Một cựu bác sĩ-phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu - BVSS (14/12/2016)
Bác sĩ Vansen Wong, một người vô thần không lay chuyển, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai. Sau khi trở lại kitô giáo, bây giờ ông bảo vệ các vấn đề phò-sự sống, hiện nay ông là Giám đốc y khoa cho một Trung tâm cho phụ nữ mang thai ở Sacramento. Ông ủng hộ luật phò-sự sống bên cạnh các nhà làm luật ở California.
Năm 1990, một bác sĩ đồng nghiệp làm các việc phá thai đã nhờ bác sĩ Wong giúp ông một tay trong việc phá thai tự nguyện (IVG) và ông đã không ngần ngại tiếp tay, ông nghĩ chẳng có tội gì khi phá thai.
Ngay cả ông còn chấp nhận đứng về phía các bà, ông không phán xét các bà trong chọn lựa của họ, ông giúp họ có cơ hội chọn cuộc sống mà chính họ mong muốn: «Tôi muốn là luật sư bào chữa cho các bà, không ai được phán xét một phụ nữ khi họ lấy quyết định», ông giải thích trong bài diễn văn đọc ngày 30 tháng 9 trước các người làm việc trong ngành y tế ở Đại học Saint-Louis.
Trong vòng bảy năm, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai trong khi hành nghề y khoa hàng ngày của mình. Dù vậy, với thời gian, khi ông quyết tâm hành động vì lòng trắc ẩn và chú tâm đến các bà phá thai trong các tình huống «nguy kịch» như trong trường hợp bị hãm hiệp hoặc tính mạng bị đe dọa vì mang thai, thì ông nhận ra, ông chống đối việc phá thai.
Ông thấy có một số phụ nữ muốn phá thai vì những lý do không chấp nhận được: «Bây giờ không phải là lúc thuận tiện», tôi đã dự trù đi du lịch Âu châu, vì tôi không muốn bỏ học, vì người cha không có ở đây.
Ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi làm bác sĩ phá thai. Các lập luận hợp lý để biện minh cho việc phá thai nguội dần. Sau này, ông nhận ra, chính Chúa đã làm việc qua thời gian. Trong những lúc ông phá thai, không những ông bắt đầu đặt câu hỏi, nhưng chính trong lần mổ cắt tử cung của một phụ nữ và bà đã chết, trường hợp này đã làm chấn động đến sự tự tin của ông trong địa vị một bác sĩ.
Ông vẫn tiếp tục làm việc, sự thất bại và các câu hỏi ông đặt ra đẩy ông đến gần với Chúa. Ông bắt đầu tham dự các buổi lễ trong một trường học địa phương.
Một ngày nọ ở nhà thờ, mục sư của ông nói về tiến trình phá thai cố tình khi thai đã lớn, một đề tài gây tranh luận ở Mỹ trong những năm 2000. Khi nghe giảng, bác sĩ Vansen Wong nghĩ: “Có thể Chúa nói với tôi phá thai là xấu. Tôi nhận ra mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.»
Từ đó Chúa đã làm việc trong tâm hồn ông. Ông cảm thấy mình có tội với cái chết của hàng trăm em bé không được ra đời. Ông nhận được tình yêu và sự tha thứ của Chúa. Nhưng bác sĩ Wong có một chuyện khác phải chấp nhận, ông phải sống với những kỷ niệm chôn giấu của hai lần phá thai mà cá nhân ông đã trải qua. Một lần với cô bạn gái ở trường trung học và một lần với chính vợ ông hai năm sau khi đám cưới. Các bà không muốn ngưng ngang sự nghiệp của mình.
«Bây giờ, tôi muốn móc nối lại hai sự kiện này, hai sự kiện mà tôi không muốn nó xảy ra bao giờ, tôi đã bỏ các kỷ niệm này quá lâu. Tôi phải cần đến sự giúp đỡ của những người bạn thân, họ có kinh nghiệm trong các quan hệ giúp đỡ sau hậu phá thai để chấp nhận và để xin Chúa tha thứ», ông nói
Chúa không những gọi chúng ta ngưng giết các em bé, nhưng còn gọi chúng ta chia sẻ sự trở lại của mình để giúp đỡ các người khác.
Bác sĩ Wong không còn phá thai, nhưng ông làm gì sau đó? Khi đọc bản tin giáo xứ của ông, ông thấy một trung tâm lo cho các phụ nữ mang thai ở Sacramento tìm một giám đốc, và ông nhận chức vụ này.
Sau khi ông trở lại kitô giáo, bây giờ ông để cả đời để đi làm chứng cho công trình của Chúa và để bảo vệ sự sống. Trong cuộc gặp gỡ với các sinh viên và bác sĩ ở Đại học Saint-Louis, ông phát biểu: «Thế hệ của các bạn có thể lật ngược được việc phá thai. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thay đổi được loại văn hóa này, tôi hy vọng khi các bạn nghĩ đến phá thai, các bạn có thể suy nghĩ một cách khác, có thể một cách cá nhân hơn. Chúng ta có thể làm gì trong cương vị cá nhân để thay đổi một cái nhìn của xã hội chúng ta không?»
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch (Phanxico.vn)
Câu chuyện trên đây đã cho thấy một trong những tệ nạn của xã hội hôm nay. Khi mà muốn ra tay giết ai thì giết, không áy náy lương tâm, không động lòng trắc ẩn cũng chẳng thấy đó là tội hủy diệt sự sống, tội phá hủy công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Còn có biết bao thủ tục man rợ khác mà con người bày ra để hủy diệt nhau, để xóa sổ người mà mình không ưa, không thích ! Thảm hại thay ! Tội họ còn nặng hơn tội của những Pha ri siêu ngày xưa... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Thứ ba 07/02/2017 - Tuần 5 TN
Mc 7,1-13
1 Một hôm, có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:
Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. 7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”9 Người còn nói: "Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông. 10 Quả thế, ông Mô-sê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử!11 Còn các ông, các ông lại bảo: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "co-ban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi,12 và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. 13 Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa! "
Với người Do thái, việc rửa tay trước khi ăn, rửa chén bát, đồ dùng,… không chỉ nhằm giữ vệ sinh nhưng trên hết là giữ truyền thống của tiền nhân. Đó là những giáo lý, quy định do các bậc thầy Do Thái đề ra[1]. Những nghi thức thanh tẩy này là phương thế giúp dân tiến gần đến Thiên Chúa và phụng sự Ngài cách xứng hợp hơn. Thế nhưng, các lãnh đạo Do thái lại coi chúng là luật buộc và đặt ngang hàng với điều răn Thiên Chúa. Khi tuân giữ cẩn thận những qui tắc này, họ cho rằng đã chu toàn bổn phận thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chống lại thứ tôn giáo méo mó chỉ lo tuân giữ một loạt lề luật do con người đặt ra. Việc thờ phượng Thiên Chúa như thế trở nên vô ích vì: "Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người" (Mc 7,7). Từ đó, Đức Giêsu mời gọi ta thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu cũng đang bị cám dỗ tôn thờ Thiên Chúa cách hình thức, giả tạo còn lòng trí thì ở xa Ngài; bị cám dỗ bằng lòng với việc giữ đạo cách tối thiểu chỉ để lương tâm yên ổn… Do đó, lời khiển trách của tiên tri Isaia năm xưa: "Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta" (Mc 7,6; x. Is 29,13) vẫn còn giá trị. Đức Giêsu mời gọi ta tôn thờ Thiên Chúa cách chân thực, tận đáy lòng. Sự thờ phượng đích thực đòi buộc ta chọn giáo huấn của Đức Kitô làm kim chỉ nam hướng dẫn cuộc sống mình. Dù nhiều khi, việc chọn lựa này đòi hỏi bản thân phải chịu hy sinh và lội ngược dòng. Nhưng khi nỗ lực yêu mến và sống Lời Chúa, ta đang trở nên người môn đệ chân chính của Ngài. Đồng thời, ta cần đón tiếp Chúa Giêsu vào trong cuộc đời mình. Ngài sẽ thanh tẩy cõi lòng, tâm tư và tình cảm của chúng ta nên thánh thiện, tinh tuyền, xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa (x. Rm 12,1).
Tâm tình :
Lạy Chúa, xin giúp con sống đạo cách chân thành, biết xa tránh thói vụ hình thức và giả hình. Để từ đó, đời sống con phản ánh trung thực và sống động tình yêu Chúa cho tha nhân. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét