Ngày 10/7, con tôi bị xử bắn bí mật trong nhà tù Tashkent”. Nỗi đau của người phụ nữ là không thể đo lường được, đặc biệt là khi được kết hợp với nhiều câu hỏi không bao giờ được trả lời. Tại sao là con bà và tại sao lại tàn nhẫn đến thế? Bốn mươi ngày sau, lá thư cuối cùng do Dmitry viết trước khi chết được gửi đến cho bà: đó là di chúc của anh. "Mẹ yêu quý của con, con xin mẹ tha thứ cho con nếu số phận không cho phép chúng ta gặp nhau. Mẹ hãy nhớ rằng con không có tội, con không giết ai cả. Con muốn chết hơn, nhưng con sẽ không để ai làm tổn thương mẹ. Con yêu mẹ. Mẹ là người yêu quý duy nhất trong đời con. Con xin mẹ hãy nhớ đến con". Đó là nỗi đau, nỗi đau thực sự và mạnh mẽ, nhưng hoà trộn của bà Tamara. Sau hai năm bị mất ngủ, đánh dấu bởi khát khao trả thù mạnh mẽ, bà Tamara đã mang lấy ước nguyện cuối cùng của đứa con yêu dấu và bắt đầu chiến đấu chống lại án tử hình, “điều mà ở quá nhiều nơi trên thế giới vẫn được coi là một biện pháp để giảm tội phạm bạo lực. Tuy nhiên, theo cách này, người bị kết án trở thành nạn nhân của một vấn đề xã hội, làm con tin cho một tội ác nhân danh luật pháp. Đó là sự trả thù của xã hội!
Thứ bảy 03/8/2019 - Tuần 17 TN
Lời Chúa : Mt 14, 1-12
Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn, nhưng vì đã trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho cô gái, và nó đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo tin cho Chúa Giêsu.
Hêrôđê với sức mạnh và uy quyền trong tay, ông đã làm một điều trái luân thường đạo lý là dụ dỗ và lấy chị dâu của mình làm vợ. Ông đã không nghe lời khuyên của Gioan Tẩy giả. Trái lại, ông còn bắt trói Gioan tống ngục và thủ tiêu. Điều này nói lên rằng, tâm hồn ông bất an, lương tâm ông không còn trong sáng. Ông đã không ngần ngại dùng những thủ đoạn gian ác để nhằm đạt được thỏa mãn cho riêng mình. Vì những hành động đó, ta thấy ông cũng là một con người yếu hèn: sợ hành vi sai trái của mình, sợ dân chúng và sợ mất danh dự...Còn Gioan Tẩy giả là một vị ngôn sứ sống trung thành với sứ mạng tiền hô của mình, được dân chúng kính nể. Ông đã can đảm nói lên sự thật dù biết rằng điều đó đe dọa đến chính mạng sống của mình.
Con người hôm nay đang sống trong hoàn cảnh xã hội mà vàng thau lẫn lộn, thật giả khó lường, cán cân công lý bị chi phối bởi sức mạnh của quyền lực và vật chất. Nhiều người chạy theo mục đích trước mắt bất chấp những phương tiện xấu. Xã hội được vận hành bằng sự dối trá, lừa lọc và muốn hất văng những gì là sự thật, chân lý. Tuy nhiên, vẫn còn đó những con người dám làm chứng cho sự thật và chân lý thì lại bị những quyền lưc cao nhất trong xã hội tấn công và loại trừ. Sống trong hoàn cảnh như thế, ta có thái độ như thế nào trước những bất công, sai trái? Ta có dám thẳng thắn, can đảm đối diện với sự thật hay ta im lặng, né tránh hay thoái lui trước sức mạnh của quyền lực? Sứ mạng của người làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu không gì khác hơn là dám nói sự thật, sống sự thật và làm chứng cho sự thật trong mọi biến cố của cuộc sống.
Lạy Chúa Giê su, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống. Xin ban cho chúng con được ơn can đảm sống theo tiếng lương tâm, dám đón nhận sự thật và làm chứng cho sự thật. Dù có phải chịu thiệt thòi, mất mát, hy sinh, thì chỉ khi sống theo sự thật, chúng con mới thuộc về Đấng là Ánh Sáng và Chân Lý. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét