Cũng vì nhớ đời quá nên tôi đã phải loay hoay trong trầm cảm nặng gần hai chục năm, và âm thầm đi điều trị tâm lý gần một năm bởi những đòn sát thương không phải từ roi vọt thể xác mà "dùi cui tinh thần" của bố tôi từ thủơ tôi còn bé...
...Và trong thâm tâm, tôi hận bố tôi. Tôi hiểu những gì ông đối xử với tôi trong gần hai chục năm đã gây ra chi chít vết sẹo tổn thương và tạo cho tôi cái cách nhìn tiêu cực u ám về mọi thứ như vậy. Đó là tiến trình phát triển của tôi, sự tồn tại của tôi...
Bố tôi là một người cực kì nóng tính, gia trưởng, cục cằn, bảo thủ, sống khô khan lạnh lùng...Cái tôi cá nhân của ông quá cao, cao đến mức ông chuyên quyền và không bao giờ đếm xỉa đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác, không bao giờ nhận sai, không bao giờ biết đến hai chữ "hối hận" hay "nhìn lại".
Trí nhớ của một đứa trẻ 6 tuổi vẫn hằn in mồn một từng chi tiết của những buổi tối tôi học bài chưa hiểu, bố tôi nóng giận mất kiểm soát dùng những từ ngữ xúc phạm chửi con và quát tháo, nạt nộ ầm ĩ để thỏa mãn cơn tức tối ích kỉ. (Bố tôi là thạc sĩ về công nghệ nông nghiệp, tức là người có trình độ trí thức cao, hiểu biết rộng, ông cầu tiến trong tìm tòi tri thức và nhìn mọi thứ với con mắt khoa học, có lẽ chỉ trừ việc đối nhân xử thế và dạy con).
Tôi dần hình thành tâm lý tự ti, co vào vỏ ốc của mặc cảm từ quá nhiều những cơn nạt nộ chửi bới của bố. Tôi luôn nghĩ mình thua kém bạn bè, thua kém mọi người xung quanh.
Ông sẵn sàng tống vào tôi những âm thanh tồi tệ nhất khi cơn nóng giận choán ngập làm ông như một "con thú" mất kiểm soát. Sau ngần ấy năm tôi vẫn không cảm nhận được chút tình cảm nào của người cha ấy. Mỗi khi ông lên cơn nóng giận ngút ngụt, ông ấy gầm gào và làm tổn thương đứa con bé nhỏ bằng những lời nói cay nghiệt và sát thương nhất. "Mày có phải là con tao không mà sao ngu thế?" rồi "đầu óc bã đậu", "ngu si", "dốt nát", "cái loại như mày...".
Bản chất tôi là một đứa trẻ rất bướng từ bé, nhưng tôi cũng cực kì nhạy cảm, sống tình cảm vì thế tuy bướng nhưng phải khi được giải thích thì mới chịu, rất dễ bảo chứ không phải lì và trơ.
Tâm hồn non nớt dễ tổn thương của con trẻ cần được nâng niu và vì thế nghiêm khắc phải đi cùng sự kiềm chế, điềm đạm, nhưng bố tôi thì không cần biết những thứ ấy.
Vậy nên mặc dù sức học của tôi không hề kém và khi tinh thần thoải mái thì học rất nhanh, nhưng phần lớn thời gian tôi đã bị ức chế trầm trọng. Tư duy bị chặn đứng và năng lực bản thân bị triệt tiêu vì quá nhiều những suy nghĩ tiêu cực về chính mình mà bố đã nhồi nhét cho tôi từ bé.
Sự ức chế cảm xúc không những làm giảm sút trí tuệ mà còn gây tác động lên tinh thần khi tôi trầm cảm ngày càng nặng hơn (nhưng vì tôi vốn sống nội tâm và bố mẹ tôi vô tâm nên họ không biết điều đó, tôi tự tìm hiểu thông tin về căn bệnh tâm lý của mình và tự đi chữa trị).
Bạn là người lớn, bị người lớn khác chơi khăm, chơi xỏ mất tiền, mất tình mà đau đến ghi lòng tạc dạ không quên được, thì những đứa trẻ như tờ giấy trắng còn dễ nhớ và không thể quên những gì bạn đối xử với chúng đến chừng nào.
Tôi đã cố gắng để có tình cảm với bố, nhưng điều đó là không thể khi tôi đã rơi quá nhiều nước mắt và trở nên lạnh lùng tới mức cực đoan để tự bảo vệ chính mình trước sự nhẫn tâm của ông ấy. Không thể, dẫu cho sự nhẫn tâm ấy có được ngụy trang bằng lớp áo "thương cho roi cho vọt" hay "phải uốn từ khi là măng chứ không phải đợi đến khi thành tre" đi chăng nữa.
Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa nói về những đố kỵ ganh ghét như thế nào ?
Thứ bảy 02/6/2018 - Tuần 8 TN
Lời Chúa: Mc 11, 27-33
27 Đức Giê-su và các môn đệ lại vào Giê-ru-sa-lem. Người đang đi trong Đền Thờ, thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi: 28 “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?” 29 Đức Giê-su đáp: “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 30 Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta? Các ông trả lời cho tôi đi!” 31 Họ bàn với nhau: “Nếu mình nói: ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại: ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy?’ 32 Nhưng chẳng lẽ mình nói: ‘Do người ta’?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ. 33 Họ mới trả lời Đức Giê-su: “Chúng tôi không biết.” Đức Giê-su liền bảo họ: “Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”
Trong đời sống con người thường hay tìm cho mình sự tư lợi, tìm cho mình một địa vị trong xã hội. Khi mục đích đời họ là đi tìm những thứ phù phiếm của tiền tài danh vọng, họ rất ghét những ai có và sẽ có tầm ảnh hưởng hơn họ. Bởi lẽ, họ không muốn mình là hạng hai và thứ yếu so với kẻ khác và cũng vì đó mà họ khó đón nhận sự hiện diện của những điều thánh thiêng, và càng khó hơn khi đón nhận những “ngôn sứ” của Thiên Chúa. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư đã rơi vào vòng “kim cô” của thế tục ấy, nên họ càng ghét Đức Giêsu hơn, bởi Ngài có một tầm ảnh hưởng lớn lao trong dân chúng. Chính thái độ và cung cách ấy mà họ đâm ra sợ hãi, họ mới trả lời với Đức Giêsu rằng: “Chúng tôi không biết”. Họ trả lời không biết không phải vì họ không biết mà là họ không dám biết và không muốn biết, bởi cái biết ấy sẽ ảnh hưởng trên thế lực, địa vị và quyền lợi của họ.
Lạy Chúa, trong cuộc sống hằng ngày chúng con thường cũng giả hình như những luật sĩ và kinh sư vậy, muốn tìm cho mình một vị thế mà không ai có thể tranh dành được và chính lẽ đó, chúng con thường để ngoài tai những giáo huấn của Ngài. Nguyện xin Thánh Thần cải hóa tâm hồn mỗi chúng con, để mỗi khi nghe Lời của Ngài, chúng con cũng dám đứng phắc dậy và vứt bỏ sau lưng mọi thứ bám víu như anh mù Bác-ti-mê vậy, để nhờ đó đôi mắt tâm hồn chúng con được mở rộng, mà sống giáo huấn của sự sống của Ngài. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét