Bởi ngồi thụ động ở hàng ghế đầu là một cậu bé nhỏ con có tên là Teddy Stodard. Cô quan sát Teddy từ năm ngoái và để ý thấy cậu bé không hay vui đùa cùng các bạn như những đứa trẻ khác, quần áo lại bê bối và người ngợm luôn thiếu vệ sinh. Cô không thích cậu học trò này lắm. Theo yêu cầu của nhà trường, các giáo viên phải xem lại học bạ những năm trước của học trò, và cô thật sự ngạc nhiên khi xem qua học bạ của Teddy.
Giáo viên lớp 1 của Teddy viết: “Teddy là một cậu bé lanh lợi, luôn vui cười. Em làm bài tập rất gọn gàng và có thái độ rất tốt… Mọi người đều cảm thấy vui khi ở cạnh em”.
Giáo viên lớp 2 ghi: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng em gặp khó khăn vì mẹ đang bị bệnh nặng. Cuộc sống của em ở nhà là một cuộc đấu tranh”.
Giáo viên lớp 3 của em viết: “Cái chết của mẹ em đã ảnh hưởng nặng nề đối với em. Em đã cố gắng hết sức, nhưng cha của em không quan tâm nhiều và cuộc sống gia đình sẽ sớm ảnh hưởng đến em nếu không có giải pháp nào”.Giáo viên lớp 4 nhận xét: “Teddy là một cậu bé lãnh đạm và không tập trung vào việc học. Em không có nhiều bạn và đôi khi ngủ gật trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson đã hiểu ra vấn đề và cô cũng tự cảm thấy hổ thẹn với chính mình. Cô luôn nghĩ đến điều này mỗi khi đến lớp.Vào dịp lễ Giáng sinh năm đó, các học trò mang đến tặng cô những món quà được gói trong lớp giấy sáng sủa, đính nơ xinh xắn. Trong khi đó, Teddy xuất hiện với món quà gói vụng về bằng loại giấy dày màu nâu dùng để gói hàng tạp hóa. Giữa bao nhiêu món quà khác, cô Thompon cẩn thận mở gói quà màu nâu ấy trước tiên. Một số học sinh bật cười khi nhìn thấy món quà của Teddy chỉ là một vòng đeo tay bằng kim cương giả và một lọ nước hoa còn lại một phần tư. Cô lập tức ra hiệu cho bọn trẻ không được cười như thế, và cô khen chiếc vòng đẹp, rồi xức một chút nước hoa lên cổ tay mình.
Hôm đó, Teddy không cùng về với các bạn như mọi khi. Em ở lại sau cùng, để nói với cô Thompson rằng: “Hôm nay cô mùi thơm giống mẹ em ngày xưa”. Câu nói ngây thơ ấy làm cô xúc động đến lặng người.
Kể từ hôm đó, ngoài việc dạy các học trò học đọc, học viết, cô bắt đầu quan tâm và để ý đến các em nhiều hơn. Cô đặc biệt chú ý đến Teddy. Cô phát hiện cậu bé có vẻ ngày càng minh mẫn hơn. Càng được khích lệ, em càng phản ứng nhanh hơn. Cuối năm học, Teddy được xếp hạng là một trong những học sinh thông minh nhất lớp. Lời tuyên bố đầu năm của cô vẫn là một lời nói dối: Cô không thương tất cả học trò như nhau, mà Teddy mới là cậu học trò mà cô cưng nhất.Một năm sau, cô nhìn thấy một tờ giấy nhét dưới khe cửa của Teddy gửi đến, trên đó viết rằng cậu luôn nghĩ về cô với những gì thân thương và quý trọng nhất.
Sáu năm sau, cô nhận được một tờ giấy khác từ Teddy. Cậu bé viết rằng cậu đã học xong trung học, rằng cậu được xếp hạng ba trong lớp, và hình ảnh của cô Thompson năm nào vẫn in mãi trong cậu.
Bốn năm sau, lại một lá thư nữa gửi đến cô Thompson từ Teddy, nói rằng cậu sắp tốt nghiệp đại học hạng ưu.
Hai năm sau, một lá thư khác được gửi đến địa chỉ nhà cô Thompson, trong thư Teddy chia sẻ rằng cậu bé quyết định học lên bậc cao hơn. Và cô vẫn là người động viên cậu nhiều nhất. Lúc này, chữ ký ở dưới lá thư cũng đã dài hơn chút: Bác sỹ Y khoa Theodore F. Stodard.
Một thời gian sau, cô Thompson nhận được tin báo rằng Teddy đã gặp được người thương và họ đang chuẩn bị làm đám cưới. Vì cha Thompson đã qua đời vài năm trước, nên cậu mời cô ngồi vào vị trí của mẹ anh.Cô đến dự đám cưới với chiếc vòng đeo tay bị khuyết những hạt kim cương giả và xức chai nước hoa ngày nào cậu bé Teddy tặng. Hai cô trò ôm chầm lấy nhau. Bác sỹ Stodard thì thầm: “Cảm ơn cô rất nhiều vì lòng tin cô dành cho em, cô đã cho em cảm nhận được giá trị của bản thân và giúp em có đủ nghị lực sống”.
Rưng rưng nước mắt, cô Thompson ngắt lời: “Em sai rồi, Teddy à. Em mới là người dạy cho cô biết rằng cô có thể làm được điều gì. Trước đó, cô chưa thật sự quan tâm đến học trò của mình và em đã giúp cô hiểu hơn về ý nghĩa cuộc sống”.
Bao dung là món quà lớn dành cho tâm hồn mỗi người, bởi có bao dung người ta sẽ biết yêu thương, biết tha thứ và biết cảm thông. Trong cuộc đời, mỗi người nên tự rèn luyện cho mình đức tính bao dung.
Bao dung lại bắt nguồn từ tha thứ, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để yêu thương bắt đầu. Và để học cách bao dung, chúng ta cần nhớ:
Thứ ba 10/12/2019 - Tuần 2 MV
Lời Chúa : Mt 18, 12 – 14
12 "Anh em nghĩ sao ? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ? 13 Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. 14 Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.
Đức Giê-su Là vị mục tử nhân lành, còn con chiên lạc thì sao? Tại sao nó lại bị lạc? Phải chăng nó đang mải mê thú gặm cỏ mà quên mất đàn bầy; Hay nó thích chạy chơi chốn lạ, rời đàn bầy mà quên mất đường về; hoặc nó đã bị sẩy chân sa hố?... Dù sao trong bất cứ hoàn cảnh nào, nó cũng là con chiên đang bị gặp hiểm nguy: thú dữ rình chực xé xác, bị thương tích cần được cứu chữa. Người chủ chiên nhân lành, yêu chiên như con; lòng lo lắng vô hạn, ông để chín mươi chín con ở lại, quên cả bản thân, tất tả, rong ruổi tìm con chiên lạc, bất chấp núi cao vực thẳm, đường đá lởm chởm, gập ghềnh… Càng gian khổ bao nhiêu, khi gặp lại lòng càng vui mừng bấy nhiêu – “Người chủ vác chiên trên vai trở về khoe với bạn bè” (x. Lc 15, 5 - 6) – Ông yêu chiên biết là ngần nào! Hình ảnh diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho “kẻ bé mọn” (tội nhân) thật xúc động. Thế nhưng con người vẫn mải mê chạy theo lạc thú, đam mê trần tục, lao vào những cám dỗ hiểm nguy, có biết đâu rằng Chúa vẫn kiên nhẫn rong ruổi kiếm tìm, “Ngài không muốn một con chiên nào của Ngài phải hư mất” (c.14)
Đức Giê-su Ki-tô – Mục tử nhân lành là mẫu gương cách riêng cho các mục tử, nhưng cũng là tấm gương cho từng người chúng ta. Chúng ta có cách cư xử thế nào đối với những người anh em “bé nhỏ” về nhiều mặt của cuộc đời – khinh khi, không quan tâm, loại trừ hay động lòng nhân hậu xót thương, giúp đỡ, cầu nguyện…? Mỗi người chúng ta cũng có những người thuộc về mình để mà quan tâm săn sóc, chúng ta đã hết mình trong bổn phận chưa hay chúng ta chỉ tà tà chủ chương ‘măc-kê-no’, thân ai nấy lo, đèn ai nấy rạng? Mùa vọng về, chúng ta đừng để cho những rộn ràng bên ngoài làm lóa mắt và chỉ nghĩ đến những vui chơi, phù phiếm, nhưng biết dừng lại, chìm lắng lòng mình để suy nghĩ - suy nghĩ về mục đích, ơn cứu độ đời mình; đồng thời nuôi niềm hy vọng – hy vọng, tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, hy vọng về ơn chữa lành, hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay!
Lạy Chúa Giê-su là mục tử nhân lành! Con cảm tạ tình yêu vô biên Chúa dành cho từng người chúng con. Xin cho con biết nghe tiếng Chúa, đi theo sự hướng dẫn của Chúa, để con không phải xa lạc mất Chúa. Xin cho các tội nhân - nhất là những người thân cận của con được ơn biết ăn năn sám hối trở về cùng Chúa. Xin ban cho con tình yêu của Chúa, để con trở thành cánh tay nối dài của Chúa trong sứ vụ cứu độ nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa!
Lạy Chúa Giêsu con cậy trông nơi Chúa! Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét