần quà là những hộp sữa, bánh ngọt, mì ăn liền được nhóm bạn văn phòng của chị tự phát chuẩn bị cùng nhau qua những dòng tin nhắn lúc chiều muộn đã trao hết trong đêm.

"Thấy việc này ý nghĩa nên khi đem ra bàn thì ai cũng đồng tình. Ai cũng còn trẻ, góp mỗi người một ít rồi đi trao cùng nhau chứ cũng không tính toán nhiều" - chị Tuyền chia sẻ.

"Một đêm no"
Hơn 100 bát cháo là thành quả mà nhóm sinh viên đến từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hì hục cùng nhau từ sáng đến chiều muộn ngày 23 mới chuẩn bị xong.

Thứ ba 24/12/2019 - Tuần 4 MV
Lời Chúa : Lc 1, 26-38

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. 30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần : "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !"35 Sứ thần đáp : "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói : "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Suy niệm :
Trình thuật Truyền Tin trong Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay muốn nhấn mạnh đến nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Qua tiếng thưa “xin vâng” trong biến cố Truyền Tin, Con Thiên Chúa đã làm người. Chính từ cung lòng Mẹ, Đấng Thiên Sai sẽ chào đời. Mẹ là “Nữ Tỳ Của Chúa”. Mẹ làm cho trọn hảo ơn gọi của dân Israel, tôi tớ Thiên Chúa. Nói khác đi, sứ mạng của Đức Maria là nối dài và hoàn tất sứ mạng của dân Israel.

Đáp trả lời mời gọi đầy lòng tôn trọng nhân vị đến từ Thiên Chúa, Mẹ Maria đã chấp thuận một cách ý thức, để cộng tác vào công trình cứu rỗi nhân loại của Thiên Chúa qua hai tiếng “xin vâng”. Đứng trước một mầu nhiệm quá đỗi lớn lao vượt sức hiểu biết của trí năng loài người, Đức Maria không xin cho mình một dấu chỉ, nhưng bằng sự khiêm tốn đầy phó thác, Mẹ đã xin ơn soi sáng để nâng đỡ đức tin nơi mình. Dù chưa hiểu được tất cả sự thâm sâu của mầu nhiệm được loan báo, Mẹ vẫn quảng đại chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa.


Lạy Chúa, Chúa đã mời gọi Đức Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa và Chúa cần đến sự tự do đồng ý của Đức Mẹ. Xin cho chúng con biết học nơi Đức Mẹ cách quảng đại đáp trả bằng tiếng “Xin Vâng” trong hoàn cảnh riêng của ơn gọi mỗi người, để dù đừng trước bất cứ biến cố vui buồn nào, chúng con cũng sẵn sàng đón nhận một cách khiêm tốn và ghi nhớ tất cả trong lòng để suy niệm. Amen.




Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Một người sống khác thường

Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Lc 1,57-66

Xúc động tâm thư cô giáo nhắn học trò hãy là người 'bình thường tử tế'

Nội dung bức thư như sau:
"Các con thương yêu!

Khi đặt bút viết những dòng thư này cho các con, bỗng dưng trong tâm trí thầy cô xuất hiện hình ảnh các con của nhiều năm về trước. Sự rụt rè, ánh mắt ngơ ngác năm lớp 6, những giọt nước mắt chia tay bạn bè năm lớp 9, cảm giác lạ lạ, quen quen khi thay màu đồng phục năm lớp 10, hành trình gắn kết trong thương yêu những năm lớp 11, 12.

Chặng đường chúng ta đã đi qua, cùng với nhau, là phần đẹp nhất, là thanh xuân trong cuộc đời mỗi chúng ta. Và vì chúng ta đã sống cùng nhau trọn vẹn niềm yêu thương nên ngày chia tay hãy để nụ cười ghi dấu thay giọt nước mắt.
     Trong giờ phút này, thầy cô bỗng muốn nói với các con nhiều thật nhiều. Bởi đây là ngày cuối, còn được dặn dò đàn con nhiều như thế.
     Đầu tiên, cô muốn nói về 3 điều con cần ghi nhớ, 3 điều con không được quên trong cuộc đời con.

Điều thứ nhất: con là một người BÌNH THƯỜNG.
     Trừ một số ít người sinh ra với sứ mệnh làm vĩ nhân đổi thay thế giới, còn lại đa số chúng ta là những người bình thường.
     Con nhớ đừng quên điều này để con không bị áp lực với bản thân. Con không đặt ra cho mình những điều to tát mà bỏ qua đi bao khoảnh khắc đáng trân quý mà một người bình thường cần trải nghiệm. Như ánh nắng lấp lánh sau cơn mưa, như nụ cười rạng rỡ của ai đó, như bữa tối quây quần bên ba mẹ, như một ngày mắt mẹ cười đã xuất hiện nếp nhăn.
     Con nhớ đừng quên điều này để con biết xây cuộc đời mình từ những điều nhỏ nhặt. Những cái nhỏ sẽ dần tích lũy theo tháng năm và tạo nên những cái lớn hơn. Kì tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó.
     Hãy nhớ, con là một người BÌNH THƯỜNG nhưng con là một người BÌNH THƯỜNG TỬ TẾ.

Thứ hai 23/12/2019 - Tuần 4 MV
Lời Chúa : Lc 1, 57-66

57 Khi đến ngày sinh, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. 58 Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. 59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. 60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gioan." 61 Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả." 62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. 63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : "Tên cháu là Gioan." Ai nấy đều bỡ ngỡ. 64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa.65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđêa. 66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?" Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.

Chính lúc Dacaria vâng lời sứ thần đặt tên cho con ông là Gioan, thì lập tức miệng ông được mở ra và lưỡi ông được tháo cởi (c. 64). Giờ đây ông có thể chúc tụng Thiên Chúa sau hơn chín tháng bị câm.
Những người thân thích, xóm giềng đi từ ngỡ ngàng đến kinh sợ. Quả thực có nhiều điều lạ lùng vây quanh sự chào đời của cậu bé.Người ta đồn thổi tin này khắp miền núi Giuđê.
Làm sao biết tương lai của đứa trẻ mới được tám ngày tuổi. Nhưng qua những biến cố lạ lùng xảy ra:
ông bà sinh con trong lúc tuổi già, ông bị câm rồi lại được khỏi, ông bà cùng nhất trí về tên của đứa con dù không trao đổi trước, người ta nhận ra bàn tay Chúa ở với em (c. 66). Em đúng là Gioan, tiếng Híp-ri nghĩa là Thiên-Chúa-tặng-ban, bởi em là quà tặng cho gia đình, dân tộc và cho cả nhân loại.
Cậu bé Gioan đã từ từ lớn lên và theo một lối sống khác thường. Cậu không lập gia đình và sống khắc khổ nơi hoang địa (c. 80).

Lạy Chúa, con được no nê mà vẫn thiếu ăn, vì bên con còn có người đói lả.
Con uống nước mát mà họng vẫn khô ran, vì bên con còn có người đang khát.
Con vui cười mà nước mắt tuôn rơi, vì bên con còn có người phiền muộn.
Con sáng mắt mà vẫn ở trong bóng đêm,vì bên con còn có người mù tối.
Con mặc áo đẹp mà vẫn rách tả tơi, vì bên con còn có người trần trụi.
Con nằm trong nệm êm mà vẫn thao thức, vì bên con còn có bao người thiếu thốn.

(Myrtle Householder)

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Sẵn sàng làm theo ý Chúa


MỘT HÀNH ĐỘNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC

Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) vốn được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn tuy đã biết nhưng vẫn làm ngơ cho thuộc hạ tổ chức nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông đã cầm lấy mở ra và đọc được câu Lời Chúa sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính câu Lời Chúa đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông mau chóng quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát đi toàn nước Mỹ lời nhận lỗi và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm và có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng đã thông cảm và kính phục ông như trước.

Chúa nhật 22/12/2019 - Tuần 4 MV
Lời Chúa : Mt 1,18-24.

(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.

Trước sự kiện Ma-ri-a tuy đã thành hôn nhưng chưa về chung sông mà đã có thai nên chắc không phải con của mình, Giu-se đã suy đi nghĩ lại trong lòng và đã bình tĩnh chọn lối ứng xử công bình ngay chính như sau: Ông “không tố cáo bà” tội ngoại tình vì không dám xét đoán ý trái cho Ma-ri-a, một người mà ông biết rõ rất mực thánh thiện. Nhưng đàng khác, ông cũng không thể tổ chức lễ rước dâu để đón Ma-ri-a về nhà làm vợ và nhắm mắt thừa nhận bào thai Ma-ri-a đang cưu mang là con mình vì không đúng sự thật và cũng vì chưa nhận được chỉ thị nào từ nơi Thiên Chúa. Cuối cùng Giu-se đã chọn giải pháp “âm thầm lìa bỏ” bà để vừa tôn trọng sự thật lại vừa bào toàn danh dự cho Ma-ri-a, tránh cho bà khỏi bị kết tội cách oan ức trước mặt người đời.

Công chính cũng là vâng theo thánh ý Thiên Chúa: Giu-se còn thể hiền đức công chính qua thái độ luôn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Khi được sứ thần hiện ra báo mộng và cho biết ý Chúa muốn, Giu-se đã thức dậy và làm theo ý Chúa như sau: Một là tổ chức lễ rước dâu để “đón vợ về nhà”: Để làm được điều này, ông phải làm chủ tính tự ái và can đảm bỏ ngoài tai các dư luận bất lợi chung quanh. Hai là “Ông không ăn ở với bà”: Điều này cho thấy bản lãnh và sức mạnh tinh thần cao cả của ông, để có thể tôn trọng lời khấn hứa trọn đời đồng trinh của Đức Ma-ri-a. Ba là “Cho đến khi bà sinh một con trai, ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su”: Đặt tên là xác nhận tư cách làm cha của Hài nhi Cứu Thế về mặt luật pháp.

Lay Chúa Giê su, Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa như thánh Giu-se hôm nay. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa như ngài. Ước gì mỗi ngày con tập bỏ đi một sở thích không cần thiết, bỏ qua một lời nói đụng chạm đến tha nhân. Ước gì chúng con nhìn thấy Chúa đang ở trong những người đau khổ nghèo hèn chung quanh để ân cần an ủi phục vụ họ, hầu sau này chúng con đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời như thánh Giu-se khi xưa.