Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Tìm việc khó hay dễ ?


Kết quả hình ảnh cho Thất nghiệp

"200.000 cử nhân thất nghiệp...



GS Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định như vậy tại Hội thảo Thực trạng và các giải pháp củng cố, phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam diễn ra sáng nay, 22/12.
Theo ông Phương, hiện tại, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường thì không thể mong muốn cung và cầu về lao động phải ăn khớp nhau như hồi kế hoạch hóa tập trung.
Đúng là xã hội hướng dẫn sinh viên chọn nghề để học còn nhiều thiếu sót nhưng dù có hướng dẫn tốt đến mấy chăng nữa cũng không thể bảo đảm cung và cầu về lao động hoàn toàn ăn khớp với nhau.
Nhiều sinh viên chọn nghề chỉ căn cứ vào sở thích của mình chứ không căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động. Họ sẽ phải tìm nghề khác để học lại. Chuyển nghề là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, không chỉ một lần mà chuyển nhiều lần.
"Nhiều sinh viên tốt nghiệp chỉ muốn tìm việc ở các thành phố lớn. Tìm mãi mà không được, tất họ phải tìm về những vùng cần đến họ. Cũng có một số sinh viên được đào tạo kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu công việc. Họ sẽ phải tự đào tạo lại" - ông Phương khẳng định. "Đó chính là tác dụng của cơ chế thị trường".

Theo ông Phương, nhìn rộng ra thế giới, hiện tượng cử nhân thất nghiệp là khá phổ biến. "Ở Trung Quốc, năm 2011, có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Mỗi năm lại bổ xung thêm 2 triệu người nữa" - ông Phương cho hay.
Từ đó, ông Phương cho rằng, ông không đồng tình với quan điểm cho rằng, giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay đã phát triển quá thừa, cần phải hạn chế lại.
"Đúng là có một số ngành đào tạo vượt nhu cầu cần phải điều chỉnh, như sư phạm chẳng hạn, nhưng bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp lại không kiếm được đủ kỹ sư. Số thanh niên đăng ký học các ngành kỹ thuật công nghệ ở nước ta chiếm tỷ lệ quá thấp. Nguyên nhân vì đâu?" - ông Phương nêu câu hỏi.

Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa. Nhìn vào những nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan, họ đã phải trải qua 20 – 30 năm phát triển rất mạnh ĐH-CĐ mới vươn lên được trình độ công nghiệp hóa. Vì vậy, Việt nam cũng không thể thoát khỏi lộ trình đó.
Ông Phương cũng cho rằng, tỉ lệ người có trình độ ĐH-CĐ ở Việt nam vẫn còn thấp so với các nước. Nếu chuyển sang thời đại tri thức thì sẽ nảy ra bất cập. Hơn nữa, việc một người tốt nghiệp ĐH vài năm chưa kiếm được việc làm thích hợp thì chưa lo gì lãng phí.
Lâu nay, việc hướng dẫn thanh niên chọn nghề để học chưa được chú trọng. Xã hội đang cần loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? Đang thừa loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? "Các bộ ngành cần cơ quan nghiên cứu hướng dẫn cho thanh niên về việc này" - ông Phương khẳng định.

Ông Đinh Ngọc Hiện, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây cũng cho rằng, không thể chỉ nhìn vào con số 200.000 cử nhân thất nghiệp để trách hệ thống giáo dục được vì điều đó rất "vô duyên".
Theo ông Hiện, hiện tượng thừa người thiếu việc như hiện nay là do cơ cấu kinh tế của Việt Nam không tạo ra được việc làm cho những người tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Các nhà đầu tư vào Việt Nam đều nhắm vào nhân công rẻ tiền thì sẽ không thể có việc làm cho người tốt nghiệp ĐH, CĐ.
Ông Hiện cũng đề xuất không thể ngăn cản phát triển giáo dục đại học đồng thời cũng không thể phân luồng một cách chủ quan. "Nhà nước chỉ tập trung đào tạo dăm ba ngàn người giỏi còn lại để cho học sinh tự lựa chọn. Nhà nước nên tập trung đầu tư vào con người" - ông Hiện đề xuất.
"Vì sao học tư thục thì không được nhà nước đầu tư hỗ trợ trong khi học trường công lập thì nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, còn có chính sách miễn, giảm học phí?" - ông Ngọc nói. Từ đó, ông Hiện đề xuất nhà nước hướng tới việc đầu tư vào con người chứ không phân biệt trường công hay trường tư.

Thứ hai 30/01/2017
Mồng ba Tết, thánh hóa công ăn việc làm
Tin Mừng: Mt 25,14-30
"Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn dấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!" Ông chủ đáp: "Hỡi tên đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý ngươi phải gởi số bạc của ta cho các chủ ngân hàng, để khi ta đến, ta thu hồi của thuộc về ta cùng với số lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Suy niệm
Ngày mùng 3 Tết, Giáo Hội Việt Nam mời gọi mọi người cầu xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn. Lời Chúa trong Tin Mừng Thánh Luca, tường thuật việc Chúa Giêsu dùng dụ ngôn “những người đầy tớ và những yến bạc” để dạy dỗ các đồ đệ của mình nhiều điều, liên quan đến công việc làm ăn:
Thứ nhất, Chúa đưa ra dụ ngôn để nhắc nhở các đồ đệ, không phải là “số các yến bạc được trao bao nhiêu”, mà là “những người đầy tớ đã sử dụng chúng như thế nào.” Người lãnh năm nén đã đi làm lợi năm nén khác, người lãnh hai nén làm lợi hai nén khác, riêng người lãnh một nén lại đem chôn. Tất nhiên ông chủ khen hai người đầu và nổi giận vì cách thế biếng nhác của người cuối cùng kia. Ta thấy người thứ nhất và thứ hai khác nhau về số các yến bạc, nhưng giống nhau ở chỗ đã mạnh dạn đem các nén bạc được trao ra sử dụng mặc dù chưa biết thắng bại ra sao. Riêng người cuối cùng không bắt tay vào việc, không tin vào sự nâng đỡ của ông chủ, và rồi đã đem chôn đi cái mình được trao, cái mình đã lãnh nhận. Quan sát ba người đầy tớ ta thấy: người ta không bằng nhau ở “số lượng” nhưng bằng nhau ở “nỗ lực.” Nếu so “số lượng nén bạc” được trao của người thứ nhất và người thứ hai chắc chắn ta thấy khác nhau, nhưng “nỗ lực công việc” và phần thưởng danh dự dành cho hai người chắc chắn giống nhau.
Hẳn điều nhắc nhở này cho các đồ đệ, cũng là điều nhắc nhở mỗi người chúng ta, số yến bạc là các khả năng Chúa trao cho mỗi người rất khác nhau. Có lẽ Chúa chẳng đòi hỏi gì nhiều, Chúa chỉ đòi hỏi mỗi người hải nỗ lực cố gắng làm việc trong tin tưởng phó thác vào quyền năng Chúa.
Thứ hai, dụ ngôn ấy, Chúa cũng nhắc nhở các đồ đệ là: phần thưởng dành cho người hoàn tất công việc được giao cách tốt đẹp, là người đó được giao thêm công việc mới và được hưởng niềm vui hạnh phúc với chủ, chứ không phải là người đó sẽ nghỉ ngơi. Hình phạt dành cho người biếng nhác là ngay cả cái công việc anh ta có, bây giờ cũng bị lấy đi và trao cho người đã có.
Quà tặng cũng như phần thưởng, Chúa chỉ dành cho những người đã nỗ lực cộng tác với Chúa. Và như thế, Chúa sẽ trao thêm cho họ nhiều khả năng khác đang khi họ thi hành điều Chúa muốn.
Sau cùng, qua dụ ngôn Chúa nhắc nhở các đồ đệ là: những khả năng được đem ra sử dụng sẽ phát triển và còn mãi, khả năng cất kỹ sẽ mai một và sẽ mất đi. Ví như bạn có khả năng hội họa, khả năng đàn nhạc,… nếu bạn đem ra sử dụng chắc chắn nó sẽ được thăng hoa, nhưng nếu chôn vùi bạn sẽ đánh mất nó.
Ngày mùng 3 Tết, ngày lễ cầu xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta. Chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Chúa đã luôn nâng đỡ chúng ta. Chúng ta cám tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho mỗi người các nén bạc khác nhau. Nhưng chúng ta cũng xin ơn Chúa và cộng tác với Chúa để làm phát triển các yến bạc mà Chúa đã trao vào tay chúng ta. “Ai trung tín trong việc nhỏ, sẽ trung tín trong việc lớn.”

Tâm tình :
Lạy Chúa, đôi lúc trong cuộc sống, con chưa nỗ lực cộng tác với ơn Chúa, nhưng chúng con lại hay kêu trách Chúa, khi so sánh mình với người khác. Đôi lúc chúng con biếng nhác, nhưng lại ưa đòi phép lạ. Đôi lúc con không xứng đáng Chúa trao những nén bạc lớn, vì thái độ thiếu nhiệt thành của con. Con xin lỗi Chúa, và xin Chúa đỡ nâng con. Xin ban cho con có công ăn việc làm ổn định, đời sống an bình tươi vui. Amen.

Không có nhận xét nào: