Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Xin ban thêm lòng tin

Dù một ngày bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng: Tôi hối hận, thì ...

Cha René-Luc 48 tuổi là Linh Mục thuộc giáo phận Montpellier ở miền Nam nước Pháp. Vốn là con hoang không cha, được một tên vô-lại nuôi dưỡng, sau một thời thơ ấu bầm-dập rách-nát, Cha may mắn gặp gỡ THIÊN CHÚA và dâng hiến trọn cuộc đời cho Ngài. Xin ghi lại chứng từ Cha trình bày trước cử tọa gồm khoảng hơn một ngàn học sinh trung học của hai trường tư thục Công Giáo ở Roche-sur-Yon.
Với nụ cười thẳng thắn và đoan hậu, với thân hình lực sĩ cao lớn và bằng giọng nói dõng dạc trầm lắng, Cha René-Luc mở đầu buổi nói chuyện như sau.
        Điều Cha sắp kể cho các con nghe không phải là chuyện phim mà là chuyện thật cuộc đời Cha. Và Cha muốn nói ngay với các con rằng, ngay cả khi bị tuột dốc chúng ta vẫn luôn luôn tìm ra một lối thoát. Cha chào đời tại Nimes, có hai anh trai và hai em gái trong một gia đình vắng bóng thân phụ. Thân mẫu Cha một mình dưỡng dục các con. Năm Cha 10 tuổi, thân mẫu Cha gặp một người đàn ông tên Martial và chung sống với ông. Cứ tưởng cuộc sống gia đình giờ đây sẽ tươi sáng hơn, nào ngờ, mọi sự nhanh chóng đổi chiều. Bởi vì, ông Martial nghiện rượu và là một tên trộm cướp từng bị cảnh sát theo đuổi. Cuộc sống gia đình biến thành địa ngục. Không biết bao nhiêu lần thân mẫu dẫn Cha trốn chạy nhưng ông Martial luôn luôn tìm ra chỗ trú ẩn nên bắt cả hai mẹ con đem trở về nhà.
     Mãi cho đến một buổi chiều trong tháng 11 năm 1979, ông Martial tự bắn một phát súng vào ngực và kết liễu cuộc đời. Năm ấy Cha 13 tuổi. Chứng kiến thảm trạng cuộc đời, lòng Cha bỗng nổi loạn và khởi đầu một cuộc sống ăn chơi trộm cắp và bạo hành ngay cả với thân mẫu Cha.
    May mắn thay vào năm 1980 thân mẫu Cha gặp bà Marie-Do một tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Bà mời cả hai mẹ con đến tham dự buổi thuyết trình của mục sư tin lành Nicky Cruz, một cựu thành viên băng đảng bất-lương ở thành phố New-York. Trước một cử tọa gồm 2 ngàn người, vị mục sư làm chứng rằng chính cuộc gặp gỡ với THIÊN CHÚA đã thay đổi toàn vẹn cuộc đời ông.

Chứng từ của mục sư Nicky Cruz đã đi vào tận cõi thâm sâu linh hồn Cha. Cha rất xúc động và nước mắt tuôn trào. Ngày hôm ấy, quả thật Cha đã sống kinh nghiệm câu kinh thánh nơi sách tiên tri Êdêkien: ”Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các con và sẽ ban tặng các con một quả tim bằng thịt”(36,26).
     Chưa hết. Bà Marie-Do giúp Cha khám phá Đức Tin Công Giáo dưới những chiều kích sống động và mới mẻ. Rồi bà đưa Cha đi hành hương Lộ Đức. Chính tại Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức mà Cha đã quyết định dâng hiến cuộc đời cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ nhân loại. Cha gia nhập Chủng Viện năm 20 tuổi và thụ phong Linh Mục năm 27 tuổi. Từ đó đến nay hơn 20 năm trôi qua, Cha du hành khắp nước Pháp để làm chứng về Tình Yêu THIÊN CHÚA cũng như làm chứng về niềm vui được trở thành Linh Mục. Độc thân không phải là một trạng thái bệnh-hoạn ẻo-lã. Trái lại, độc thân giúp trái tim được hoàn toàn tự do và có thể quảng đại yêu thương mọi người, không trừ ai.
      Vào năm 13 tuổi Cha biết rằng thân phụ Cha là một người Đức và ông đã bỏ rơi thân mẫu Cha chỉ vỏn vẹn sau ba tháng chung sống, khiến Cha trở thành một đứa con hoang, một đứa trẻ không cha! 
     Thế rồi một ngày, người cha ruột này tìm kiếm và muốn gặp Cha. Thân phụ liên lạc được với Cha vào chính buổi chiều trước khi Cha thi vấn đáp môn Đức ngữ. Sau đó hai cha con tạo cơ hội gặp nhau và chính thân phụ ngỏ lời xin Cha tha lỗi. Sau đó cả hai cha con cùng đi ra tòa thị chính để làm giấy chứng thực về tờ khai sinh. Năm ấy Cha 37 tuổi và sống kinh nghiệm đầu tiên về lòng tha thứ cũng như hưởng nếm tình phụ tử bao la. Một bạn trẻ nêu câu hỏi:
– Làm thế nào mà Cha có thể đặt trọn niềm tin tưởng nơi THIÊN CHÚA khi cuộc đời chỉ cống hiến toàn những gian trá đáng nghi ngờ?
  … ”Thật thế, lời rao giảng về Thánh Giá là một sự điên rồ đối với những kẻ trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của THIÊN CHÚA. Vì có lời chép rằng: ”Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu?” Người lý sự của thời này đâu? THIÊN CHÚA lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao? 

Thứ ba 30/6/2020 - Tuần 13 TN
Lời Chúa : Mt 8, 23-27

Khi ấy Chúa Giêsu xuống thuyền, có các môn đệ theo Người. Và đây, biển động dữ dội đến nỗi sóng phủ lên thuyền, thế mà Người vẫn ngủ. Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy mà rằng: “Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!” Chúa phán: “Hỡi những kẻ yếu lòng tin! Sao các con nhát sợ?” Bấy giờ Người trỗi dậy truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ! Cho nên những người ấy kinh ngạc mà rằng: “Ông này là ai mà gió và biển đều vâng phục?”

Nếu mức nước biển dâng lên thêm một mét do nạn toàn cầu ấm lên, nhiều vùng đất của nước Việt Nam sẽ bị chìm dưới mặt nước. Bão lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, vẫn là những thảm họa cho con người. Ngày nay người ta biết rằng phần lớn thiên tai không do Trời, nhưng do con người phá hoại trái đất là công trình tốt đẹp của Trời cao. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy uy quyền của Đức Giêsu, không phải trên ma quỷ hay bệnh tật, nhưng trên thiên nhiên. Ngài đã dùng quyền đó để bảo vệ các môn đệ khỏi bị dập vùi bởi sóng gió.
     Thầy Giêsu đã ra lệnh cho họ qua bên kia hồ (Mt 8, 18). Ngài xuống thuyền trước, các môn đệ theo sau (c. 23).Đi theo Thầy Giêsu, trên cùng một con thuyền, đâu hẳn được bình an. Cơn bão lớn ngoài biển đến thật bất ngờ, khiến con thuyền của Thầy trò chao đảo vì sóng gió. Giữa cơn cuồng nộ của biển cả, giữa sự kinh hoàng nhốn nháo của các môn đệ, Thầy Giêsu vẫn ngủ yên. Dường như chẳng có gì khuấy động được giấc ngủ bình an của Thầy. “Thưa Ngài, xin cứu, chúng con chết mất” (c. 25). Lời đánh thức vội vã, hối thúc, khi cái chết đã gần kề. Nhưng Thầy Giêsu lại chẳng có vẻ gì vội vã. Giữa tiếng thét gào của sóng gió và sự chòng chành của con thuyền, Thầy Giêsu đã quở trách các môn đệ vì sự cuống cuồng sợ hãi của họ, hậu quả của việc thiếu lòng tin (c. 26). Thầy đã không làm cho biển lặng sóng yên ngay lập tức, vì tập bình an giữa sóng gió là điều khó và cần hơn nhiều.
        Lắm khi chúng ta không hiểu tại sao thuyền đời chúng ta gặp bão, dù có Thầy trong thuyền, dù chúng ta đã theo Thầy nghiêm túc. Chúng ta lại càng không hiểu tại sao Thầy có thể ngủ được bình an, khi chúng ta gặp muôn vàn thử thách và rơi vào tuyệt vọng. Nhưng Thầy Giêsu cũng không hiểu tại sao chúng ta lại sợ đến thế (c. 26). Tại sao chúng ta lại sợ thuyền chìm hay sợ chết ? Nếu có đức tin vào Thầy thì sóng gió đâu nhận chìm được chúng ta.
      “Thiên Chúa ngủ” mãi mãi là điều khó hiểu và khó chịu. Đừng ngại đánh thức Ngài và kêu cứu. Đừng ngại la to át tiếng sóng, để làm cho Ngài nghe được. Nhưng cũng nên nhìn Ngài ngủ bình an, để khỏi bị hốt hoảng. Không hẳn là Ngài sẽ trỗi dậy ngay và dẹp tan bão tố. Không hẳn là chúng ta sẽ được giải thoát ngay khỏi mọi nỗi hiểm nghèo. Điều quan trọng là lòng ta được bình an, vì biết Ngài vẫn bình an ở lại trong con thuyền đời ta.


Lạy Chúa Giêsu, con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô, nhưng nhiều khi con cảm thấy sống đức tin giữa lòng cuộc đời chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn. Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu. Cả sự nặng nề của thân xác con cũng kéo ghì con xuống. Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
Xin cứu con khi con hầu chìm. Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã. Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con, để con trở nên nhẹ tênh mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Không phải con chọn Ngài, nhưng....

Lời Chúa, Thứ Sáu 22/02/2019 | Radio Veritas Asia

Robert The Bruce (1247-1329) là vị vua nổi tiếng của Scotland. Từ khi xưng vương vào năm 1306, Robert The Bruce kiên trì đấu tranh để giành độc lập cho Scotland khỏi sự thống trị của chính quyền nước Anh.
Theo truyền thuyết, quân khởi nghĩa do Robert lãnh đạo đã bị quân Anh đánh bại nhiều lần. Đến lần thứ sáu, quân lực của vua Robert The Bruce bị quân Anh đánh tả tơi không còn manh giáp và nhà vua phải chạy trốn vào rừng sâu. Nằm một mình trong hang nghe mưa rả rích bên ngoài, lòng đầy tuyệt vọng và cay đắng, Robert chợt nhìn thấy một con nhện đang cố gắng giăng tơ. Con nhện cố sức văng 
mình từ vách đá bên nầy sang vách đá bên kia để giăng sợi tơ đầu tiên cho mạng lưới của mình, nhưng nó bị thất bại vì khoảng cách giữa hai vách đá khá xa. Nó cố gắng lần nữa… lại thất bại. Sau mỗi lần thất bại, con nhện tiếp tục gắng sức hơn nhưng vẫn thất bại liên tiếp đến sáu lần.
       Chứng kiến đến đây Robert tự bảo: “Thế là mầy đã nếm mùi thất bại đến sáu lần như tao. Thử xem mầy còn có đủ kiên nhẫn để văng mình thêm một lần nữa hay không.”Con nhện lại tiếp tục văng mình lần thứ bảy, và lần nầy nó đã giăng được sợi tơ đầu tiên từ tảng đá bên nầy sang tảng đá bên kia. Sự kiên trì của con nhện giúp nó thành công khiến vua Robert The Bruce lấy lại tinh thần. Nhà vua chỗi dậy, quyết tâm mộ quân tiếp tục chiến đấu lần thứ bảy. Lần nầy, ông đại thắng quân Anh cách vẻ vang và giành lấy độc lập tự do cho quê hương đất nước. Có một số người, khi bị quỵ ngã và thất bại, thì rơi vào tình trạng tuyệt vọng không lối thoát như Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là kẻ đã tự kết liễu đời mình sau lỗi lầm bán Chúa; nhưng cũng có người biết chỗi dậy, đứng lên làm lại cuộc đời nhiều lần tươi đẹp hơn trước như nhân vật Robert The Bruce hoặc như hai thánh Phê-rô và Phao-lô mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
      Có ai ngờ một môn đệ nhiệt thành được Chúa Giê-su ngợi khen là người đại phúc vì được Chúa Cha mặc khải cho biết mầu nhiệm về Đức Ki-tô như Phê-rô, được Chúa Giê-su trân trọng đặt làm Đá Tảng xây dựng Hội Thánh và trao quyền cầm giữ chìa khoá Nước Trời, lại là người không lâu sau đó, đứng ra cám dỗ và cản lối Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn và thi hành thánh ý Chúa Cha. (Mt 16, 13-20)
      Có ai ngờ một con người hùng hổ như Phê-rô thề nguyền một lòng sống chết vì Thầy (Mt 26, 33.35) mà chẳng mấy chốc sau đó lại hèn nhát chối bỏ Thầy đến ba lần khi bị chất vấn bởi các cô đầy tớ gái! (Mt 26, 69-75).Thế nhưng Phê-rô không ngã quỵ và chìm vào hố sâu tuyệt vọng không lối thoát như Giu-đa nhưng đã anh dũng đứng lên để làm lại cuộc đời còn đẹp tươi ngàn lần hơn trước.
Thứ hai 29/6/2020
Lễ Thánh Phê rô và Thánh Phaolô, tông đồ
Lời Chúa : Mt 16, 13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!” Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được”.

Quyền chìa khóa được ban cho các mục tử là để phục vụ việc đi theo Đức Kitô, trở thành môn đệ của Người, chứ không phải là quyền sinh sát trên đoàn chiên. Quyền này được trao ban để phục vụ sự sống, chứ không phải để ép buộc đoàn chiên phải đi theo sở thích hoặc ngẫu hứng của riêng mình. Quyền bính là phương tiện phục vụ sự tăng trưởng (auctoritas, do động từ augere có nghĩa là “làm lớn lên”).
Hội Thánh là thực tại nhỏ bé nhất, nghèo hèn nhất, yếu đuối nhất, vì quy tụ quanh mộtmáng cỏ và mộtcây thập giá. Nhưng Hội Thánh cũng là thực tại cao cả nhất, giàu có nhất, vinh hiển nhất, mạnh mẽ nhất, bởi vì con trẻ sinh ra trong máng cỏ, con người chịu đóng đinh trên đồi Sọ, đã sống lại, và đang hiển trị trên muôn loài muôn vật.
Trong buổi tiếp kiến ngày 7-6-2006, Đức giáo hoàng Bênêđitô XVI đã dạy: “Anh là Phêrô, và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy… Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì; trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Ba ẩn dụ Đức Giêsu vận dụng rất rõ ràng: Phêrô sẽ là nền móng, đá tảng, trên đó tòa nhà Hội Thánh dựa vào; ngài sẽ có chìa khóa Nước Trời để mở ra hay đóng lại cho người nào mà ngài thấy dường như là đúng; cuối cùng, ngài có thể cầm buộc hoặc tháo cởi, theo nghĩa là ngài có thể quy định hoặc cấm đoán điều gì ngài nghĩa là cần thiết đối với đời sống Hội Thánh, hiện là và vẫn là Hội Thánh của Chúa Kitô.

Lạy Chúa Giê-su, sau mỗi lần sa ngã, xin cho chúng con đừng buông xuôi, đừng tuyệt vọng như Giu-đa, nhưng biết can đảm đứng lên để tiếp tục chiến đấu. Xin cho chúng con biết xem sự chỗi dậy và đổi đời của hai thánh cả Phê-rô và Phao-lô sau những lần sa ngã, là một bài học hữu ích cho chúng con khi lầm lỡ quỵ ngã trên đường đời, để rồi, thay vì thất vọng buông xuôi, chúng con biết mau mắn đứng lên tiến về với Chúa.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Lời mời theo Chúa đóng đinh vì Yêu


NGÀY 5 THÁNG 1. RONG RUỔI TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG Ở TRẦN GIAN (10 ...



Vào năm 1976, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình sống rất chật vật. Hồi ấy có một ông lão nghèo cùng với đứa con gái lớn ở Sài Gòn ra thăm người em đang sống ở Ninh Thuận để kiếm chút gì đắp đổi qua ngày.
Thương ông anh từ Sài Gòn lặn lội ra thăm mình, người em tặng ông anh những sản phẩm cây nhà lá vườn, gồm một bị khoai, một bị xoài và dăm nải chuối để mang về Sài Gòn làm quà cho vợ con.

Về lại Sài Gòn, hai cha con xuống xe cuốc bộ về nhà. Người cha tuổi đã già, gầy gò ốm yếu, chịu khó mang bị xoài bên vai phải, khoác bị khoai bên vai trái, còn đôi tay gầy guộc thì xách mấy nải chuối bằng tay này và giỏ áo quần bằng tay kia. Trong khi đứa con gái cưng song hành bên cạnh thì chỉ đeo chiếc bóp đầm xinh xắn trên vai, đi tênh tênh bên bố mà chẳng để ý đến lưng bố đang còng xuống vì sức nặng của hành lý, chẳng thấy mồ hôi bố lấm tấm trên khuôn mặt nhăn nheo, y như cô chủ giàu sang đi bên cạnh tên nô lệ khốn cùng.
      Người cha già chịu còng lưng mang nặng những món quà đó về nhà cho ai hưởng? Cho người mẹ, cho đứa em út của cô gái này và cho chính cô. Chính cô cũng được hưởng phần trong đó!
     Thế mà cô cứ để mặc cha già của mình còng lưng mang nặng mà chẳng động lòng thương xót, chẳng đụng vào một ngón tay. Đây đúng là đứa con bất hiếu và hoàn toàn bất xứng, khi thấy cha vác nặng mà con thì chẳng mó tay vào.
Thế nhưng, lắm lúc chúng ta cũng xử sự như cô gái kiêu sa, vô cảm này.

Dẫu biết rằng hôm nay Đức Giê-su, Chúa chúng ta đang tiếp tục chịu khổ nạn để cứu độ chính ta và anh chị em chúng ta, nhưng ta cứ làm ngơ như không nhìn thấy; ta cứ đi tênh tênh trên con đường lạc thú của mình mà chẳng động lòng trắc ẩn đối với Chúa là Đấng đang tiếp tục chịu khổ nạn để đền tội cho chúng ta. Thật là người môn đệ bất xứng khi Chúa chúng ta vác thập tự giá đền tội cho ta, còn chúng ta thì cố tìm kiếm lạc thú trần gian mà chẳng kê vai vác cùng với Chúa.

Chúa nhật 28/6/2020 - Tuần 13 TN
Lời Chúa : Mt 10, 37-42

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.“Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu”.

Chúa Giêsu đang vác thánh giá của Ngài đi vào cuộc khổ nạn, thì đi theo Chúa, ta phải  “Vác Thập giá mình mà theo”Chúa Giêsu có thập giá của Ngài, ta cũng có những thập giá của ta, đó là những đau khổ, bất hạnh, bệnh hoạn, những trái ý trong cuộc sống.
      Đời người là một chuỗi đau khổ và bất hạnh. “Đời là bể khổ”, sinh ra đời đã bắt đầu khổ rồi, thể hiện bằng tiếng khóc lúc chào đời. Có ai mới lọt lòng mẹ mà cười được đâu.
     Không ai không có thập giá. Người nghèo cũng khóc, người giàu cũng khóc. Tiếng khóc của người giàu nhiều khi còn lớn hơn, cay đắng hơn tiếng khóc của người nghèo nữa.
   “Vác Thập giá mình mà theo”, có nghĩa đón lấy và chấp nhận những thập giá của mình trong tin yêu phó thác, nếu vác thập giá mà cứ hằn học, trách móc, oán người, oán đời thì thập giá đó càng lúc càng nặng hơn. Ta phải vác trong thái độ vui vẻ, không phải vì thái độ cam chịu mà là cùng đồng hành với Chúa.Sự đau khổ của ta sẽ hoà với sự đau khổ của Chúa để nó được tan biến đi.
“Có tìm mạng sống”, có nghĩa quá chú ý vào nó, tập trung tất cả cho nó, chau chuốt cho nó mà quên mất những giá trị Nước Trời. Khi đã có tiền, ta lại muốn làm giàu hơn để tìm một bảo đảm vững chắc cho mạng sống mình, không còn phải lo lắng.
   Nhưng cuối cùng thì ai cũng phải chết, có ai lo lắng quá mà có thể làm cho cuộc sống mình dài thêm được một phút không? Chắc chắn không, vì khi đến giờ Chúa gọi, tất cả đều phải nhắm mắt buông xuôi tất cả.

Tâm tình :

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Lòng thương vô bờ bến



Trong khi dịch corona bùng phát, nhiều người Công Giáo chạy đến với Thiên Chúa xin trợ giúp. Số người tham gia cầu nguyện tăng lên, với hy vọng cơn dịch sớm hạ xuống. Ngoài ra, biết bao thánh lễ, buổi lần hạt, lòng thương xót, chầu Thánh Thể, tuần cửu nhật cầu nguyện cho mỗi người trong cơn đại dịch này. Trên mạng Internet, chúng ta cũng bắt gặp biết bao chia sẻ lời kinh van xin Chúa nhậm lời.
Chính Giáo Hội cũng thôi thúc giáo dân chung tay bảo vệ sức khỏe, liên đới với nhau trong hoàn cảnh u ám này. Chúng ta không thất vọng hay hoang mang. Ngược lại, Giáo Hội tin rằng khi bám vào Chúa Giêsu, chạy đến than thở với Ngài, đời sống con người sẽ khang khác, sẽ hy vọng và sẽ tươi sáng hơn mỗi ngày.Chính Đức Giêsu đã trải nghiệm được nỗi đau của bệnh dịch, tật nguyền. Suốt mấy chục năm trên dương thế, Giêsu chứng kiến biết bao người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, bị gạt ra khỏi xã hội do gánh nặng của lề luật và hệ thống xã hội áp bức, v.v. Họ cần được nâng đỡ, chữa lành, và chính Đức Giêsu cũng chữa cho rất rất nhiều người (Lc 6,19).
        Chữa lành là sứ mạng của Đức Giêsu. Đó không chỉ là chữa cho khỏi bệnh về mặt thân xác. Đó không chỉ là tác động cho cơn dịch bệnh sớm qua đi. Nhưng trên hết, Ngài chữa lành toàn diện cho con người: thể xác lẫn tâm hồn. Chúng ta thấy có điều gì đó vô lý ở đây! Nếu vậy tại sao mỗi ngày đều có người bệnh, số người chết trong dịch corona tăng lên mỗi giờ. Thiên Chúa ở đâu, Đức Giêsu ở đâu trong cơn đại dịch này? Sao Ngài không ra tay, phán một lời để cơn dịch chấm dứt? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời!
     Đừng quên chính Đức Giêsu cũng chịu biết bao đau khổ và cái chết. Khi có kinh nghiệm về khổ đau bệnh tật, Ngài “biết cách” nâng đỡ con người, an ủi những bệnh nhân. Bạn nghĩ sao khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng: “Bệnh tật khiến cho anh chị em đặc biệt trở thành những người vất vả gồng gánh nặng nề. Và do đó, họ lôi kéo được cái nhìn và trái tim của Chúa Giêsu.” Chắc chắn Thiên Chúa không làm ngơ trước cơn đau quằn quại của con người. Ngài vẫn có đó. Ngài vẫn lao tác để cứu độ con người. Vấn đề là có khi con người đau khổ quá, hóa oán hờn. Nghĩa là, họ kêu hoài mà Chúa không nhậm lời, nên quay sang trách Chúa.Chúa Kitô đã không cho chúng ta những toa thuốc, nhưng nhờ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của cái ác.”[3] Đó là sức mạnh thiêng liêng, là nguồn sống để người Công Giáo đương đầu với đau khổ và dịch bệnh.
      Trong lời cầu xin và tín thác đó, Giáo Hội trở nên ngôi nhà thương để cứu giúp con người. Nhà thương ấy chan chứa lời cầu nguyện, tình người và liên đới với nhau. Nhà thương ấy luôn mời gọi mỗi người tuyệt đối tín thác vào Thiên Chúa. Ở đâu có hai ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa hứa sẽ nhận lời. Nhà thương ấy thôi thúc người ta chạy đến với Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh, ban bình an cho mỗi người, cho người dân trong các thành phố xảy ra dịch corona và cho mọi người trên toàn thế giới.[4] Bầu không khí nguyện cầu và linh thiêng đó sẽ “lay động”[5] Thiên Chúa soi sáng cho các nhà chức trách, nhà nghiên cứu sớm tìm ra giải pháp trong cơn dịch này. 
Lời cầu nguyện của người Công Giáo sẽ không thừa. Phong trào mời gọi con người về với Thiên Chúa sẽ không vô ích trong bối cảnh này. Ngược lại, về mặt logic, khi trở về nẻo chính đường ngay, con người sẽ kiến tạo được bình an, hạnh phúc. Nhất là khi con người cảm nhận được, ít là một lần, Thiên Chúa đã an ủi, chữa lành và vực dậy, họ lại được mời gọi trở thành niềm ủi an cho anh chị em đồng loại. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong lời van xin, Thiên Chúa không ngoảnh mặt làm ngơ! Có Chúa Giêsu ở cùng, chúng ta an lòng. Với Chúa Giêsu, chúng ta hy vọng. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được nâng đỡ giữa cơn dịch corona. Dù chưa biết diễn biến tương lai của corona sẽ ra sao, nhưng bám víu vào Chúa trong lúc này là cần thiết! Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhiều người, nhất là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, cũng biết chạy đến với Thiên Chúa. Một khi đại dịch corona qua đi, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa quan phòng mọi sự. Vì, “Giữa cảnh gian truân, tôi đã kêu cầu Chúa, Chúa đáp lời và giải thoát tôi. Muôn ngàn đời Ngài vẫn trọn tình thương. (x. Thánh Vịnh 118,)

Xin Chúa thấy những đau khổ của chúng con, cảm được nỗi lo lắng của chúng con, và chữa lành những bệnh tật của anh chị em chúng con. Amen.

Thứ bảy 27/6/2020 - Tuần 12 TN
Lời Chúa : Mt 8,5-17

Khi Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.” Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: “Đi! “, là nó đi, bảo người kia: “Đến! “, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: “Làm cái này! “, là nó làm.” Nghe vậy, Đức Giê-su ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế. Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” Rồi Đức Giê-su nói với viên đại đội trưởng rằng: “Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy! ” Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh. Đức Giê-su đến nhà ông Phê-rô, thấy bà mẹ vợ ông đang nằm liệt và lên cơn sốt. Người đụng vào tay bà, cơn sốt dứt ngay và bà chỗi dậy phục vụ Người. Chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giê-su. Người nói một lời là trừ

 được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.

Chúa Giê-su khen ngợi niềm tin của một sĩ quan Rô-ma, lời khen thiết thực đến mức có sức chữa lành một người tôi tớ của vị sĩ quan này.
       Điều lạ ở đây là người được Chúa Giê-su ca ngợi về niềm tin, không phải là một chức sắc tôn giáo Do-thái, cũng không phải là một đạo hữu Do-thái mà là một kẻ ngoại đạo đang cầm quyền đô hộ dân Người. Với những gì thánh sử Mát-thêu tường thuật, chúng ta dễ nhận ra rằng, Chúa Giê-su không quá phân biệt người có đạo hay kẻ ngoại, mà Chúa nhìn thấy nơi tâm hồn của mỗi người. Điều mà Chúa khen tặng và sẵn sàng chữa lành hôm nay chính là sự khiêm tốn và niềm tin của con người.ông nhận ra nơi con người Chúa Giê-su không đơn thuần là một thầy dạy như các Kinh sư, mà là một vị ngôn sứ của Thiên Chúa, nên ông đã cảm thấy bất xứng trước mặt Người. Ông nhìn nhận mọi chức vụ và địa vị đều dưới quyền của Thiên Chúa, Điều đáng nói ở đây nữa là, một sĩ quan thường ỷ thế vào quyền lực và tiền bạc để lo lắng cho người đầy tớ, nhưng không, ông tin Chúa Giê-su mới có thể chữa lành và niềm tin của ông đã được đền đáp.

Còn chúng ta, đứng trước những khó khăn, đau khổ, bệnh tật… chúng ta có đặt niềm tin đủ vào Chúa để xin Người trợ lực không, hay là ỷ lại vào sức mình? Ước gì mọi người chúng ta xác tín hơn vào sự quan phòng của Chúa, để trong khi chúng ta ra sức đương đầu với những khó khăn và đau khổ của cuộc sống, biết chạy đến Chúa để được Người soi sáng và ban ơn trợ lực. Và trên hết, hãy tin tưởng và cầu xin Chúa chữa lành bệnh tật nơi tâm hồn chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, nên Chúa cũng sẵn lòng cứu giúp những ai khiêm tốn, suy phục và đặt niềm tin nơi Chúa. Xin cho chúng con cũng biết khiêm tốn đến với Chúa, để được Chúa chữa lành những bệnh tật tâm hồn. Amen

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Thân phận mỏng dòn


Chú Giải Tin Mừng - Thứ Sáu Sau Lễ Hiển Linh C


Thứ sáu 26/6/2020 - Tuần 12 TN
Lời Chúa : Mt 8,1-4

Khi Đức Giê-su ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Bỗng có một người phong hủi tiến lại, bái lạy Người và nói: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi. Rồi Đức Giê-su bảo anh: “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”

Người phong hủi mang trên mình cả căn bệnh thân xác cả nỗi đau tinh thần. Thân xác bị sự tàn phá kinh khủng của căn bệnh quái ác là da thịt và các chi thể bị rơi rụng dần trong đau đớn. Tinh thần bị mất quyền làm người do “xã hội phi nhân đạo” tạo nên. Người phong hủi nếm trải tận cùng của nỗi đau và tuyệt vọng. Tuy nhiên, qua thái độ của người này, chúng ta thấy toát lên một niềm tin phó thác mà ít ai có được. Người phong hủi đã thân thưa với Chúa: “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể chữa con được sạch”
     Người phong hủi không than trách tại sao Chúa quyền năng lại để cho phải đau khổ như thế, không cầu xin theo kiểu buộc Chúa theo ý mình, không ra điều kiện, nhưng phó thác hoàn toàn cho Chúa quyết định, xin vâng theo ý Chúa muốn. Chúa muốn thì được sạch, Chúa không muốn cũng xin vâng. Đây là thái độ của chúng ta cần học lấy tinh thần này, bởi không ít người trong chúng ta mỗi lần gặp thử thách là kêu trách Chúa, cầu nguyện với điều kiện, muốn Chúa theo ý mình hơn là mình sống theo ý Chúa.
Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta là, là thân phận con người yếu đuối, ai trong chúng ta ít nhiều cũng mang căn bệnh phong hủi của tâm hồn là tội lỗi, thậm chí cách này hay cách khác tự tách mình khỏi Chúa và cộng đoàn. Chúng ta hãy phó thác vào tình yêu thương của Chúa Giê-su, nhất là trong Bí tích Thánh Thể, hãy để cho Chúa Giê-su chạm vào mình để được thanh sạch. Hãy đến với Bí tích Hoà Giải để cho Chúa chạm vào tâm hồn và Người sẽ chữa lành.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh chứ không phải bắt Chúa phải theo ý mình… Xin cũng giúp chúng con học lấy sự yêu thương của Chúa để đến với những người đau khổ, nhất là đến với những người bị bệnh nan y và những ai bị xã hội ruồng bỏ. Amen

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Người khôn xây nhà trên đá...


Xây trên nền đá (28.6.2018 – Thứ Năm Tuần 12 Thường niên B) | ngọn ...

Đầu tháng 6, chiếc Lamborghini Aventador LP700-4 do ông Wu ở Giang Tây (Trung Quốc) cầm lái đang rời hầm gửi xe thì bất ngờ một thanh sắt từ trên xe ba gác rơi trúng.
      Nguyên nhân được xác định là do xe ba gác chất hàng quá cao, khi đi từ dưới hầm lên đã chạm vào trần và làm thanh sắt rơi trúng chiếc Lamborghini.Bà Wang, người điều khiển xe ba gác, ngay lập tức xuống xe để kiểm tra. Chiếc Aventador LP700-4 bị xước và móp ở phần cản trước, phía bên người lái. Hai chủ xe đã xem lại toàn bộ sự việc được ghi lại bởi camera giám sát trong khu vực.
     Đại lý Lamborghini chính hãng tại Trung Quốc đã báo giá sửa chữa cho tai nạn trên là 300.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng). Cùng lúc đó, bà Wang liên hệ với người thân để nhờ hỗ trợ và đã gom được 20.000 nhân dân tệ (khoảng 66 triệu đồng).
     "Bà ấy làm việc rất chăm chỉ và rõ ràng không phải người giàu có. Điều làm tôi ấn tượng là bà Wang đã chủ động chịu trách nhiệm và biến nó thành hành động khi vay mượn tiền để bù đắp chi phí sửa xe", chủ nhân chiếc Lamborghini chia sẻ.
      Sau khi thỏa thuận, ông Wu quyết định không bắt bà Wang bồi thường bất kỳ đồng nào. Người sở hữu siêu xe Aventador LP700-4 cho biết, chính lối sống có trách nhiệm của người lái xe ba gác làm ông ngạc nhiên và cảm động.

Hành động của ông Wu cũng được người dùng mạng xã hội Trung Quốc khen ngợi. "Ông ấy có trái tim thật tuyệt vời, sẵn sàng chia sẻ với người khó khăn", tài khoản Dinobao bình luận. "Một người có trách nhiệm, gặp một người có tình", người dùng tên Chu viết trên Weibo.

Thứ năm 25/6/2020 - Tuần 12 TN
Lời Chúa : Mt 7,21-29

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy Chúa", là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: "Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta"."Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn".Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Ðấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.

Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết điều kiện cần phải có để được vào Nước Trời, đó là: lắng nghe và thực hành lời Chúa.
      Như vậy, nếu chúng ta muốn được hưởng trọn vẹn hạnh phúc Nước Trời thì không chỉ có việc nghe và nói những lời hay ý đẹp, mà điều quan trọng là phải thực hiện những lời hay ý đẹp ấy trong đời sống.
    Nói cách khác, chúng ta dừng lại ở việc chỉ nghe lời Chúa là chưa đủ, mà điều quan trọng là phải thực hành lời Chúa. Bởi người nào thực hành lời Chúa thì được xem là người khôn ngoan, vì đã xây dựng ngôi nhà đời mình trên nền tảng vững chắc là nền đá, dù cho bão táp mưa sa cũng không sụp đổ. Ngược lại, người nào chỉ nghe và nói lời Chúa mà thôi, thì được xem như là người khờ dại, vì đã xây dựng ngôi nhà đời mình trên nền cát, nên khi bão táp mưa sa thì ngôi nhà ấy sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Lạy Chúa Giê su, Xin Chúa giúp chúng ta biết quý trọng lời Chúa dạy và tích cực đem lời Chúa ra thực hành trong đời mình. Nhờ đó, chúng ta mới có thể hy vọng đón nhận được tình thương của Chúa và được hưởng hạnh phúc Nước Trời.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Ơn được sinh làm người

DÒNG ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT

Tác giả La-phông-ten đã viết nhiều câu chuyện ngụ ngôn, trong đó có câu chuyện về con ếch và con bò nhằm dạy chúng ta đừng quá tự cao như sau:

Ngày kia có một con ếch trông thấy con bò mộng to lớn vĩ đại nên rất ngưỡng mộ và mong sao cho mình cũng được to lớn như vậy. Để biến tư tưởng thành hành động, con ếch liền xuống ao uống nước để bụng phình to ra cho bằng với con bò kia. Cứ thế, cứ thế, nó uống mãi uống hoài mà vẫn không sao to được bằng con bò. Nó lại uống thêm cho đến khi một tiếng “Bốp” nổ vang lên và con ếch đã bị nổ bụng chết banh xác.
     Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tự thẳm sâu cõi lòng, ai cũng muốn được người khác chúc khen ca tụng. Ai cũng muốn được nâng mình lên chứ không muốn tự hạ mình xuống. Nhưng chúng ta cần ý thức về giá trị của đức khiêm nhường và quyết tâm tập luyện, để việc tông đồ bác ái được thành công tốt đẹp...

Giới trẻ ngày nay xem ra thích mừng sinh nhật hơn mừng lễ bổn mạng.
Ngày vui ấy thường đi với quà, tiệc mừng và những lời cầu chúc.Thật ra mừng sinh nhật có thể là một hành vi mang nhiều tính tôn giáo.
Tôi nhớ đến ngày tôi được sinh ra, một sinh linh bé nhỏ chào đời,mang hình ảnh của Thiên Chúa, mang khuôn mặt của Đức Giêsu.Ngày ấy quan trọng và đáng nhớ ngay cả đối với chính Thiên Chúa. Dù thế giới có hơn 6,7 tỷ người thì một hài nhi mới sinh cũng có một chỗ đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa.
Thiên Chúa có những ước mơ và dự tính riêng về từng con người. Chẳng ai chào đời một cách tình cờ và ngẫu nhiên. Mỗi người đều cần cho kế hoạch lớn của Thiên Chúa. Mừng sinh nhật một cách nghiêm túc lại trở thành một lễ tạ ơn.
Tạ ơn Chúa đã cho tôi được làm người ở đời.
Bất chấp những khổ đau vấp ngã, những thất bại đắng cay,
tôi vẫn xin được yêu mảnh đời Chúa dệt cho tôi.

Thứ tư 24/6/2020
Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Lời Chúa : Lc 1,57-66.80:

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.

Qua sinh nhật và ơn gọi kỳ diệu của Gioan, Thiên Chúa đã đặt Gioan làm gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước với sứ vụ đặc biệt đó là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay. Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu từ trong ngục. Đụng chạm đến những hôn quân bạo chúa thì chỉ chuốc lấy họa vào thân. Thế nhưng, lương tâm ngay chính, Gioan đã khẳng khái nói lên những lời cần phải nói cho dù phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Sứ mạng Ngôn sứ thời nào cũng phải trả giá khi dám nói sự thật, khi dám đấu tranh cho công lý và dân chủ. Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành, bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù. Thế nhưng Đức Giêsu đã nói về ông: “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28).

Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, mỗi người hãy nghĩ về ngày sinh nhật của mình. Đó là giây phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất cuộc đời. Ngày ấy, cha mẹ, anh chị em hân hoan, bà con lối xóm đến chúc mừng. Ai cũng muốn nhìn con trẻ, mỉm cười muốn bồng ẵm và tự hỏi: trẻ này rồi sẽ nên như thế nào, ai cũng chúc phúc và đặt niềm hy vọng. Con trẻ được cha mẹ đặt tên. Ngày được Thanh tẩy, con trẻ có một tên Thánh. Chọn một vị Thánh làm bổn mạng cho con, cha mẹ xin vị Thánh Quan thầy cầu bàu che chở con và mong con noi gương bắt chước vị Thánh ấy trên đường nhân đức.

Lạy Chúa Giê su, Xin cho chúng con hôm nay biết noi gương thánh Gio-an làm chứng cho Chúa bằng các việc làm cụ thể: không khoe khoang thành tích ưu điểm của mình, sống đơn giản điều độ trong cách ăn mặc, tránh chè chén say sưa, can đảm bênh vực những người thân yếu thế cô, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô mở đường hầu giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa noi gương thánh Gio-an.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Chớ đánh giá sai về người khác

Ngày 22.6.2020: Người môn đệ Chúa cần có lòng nhân từ – GIÁO XỨ ...

Một người đàn bà nhìn qua cửa sổ và than phiền nhà bên cạnh sao mà để nhà bẩn đến thế. Ngày kia, nhà bà bị cháy, các nhân viên cứu hỏa xịt nước làm sạch cửa sổ nhà bà ta, bà ta mới thấy nhà láng giềng rất sạch đẹp, chính cánh cửa kính nhà bà mới bẩn. Câu chuyện trên cho thấy lắm khi chúng ta nhìn sự việc “vậy mà không phải vậy”, theo sự chủ quan của mình. Thường thì chúng ta đoán nhiều hơn là xét, mà đã đoán thì dễ bị sai, dễ “nhìn cò ra quạ” và oan cho người bị chúng ta kết án. Cha Henri Denis Benoit tổ phụ dòng Xi-tô Thánh Gia từng nói: “Khi chúng ta xét ý xấu cho nhau thì mười lần có tới chín lần sai, nhưng nếu xét ý lành cho nhau thì ngược lại”.

Thứ hai 22/6/2020 - Tuần 12 TN
Lời Chúa : Mt 7,1-5

"Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại nói với người anh em: "Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn", trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.

Chúa Giêsu vạch rõ tính cách của nhiều người trong chúng ta thường thì không thấy lỗi lầm của mình, nhưng lại xoi mói dò xét cái lỗi của người khác mà lắm khi cái lỗi của chúng ta còn lớn gấp trăm lần cái lỗi của tha nhân. "Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh', trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi. Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi" (Mt 7,3-5).Cái lỗi nhỏ như cái rác của tha nhân thì mình dễ nhìn thấy, nhưng cái lỗi lớn như xà nhà của mình thì lại không thấy. Chúng ta dễ dàng kết án cái lỗi nhỏ nhặt của tha nhân, nhưng lại không ý thức về những tội tày đình của bản thân… Dĩ nhiên, chúng ta có bổn phận xét đoán theo nghĩa phân định cái gì xung quanh ta là tốt và cái gì là xấu. “Nói thật mất lòng”, nhưng chúng ta vẫn phải có can đảm lên tiếng khi có ai làm điều sai trái (x. Lv 19,17 và Gl 6,1). Nếu hiểu sát chữ trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến việc “lên án” chứ không phải chữ “xét đoán” theo nghĩa chặt. Nghĩa là Chúa Giêsu thực sự muốn chúng ta đừng tự coi mình hơn người, hoặc tự tôn mình làm thẩm phán xét xử những ai không hợp với tư tưởng của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn đến với nhau bằng sự cảm thông giúp đỡ nhau sống theo sự thật và giúp người lỡ bước quay về, hơn là tự cho mình quyền đoán xét và kết án anh chị em, trong khi chính mình cũng đầy bê tha tội lỗi. Amen.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Đừng sợ trước mọi thế lực


Archive - VietCatholic News


Vấp ngã hay thất bại vốn là một phần của cuộc sống. Và thành công cũng thế. Không có vấp ngã sẽ không thể có thành công. Nói như vậy không hẳn đã đúng nhưng chính mỗi lần vấp ngã sẽ khiến chúng ta cẩn trọng hơn trong công việc, nhận biết rõ những sai lầm và nâng cao quyết tâm khởi tạo lại từ đầu một cách chắc chắn hơn. Chính những lần vấp phải thất bại đã tăng cường ở con người nguồn sức mạnh mới hơn, lớn hơn.

Có vấp ngã ta mới làm lại và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, điều mà chúng ta thường xem nhẹ trước khi thất bại. Có vấp ngã ta mới biết mình còn nhiều yếu kém cần phải sửa chữa, còn nhiều sai lầm cần phải khắc phục, còn nhiều khuyết điểm cần phải khắc chế. Giải quyết xong nhữnh hạn chế ấy, chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

“Vạn sự khởi đầu nan” đúng như lời ông cha ta nói. Không có việc gì dễ làm mà mang lại thành quả lớn lao. Hãy khống chế nỗi sợ hãi để bước qua được những gian nan đầu tiên đó, chắc chắn con đường tương lai sẽ rộng mở trước mắt bạn và thành công sẽ đến với bạn không xa. Đừng sợ vấp ngã bởi khó khăn hay thất bại là những nấc thang đưa bạn tới thành công. Không có nó, bạn sẽ trở nên chủ quan, kiêu ngạo. Chính kiêu ngạo và chủ quan sẽ khiến bạn thất bại nhanh nhất.
        Người không nản lòng trước khó khăn hay thất bại thường tràn đầy nghị lực vươn lên. Họ là những người giàu ý chí, kiên định với mục tiêu, lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, tự tin hướng đến tương lai tốt đẹp. Trên bước đường thành công, những khó khăn trở ngại là không thể tránh khỏi. Đừng thấy sóng cả đã vội ngã tay chèo.
       Không đầu hàng trở ngại chính là bản năng mạnh mẽ nhất của con người. Lúc bé thơ, dù có ngã đau, ta vẫn vui vẻ đứng lên và đi tiếp. Không có gì khác ngoài sự kiên cường, tinh thần tự lập đã xuất hiện trong ta từ khi còn nhỏ. Chỉ là khi lớn lên, do nhiều yếu tố ngoại cảnh, thời gian làm ta quên dần đi bản năng sinh tồn ấy.
      Cuộc đời có lắm đau thương, có lắm biến động thì con người ta mới trưởng thành và vững chãi hơn. Đừng bao giờ nản lòng chùng bước hay than trách oán giận. Vấp ngã để ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường và dung hòa giữa mọi thứ để sống tốt, sống bền với đời. Vấp ngã để cản nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ, biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh ta hơn nữa.
Mọi thứ đều có thể làm lại được nếu ta còn tồn tại và mong muốn làm điều đó. Thế nên, bạn đừng sợ vấp ngã. Nếu mai này cuộc đời có trắc trở, có đổi thay, hãy bắt lấy niềm tin, nuôi dưỡng ước mơ như một đứa con tinh thần để từ đó làm động lực mà đi lên. Chúng ta luôn được nâng đỡ bởi gia đình. Dẫu có vấp ngã, đã có những người xung quanh ta chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Nhưng sẽ không gì sánh bằng được với ý chí và nội lực của bản thân. Có thành công hay có thất bại, tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân mình.Trước khi tin tưởng về con người mình tất nhiên phải tin và phó thác nơi Chúa như Lời Chúa dạy sau đây :

Chúa nhật 21/6/2020 - Tuần 12 TN
Lời Chúa : Mt 10, 26-33

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.
“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.“Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời”.

 Sống đời sống người Kitô hữu, chúng ta sẽ gặp phải những chống đối, những khó khăn, thử thách, nguy hiểm. Để sống niềm tin vào Thiên Chúa là Cha chung, tất cả mọi người là anh em; để sống Tin Mừng tình yêu, sự tha thứ, biết chia sẻ với anh em đồng loại theo gương Chúa Giêsu; để loan báo Đấng Cứu Thế đã chịu Thương khó, chịu chết và sống lại để giải thoát mọi người khỏi tội lỗi và sự chết... Chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải những dửng dưng, thù địch, đe dọa, áp bức, bách hại...và có thể đi đến chỗ phải hy sinh mạng sống. Trong những trường hợp đó, chúng ta hãy nhớ lại gương của Chúa Giêsu và lời trấn an của ngài: « Hãy tin tưởng ! Đừng sợ ! ».
      Đừng sợ những kẻ chỉ giết đưọc thân xác, nhưng không làm gì được linh hồn. Bởi vì không ai trên trần gian có thể hủy diệt được sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc đích thực đời sau của chúng ta.
      Đừng sợ, bởi vì Thiên Chúa là Cha, luôn luôn yêu mến và chăm sóc từng người một. Một con chim sẽ chỉ đáng giá một xu, thế mà không con nào rơi xuống đất ngoài thánh ý Thiên Chúa. Mà chúng ta còn quý hơn chim sẻ gấp nhiều lần. Hơn nữa, mọi sợi tóc trên đầu đã được đếm cả rồi.
      Đừng sợ, bởi vì Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời. Vâng, chúng ta đừng sợ bước theo Chúa và làm chứng cho Chúa. Bởi vì, ngài cũng sẽ làm chứng cho chúng ta trước mặt Cha ngài trên trời trong ngày sau hết của chúng ta.


Lạy Chúa Giêsu, ơn đức tin thật là cần thiết cho chúng con, chỉ có đức tin mạnh mới đủ can đảm tuyên xưng niềm tin vào Chúa trước mọi thử thách, trước những cám dỗ của thế gian. Xin ban thêm đức tin cho chúng con, để suốt cuộc đời không bao giờ lìa xa Chúa, không bao giờ chối bỏ Chúa trước những lời mời gọi thấp hèn, nhưng luôn tin tưởng và tín thác vào Chúa. Amen.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Người Mẹ mẫu gương

Tượng Đức Mẹ Đẹp | Fatima | Sầu Bi | La vang | Maria | Ban Ơn | Đẹp ✅


Thứ bảy 20/6/2020
Lễ Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ 
Lời Chúa : Lc 2,41-51

41 Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua.42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết.44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.47 Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! "49 Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? "50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. 51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

Suy niệm :
Nếu Trái Tim Chúa Giê-su được gọi là nguồn mạch của Tình Yêu, thì Trái Tim Mẹ Maria là “máng thông ơn” trung chuyển Tình Yêu từ Chúa Giê-su đến cho nhân loại cách sung mãn nhất. Nếu Trái Tim Chúa là Lòng Thương Xót và sự che chở, thì Trái Tim Mẹ Maria là Tình Mẫu Tử và cảm thông với nhân loại đau khổ. Nếu Trái Tim Chúa đã chịu lưỡi đòng đâm thâu cách hữu hình để khơi Nguồn Suối Cứu Độ, thì Trái Tim Mẹ cũng chịu gươm đâm thâu cách vô hình để hiệp thông cứu chuộc loài người. Tắt một lời, Trái Tim Chúa Giê-su và Trái Tim của Mẹ Maria cùng nhịp đập tình yêu dành cho con người.Mẹ Maria sống với đôi mắt luôn nhìn vào Chúa Kitô và luôn đón nhận lời Người như kho tàng của mình. Những kỷ niệm về Chúa Giêsu ghi khắc trong lòng Mẹ, đồng hành với Mẹ trong mọi hoàn cảnh, Mẹ luôn nhìn lại những thời điểm cuộc đời mình được sống bên Chúa Giêsu. Từ đó Mẹ sống một cách âm thầm trong sự chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, Mẹ không vênh vang về đặc ân của mình, nhưng hầu như rút vào thinh lặng, và có lẽ như vậy mà sau những trình thuật thời thơ ấu của Chúa Giêsu, hầu như các Tin Mừng rất ít nói về Mẹ.
     Có thể nói, Mẹ Maria sống âm thầm bằng cách không xuất hiện giữa công chúng, ít nhất khi không cần thiết. Và khi cần, Mẹ Maria tức khắc có mặt, nhưng chỉ hiện diện như người phục vụ, chứ không phải như kẻ có quyền để sai khiến. Điều này thật rõ ràng trong tiệc cưới Cana, nơi cho thấy một hình ảnh trung thực về vai trò của Mẹ. Nơi đó, tác giả Tin Mừng Gioan cũng ghi nhận sự can thiệp kín đáo của Mẹ qua những lời lẽ tế nhị, gọn gàng chính xác (x. Ga 2).

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con khi kính nhớ trái tim vẹn sạch của Thân Mẫu Ngài, thì cũng biết noi gương Mẹ mà gìn giữ trái tim mình cho trong sạch, hầu dành riêng cho Chúa và để hiệp thông cứu độ các linh hồn. Amen.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Ai khó nhọc nặng nề hãy đến với Ta


Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu | ĐA MINH ROSA LIMA

Nhà văn TÔN-TOI (Tolstoi) đã kể một câu chuyện để khuyên người ta sống lạc quan:
Một hôm, một con chó sói kia gặp thấy con sóc có bộ lông màu nâu đang nhởn nhơ ngồi gặm củ cà rốt trên một cành cây gần mặt đất, sói liền nhe hàm răng nhọn hoắc ra, gầm gừ đe dọa và hỏi sóc nâu rằng: “Này tên sóc nâu khốn kiếp kia. Tại sao tao thấy họ hàng bọn sóc các ngươi lúc nào cũng nhảy nhót ăn uống vui vẻ như thế ? Bộ chúng bay không thấy ông nội của chúng bay đang bị rầu thúi ruột đây hay sao ?” Bấy giờ chú sóc nâu kia vội leo lên một cành cây cao hơn để đề phòng bất trắc, rồi trả lời chó sói rằng: “Thưa ông sói. Sở dĩ ông luôn cảm thấy buồn thúi ruột vì ông là kẻ gian ác, lúc nào cũng để lòng giận hờn, luôn tìm cách bắt nạt và giết hại những kẻ yếu đuối hơn mình. Còn họ sóc nhà chúng ta đây luôn vui tươi nhảy nhót suốt ngày, là do chúng ta hiền lành, luôn sống hòa thuận với mọi loài vật khác và không làm hại bất cứ ai”.
Câu trả lời của chú sóc nâu rất phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su là một người lạc quan.

Thứ sáu 19/6/2020
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê su
Lời Chúa : Mt 11, 25-30

Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng nói rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mạc khải cho."Tất cả hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".

Ðức Giêsu mời chúng ta đến với Ngài, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề. Gánh nặng của nỗi đau và vấp ngã trong quá khứ Gánh nặng của trách nhiệm và yếu đuối hiện tại Gánh nặng phải mang vì người khác... Tất cả những ai bị căng thẳng và lo âu, chán chường và mệt mỏi. Tất cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi. Hãy đến với Ngài, ta sẽ gặp được sự an tĩnh.
       Hãy mang lấy ách của tôi. Ðức Giêsu không ngần ngại nói đến ách của Ngài mà những kẻ đến với Ngài phải mang. Ngài không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc, về con đường hẹp mà ít người muốn đi, về thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài. Như thế sự an bình thư thái Ngài hứa banđâu phải là thứ bình an rẻ tiền, không cần từ bỏ. Ðó là thứ bình an ngay giữa khổ đau và nước mắt, vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương, vì xác tín là mình đang làm đúng ý Thiên Chúa.
      Nếu ách của Ngài êm và gánh của Ngài nhẹ, thì là vì chúng được đón nhận trong tình yêu. Tình yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ. “Chỗ nào có lòng yêu mến, thì không cảm thấy vất vả; mà giả như có vất vả đi nữa thì người ta cũng thích cái vất vả đó” (thánh Âutinh).
      Hãy học với tôi. Ðức Giêsu kêu gọi chúng ta làm học trò của Ngài. Chúng ta học trường Giêsu, học Thầy Giêsu, học bài Giêsu. Bài học nằm nơi chính trái tim Ngài: “Vì tôi có trái tim hiền hậu và khiêm nhu.” Khi mang trong mình những tâm tình của Thầy Giêsu thì tâm hồn ta sẽ được bình an trở lại. Chúng ta cần theo học Thầy Giêsu suốt đời, cần lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, cần sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ. Chỉ như thế chúng ta mới được Thầy Giêsu mạc khải, và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong đời con. Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con đừng trở nên cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm, vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài, hạnh phúc và được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Nói chuyện với Cha


Anh em hãy cầu nguyện như thế này (20.06.2019 – Thứ Năm Tuần ...

Thứ năm 18/5/2020 - Tuần 11 TN
Lời Chúa : Mt 6, 7-15

(7) "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. (8) Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.(9) "Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Ðấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, (10) triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. (11) Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; (12) xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; (13) xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. (14) "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. (15) Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.

Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta biết cách cư xử với Thiên Chúa như cách nguời con cư xử với người cha của chúng ta. Khía cạnh đầu tiên là chúng ta phải nên có sự tin tưởng và niềm tự tin vào nơi Thiên Chúa khi chúng ta tâm sự với Ngài. Nhưng Chúa Giêsu cũng cảnh báo chúng ta: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải nhiều lời..” (Mt 6:7). Khi chúng tnói chuyện với cha mẹ của chúng ta, chúng ta không bao giớ lý luận phức tạp, cũng không phải nói nhiều, nhưng chúng ta chỉ đơn giản là xin cha me cho chúng ta những gì chúng cho cần và muốn xin. Chúng ta nên luôn luôn biết rằng Thiên Chúa sẽ nghe những lời cầu xin của chúng ta bởi vì Thiên Chúa cũng là người Cha yêu thương chúng ta-và nghe lời chúng ta. Trong thực tế, cầu nguyện không phải là việc trình bày, phúc trính hay việc báo cáo cho Thiên Chúa những gi chúng ta muốn, những gì chúng ta dự định và những thành quả riêng của chúng ta, nhưng cầu nguyện với Chúa là để khẩn khoàn cầu xin Chúa ban cho chúng ta  tất cả những gì chúng ta cần, như Cha của anh em biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu xin” (Mt 6:8). Chúng tsẽ không phải là ngưới Kitô hữu tốt lành nếu chúng ta không cầu nguyện, như người con không thể là một đứa con tốt,  có hiếu, nếu anh ta không nói chuyện với cha mẹ của mình.
 Điều cần nhất là để chúng ta cần phải biết sống trong đức bác ái thi lời cầu nguyện sẽ mang lại sức mạnh cho chúng ta để chúng ta đượsống thánh thiện hơn mỗi ngày. Những lý do tại sao chúng ta cầu nguyện với Chúa mỗi ngày là vì cầu nguyện giúp chúng ta biết tha thứ không phải chỉ là những vấn đề xích mích nhỏ thôiNhưng giúp chúng ta có thể  đối diện với những vấn đề to lớn khác, nhưng không thể bằng những lời nói và thái độ thù nghịch, tấn công và còn hơn thế nữa, Cầu nguyện giúp ta có khả năng chịu đựng, không có ác ý hay làm tổn thương đến người nào khácVà chúng ta có thể thành thật nói với người thù nghịch của chúng ta là chúng ta đã thật lòng tha thứ cho hô với những gì mà họ đang mắc nợ với chúng taVà chúng ta có thể làm được điều đó vì có Chúa Thánh Thần nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta và Đức Maria, mẹ Thiên Chúa cầu bầu cho chúng ta có được sức mạnh để phấn đấu.

Lạy Chúa Giê su, xin cho mỗi lần đọc lên lời kinh Lạy Cha nhắc nhở cho chúng con về lòng nhân từ của Thiên Chúa, đồng thời nhắc nhở cho chúng con đều kiện để hưởng sự tha thứ: càng tha thứ cho người khác, chúng con càng được Chúa thứ tha.