Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Đừng sống hai mặt !


Kẻ sống càng giả tạo thường hay nói 3 câu này: Nghe được cần cẩn trọng ngay để đề phòng tiểu nhân - Ảnh 3.

Chân Thật và Giả dối là đôi bạn thân, nhưng về quan niệm sống thì đối nghịch nhau, một hôm họ cùng nhau ra sông tắm. Giả dối lợi dụng thời cơ nên đã lén lấy trộm quần áo của Chân thật mặc vào người. Chân thật tha thiết, mong mỏi cầu xin Giả dối hãy trả lại quần áo cho mình, nhưng Giả dối nhất quyết không trả.
Chân thật là người đã tin sâu nhân quả sống có hiểu biết và không bao giờ làm điều sai quấy hại người. Anh tự suy nghĩ, thà mình chịu thiệt thòi đôi chút nên nhất quyết không chịu mặc bộ quần áo của Giả dối, cuối cùng đành để mình trần trụi trở về nhà.
      Câu chuyện ngụ ngôn trên đã cho chúng ta một bài học lý thú về cuộc đời đáng được mọi người suy gẫm. Ở đời kẻ giả dối thường lắm miệng dẻo mồm, luôn dùng lời ngon ngọt để thuyết phục mọi người. Thế cho nên chúng ta phải thận trọng với những kẻ thường nói lời ngọt ngào, nhất là những người làm chính trị, người có chức quyền, họ sẵn sàng tán tận lương tâm để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình, bất chấp mọi thủ đoạn.
       Người sống chân thật rất bị nhiều người ghét bỏ và kẻ xấu có thể lợi dụng để hãm hại. Tuy nhiên, người có tấm lòng từ bi rộng lớn và vị tha thì lúc nào cũng thành thật. Chúng ta không vì thế mà trở nên điêu ngoa, xảo trá vì sợ những tổn thất nho nhỏ vì quyền lợi mà bỏ đi tấm lòng chân thật của mình. Tiền bạc, lợi dưỡng mất đi chúng ta có thể làm kiếm lại, một khi lòng thành thật mất đi chúng ta sẽ trở thành một con người không có nhân cách đạo đức tốt.
     Người có nhân cách đạo đức thì luôn được hưởng những đặc ân tốt đẹp dù kẻ xấu có muốn hãm hại cũng không làm gì được. Chúng ta có thể qua mắt được pháp luật, dối gạt mọi người, nhưng không thể dối gạt chính mình; và luật nhân quả rất công bằng, sòng phẳng khi hội đủ nhân duyên.
     Chân thật có nghĩa là không gian manh giả dối. Chân thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu lòng chân thật là người hay dối gạt kẻ khác. Tại sao mọi người hay giả dối và hại người? Khi giả dối như thế chúng ta sẽ được gì! Tuy có thể ta được lợi trước mắt, nhưng lại gây hại lâu dài cho mình và người mai sau.

Ở đời, ít ai can đảm dám nhận chịu sự thật và nói lên sự thật. Do đó, ta chỉ sống với nhau toàn bằng những hình thức giả dối bên ngoài để được lòng nhau.

Đó là một sự thật quá đau buồn của thế nhân trong cuộc sống hiện tại, mặc dù ai cũng biết chân thật là một đức tính tốt. Từ người thân trong gia đình cho đến mọi người trong xã hội, ai cũng muốn người khác thành thật với mình, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy, hầu như mọi người đều sống giả dối với nhau nhiều hơn vì lòng tham lam, ích kỷ. Do đó, dân gian có câu châm biếm, mỉa mai như sau:

Thứ ba 10/03/2020 - Tuần 2 MC
Lời Chúa : Mt 23,1-12

Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi" Thầy. "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.

Khiêm tốn là nền tảng của tất cả mọi nhân đức khác vì Sự khiêm tốn giúp chúng ta nhìn thấy và đánh giá được sự việc một cách chính xác, như cách nhìn của Thiên Chúa. Sự khiêm tốn giúp chúng ta có thể học để có được những kiến thức thực sự, về trí tuệ, và tầm nhìn về thực tại một cách trung thực. Sự khiêm tốn giúp chúng ta tự do để yêu thương và biết quên mình mà phục vụ người khác vì phúc lợi cho người khác, chứ không phải tư lợi cho chính mình. Thánh Phaolô cho chúng ta ta một ví dụ và mô hình của sự khiêm nhường trong con người của Chúa Giêsu Kitô là : “Chúa kitô đã trút bỏ vinh quang mặc lấy thân tôi đòi, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập giá.

"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mặc lấy thân phận tôi đòi và trở nên giống chúng con vì lợi ích phần rỗi của chúng con. Chúa đã ban cho chúng con được tự do và Xin Chúa cứu chúng con thoát hỏi sự thống trị của sự kêu ngạo, tự hào, ích kỷ và háu danh. Xin hãy dạy chúng con biết khiêm nhường như chính Chúa đã khiêm tốn và biết yêu thương người khác với tấm lòng quảng đại, từ tâm, vị tha và nhân từ hơn.

Không có nhận xét nào: