Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Đáp trả lời kêu gọi


"Nếu Chúa có ở đây, Chúa phải giúp con"

Cập nhật lúc 15:38 05/12/2016
Một nữ nhà thơ vô thần theo đạo công giáo: ‘nước mắt tôi ngưng chảy’

Sally Boeat
Nhà thơ Sally Read
Đó là câu nói nhà thơ Sally Read nói trước tượng Chúa Giêsu năm 2010. Nhà thơ người Anh, vô thần, cô vào một nhà thờ ở Santa Marinella, nước Ý. Lòng nặng trĩu vì con gái của cô có vấn đề sức khỏe. Chồng của cô thì bị căng thẳng ở sở làm.
"Nếu Chúa có ở đây, Chúa phải giúp con"
Cô nói với hãng tin CNSNews.com: "Một trải nghiệm không thể tưởng tượng được, sự hiện diện này gần như làm rơi xuống, nước mắt tôi ngưng chảy và đã khô. Tôi cảm thấy mạnh lên. Như có một ai bước vào phòng và tôi biết người này. Tôi biết tôi đã là kitô hữu."
        Cho đến lúc này, bà Read 46 tuổi là người vô thần. "Tôi được nuôi dạy là người vô thần", bà viết trong quyển hồi ký vừa xuất bản của mình. "Ánh sáng đen tối của Đêm: câu chuyện trở lại hiện đại. Night’s Bright Darkness: A Modern Conversion Story" "Mười tuổi, tôi đã có thể nói với bạn tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng; như được (hướng dẫn) trong tôi để tôi không bao giờ quỳ trước bất cứ ai hay bất cứ gì… Khi là một phụ nữ trẻ, tôi có thể trích vanh vách bài viết của Christopher Hitchens hay của Thánh Kinh để chế giễu.
        Nhà thơ Read sinh năm 1971 và lớn lên ở Suffolk, nước Anh. Là phụ nữ trẻ, bà làm làm y tá trong một bệnh viện tâm thần và là nhà thơ được đánh giá cao, năm 2001 bà được Giải Eric Gregory. Vài năm sau bà lập gia đình với Fabio, một người Ý và hai vợ chồng cùng cô con gái Florenzia dọn về Santa Marinella, một thành phố cách Rôma 30 dặm.

Trong những năm 30 tuổi của mình, bà nuôi dạy con và bắt đầu viết một quyển sách về sức khỏe và tình dục của phụ nữ. Bà muốn phỏng vấn một số lượng lớn phụ nữ, bà tiếp xúc với nhiều phụ nữ công giáo và chính thống giáo. Khi các phụ nữ từ chối cuộc phỏng vấn, phần lớn là vì chủ đề của bà, bà đến xin linh mục công giáo-phái byzantin, Gregory Hrynkiw lời khuyên. Linh mục Grégoire và bà Read trở thành bạn và linh mục đã trả lời các câu hỏi về đức tin của bà.
       Đó là thời gian bà thấy một cái gì mới ở một trong những quyển sách bà yêu thích "Tôi bắt được lâu đài, I Capture the Castle". Bà cho biết, "Quyển sách viết cho trẻ con và gần như mỗi năm tôi đều đọc lại. Tôi đọc quyển sách để được dễ chịu. Có một cảnh mà nhân vật chính là Cassandra nói chuyện với cha phó của cô tôi luôn thấy mình giống nhân vật này. Tôi không bao giờ để ý những gì cha nói với cô ấy – đó là nghệ thuật như nỗ lực cuối cùng để hiệp thông với Chúa. Nó thật sự đánh động tôi. Tôi bị quật ngã."
     Bà nói thêm: "Nhìn lại, tôi nghĩ Chúa đã làm việc qua những chuyện rất đặc biệt. Không phải là tình cờ mà quyển sách này lớn lên trong lòng tôi."
Rồi năm 2010, bà có trải nghiệm trong nhà thờ mà cô cảm nhận sự hiện diện của Chúa Kitô. Càng ngày bà càng quan tâm đến Giáo hội công giáo. "Tôi say đắm trong tình yêu Chúa Kitô và tôi biết tôi đã là kitô hữu. Đó là vấn đề «Chúa làm gì với tôi khi tôi làm những chuyện này? Tôi đọc Phúc Âm, tôi đọc Thánh Gioan Thánh Giá.» Bà cho biết, khi đọc Thánh Tôma Đacanh, bà thấy «sự hợp lý đàng sau tình yêu."

Bà nói thêm: "Khi đọc tôi cảm nhận sự hiện diện này nơi các nhà thờ công giáo. Tôi biết cách hay nhất để đến gần Chúa Kitô là hiệp thông."
Tháng 12 năm 2012, bà được nhận vào Giáo hội công giáo Rôma
            Hiện nay nhà thơ đang viết một quyển tiểu thuyết. Bà cho biết, cuộc sống mới đã làm cho bà thành một nghệ sĩ tốt hơn. "Là nhà thơ của một nền văn hóa chủ yếu là thế tục, tôi đã đến để biết Giáo hội như một bài thơ cuối cùng", bà nói. "Một cấu trúc phức tạp của câu chuyện ẩn dụ và thực tế, cố gắng đưa ra một hình ảnh của sự hiện diện của Chúa trên quả đất này."
cnsnews.com, Mark Judge, 2016-11-30
Phanxico.vn
Ngày nay Chúa vẫn kêu gọi mọi người làm môn đệ của Chúa, bất kể họ là ai, đã từng theo tôn giáo nào, người công chính hay kẻ tội lỗi... như Chúa đã kêu gọi những người chân quê làm nghề chài lưới, ngồi bàn thu thuế ... như cách đây hơn 2000 năm. Ngày nay Chúa đang kêu gọi Bạn, gọi tôi theo Ngài nhưng chúng ta có nghe thấy không ? hay là tai chúng ta có vấn đề, hoặc chúng ta giả điếc làm ngơ ? Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :


Thứ sáu 20/01/2017 - Tuần 2 TN
PHÚC ÂM: Mc 3, 13-19

"Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người".

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người. Đó là lời Chúa.

Suy niệm :
Chúng ta là những người được Thiên Chúa chọn gọi qua Bí tích rửa tội. Ơn gọi của các Tông đồ cũng là ơn gọi của chúng ta. Nền tảng căn bản của mọi ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa: “Ngài gọi những kẻ Ngài muốn” (Mc 3, 13a). Và thái độ đẹp nhất của những kẻ được gọi là “Các ông đến với Người” (Mc 3, 13b).
Ơn gọi Kitô hữu là “Ở với Người, và để Người sai đi rao giảng” (Mc 3, 14). Các Tông đồ được chọn gọi để từ bỏ hết tất cả mọi sự, bước theo Thầy Giêsu. Để với những gì các ông đã từng nghe, từng thấy và từng cảm nghiệm được, các ông phải chia sẻ cho người khác.

Qua việc Chúa Giêsu chọn gọi 12 Tông đồ hôm nay, tôi nhìn lại ơn gọi làm Kitô hữu của tôi. Không phải là một chuyện tình cờ, may rủi mà tôi trở thành con cái Chúa, nhưng nói theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 08.01.2014 vừa qua tại quảng trường thánh Phêrô: “Như vậy, bí tích Rửa Tội không phải là một hình thức! Nó là một hành động đụng chạm tới trong sâu thẳm cuộc sống chúng ta. Một đứa bé được rửa tội và một đứa bé không được rửa tội không như nhau. Một người được rửa tội và một người không được rửa tội không giống nhau. Với bí tích Rửa Tội chúng ta được dìm trong suối nguồn bất tận của sự sống là cái chết của Chúa Giêsu, hành động tình yêu vĩ đại nhất của toàn lịch sử; và nhờ tình yêu đó chúng ta có thể sống một cuộc đời mới, không ở trong quyền lực của sự dữ, tội lỗi và cái chết nữa, nhưng sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và các anh em khác”. Tôi cám ơn Chúa vì tôi được Chúa cho tôi được làm con cái Chúa, được tham dự vào sự sống của Ngài.
Qua việc Chúa lập nhóm 12 hôm nay, tôi nhìn đến sứ mạng của tôi. Nhóm 12 được sai đi khi các ông đã từng ở với Chúa Giêsu. Nghĩa là các ông phải có kinh nghiệm về Thầy mình. Vì vậy, sứ mạng của tôi cũng phải là chia sẻ kinh nghiệm của mình về Chúa Giêsu. Để có thể kinh nghiệm về Chúa Giêsu, tôi không thể tìm hiểu, nghiên cứu như một môn học, mà nói theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi phải có cuộc “gặp gỡ cá vị với Đức Giêusu Kitô”. Nghĩa là mối tương quan riêng biệt với Ngài. Để thiết lập mối tương quan riêng biệt với Ngài, tôi phải gặp gỡ Ngài trong cầu nguyện và các Bí tích.

Tâm tình :
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa cho con được làm người, và hơn thế nữa, làm con cái Chúa, làm Kitô hữu. Xin cho con biết sống tốt tư cách của một người con, luôn hiếu thảo với cha mẹ mình, luôn làm cho cha mẹ mình được nở mày nở mặt.
Xin cho con có mối tương quan thân tình với Đức Giêsu trong cầu nguyện, trong thánh lễ và các Bí tích, để có thể nói về Ngài bằng chính kinh nghiệm của con.
Và cuối cùng, lạy Chúa, xin cho Nước Chúa trị đến.

Không có nhận xét nào: