Ngày cuối cùng của kỳ trại cũng là ngày cái phân khúc ấy được tua lại “kêu gọi sống hiến dâng”. Năm nay, tâm trạng Minh khác lắm, không còn khó chịu với sự lặp lại đầy vẻ trùng hợp cố tình như mỗi năm, vẫn là lời kêu gọi tin nhận Chúa, vẫn là lời bài hát vang lên và lời cầu nguyện, vẫn là những giọt nước mắt sụt sịt của trại sinh. Mắt Minh nhìn về thập tự giá, lòng hướng về Chúa chứ không giương mắt nhìn những thứ xung quanh như mọi lần nữa, Minh thầm nguyện: “Lạy Chúa, bấy lâu nay, con đến với kỳ trại, ngỡ là mình sẽ được biến đổi khi chỉ cần đến với trại thôi mà không cần Chúa, con quên rằng trọng tâm mỗi kỳ trại hướng đến là Lời Chúa làm biến đổi trại sinh, con cũng quên rằng những lời hứa nguyện của con chỉ đặt trên giả thuyết. Lẽ ra nó nên đặt trên tấm lòng hiến dâng thật sự của con, cậy sức của Chúa mà thực hiện chứ không phải cậy vào bản thân con. Con cúi lòng xin Chúa thứ tha những suy nghĩ tiêu cực của con về việc dâng cuộc đời cho Chúa và xin Chúa biến đổi lòng con. Nếu Chúa đẹp lòng, xin dùng cuộc đời con vào công việc của Ngài. A-men!”
Kỳ trại năm nay là một sự sắp xếp lạ lùng của Chúa trên cuộc đời Minh: chung nhóm với những đứa bạn không quen biết để rồi Minh có nhiều cơ hội ưu tư về Chúa, về Lời của Chúa nhiều hơn, để rồi dồn phần lớn sự tập trung của Minh vào Chúa. Kỳ trại kết thúc, Minh viết lên tờ giấy hứa nguyện của mình để lưu lại: “Qua kỳ trại, tôi nhận được điều mới mẻ trong lòng tôi mà Chúa đã mang đến. Bao lâu nay, tôi tưởng mình đến với kỳ trại là được biến đổi, tôi ít chú ý đến Lời Chúa nhưng sau đó tôi hiểu ra rằng: chính Lời Chúa mới giúp tôi biến đổi thật sự. Sau trại tôi hứa chăm đọc Lời Chúa và cũng nói chuyện với Chúa nhiều hơn, tôi cũng hứa dâng đời sống mình cho Chúa cai quản và sử dụng vào công việc của Chúa. Tôi cậy sức Chúa mà làm chứ không ỉ lại vào sức mình. Chúa ơi, xin hãy sử dụng con”.
Điều đặc biệt Minh không thể quên trong kỳ trại năm nay đó là việc Minh được biến đổi thật sự bởi Lời Chúa. Đó cũng là nhịp cầu dẫn Minh đến quyết định dâng cuộc đời mình cho Chúa. Chúa đã dùng ông Phi-e-rơ chỉ là một người đánh cá bình thường nhưng sau này trở thành tay đánh lưới người, Chúa không nhìn vào vẻ bề ngoài của mỗi người, vì thế dù Minh có là người thanh niên hiện đại nhưng nếu đời sống Minh không gặp Chúa thì cũng không còn ý nghĩa. Nghĩ đến đấy, Minh không còn ái ngại về quyết định của mình, về việc được Chúa kêu gọi và sống kết quả cho Chúa như cách Chúa đã sử dụng những bậc tiền nhân ngày xưa.
Chúa nhật 25/8/2019 - Tuần 21 TN
Lời Chúa : Lc 13, 22-30
Khi ấy, Chúa Giêsu rảo qua các đô thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem. Có kẻ hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được. Khi chủ nhà đã vào và đóng cửa lại, thì lúc đó các ngươi đứng ngoài mới gõ cửa mà rằng: 'Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi'. Chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: 'Ta không biết các ngươi từ đâu tới'. Bấy giờ các ngươi mới nói rằng: 'Chúng tôi đã ăn uống trước mặt ngài và ngài đã giảng dạy giữa các công trường chúng tôi'. Nhưng chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: 'Ta không biết các ngươi tự đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta'. Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài, nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng. Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa. Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết và những người trước hết sẽ nên sau hết".
Ở đây cũng như ở mọi chỗ khác, khi thấy người ta tò mò muốn biết về tương lai để sống ỷ lại, Ðức Giêsu vẫn từ chối trả lời. Về số người được cứu rỗi, cũng như về ngày giờ cứu độ, và về chỗ ngồi bên hữu hay bên tả Nước Trời, tất cả những điều ấy nằm trong bí mật của Thiên Chúa. Người không cho biết kẻo chúng ta trở nên những kẻ thụ động. Lời hứa cho chúng ta đã rõ ràng, phương hướng cứu rỗi đã được đề ra; được rỗi hay không cũng còn tùy ở mỗi người. Ðức Giêsu chỉ có the �thương người ta bằng cách giới thiệu đường lối cứu độ rõ ràng hơn. Thế nên Người bảo: "Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào".
Như vậy, chúng ta có thể hình dung Nước Trời như là nhà của Chúa. Lúc này cửa nhà ấy đang mở để chúng ta vào. Nhưng nó hẹp. Người ta phải cố gắng mà lách vào; kẻo khi chủ nhà đứng lên và đóng cửa lại, không ai còn vào được nữa. Chúng ta có thể hình dung hơn nữa: Nước Trời là nhà Chúa đang mở tiệc cưới. Người ta phải mau mau đi qua cửa hẹp mà vào, kẻo đến khi khai tiệc, cửa sẽ đóng lại và không ai ra vào nữa.
Nhưng vẫn có những kẻ sẽ không vào được. Họ là ai? Ở đây tác giả Luca nói: đó là những người đã ăn uống ở trước mặt Chúa và đã thấy Người đi lại giảng dạy nơi phố xá của họ, nhưng vẫn làm điều tàn ác. Ðó là người Do Thái đồng hương, đồng thời với Ðức Giêsu mà không đổi đời theo lời Người giảng dạy. Họ sẽ bị xua đuổi ra khỏi nhà đang có các tổ phụ và các tiên tri vui hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Họ sẽ bị tống ra ngoài, nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng; đang khi ấy những kẻ bên Ðông bên Tây, tức là dân ngoại lại được vào dự tiệc Nước Trời. Há chẳng chứng nghiệm lời ca dao tục ngữ này sao? Có những người cuối sẽ lên đầu hết và có những kẻ đầu hết sẽ nên cuối hết? Không phải hết mọi người trước hết được nghe Lời Chúa, tức là người Do Thái đều bị xua đuổi. Nhưng có những kẻ trong bọn họ vì không thi hành Lời Chúa nên sẽ bị đuổi ra, để nhường chỗ cho những người cuối hết, là dân ngoại nghe Lời Chúa sau dân Do Thái mà trở lại. Những người lương dân ấy sẽ lên trước hết trong Nước Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Vị Thẩm Phán Tối Cao và cũng là Đấng Cứu Độ chúng con, xin mở mắt, mở tai tâm hồn chúng con, xin hoán cải lòng chúng con, để chúng con biết sống thực thi Lời Chúa, mau mắn trở về với Chúa trong tâm tình yêu mến, phó thác và tạ ơn. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét