Tôi có một người bạn khá giàu có. Anh ta mua một ngôi nhà có vườn rộng. Sau khi chuyển đến, anh ta muốn điều chỉnh lại toàn bộ khu vườn, tất cả những loại cây cỏ nhỏ trong vườn anh cho người dọn sạch rồi mua hoa tươi về trồng.
Một hôm, chủ cũ của ngôi nhà đến chơi, vừa vào đến sân, anh ta đã vô cùng ngạc nhiên, hỏi chủ nhà: “Đám hoa mẫu đơn nổi tiếng nhất anh chuyển đi đâu rồi?”
Lúc bấy giờ, bạn tôi mới biết mình đã nhầm, cho rằng bụi mẫu đơn là dám cỏ vô tích sự nên cho người đào đi. Về sau, anh ta lại mua một ngôi nhà khác và cũng có vườn. Lần này, dù vườn rất nhiều cây cỏ khá lộn xộn song anh ta án binh bất động.
Quả nhiên, loại cây mà mùa đông anh ta cho là cây dại thì đến mùa xuân, hoa nở rộ ngập sắc màu; cây mà mùa xuân bị là cỏ dại thì đến mùa hè, hoa bung nở mới biết đó là những khóm cẩm tú cầu; cây mà nửa năm trời không có động tĩnh gì, đến mùa thu lá biến thành màu đỏ.
Đến tận cuối thu, anh bạn tôi mới nhận ra một loạt những cây thực sự không có ích và lúc đó, anh ta mới bỏ đi và giữ những đám cây hữu ích lại.”Nói đến đây, vị quản lý mới nâng ly mời các nhân viên trong công ty.
Công ty của họ giống như một khu vườn vậy và những người được giữ lại chính là những cây hoa, cây gỗ quý. Những cây hoa, cây gỗ ấy không thể lúc nào trong năm cũng có thể nở hoa, kết trái, vì thế, cần phải quan sát một thời gian đủ dài mới có thể phát hiện ra.
Nếu chỉ quan sát theo từng mùa hay từng thời điểm ngắn ngủi, làm sao vị quản lý có thể nhận ra vẻ đẹp của từng loại cây hay ở đây, cụ thể là ưu điểm, năng lực của những nhân viên?
Thứ bảy 28/9/2019-Tuần 25 TN
Lời Chúa : Lc 9, 43-45
Đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các mộn đệ rằng: "Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời". Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.
Sống trên cuộc hồng trần này, mầu nhiệm về khổ đau luôn là điều bí nhiệm. Các nhà hiền triết, các bậc thánh nhân, các nhà tiên tri và tri thức thần bí… từ ngàn đời đã trăn trở tìm kiếm để cho đau khổ một ý nghĩa. Hơn nữa, trước mặt người đời, Thập giá luôn là điều khờ dại; vì con người sự thường ai mà không thích thảnh thơi, dễ dãi, ai mà không thích được thành đạt, ca ngợi, tôn vinh, ai mà không thích sung sướng, vui vẻ…. Nhưng Đức Giê-su đã cho thấy một chân lý khác – chân lý của “một hạt lúa mì không thể sinh hoa kết trái nếu không phải chịu mục nát và thối rữa đi” và có “gieo trong lệ sầu mới gặt trong hân hoan vui sướng”. Chính vì vậy mà khi các môn đệ đang phơi phới hân hoan, và mơ tưởng những ‘vinh quang phù phiếm’ thì Đức Giê-su tuyên bố: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời”; Đồng thời người cho biết ai muốn làm môn đệ bước theo dấu chân Người không thể không ôm ẵm, vác thập giá hằng ngày mà đi theo Người. (x.Lc 9, 23). Các môn đệ đã không hiểu không dám hỏi và cũng chẳng muốn đối diện với điều xem ra ‘ngược đời’ ấy...
Lạy Chúa Giêsu là vua tình yêu rất cao cả! Con thấy cuộc đời sao lắm truân chuyên, gian nan, thử thách và đau khổ. Có những đau khổ do hoàn cảnh, môi trường tạo nên, Có những đau khổ do con người sống bên cạnh…Nhưng cũng có những đau khổ do chính sự giới hạn thể xác, tinh thần của chính bản thân con. Xin cho con thấy được sự dữ cũng như rút ra được những điều tốt đẹp từ đau khổ. Xin cho con hiểu được con đường thập giá Chúa đã đi chỉ có ý nghĩa và giá trị bởi tình yêu hy hiến của Người. Xin cho con dám sống yêu thương cho dù mình sẽ phải hy sinh và thậm chí sẽ ‘bị nộp’ vào tay người đời. Xin cho con nhận ra sự phù phiếm của danh, lợi, thú để con biết đi tìm vinh danh Chúa; con biết chấp nhận cùng chết với Chúa để được cùng sống lại với Người. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét