Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhận xét sai sự thật



Nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch nhưng thực chất để làm hướng dẫn viên chui, nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách.

Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.
Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi lại cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn thuộc quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".

Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn trên xe khách qua biển Mỹ Khê còn ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.

"Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh... nên dù biết tiếng Trung nhưng chúng tôi không hiểu họ nói gì", một hướng dẫn viên du lịch

TNgày 9/6, nhóm các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đã tập hợp nhau lại, mời lãnh đạo Sở Du lịch, trong đó có ông Trần Chí Cường đến dự để trực tiếp trao đổi những bất cập. "Chúng tôi đã tiếp nhận những thông tin này, đồng thời kết nối với các anh em hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung người Việt để thu thập thêm thông tin và sắp tới phối hợp với các ngành để xử lý", ông Cường nói .

Theo quy định, người nước ngoài không được phép hành nghề hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam. Tháng 11/2015, k hi ông Li Mu Zi (quốc tịch Trung Quốc) bị một người đồng hương dùng súng bắn chết do mâu thuẫn trong việc làm ăn, công an Đà Nẵng cho biết nạn nhân từng bị buộc xuất cảnh vì nhập cảnh vào Việt Nam nhưng lại tổ chức phiên dịch, hướng dẫn cho người Trung Quốc du lịch.

Đại tá Trần Hữu Do, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Đà Nẵng), cho biết những người nhập cảnh vào Việt Nam dưới hình thức du lịch, nếu không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn dẫn khách, làm hướng dẫn viên du lịch chui là vi phạm pháp luật. Nếu công an phát hiện hoạt động không đúng với mục đích nhập cảnh sẽ trục xuất về nước.

Mới đây, hôm 24/6, khi nghe doanh nghiệp phản ánh tình trạng các công ty du lịch đưa người từ Trung Quốc sang làm hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng, khiến hơn 100 hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt "phẫn uất", Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết ông đã nghe nhiều thông tin về người Trung Quốc làm du lịch chui.

Theo Chủ tịch Đà Nẵng, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Đà Nẵng. Ông chỉ đạo ngành Du lịch thành phố phối hợp với công an, quản lý thị trường và chính quyền các quận, huyện phải họp bàn để có giải pháp kịp thời
Nguyễn Đông 

Những lời nói và hành động xuyên tạc sai lầm trên đã làm người Việt bức xúc, không chỉ ở Dà nẵng mà bất cứ ai là người Việt cũng không chịu nổi. Nhận xét và đánh giá sai lầm về một con người đã là tai hại rồi huồng chi xuyên tạc sai lầm về một đất nước ! Những người này không biết suy nghĩ tường tận, không hiểu biết đủ mà lại nói bừa, nói sai sự thật. Đối với Chúa Giê su, các kinh sư cũng có hành động sai lầm, sai sự thật. Và Chúa đã cho họ thấy sự thật là thế nào. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ Năm 30/6/2016 Tuần 13 TN
Phúc Âm: Mt 9:1-8.

1 Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình.
2 Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!"
3 Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: "Ông này nói phạm thượng."
4 Nhưng Đức Giê-su biết ý nghĩ của họ, liền nói: "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy?
5 Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn?
6 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! "
7 Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà.
8 Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.


Suy niệm :
Trong Phúc Âm, một số các kinh sư lên án kết tội Chúa Giêsu phạm thượng vì dám tha tội, quyền chỉ dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu lợi dụng cơ hội để cắt nghĩa cho họ, nếu Ngài có thể chữa lành bệnh, Ngài cũng có thể lấy đi tội là nguyên nhân của bệnh. Nói tóm, họ phải chấp nhận Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài làm được những việc chỉ Thiên Chúa mới làm được.

Tâm tình : 
Lạy Chúa Giê su, ngày nay nhiều lần con cũng bị bệnh dễ nhận xét sai lầm về người này người kia, làm tổn thương đến nhiều người. Khác nào như những người Kinh sư thời của Chúa. Xin cho con nhận ra đâu là sự thật là công lý, là đúng trong cuộc đời, để đừng vì ngu muội, bị mê hoặc nói sai sự thật. Amen

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Giờ này Đức Kitô ngài là ai









Đối Với Bạn, Đức Giêsu Kitô Là Ai?

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Đức Giêsu, một nhân vật lịch sử đã chết và sống lại gần 2000 năm rồi. Thế mà nhân loại ngày nay, trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba, vẫn còn đặt lại câu hỏi đã được đặt từ lúc Đức Giêsu giáng sinh: “Đức Giêsu Kitô là ai?”

Ngài đã trở thành “siêu sao” (Jesus, Super Star) trong các tác phẩm văn chương, âm nhạc cũng như trên màn ảnh, cả đối với các tác giả không chia sẻ niềm tin vào Đức Giêsu nữa. Nhà văn Aimatov trong tác phẩm “Đoạn đầu đài” đã nói lên những cảm nghĩ và trăn trở của mình về Đức Giêsu và về cây thập tự của Ngài. Dumbatze trong tác phẩm “Quy luật muôn đời” hay Abuladze trong phim “Sám hối”và Nikos Kazantzakis trong tác phẩm “Chúa lại bị đóng đinh”hay trong “Cám dỗ cuối cùng của Chúa”, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim đã gây nhiều phẫn nộ trong giới Kitô giáo. Tất cả đều đặt vấn đề về Đức Giêsu.

Tuy nhiên, những Đức Giêsu mang tính thời sự đó, dẫu có hay và lôi cuốn, vẫn chưa phải là Đức Giêsu đích thực của lịch sử, cũng không phải là đức Giêsu của lòng tin, Đức Giêsu của Tin Mừng. Chẳng qua các tác giả đó chỉ mượn dung mạo của Đức Giêsu để ký thác một điều gì trong thâm tâm mình. Cùng lắm, đối với họ, Đức Giêsu cũng chỉ là một bậc thầy rất có thế giá của quá khứ, hay một con người đáng nguyền rủa, nhục mạ của hiện tại.

Đối với các môn đệ của Chúa Giêsu cũng thế. Khi Chúa Giêsu hỏi các ông: “Người ta bảo Thầy là ai?” các ông cho biết: có những người đánh giá rất cao, họ coi Ngài như một Ngôn sứ có tầm cỡ, như Êlia hay Giêrêmia là những ngôn sứ nổi danh bậc nhất trong lịch sử Do Thái. Trái lại, có những đối thủ lại coi Ngài như một người Samari lạc đạo, như một người bị quỷ nhập, như một tên phỉnh gạt hay một tay xách động dân chúng… Riêng đối với các môn đệ thân tín bên Chúa Giêsu, chắc hẳn các ông đã biết rõ Ngài hơn. Chúa Giêsu đã muốn các môn đệ xác định nhận thức của họ về Ngài. Dân chúng thì nghĩ về Thầy như thế, “còn anh em, anh em nghĩ Thầy là ai?” Simon Phêrô đã nói lên nhận xét của các môn đệ: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Lời tuyên xưng đức tin này chúng ta đã gặp trong giai thoại của Chúa Giêsu cứu Phêrô khỏi chết chìm và khiến sóng gió im lặng. Khi Ngài bước lên thuyền, những người ở trong thuyền, tức là các môn đệ, sấp mình dưới chân Ngài mà nói: “Thật, Thầy là Con Thiên Chúa”. Ở đây, Chúa Giêsu khẳng định lời tuyên xưng này là hiệu quả của ơn mạc khải “do Thiên Chúa Cha của Ngài trên trời”, càng cho chúng ta có quyền nghĩ rằng Phêrô đã thấy được một số nét đặc biệt siêu phàm trong con người của Thầy mình. Chúa Giêsu còn mạc khải thêm cho Phêrô một điều khác cũng quan trọng đặc biệt không kém đối với bản thân ông: “Này, anh tên là Đá, trên Tảng Đá này Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy, và các quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. Chúa Giêsu còn trao cho Phêrô trách nhiệm giữ “chìa khóa Nước Trời”, trách nhiệm “cầm buộc hay tháo gỡ”được cả trên trời dưới đất đều chấp hành.

Trao chìa khóa nhà mình cho ai, có nghĩa là tín nhiệm và nhờ cậy người ấy coi sóc nhà mình. Người được trao chìa khóa có quyền đóng mở, ra vào, mà không bị coi là kẻ trộm, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề canh chừng kẻ xấu, người gian. Chọn lựa, trao gởi trách nhiệm vẫn làđường lối của Chúa đối với Giáo Hội, đối với chúng ta. Tiêu chuẩn để được chọn lựa, tín nhiệm trao gởi trách nhiệm không phải là sự trổi trang về tài năng hay đức độ, mà là lòng tin. Không phải là một Phêrô yếu đuối tầm thường nữa, nhưng là một Phêrô Đá Tảng, người có lòng tin, có sức nâng đỡ cả Giáo Hội của Chúa Kitô. Phêrô đã tuyên xưng lòng tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, không chỉ một lần bằng lời tuyên xưng ấy mà thôi, mà bằng cả một cuộc đời không ngừng tuyên xưng lòng tin cho đến lúc tuyên xưng quyết liệt cuối cùng bằng cái chết đóng đinh thập giá như Thầy mình.

“Còn anh em, anh em nghĩ Thầy là ai?”. Câu hỏi Chúa Giêsu đặt cho các môn đệ không ngừng vang dội suốt 20 thế kỷ nay đến chúng ta. Nó chất vấn mỗi người chúng ta hôm nay hơn bao giờ hết. Phải, đối với tôi, Đức Giêsu Kitô là ai? Phản ứng đầu tiên là im lặng, suy nghĩ, có khi với niềm vui, có khi có một sự ngại ngùng vì câu hỏi mang nặng hậu quả. Câu hỏi chạm đến tận cõi thâm sâu của cuộc đời tôi. Nó buộc tôi phải chọn, một chọn lựa kéo theo nhiều việc khác nữa. Nhưng vì là câu hỏi hệ trọng nhất, nên tôi không thể lẫn tránh được. Chúng ta không thể chỉ tuyên xưng bằng hành động, bằng việc làm cụ thể. Lắm khi sự tuyên xưng chân chính còn đòi buộc chúng ta phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Phải, một khi chúng ta đã thực sự tin Đức Giêsu rồi, thì đời ta sẽ phải gắn chặt vào Ngài cho đến chết thôi. Và chết cũng chưa hết, còn cả cuộc sống đời đời nữa.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới thực nghiệm và duy vật chất. Lời nói trên lý thuyết có hay ho cao siêu đến mấy, nếu không được chứng minh bằng đời sống cụ thể, thì thiên hạ sẽ chẳng ai tin chúng ta. Đức Giêsu Kitô là ai? Chúng ta có giảng giải cặn kẽ về nguồn gốc và thân thế của Ngài, người ta có lắng nghe, có theo dõi, nhưng điều người ta theo dõi nhất là coi những người tin theo Đức Giêsu sống ra sao, ăn ở như thế nào, có thái độ thế nào với những công việc mưu cầu lợi ích chung, hạnh phúc chung của mọi người. Và từ đó, người ta sẽ suy nghĩ coi Chúa Giêsu của chúng ta là ai.Việc sống đạo của chúng ta, những người tin Chúa Giêsu, là phải chứng tỏ rằng, Chúa Giêsu thật là Chúa cuộc đời chúng ta, ngay trong chính cách chúng ta sống Tin Mừng yêu thương, phục vụ của Chúa Giêsu.

Đức Giêsu Kitô là ai?

Thưa anh chị em, Ước gì cuộc đời mỗi người chúng ta trở thành một câu trả lời sống động cho Chúa Giêsu, cho anh chị em và cùng với anh chị em, trả lời cho cả xã hội ngày nay rằng: Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người đang sống ở giữa chúng ta.


Thứ tư 29/6/2016 Lễ Thánh Phê rô và Phao lô Tông đồ

Phúc Âm: Mt 16:13-19.

13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."
15 Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? "
16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."
17 Đức Giê-su nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."


Suy niệm :
Hội Thánh được xây dựng vững chắc trên hai cột trụ; vì nếu chỉ xây trên một cột trụ, sẽ không đứng vững, giống như người chỉ có một chân. Phêrô rao giảng cho dân Do-thái, Phaolô rao giảng cho Dân Ngoại. Phêrô lo tổ chức và bảo vệ Hội Thánh, Phaolô lo phát triển và bành trướng Hội Thánh.
Các Bài Đọc hôm nay nói lên sự lựa chọn, bảo vệ, và ban ơn của Thiên Chúa dành cho hai ông. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật việc thiên sứ giải thoát Phêrô khỏi ngục tù. Trong Bài Đọc II, Phaolô xác quyết nhờ sức mạnh của Thiên Chúa, ông đã chiến đấu một trận chiến cao đẹp, đã chạy đến cùng đường, và đã trung thành giữ vững đức tin. Trong Phúc Âm, sau khi Phêrô được Thiên Chúa soi sáng để nhận ra và tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô, Ngài đã chính thức thiết lập Giáo Hội trên Đá Tảng Phêrô; và Ngài hứa sẽ bảo vệ Giáo Hội khỏi mọi quyền lực của thế gian và ma quỉ.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, Phê rô đã chối Chúa 3 lần, Phao lô đã bách hại đạo Chúa, thế nhưng một khi hai Ông nhận ra Chúa là ai trong cuộc đời mình, thì đều được ơn biến đổi thành chứng nhân sống động cho nước Chúa. Xin Chúa cho con biết nhận ra tội lỗi của mình mà quay về với Chúa là Đấng đầy lòng thương xót và thứ tha, đồng thời biết loan truyền tình thương Chúa cho mọi người để tất cả ai tin sẽ được Chúa cứu độ. Amen


Lạy Chúa, con đã tìm kiếm Ngài….

(Thánh Augustin)

Lạy Chúa cũng như con đã có thể, cũng như Chúa đã có thể cho con sức mạnh, con đã tìm kiếm Chúa và con đã muốn có được sự thông minh của những gì mà con tin tưởng, và con đã tranh luận rất nhiều, và con đã khổ tâm.

Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, niềm hi vọng duy nhất của con, xin nhậm lời con: đừng cho phép con mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa nhưng xin hãy đặt để trong lòng con một sự mong muốn khát khao tìm kiếm Ngài.

Này con đây trước mặt Chúa với sức mạnh và sự yếu đuối của con: xin nâng đỡ sức lực của con và chữa lành yếu đuối của con.

Trước mặt Chúa là sự hiểu biết và sự dốt nát của con, nơi mà Chúa đã đóng lại cho con, thì xin hãy mở ra cho những ai gõ cửa.

Xin cho con tưởng nhớ đến Chúa.
Xin cho con hiểu về Chúa. Xin cho con yêu mến Chúa.



Xin mời Bạn xem video dưới đây

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Chúa dẹp yên bão tố



19 tuổi, Doaa cùng gia đình di cư từ Syria đến Ai Cập và sống chật vật trong cảnh nghèo đói. Cha cô luôn nhớ về những tháng ngày làm ăn phát đạt ở quê nhà và tiếc nuối sản nghiệp tan tành vì bom đạn. Khi Doaa nảy nở tình yêu với một người bạn trai đồng cảnh ngộ tên là Bassem, hi vọng về cuộc đời mới lại ngập tràn trong lòng cô gái trẻ.
Bassem cũng đang tìm cách tới châu Âu. Cả Doaa và Bassem đều hiểu rất rõ việc đánh liều mạng sống khi tìm đường tới châu Âu qua Địa Trung Hải. Vào tháng 8-2014 đã có 2.000 người thiệt mạng trên hải trình này. Doaa không biết bơi nên rất sợ nước. Nhưng rốt cuộc đôi bạn trẻ cũng nhắm mắt đưa chân, Bassem dồn tất cả tài sản tiết kiệm lâu nay để trả lệ phí 2.500 USD mỗi người cho những kẻ đưa người vượt biên trái phép.

Một buổi sáng thứ bảy, hai người được một chiếc xe buýt chở ra bờ biển. Hàng trăm người đã có mặt ở đó. Họ là người Syria, người Palestine, người châu Phi, người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo. Có rất nhiều đứa trẻ. Sau đó các thuyền nhỏ chở họ tới, nhồi nhét trên một chiếc thuyền cá ọp ẹp.
Ngày thứ hai trên biển, mọi người lả đi vì lo lắng và ruột gan cồn cào say sóng. Ngày thứ ba, Doaa linh cảm thấy chuyện không hay. Cô nói với Bassem: “Em sợ là chúng ta sẽ không tới nơi được. Em lo con thuyền sẽ chìm mất”. Ngày thứ tư, hành khách bắt đầu bấn loạn. Khi họ hỏi thuyền trưởng bao giờ tàu cập bến, tên thuyền trưởng chửi bới, bắt họ ngậm miệng, bảo rằng khoảng 16 giờ nữa thuyền sẽ tới bờ biển Ý.

Tất cả hành khách đều mệt lả. Thế rồi một con thuyền khác tới, nhỏ hơn và ọp ẹp hơn. 10 gã đàn ông trên thuyền dùng những lời lẽ thô tục mắng chửi hành khách, bắt họ phải chuyển từ chiếc thuyền lớn sang thuyền nhỏ.
Những người trên thuyền không chịu khi thấy thuyền của bọn chúng không an toàn. Đám người này tức giận bỏ đi và khoảng nửa giờ sau chúng quay lại, cố tình đập thủng một lỗ bên sườn con thuyền chở Doaa.

Cô nghe thấy chúng la lối với nhau: “Để cho cá rỉa thịt chúng mày đi” và phá lên cười khi thuyền bắt đầu chìm. 300 người ở sàn dưới của thuyền bị chết đuối, Doaa cố giữ lấy mạn thuyền khi nó đang chìm dần.
Thật may sau đó Bassem tìm thấy một chiếc phao nhỏ. Doaa trèo lên phao, Bassem bơi giỏi, anh nắm tay cô và dùng chân đạp nước giữ thăng bằng.

Sau khi thuyền đắm, khoảng 100 người sống sót, họ quây lại thành nhóm và cầu trời có người tới cứu. Nhưng khi một ngày trôi qua không ai tới, nhiều người đã từ bỏ hi vọng. Có người tự cởi bỏ áo phao và buông mình theo dòng nước. Rồi một người đàn ông cõng theo đứa trẻ 9 tháng tuổi tên là Malek tới. Ông gửi gắm đứa trẻ cho Doaa và Bassem vì thấy sức mình đã cạn.
Ngày thứ hai trên biển của Doaa và Bassem trôi qua và sức Bassem bắt đầu kiệt quệ. Sau những lời trăng trối, anh buông mình xuống nước và Doaa đau khổ, bất lực nhìn tình yêu của cô bị nước cuốn trôi ngay trước mắt.

Cũng trong hôm đó, một người mẹ đã mang bé gái 18 tháng tuổi tên Masa tới nhờ Doaa chăm sóc. Chị gái của Masa đã chết đuối trước đó và mẹ cô bé biết mình cũng sắp không qua khỏi.
Vậy là Doaa, cô gái 19 tuổi không biết bơi, níu giữ sự sống chỉ vào chiếc phao nhỏ giữa Địa Trung Hải lúc này đã gánh thêm trách nhiệm với hai đứa trẻ nữa. Chúng đều đói, khát và la khóc inh ỏi. Cô phải gắng hết sức để dỗ dành chúng, hát và đọc kinh cho chúng nghe. Xung quanh họ, các thi thể bắt đầu trương lên. Mặt trời thiêu đốt suốt ngày. Đêm thì sương mù rất lạnh.

Ngày thứ tư ngâm mình trong nước, một người phụ nữ lại đến và trao gửi cho Doaa đứa con trai 4 tuổi của bà. Lúc cúi xuống dỗ dành đứa trẻ cô mới hay trái tim đứa bé đã ngừng đập từ lúc nào.
Cũng trong hôm ấy, có hai chiếc máy bay bay qua nhưng dù Doaa nỗ lực ra tín hiệu cấp cứu, hai chiếc máy bay cũng không nhìn thấy và mau chóng bay qua.
Tới chiều hôm đó, khi mặt trời tắt nắng, Doaa phát hiện một chiếc thuyền buôn đang đi gần đó. Cô huơ hai tay và cố hét thật lớn trong suốt hai giờ để xin cứu giúp. Trời đã sẩm tối nhưng cuối cùng những người trên tàu đã nhìn thấy cô và hai đứa trẻ.
Họ tung dây thừng và kéo tất cả lên thuyền, cho thở oxy và đắp chăn giữ ấm. Sau đó một chiếc trực thăng của Hi Lạp tới và đưa họ về cấp cứu trên đảo Crete. Nhưng bé Malek đã không thể qua khỏi. Người ta nói với Doaa là em tắt thở khi ở trên chiếc tàu cứu hộ. Điều kỳ diệu là bé Masa đã được giành khỏi tay thần chết tại một bệnh viện nhi trên đảo Crete.

Câu chuyện về sự thoát chết kỳ diệu sau bốn ngày lênh đênh trên Địa Trung Hải của Doaa và bé Masa mau chóng được lan truyền. Viện Hàn lâm danh giá Athens của Hi Lạp đã trao tặng Doaa phần thưởng vì lòng dũng cảm. Tình yêu và niềm tin đã cứu họ. Chúa Giê su chỉ cần "
ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ." Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau  đây :

Thứ ba 29/6/2016 Tuần 13 TN
Phúc Âm: Mt 8:23-27.

23 Đức Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người.
24 Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ.
25 Các ông lại gần đánh thức Người và nói: "Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!"
26 Đức Giê-su nói: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! " Rồi Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ.
27 Người ta ngạc nhiên và nói: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"


Suy niệm :
Có ngư phủ nào mà không sợ sóng gió, vì họ biết sóng gió chẳng những đe dọa, mà có thể lấy đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào. Truyền thống ngư phủ có thói quen cầu trời khấn Phật bắt đầu mùa tôm cá và trước khi ra khơi, để xin Trời Phật phù hộ cho qua khỏi những cơn sóng gió lúc nào cũng đe dọa. Nếu đã cầu xin, họ phải tin tưởng sự phù hộ của Trời Phật; nhưng phản ứng sợ hãi khi sóng gió xảy đến chứng tỏ họ không tin, hay đức tin của họ còn yếu kém như Chúa mắng các môn đệ hôm nay. Các môn đệ đã từng nhìn thấy Chúa Giêsu làm các phép lạ mà sức con người không thể làm nổi; vả lại, các ông đang có Chúa Giêsu quyền năng trong thuyền, thế mà các ông vẫn lo sợ sóng gió!
Niềm tin cần thiết để con người chống chọi với sóng gió của cuộc đời: Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!" Đức tin có thể ví như kinh nghiệm mà một người sở hữu trong đời. Người đã có kinh nghiệm hay từng trải không dễ sợ hãi như người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Cũng vậy, người đã có đức tin vững mạnh, sẽ không sợ hãi trước những đe dọa và bắt bớ của các quyền lực thế gian, ngay cả việc chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức Kitô.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, khi con người không sợ hãi ngay cả cái chết, họ bắt đầu sống và sống tròn đầy. Khi con người không sợ hãi các quyền lực thế gian, thế gian phải sợ hãi họ.Lạy Chúa,  nhiều khi đứng trước những bão táp cuộc đời, con đã mất niềm tin vào Chúa. Đáng lẽ khi gặp đau khổ thất bại con chạy đến cầu cứu Chúa, thế nhưng con đã chạy loanh quanh, vái tứ phương, hết tìm ông Thầy này bà Thầy nọ...Xin Chúa tha thứ cho những yếu đuối của con, Xin Chúa giơ tay cứu vớt con mỗi khi con chạy đến cậy trông nơi Chúa Amen

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Chọn ưu tiên cho đời mình






Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại.

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.


Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

Giá phải trả của việc đi theo Chúa Giêsu: Chúa Giêsu rất thực tế. Ngài nói cho các môn đệ về phần thưởng sẽ được, nhưng cũng không giấu diếm các ông về giá phải trả của việc đi theo Ngài. Điều này làm cho người muốn theo phải suy nghĩ: Nếu họ chấp nhận vinh quang qua con đường đau khổ, hãy bỏ mọi sự, vác thánh giá hàng ngày, và theo Chúa tới cùng. Nếu họ cảm thấy không theo được, hãy có can đảm từ khước từ ngay từ đầu, để đừng bỏ giữa đường và mất cả hai: đời này và đời sau. Chúa Giêsu muốn người kinh sư nhận ra ít là hai điểm:
1. Chấp nhận tương lai bấp bênh: Nhà rao giảng Tin Mừng phải di chuyển luôn luôn, chứ không sống cố định một chỗ như phần đông con người. Khi đã hoàn tất sứ vụ ở một nơi, ông lại phải đến một nơi khác và bắt đầu làm lại từ đầu.
2. Sống nghèo khó: Nhà rao giảng không có nhà cửa, tài sản; nhưng hoàn tòan sống theo sự quan phòng của Thiên Chúa. Mời Bạn đọc đoạn Lời Chúa sau đây :


Thứ hai 27/6/2016 - Tuần 13 TN 
Phúc Âm: Mt 8:18-22.

18 Thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia.
19 Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo."
20 Đức Giê-su trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu."
21 Một môn đệ khác thưa với Người: "Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã."
22 Đức Giê-su bảo: "Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ."



Suy niệm :
Trên lý thuyết, nếu phải xếp thứ tự ưu tiên giữa Thiên Chúa, con người, và tiền của, một em bé mới có trí khôn cũng biết trả lời: thứ nhất làThiên Chúa, thứ đến là con người, sau cùng mới đến tiền của. Trong thực hành, không phải ai cũng chọn đúng thứ tự ưu tiên đó. Tiền của được dựng nên cho con người xử dụng; nhưng nhiều khi nó lại là lý do làm con người khinh thường tha nhân và bất kính Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay dẫn chứng những trường hợp con người đã lựa chọn sai thứ tự ưu tiên. Chúa Giêsu nêu lên hai điều kiện phải có của những người muốn theo Chúa. Họ không được quí trọng của cải hơn phần rỗi linh hồn tha nhân và không được đặt bổn phận đối với con người lên trên bổn phận đối với Thiên Chúa.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su,  nhiều lần trong cuộc sống con đã chạy theo tiền tài vật chất và danh vọng... nhưng cuối cùng đến lúc tàn hơi, con nhận ra mình chẳng được cái gì cả, vì mọi sự đều không tồn tại ! Tất cả đều là phù du, là chóng qua...Xin cho con biết tìm chọn đối tượng duy nhất và vĩnh cửu cho đời mình là chính Chúa. Đấng là đường là sự thật và là sự sống không bao giờ tàn lụi. Đấng đầy lòng xót thương muôn đời. Amen

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Chọn Chúa trên hết


  
Truyện : Biến bại thành thắng.
Người ta kể câu chuyện ngụ ngôn như sau : trong một khu rừng có một con hổ lớn và dữ tợn. Lũ khỉ ghét con hổ này lắm. Một ngày kia, chẳng may, con hổ bị sa xuống hố do người thợ săn đào sẵn. Không còn cách nào thoát thân, con hổ chỉ còn biết ngồi chờ thần chết đến.
          Lũ khỉ đi qua thấy thế mừng lắm, chúng chế diễu và thay nhau lấy đá, lấy đất và bẻ các cành cây ném xuống đầu con hổ cho bõ ghét. Con hổ chỉ còn biết ngồi chịu trận, không còn biết làm cách nào khác. Thấy thế, lũ khỉ thích chí càng ném hăng, ném mãi không chán, nhưng không ngờ, chính những hòn đá, cành cây vứt xuống nhiều quá, làm cho hố cứ đầy dần lên, đến nỗi con hổ có thể nhờ đó mà nhảy ra ngoài hố được.

          Đời là thế. Đau khổ cũng có ý nghĩa riêng của nó. Người ta nói :cái khó bó cái khôn. Nếu ta biết từ bỏ mình, vác thập giá mình thì chính những cái ấy có lợi cho ta . Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này : Thập giá đã nói lên chân lý ấy, và “hạt giống có mục nát ra thì mới sinh hoa kết quả được. Có lẽ chúng ta không bao giờ hiểu được mầu nhiệm của đau khổ trong thế giới này, nhưng đây là điều chắc chắn : Một khi về trời chúng ta sẽ hiểu được điều ấy.

Có một bài thơ cổ của một tác giả vô danh. Bài thơ mang tựa đề “The Folded Page” (Trang sách bị gấp nếp). Sau đây là một đoạn trong đó :

“Trên căn gác một nhà xưa cổ,
Khi hạt mưa từ mái nhà đổ xuống,
Tôi ngồi đó lật từng trang tập cũ.
Bỗng nhận ra một trang bị gấp nếp,
Ghi dòng chữ của mình hồi nhỏ :
“Thầy giáo bảo : tạm bỏ qua điều này,
Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.
Tôi liền mở nó ra và đọc,
Đoạn mỉm cười và gục gặc đầu nói :
“Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.
Trong cuộc đời có nhiều trang khó hiểu
Ta chỉ việc gấp lại và viết lên :
“Thầy giáo bảo : tạm bỏ qua điều này
Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.
Rồi một ngày nào đó trên nước Trời,
Mở trang cũ ra đọc lại ta sẽ nói :
“Thầy giáo có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. 
Amen.

Mời Bạn: Nếu chọn Chúa làm gia nghiệp, lấy Nước Chúa làm giá trị tuyệt đối và cùng đích đời mình, bạn hãy buông mình cho Chúa, để Lời Ngài chi phối mọi suy tính, lời nói, hành động, và mọi quan hệ trong cuộc sống. Kết quả là nhờ ơn Chúa Thánh Thần nâng đỡ, bạn sẽ sinh nhiều hoa trái trong cuộc sống: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, hiền hòa và tiết độ (Gl 5,22-23).

CHÚA NHẬT 26/06/2016 TUẦN 13 TN – C
Phúc Âm: Lc 9,51-62

51 Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem.
52 Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến.53 Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.
54 Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? "
55 Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. 56 Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
57 Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo."
58 Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu."
59 Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi! " Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã."
60 Đức Giê-su bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa."
61 Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã."
62 Đức Giê-su bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa."


Suy niệm: 
Dứt khoát đi theo Chúa Giê-su như đòi hỏi của Ngài nghĩa là gì trong bối cảnh cuộc sống hôm nay? – Là gắn bó, kết hợp với Chúa mọi nơi mọi lúc, trong nhà thờ cũng như ngoài phố chợ, khi bình an cũng như lúc gian nan. – Là quên mình, hạ bệ cái tôi, ra khỏi những bận tâm về mình, để có thể đón nhận hy sinh, chịu thương chịu khó vì Nước Chúa và tha nhân. – Là chấp nhận cuộc sống tích cực: từ bỏ thói tham sân si, tính hư tật xấu để sống thánh thiện, siêu thoát về vật chất, hăng say kiến tạo lòng thương xót, an bình và hạnh phúc trong xã hội. – Làø đừng để nỗi lo lắng sự đời lấn át đến nỗi quên nhiệm vụ chính của chúng ta là thờ phượng Chúa, thi hành Lời Chúa và loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Tâm tình

Lạy Chúa Giê su, con quyết tâm chọn Chúa, đặt Chúa hơn tất cả mọi người, cũng như hơn bất cứ cái gì trên trần gian này. Vì ngoài Chúa ra, có ai bảo đảm được thân xác, linh hồn được sống đời đời của con. Cảm tạ Chúa đã chọn gọi con đi theo Chúa. Xin cho con biết mến yêu, phụng sự Chúa trong mọi người. Xin cũng cho con luôn biết sống hết mình, hết tình cho Chúa và tha nhân. Amen.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Lòng thương xót của Chúa



Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về Thánh Thể liên quan đến ơn gọi vào Dòng Tên của tôi. Các bạn trẻ mà tôi kể cho các bạn nghe ở trên, có lúc đã hỏi tôi về mục đích của ơn gọi Giê-su hữu (ơn gọi Dòng Tên). Tôi đã được chứng kiến một phép lạ xảy ra ở Lộ Đức đang khi rước kiệu Thánh Thể, trong sân rộng trước Vương Cung Thánh Đường. Mùa hè năm đó, tôi ở Lộ Đức. Vì cha tôi mới chết vài tuần trước đó, tôi và gia đình tôi muốn nghỉ hè ở một nơi yên tĩnh, thinh lặng và thiêng liêng. Lúc đó là tháng tám. Tôi đã ở lại Lộ Đức một tháng. Vì là sinh viên y khoa, nên tôi được phép đặc biệt để tiếp cận và nghiên cứu các bệnh nhân đến đây xin ơn lành bệnh.
Một ngày kia, khi tôi đang ở trong sân Thánh Đường cùng với mấy người chị, trước cuộc rước kiệu Thánh Thể vài phút, một thiếu nữ trung niên đã đẩy một chiếc xe lăn đi ngang qua trước mặt chúng tôi. Một người chị của tôi liền kêu lên: “Nhìn người thanh niên đáng thương ngồi trên chiếc xe lăn kìa!” Đó là một thanh niên độ 20 tuổi, thân thể dị dạng vì những cơn co giật của chứng bại liệt. Mẹ cậu lần hạt lớn tiếng, và thỉnh thoảng lại than thở: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, xin cứu giúp con cùng”. Thật là một cảnh tượng đầy xúc động, gợi lại cảnh những người mắc bệnh phong van xin Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, xin cho tôi được lành sạch!” Bà vội vàng giành lấy một chỗ giữa đám người đang chờ Đức Giám Mục mang Mặt Nhật Thánh Thể đi ngang qua.
Khi Đức Giám Mục nâng Thánh Thể chúc lành cho người bệnh nhân trẻ, cậu ngắm nhìn Thánh Thể với một niềm tin đã từng ánh lên trong cái nhìn của người bại liệt trong Tin Mừng. Đang khi Đức Giám Mục nâng Mặt Nhật Thánh Thể lên, làm một dấu Thánh Giá lớn (nghi thức Phép Lành Thánh Thể), người thanh niên đột nhiên đứng dậy và ra khỏi xe lăn, trong khi quần chúng reo lên vui mừng: “Phép lạ! Phép lạ!”. Anh ta được chữa lành hoàn toàn.
Nhờ phép đặc biệt, tôi được dự những cuộc khám nghiệm cùng với các bác sĩ liền sau đó. Quả thật, Thiên Chúa đã chữa người thanh niên lành bệnh. Chẳng có lợi gì khi thuật lại cho các bạn cảm xúc và tâm trạng của tôi lúc đó. Tôi là sinh viên thuộc khoa y thành phố Madrid (Tây Ban Nha). Nơi ấy có biết bao giáo sư (các nhân vật rất lừng danh) và sinh viên không tin vào Chúa. Họ thường chế nhạo các phép lạ, trong khi tôi lại là chứng nhân tận mắt một phép lạ thực sự. Phép lạ Chúa Giê-su Ki-tô trong Thánh Thể thực hiện vì chính người đã từng chữa biết bao người tàn tật và bệnh nhân. Tôi cảm thấy vui mừng khôn tả: tôi có cảm tưởng mình đang ở gần Chúa Giê-su; khi nghĩ đến sức mạnh toàn năng của Ngài, thế giới xung quanh bắt đầu trở nên hết sức nhỏ bé đối với tôi. Tôi trở về Madrid, sách vở để qua một bên. Những bài học, những kinh nghiệm từng làm tôi vui thích, dường như trở nên vô nghĩa đối với tôi. Các bạn tôi hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cậu vậy? Trông cậu phờ phạc quá!…”Đúng, tôi đã phờ phạc. Cái kỷ niệm ấy đã làm cho tôi phải sửng sốt. Hình ảnh của Bánh Thánh và người thanh niên bất toại bật dậy khỏi chiếc xe lăn đã in sâu vào tâm trí tôi và đã biến đổi tôi. Ba tháng sau đó, tôi xin vào tập viện Dòng Chúa Giê-su ở Loyola...
Câu chuyện có thực trên đây đã nói lên tình thương hải hà của Chúa đối với những bệnh nhân đau thể xác cũng như tâm hồn. Ngài không loại trừ một ai, kể cả những người tôn giáo khác, chỉ một điều là Bạn tin vào Ngài là Đấng cứu độ, là Đấng giải thoát Bạn khỏi mọi tật nguyền. Mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây

Thứ Bẩy 25/6/2016 Tuần 12 TN
Phúc Âm: Mt 8:5-17.


5 Khi Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: 6 "Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm."
7 Người nói: "Chính tôi sẽ đến chữa nó." Viên đại đội trưởng đáp:
8 "Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. 9Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi! ", là nó đi, bảo người kia: "Đến! ", là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này! ", là nó làm."
10 Nghe vậy, Đức Giê-su ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: "Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế.
11 Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời.
12 Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng."
13 Rồi Đức Giê-su nói với viên đại đội trưởng rằng: "Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy! " Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh.
14 Đức Giê-su đến nhà ông Phê-rô, thấy bà mẹ vợ ông đang nằm liệt và lên cơn sốt.
15 Người đụng vào tay bà, cơn sốt dứt ngay và bà chỗi dậy phục vụ Người.
16 Chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giê-su. Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau,
17 để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.


Suy niệm :
Niềm tin vào Chúa Giê Su không chỉ có thể chữa lành thân thể, nó cũng quan trọng hơn trong việc chữa lành khỏi tội lỗi của chúng ta. Những người cầu xin với Chúa Giê Su trong đức tin sẽ nhận được sự chữa lành khỏi tội lỗi của họ. Tội lỗi của họ sẽ được tha thứ. Họ sẽ nhận được sự sống đời đời. Bạn thấy đấy, Chúa cứu thế Giê Su đã lên thập tự giá để chết cho tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể được chữa lành mãi mãi. Ngài chết để chúng ta có thể nhận được sự sống đời đời. Trong Tin Mừng Gioan 3:16 nói, "Vì Đức Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Hôm nay, bạn có thể được chữa lành tội lỗi và nhận được sự sống đời đời nếu bạn đặt niềm tin vào Chúa Giêsu.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, cảm tạ Chúa đã cứu con, cho con được làm con Chúa. Chúa biết con mang trong mình thân xác yếu đuối mỏng manh và yếu đuối. Nhưng Chúa đã gánh lấy mọi tội lỗi và bệnh tật của con, và cho con được chung phần vinh phúc với Ngài. Xin cho con luôn trung kiên trong niềm tin vào Chúa, vì chỉ có Chúa mới có quyền năng giải thoát con. Amen

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Làm chứng cho sự thật

Trong ngày lễ mừng sinh nhật của thánh Gioan Tẩy giả hôm nay, chúng ta cùng nhau nhìn lại và khám khá về con người sứ giả của Tin mừng. Ngài đã sống và làm chứng cho sự thật. Như lời thánh sử Gioan viết: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, người đó tên là Gioan Tẩy giả, ông đến để làm chứng cho Ánh Sáng”( Ga1, 6). Thật vậy, ngày nay nhân loại đang cần những chứng nhân sống động hơn là thầy dạy. Tôi lại chợt nhớ đến một chứng từ có tựa đề là “Con Nay Trở Về” của Phan Như Ngọc, nguyên trưởng phòng vật lý hạt nhân viện khoa học Việt Nam. Vì là một nhà khoa học, và cũng là một người vô thần, ông ta cho rằng, ai tin vào Thiên Chúa là người mê tín, dị đoan. Trong suốt mười ba năm dạy học, ông ta nhồi nhét cho các sinh viên những tư tưởng duy vật và chống lại đường lối của Thiên Chúa.
Đến năm 1989, trong một chuyến đi công tác tại Đức, ông ta gặp được một nhà truyền giáo HàLan, tên là Henk Wolthaus đến phát Thánh Kinh và những quyển sách nhỏ cho mọi người. Vì có tính tò mò, ông muốn biết cuốn sách này nói gì. Khi mở những trang đầu cuốn Thánh Kinh, ông cảm thấy khó chịu, không thể hiểu được tại sao vũ trụ này lại được tạo dựng trong sáu ngày? Thật là vô lý. Khi đọc tới cuốn Tân ước, ông cũng không thể tin việc Chúa Giêsu chữa lành cho người mù được sáng mắt, người cùi được sạch, kẻ què đi được, người chết sống lại… Tất cả như những câu truyện thần thoại dành cho trẻ con.
Những phép lạ trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen lý luận theo kiểu vô thần của ông ta không sao hiểu nổi. Từ cái khó hiểu và vô lý đó đã nẩy ra trong đầu ông ta một câu hỏi, đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại tin vào Kinh Thánh? Họ là những người cuồng tín, hay là chính mình là người ngu dốt? Và từ những cuốn sách mỏng của người truyền đạo Hà Lan, ông ta đã đọc được những câu bất hủ sau đây:
Isaac Newton (Anh, 1642-1727) đã kết luận:"Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó.
Victor Hugo (Pháp 1802-1885) viết: "Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespear. Nước Anh sinh ra Shakespear, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh".
Albert Einstein (Đức, 1879-1955), nhà vật lý được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu : "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa,Tôn giáo mà thiếu khoa học là què quặt".
Theo như lời tự thuật của Phan Như Ngọc, lúc bấy giờ ông chưa được hiểu biết nhiều về Thiên Chúa, nhưng Chúa đã mở cõi lòng chai cứng và làm thay đổi não trạng và thành kiến của ông. Ông ta xác tín rằng, Chúa dùng Thánh Kinh và những lời của các nhà khoa học để mở con mắt đức tin cho tôi. Mười ba năm dạy học là mười ba năm tôi bước đi trên con đường lầm lạc và xa cách Thiên Chúa, tôi cảm thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất là chính tôi phải gánh chịu một phần trách nhiệm, vì tôi đã gây nên tội.
Thật là một điều kỳ diệu. Là một nhà khoa học, một người vô thần, ông ta lại dám nói những lời xác tín như thế để làm chứng cho Tin mừng trong thế kỷ 21 này, ông ta đã nói lên sự thật về tình yêu Thiên Chúa. Như lời thánh GioanTẩy giả đã công bố: “Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, nhưng sẽ có một Người đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi giây giầy Ngài”( Lc 3, 16). Sứ vụ rao giảng của Gioan là dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, ngài kêu goi người ta ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng. Ngài bảo vệ cho chân lý và sự thật. Khi đã tố cáo vua Hêrôđê phạm tội loạn luân với bà Hêrôđia, vì ông này đã chiếm vợ của anh mình, thì sứ vụ rao giảng của Gioan Tẩy giả được chấm dứt khi ngài bị tống vào ngục và bị chặt đầu, cái chết của ngài là làm chứng cho sự thật.
Thế thì, chúng ta rút ra bài học gì từ thánh Gioan hôm nay để có thể dám sống và làm chứng cho sự thật, cho chân lý trong khi đó người đời thường bảo nhau: “Thật thà thường thua thiệt, lắc léo lại lên lương”. Sự thật đang bị bóp méo bởi cái tâm giả.
Nơi Gioan tẩy giả, ngài chỉ cho chúng ta sống thực với chính mình là bằng đời sống cầu nguyện, ăn chay hãm mình, bằng cuộc sống đơn sơ và khiêm nhường.
Nơi Gioan Tẩy giả, ngài dạy chúng ta phải biết chấp nhận chính mình, không phô trương, tự đắc khi thành công, biết tôn trọng giá trị tốt đẹp của người khác. Chính Chúa Giêsu là Đường, là Sự thật, là Ánh Sáng” dẫn lối cho chúng ta đi và làm chứng cho sự thật về tình yêu của Chúa Giêsu trong thế giới này.
Như lời Phan Như Ngọc đã trải nghiệm: “Khi tin vào Chúa, chúng ta sẽ nếm trải được tình yêu ngọt ngào ấy, như hàng tỷ người trên thế giới này,và chính tôi đã có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm thấy mình như là những con người lạc đường quay trở về nhà Cha của mình”.
LM. John Nguyễn, New York

Thứ Năm 24/6/2016- Tuần 12 TN
Phúc Âm: Lk 1:57-66, 80.

57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai.
58 Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. 60Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gio-an." 61 Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả." 62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. 63Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gio-an." Ai nấy đều bỡ ngỡ. 64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa.
65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê.
66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây? " Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
80 Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.

Suy niệm :
Khi nhìn vào thân thể của con người, các nhà khoa học ngạc nhiên về cách cấu trúc và chức năng của từng chi thể như: não bộ, mắt, tai, phổi, tim ... và còn ngạc nhiên hơn khi tìm ra cách hoạt động hòa điệu và nhịp nhàng của các chi thể, trong việc đem lại sự sống cho con người. Khi nghiên cứu về Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên về sự sắp xếp của Thiên Chúa, trong việc chuẩn bị cho nhân loại một Đấng Thiên Sai, để đem ơn cứu độ cho muôn người. Có những tổ phụ đi trước để chuẩn bị như Abraham, vua David, tiên-tri Isaiah. Có những người đồng thời để dọn đường và giới thiệu Đức Kitô, nhân vật chính của Kế Hoạch Cứu Độ, cho mọi người. Có những người đi sau để loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Đức Kitô như các thánh tông-đồ và tử-đạo. Trải qua bao thế hệ, Thiên Chúa vẫn không ngừng các thánh và mọi tín hữu để loan báo Tin Mừng và làm cho con người tin vào Đức Kitô để đạt được ơn cứu độ. Thánh Phaolô có lý khi so sánh toàn thể nhân loại như những chi thể của một Nhiệm Thể là Đức Kitô. Chúng ta đều là những chi thể của một thân thể, và đều có nhiệm vụ góp phần mang lại sự sống cho Nhiệm Thể Đức Kitô.

Trong Phúc Âm, thánh-sử Luca tường thuật những biến cố lạ lùng xảy ra chung quanh việc chào đời của Gioan Tẩy Giả. Tất cả những biến cố này chỉ cho thấy Thiên Chúa đã dùng ông để đi tiên phong dọn đường cho mọi người đón nhận Đức Kitô, và Gioan đã dùng cả cuộc đời ông để chu toàn sứ vụ và làm chứng cho Đức Kitô.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, con được sinh ra đời cũng như bao người là được đặt để có một sứ vụ riêng biệt, chứ không tình cờ xuất hiện hay chỉ để ăn uống, hưởng thụ. Sứ vụ của con là làm sao giúp cho mọi người nhận ra tình yêu và đạt được ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Con hiểu rằng con cũng như mọi người có bổn phận như Gioan là dọn tâm hồn và chỉ đường cho mọi người đến với Chúa; chứ không hướng mọi người vào con hay vào bất kỳ một nhân vật nào khác. Để thực hiện được điều này là con phải trả giá, thậm chí đánh đổi mạng sống bằng cái chết như Thánh nhân. Xin Chúa cho con thêm can đảm làm chứng về Chúa và về nước Trời. Amen

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Nền tảng vững chắc


Xây dựng thương hiệu mới trên nền tảng vững chắc

Hãy hỏi bất cứ kiến trúc sư nào và họ sẽ cho bạn biết khía cạnh quan trọng nhất của một thiết kế không phải là cấu trúc mà chính là nền móng. Nếu bạn sắp sửa sáng tạo một thương hiệu bền vững, bạn cần phải xây dựng giá trị của nó trên một nền móng vững chắc.
Tất nhiên, nền móng không long lanh như thiết kế bên ngoài của một công trình kiến trúc nào đó, nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong việc nâng đỡ sức nặng công trình mà còn giúp công trình đó đứng vững trước những chuyển động liên tục của trái đất cũng như sự xói mòn của đất đai quanh đó.
Như bất cứ kiến trúc vĩ đại nào, chẳng có gì quan trọng đối với thành công dài lâu của những sáng kiến xây dựng thương hiệu buổi ban đầu bằng nền móng vững chắc mà bạn dựng xây cho tương lai. Nền móng mà bạn tạo dựng sẽ quyết định mức độ vững chắc và bền vững của sự phát triển thương hiệu...
Đừng bao giờ xây lâu đài trên cát là môt sáo ngữ quen thuộc mà hẳn bạn đã nghe nhiều lần. Nó cũng là lời khuyên không bao giờ cũ mà nhiều người chủ thương hiệu vẫn bỏ qua. Trong bước chạy hối hả để tạo dựng nhận biết, thử nghiệm và mua hàng, nhiều người thích đi đường tắt và bắt đầu luôn khâu quảng cáo và khuyến mại. “Triết lý” thương hiệu là “mảnh đất lành” để dựng xây mọi thứ. Mảnh đất lành triết lý thương hiệu sẽ chứa đựng mục tiêu, kim chỉ nam, giá trị, tính cách và sự thống nhất của thương hiệu. Liệu triết lý thương hiệu có hỗ trợ thiết kế thành công cho tương lai? Liệu triết lý thương hiệu có đủ vững như đá tảng hay chỉ mong manh như cát?
Nền móng thương hiệu phải phù hợp với cảnh quan quanh đó. Trong kiến trúc, người ta gọi nó là quy hoạch khu vực còn trong kinh doanh và quản trị thương hiệu, nó có tên là lập kế hoạch chiến lược. Nền móng của bạn phải phù hợp hài hoà cả về tính chất lẫn thẩm mỹ với khu vực địa chất đó, hay chính là thị trường. Bạn phải định chỗ cho nền móng của mình thế nào trong mối tương quan với các “láng giềng khác” trong khu vực là điều cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập giá trị độc đáo của bạn với khách hàng. Bạn phải biết rõ hướng đất, những mong muốn, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Thương hiệu nằm ở đâu trong tâm trí khách hàng mục tiêu? Thương hiệu phục vụ đối tượng nào?
Việc xây dựng trong kiến trúc trần thế quan trọng là thế, nếu không nghiên cứu và đầu tư thì sẽ sụp đổ dể dàng. Bài Tin Mừng Chúa Giê su cho ta thấy cách xây dựng đời mình trên đá, nghĩa là thực hành điều nhân nghĩa có ích cho đời mình, cho gia đình và cho xã hội, đó là thực hành Lời Chúa xây đời mình trên nền tảng vững chắc là sống Lời Chúa. Xin mời Bạn cùng đọc 

Thứ năm 23/6/2016- Tuần 12 TN
Phúc Âm: Mt 7:21-29.

21 "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.
22 Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?"
23 Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!
24 "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.
25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.
26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.
27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành".
28 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người,
29 vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ.

Suy niệm :
Xây nhà là một việc làm tốn kém và đòi nhiều thời gian để nghiên cứu địa hình, khí hậu, và vật liệu thích hợp. Nếu không chịu bỏ thời gian nghiên cứu, căn nhà xây lên sẽ không tồn tại lâu dài. Xây dựng đời người còn tốn kém gấp bội và đòi hỏi thời gian cả cuộc đời. Thánh Phaolô cho các tín hữu một lời khuyên rất khôn ngoan: hãy xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng vững chắc là Đức Kitô, hãy đặt Ngài làm Đá Tảng góc tường.
Các bài đọc hôm nay tập trung trong việc giúp con người nhận ra những hậu quả mà họ phải lãnh nhận tương xứng với những gì họ hành động. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố niềm tin biểu lộ qua miệng lưỡi sẽ không đủ để giúp con người vào Nước Thiên Chúa; nhưng họ phải biểu lộ niềm tin qua hành động là xây dựng căn nhà cuộc đời của họ trên nền tảng Lời Chúa.

Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giê su, người xây nhà trên cát có thể ví như con dã tràng ngoài biển, cố gắng xây dựng hang động của mình khi thủy triều rút xuống; nhưng khi thủy triều dâng lên hay biển động, nước sẽ tràn vào hang động của chúng và cuốn sạch ra biển. Chúng cứ tiếp tục xây để rồi lại bị cuốn đi... Lạy Chúa, nếu con không biết suy nghĩ khôn ngoan hơn con dã tràng, con sẽ không có cơ hội được sống hạnh phúc trong căn nhà đời này, chứ đừng nói tới việc hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa mai sau. Xin Chúa cho con biết nhận ra Chúa chính là Chúa tể muôn loài, Chúa là đã tảng vững bền và là chân lý ngàn đời con tiến bước, để con luôn xây dựng đời con trên đá tảng là Lời Chúa dạy, hầu được ở trong ngôi nhà vững chắc là chính Chúa. Amen

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Quả tốt...


GNsP – Có một câu chuyện chung của tất cả các thánh là: Kitô hữu không bao giờ cô độc một mình. Ngay cả trong những trường hợp bị cô lập nhất, các thánh nhân có một sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Nguyên lý này được thể hiện qua sự tử đạo của Franz Jagerstatter, một người cha và là vị tử đạo trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc Xã của Áo.
Franz Jagerstatter là người con ngoài giá thú của một nữ tỳ trong một ngôi làng nhỏ ở miền Thượng nước Áo. Mẹ ông kết hôn khi ông 10 tuổi. Franz Jagerstatter là một đứa trẻ hoang dại và là một người đàn ông lăng nhăng. Ông thậm chí đã có một đứa con gái sinh ngoài giá thú. Cuốn sách “In Solitary Witness” của Gordan Zahn là một tác phẩm cuối cùng về cuộc đời của Jagerstatter, đã phát hiện rằng Jagerstatter bị đày ra khỏi cộng đồng của mình trong nhiều năm, trong thời gian đó ông đã không tham dự Thánh Lễ.Tuy nhiên, Jagerstatter đã tiếp nhận một nền giáo dục khá tốt trong ngôi trường một phòng học của làng trước khi trở thành một nông dân. Sau đó, ông đã gặp người vợ của mình.

Ông kết hôn với Franziska Schwaninger vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 1936. Vào tuần trăng mật, họ đã nhận được một phước lành từ Đức Giáo Hoàng Piô XI.

Ấn tượng của Franziska về người chồng của mình là tinh tế nhưng kiên trì. Jagerstatter đã trở thành người phục vụ tất cả các nghi lễ phụng vụ và bảo quản nhà thờ của làng. Điều này giúp ông trở thành một người tham dự thánh lễ hàng ngày. Ông bắt đầu học thuộc Kinh Thánh và tìm hiểu cuộc sống của các thánh. Trên thực tế, ông đã từng nói với vợ, “Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng kết hôn có thể tuyệt vời như vậy.”
Con đường dẫn đến tử đạo
Jagerstatter và Franziska đã có ba người con gái, và vẫn giữ thân thiết với con gái riêng của ông. Năm 1938, khoảng thời gian con gái lớn của họ được sinh ra thì Đức xâm lược Áo.
Giáo Hội Công Giáo tại Áo đã cảnh báo chống lại chủ nghĩa Đức Quốc Xã trong nhiều năm. Công giáo ở Đức đã phải đối mặt với những giới luật nghiêm trọng, gồm cả việc cấm các Thánh Lễ ngoài Chúa Nhật, ngay cả những ngày lễ trọng thiêng liêng nhất. Cha linh hướng của Jagerstatter đã bị bỏ tù vì cung cấp một bài giảng chống Đức Quốc Xã. Giám mục của cha linh hướng này đã viết một lá thư chống Đức Quốc Xã được đọc trong tất cả các giáo xứ nhiều năm trước đó. Giám mục cũng tuyên bố, “không thể vừa là một người Công giáo tốt vừa là một Đức Quốc Xã chân chính được.” Sau đó Đức cha bị đổi đi và được thay thế bằng một vị Giám mục khác là người có những lời phát biểu đẹp lòng hơn.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, người đã ban phước cho cuộc hôn nhân của Jagerstatter năm 1937 đã công bố thông điệp Mit Brennender Sorge, về các mối liên hệ căng thẳng giữa Giáo Hội và Đức Quốc Xã.

Jagerstatter vẫn là người duy nhất trong thị trấn chối bỏ liên minh chính trị giữa Đức và Áo, hoặc sự thôn tính Đức của Áo. Ông đã bị mất tinh thần khi thấy nhiều người Công giáo ủng hộ Đức Quốc Xã. Một Hồng Y thậm chí còn yêu cầu tất cả các giáo xứ treo cờ Đức Quốc Xã nơi các nhà thờ của họ vào ngày sinh nhật của Hitler. Ông viết, “Tôi cho rằng không có lúc nào thực sự buồn hơn cho đức tin Kitô giáo như thế này ở nước ta.”

Tư tưởng phổ biến thời điểm đó là một thường dân nên làm điều mà đất nước bảo anh ta làm. Bởi sự vâng phục này, những người thực hiện các quyết định, và không phải là nông dân, sẽ giữ trách nhiệm đạo đức đối với các hành động. Nhưng Franz không thể chấp thuận quan điểm đó với thực tế rằng ông đã có ý chí tự do, và ông không thể gọi mình là một môn đệ Chúa Giêsu nếu ông cúi đầu với ý định mà hành động được coi là thuộc Satan. Ông sẽ không chiến đấu cho Quốc xã Đức.

Lúc đầu, có vẻ như là một người nông dân thì sẽ rời xa chiến đấu. Quân đội lớn của Đức đòi hỏi một lượng thực phẩm nhiều tương xứng. Thật không may, năm 1943 nhu cầu cần chiến sĩ lớn mạnh, và Jagerstatter đã được gọi để thi hành nhiệm vụ. Ông đã đến trung tâm dự tuyển vào quân đội, tuyên bố rằng ông sẽ không chiến đấu. Ngay tức khắc ông đã bị chở bằng xe bò đến nhà tù quân sự tại Linz để học về số phận của mình. Ông viết, “Tôi cho rằng tốt nhất là tôi nói sự thật, thậm chí nếu phải trả giá cho cuộc đời của mình.”
Vị thánh và các bạn bè
Bạn bè, gia đình và thậm chí cả các giám mục địa phương đến thăm Jagerstatter trong tù, cố gắng thuyết phục ông chiến đấu. Không ai trong những khách viếng thăm cho ông một lập luận thuyết phục ngược lại niềm tin đạo đức của mình về việc từ chối nhập ngũ là điều trái với lương tâm. Thay vào đó, tất cả họ đều cố gắng thuyết phục ông rằng Thiên Chúa sẽ không bắt ông chịu trách nhiệm cho việc làm mà nhà nước đã ra lệnh. Jagerstatter đã không bị thuyết phục. Ông nói, “kể từ cái chết của Chúa Kitô, hầu như mỗi thế kỷ đã chứng kiến ​​sự bách hại các Kitô hữu; luôn có những anh hùng và các vị tử đạo hiến dâng cuộc đời của họ vì Chúa Kitô và vì đức tin của mình. Nếu chúng ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ trở thành những anh hùng của đức tin.”Vợ ông chấp nhận làm theo lương tâm của ông. Ông cũng là thành viên của một phong trào các vị tử đạo Công giáo là những người hiến dâng cuộc đời họ để chống lại Đức Quốc Xã.
Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá (Edith Stein) đã qua đời vào tháng Tám trước ở Auschwitz, gần một năm sau ngày Thánh Maximilian Kolbe. Thánh Marcel Callo chỉ bắt đầu những hoạt động Công giáo bí mật tại trại lao động ép buộc của mình mà cuối cùng dẫn đến tử đạo năm 1945 vì “quá Công Giáo.”Ấn tượng nhất, Jagerstatter đã trải qua từ tháng Năm đến tháng Tám năm 1943 trong cùng nhà tù như các mục mục phái Luther và vị tử đạo Dietrich Bonhoeffer nổi tiếng. Không có bằng chứng cho thấy hai người đàn ông đã từng gặp, hoặc thậm chí nhận ra rằng họ đã ở một nhà tù với một người có niềm tin tương tự như vậy. Mặc dù Jagerstatter đã có thể học hỏi từ một linh mục, người đã tử đạo trong cùng nhà tù với các lý do giống nhau mà ông và nhiều người khác đã chia sẻ.

Cuối cùng ông đã trả giá cuộc đời của mình cho niềm tin đó. Ông được đưa đến Berlin, nơi ông đã bị kết án tử hình vì tội nổi loạn. Những lời cuối cùng của ông trước khi lên máy chém là, “Tôi hoàn toàn được kết hiệp trong việc nên một với Chúa Kitô.”

Trong công đồng Vatican II, Giáo hội đã duyệt xét cuộc đời Jagerstatter và hình thành nên “Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay” nói về người từ chối nhập ngũ vì cho rằng điều đó trái với lương tâm. Ông được phong chân phước 50 năm sau khi tử đạo. Các con gái, cháu và chắt của ông đã tham dự thánh lễ phong Chân phước.
GNsP (theo CNA)

Câu chuyện có thật trên đây cho ta gương chiến đấu với sự dữ, bỏ điều xấu xa để làm điều lành nhất là thực hành điều Chúa dạy. Xin mời Bạn cùng đoạc Lời Chúa sau đây :

Thứ tư 22/6/2016 Tuần 12 TN
Phúc Âm: Mt 7:15-20.

15 "Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.
16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?
17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu.
18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.
19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.
20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.


Suy niệm :
Theo thuyết Chính Danh của Khổng Tử: làm vua phải biết lo cho dân được ấm no và bình an, làm dân phải biết tuân giữ các mệnh lệnh và chu toàn bổn phận của mình; làm cha phải biết thương yêu và giáo dục con cái nên người, làm con phải biết vâng lời và báo hiếu cha mẹ. Nếu mọi người trong nước và trong gia đình đều biết sống đúng như danh hiệu của mình, dân chúng sẽ an cư lạc nghiệp, gia đình sẽ yên vui hạnh phúc, và đất nước sẽ bình an. Lời Chúa hôm nay muốn đưa ra những tấm gương để mọi người nhìn vào đó và nhận ra mình đã sống đúng với danh hiệu của mình chưa. Chúa Giêsu đề phòng cho dân chúng đừng tin các ngôn sứ giả. Họ là những chó sói đội lốt người chăn chiên để rình chờ cắn xé chiên. Để giúp dân nhận ra những ngôn sứ giả, Chúa Giêsu khuyên dân chúng đừng đánh giá bằng bộ áo họ mặc; nhưng nhìn vào cuộc sống của họ, vì cây tốt không thể sinh quả xấu.


Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, xin cho con trở nên nhân chứng cho Chúa giữa dòng đời hôm nay, dẫu biết rằng rất khó và có thể phải đánh đổi bằng tù ngục, bằng giam cầm... Nhưng con tin Chúa ở bên con trong những khi con chiến đấu với Bản thân, với gia đình và với sự dữ đang hoành hành chung quanh con với bao cám dỗ ngọt ngào. Xin cho con ơn can đảm theo Chúa suốt cuộc đời. Amen