Vị linh mục chọn ở bên cạnh những người đau khổ
Trong suốt 25 năm làm mục tử, bất cứ phục vụ ở đâu, là linh mục chánh xứ hay làm Cha tuyên úy ở Liên đoàn Sinh viên Công giáo Seoul, Cha Rha luôn là thành viên quan trọng của Hiệp hội Linh mục Công giáo vì Công lý (CPAJ). Khi đưa ra ý kiến cho sự hợp nhất và loại bỏ Luật An ninh Quốc gia, ngài cũng luôn lên tiếng về những bất công nổi lên trong xã hội.
Năm 2009, ngài bắt đầu đồng hành với những người đau khổ. Đó là năm cư dân ở quận Yongsan phản đối dự án tái phát triển. 5 người bị trục xuất và một cảnh sát chết không yên thân.
“Cái chết quá gần và chúng tôi sợ có thêm người sẽ phải chết”, Cha Rha nói. Hôm 15 tháng 3, sau hội nghị quốc gia, CPAJ tổ chức tuần hành từ Myeongdong đến Yongsan và cắm trại ở đó. Sáu tháng tiếp theo, họ đã sống trên đường phố với những người bị trục xuất. “Chúng tôi nghĩ cuộc sống rất là quan trọng. Cuộc sống đang bị đe dọa”.
Kinh nghiệm dạy cho Cha Rha rằng “Điều chúng ta phải làm là không chỉ chia sẻ với người đau khổ bằng lời nói, hãy bên cạnh họ. Thay vì giải quyết các khó khăn hay kiểm soát tình hình, chúng ta phải ở với họ, tiếp thêm sức mạnh cho họ và giúp họ tránh đánh mất cuộc sống”.
Điều này mang đến cho Cha Rha hiểu thêm sâu sắc tại sao Thiên Chúa xuống thế làm người. “Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta không phải trong chốc lát từ trên trời cao. Thiên Chúa xuống ở với chúng ta. Vì thế với người nghèo, điều chúng ta cần làm không phải là đưa họ lên vị trí cao hơn nhưng là đến với họ, đến tận cùng”.
Cha Rha mở rộng tình đoàn kết, ngài đến với những người công nhân nhà máy Ssangyong Motors bị mất việc làm, người thân nạn nhân thảm kịch chìm phà Sewol, gần đây hơn ngài đến với nông dân Công giáo và nhà hoạt động Baek Nam-ki, người chết sau 316 ngày hôn mê vì bị nước vòi rồng trấn áp ở khoảng cách gần.
Trong năm 2013, được Đức Giám mục của ngài ủng hộ, Cha Rha chuyển đến khu vực các gia đình có thu nhập thấp. Giáo xứ hiện tại của ngài thuộc Ủy ban Mục vụ Công giáo Thành thị Nghèo đang phát triển. Cha Rha cho rằng người theo Công giáo ở Hàn Quốc đang tăng lên, chiều hướng gia tăng này cần nhiều nguồn để hỗ trợ nhiều hơn các giáo xứ, dẫn đến ảnh hưởng của tầng lớp giàu có và trung lưu lên rất nhiều giáo xứ...Các linh mục không được khuyến khích nói về công lý xã hội ở các giáo xứ, trong khi không khí khác biệt của các vấn đề bất xứng của xã hội lan vào Giáo hội. “Linh mục phụng sự ở các giáo xứ bị giới hạn”, ngài nói.
Giữa cuộc khủng hoảng chính trị của Tổng thống Park Geun-hye, Cha Rha hy vọng không chỉ đơn giản một tổng thống khác làm việc tốt hơn nhưng “một thế giới tốt hơn một ít, gần hơn một ít với Vương quốc của Thiên Chúa và như những gì các gia đình chịu thảm kịch chìm pha Sewol khẩn thiết kêu gọi: một Hàn Quốc an toàn hơn”.
“Đất nước phải là quốc gia bảo vệ, chăm sóc và tôn trọng con người. Không giống như những người làm việc cho công ty Ssangyong Motors bị đá ra đường không chút quan tâm, những người công nhân nên được đối xử cách trân trọng. Các cộng đồng dị biệt nhỏ, sinh viên và những người không có quyền lực, tất cả phải được đối xử như là một con người. Họ xứng đáng được nhận sự trợ giúp và chia sẻ trong công bằng”.
“Nếu chúng ta có thể từng bước tiến lên như thế giới”, Cha Rha nói, “đó là điều quan trọng hơn việc ai trở thành tổng thống. Nếu tất cả các tiến trình thông qua thảo luận, đối thoại và chia sẻ trong sự yêu thương, đến lúc đó toàn bộ hệ thống cầm quyền không thể bị kiểm soát bởi một hay một nhóm người có quyền lực”.
Dù bất cứ sống ở nơi đâu, trong bất kỳ ở xã hội nào đi chăng nữa thì thì nhiệm vụ cấp bách của người Ki tô hữu là rao giảng Chúa cho anh em mọi nơi, mọi thời. Không phân biệt đó là Linh mục, tu sĩ hay giáo dân. Bởi vì nhân loại càng ngày càng tự mình hủy diệt, khi mà nhiều người tôn sùng tiền bạc vật chất, những cái mau qua hơn là những giá trị tinh thần, đạo đức... Thấy trước được độ xuống dốc của đời sống nhân loại. Chúa Giê su đã tha thiết kêu gọi mọi người hãy trở thành thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo, ra đi loan truyền tình thương và lòng thương xót của Chúa, cho mọi người nhận biết đâu là giá trị thật tồn tại muôn đời, những giá trị không bao giờ hư nát và tàn phai. Đó là giá trị Nước Trời mai sau. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Lúc chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt
Lời Chúa : Mt 9,32-38
32 Khi ấy, người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám. 33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng : "Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ !" 34 Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo : "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ."
35 Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. 37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng : Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. 38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
Suy niệm :
Theo thống kê thì trên thế giới hiện nay có hơn 7 tỷ người, và có khoảng 1,5 tỷ người Công giáo. Tại Việt Nam có hơn 88 triệu người nhưng chỉ có khoảng hơn 6 triệu tín hữu. Một cách đồng mà sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu thợ và tính cấp bách của cánh đồng lúa mà chính Chúa Giêsu đã nhìn thấy cách đây hơn 2000 năm. Nhìn vào thực tế, nhiều khu vực khó tìm thấy nhà thờ Công giáo, và nhiều nơi chỉ có leo teo vài người Công giáo sống chung phần lớn với những anh chị em chưa nhận biết Chúa. Bên cạnh đó, ý thức về trách nhiệm về ơn gọi truyền giáo của mỗi người Ki-tô hữu chưa thật sự ăn sâu và cảm nhận đủ. Như vậy, để thấy rằng nhận định và lời kêu gọi của Chúa Giê-su là “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” luôn là thiết thực và cấp bách.
Vì thế, Giáo hội, nhất là trong bối cảnh hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa ngày hôm nay cần biết bao những người Ki-tô hữu thao thức và khao khát mong muốn thực hiện ý muốn của Thiên Chúa là trở thành những người thợ gặt cùng cộng tác với Chúa trong việc dấn thân và sống chứng nhân của Tin Mừng. Mỗi Kitô hữu, không loại trừ, không miễn chuẩn, không độc quyền, không ỷ lại….tất cả đều phải có trách nhiệm và bổn phận với đời sống truyền giáo của Giáo hội, vì Giáo hội cũng chính là mỗi Ki-tô hữu. Sống nên, và sống đúng bằng một lòng yêu mến thiết tha, và với một ước muốn làm vinh danh Chúa, lúc đó đời sống của mỗi người chính là một bài giảng hùng hồn, và sẽ thu hút, chinh phục được các linh hồn. Ðây cũng chính là một lời mời gọi dấn thân, một khích lệ tinh thần cho những ai muốn tận hiến mình cho một mục đích thu hoặch và chinh phục các tâm hồn, vì đời sống tận hiến bắt nguồn từ đời sống thánh thiện của gia đình (Ðức Gioan Phaolô II)
Và vẫn theo lời Ðức Gioan Phaolô II, thì “trong khi cánh đồng truyền giáo còn bề bộn, thì không ai được nghỉ ngơi” và sứ vụ này cấp bách đến nổi “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã nói: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa” (Mt 9,38). Chúng con xin Chúa ban cho Giáo Hội và thế giới hôm nay những thợ gặt lành nghề trên cánh đồng truyền giáo. Xin Chúa cũng ban cho chúng con trái tim của Chúa, để theo gương Chúa, chúng con cũng biết “động lòng thương xót” trước những cảnh đời khổ đau mà anh chị em chúng con đang gặp phải. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét