Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Tiền bạc có bền vững ?


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc, 16,9-15

Cụ ông 93 tuổi xin từ con gái vì liên tục bị đòi trả nợ thay

Bán nhà trả nợ thay con gái hơn 30 tỷ đồng, lại vô tình kéo thêm nhiều kẻ đòi nợ đến, cụ Quang (TP HCM) đành xin từ con.

Hơn hai năm nay, vợ chồng cụ Hồ Tăng Quang (hiện 93 tuổi, phường 11, quận Tân Bình, TP HCM) phải sống trong cảnh bất an vì các nhóm đòi nợ liên tục đến nhà yêu cầu phải trả nợ thay cho con gái là chị Hồ Mỹ Phụng (44 tuổi). Trước đó, chị này vay nặng lãi nhưng không có khả năng trả và đã đi đâu không rõ. Sự việc xảy ra gần nhất vào ngày 8- 9/9 vừa qua. Một nhóm gần 20 người đến nhà xưng là "giang hồ Hải Phòng" đến đe dọa, ném sơn và phân vào nhà... yêu cầu ông Quang trả nợ.
          Ông Quang cho biết, vợ chồng ông cùng quê Quảng Nam, vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề dệt vải và tạo lập được nhiều nhà đất. Trong bốn người con, chị Phụng là con gái út, đã có gia đình riêng. Từng là người con ngoan, tu chí làm ăn, năm 2015, chị Phụng kinh doanh thua lỗ dẫn đến đổ nợ, phải bán hết nhà, xe và các vật dụng giá trị vẫn không đủ trả. Thương con cháu ông đón về nhà ở, nhập hộ khẩu trong nhà mình. “Nó dại lắm, kinh doanh cái gì cũng lỗ mà nghe ai nói gì là bỏ vốn, mượn nợ, bán hết tài sản để đầu tư”, ông Quang tâm sự. Bán nhà trả nợ thay con gái hơn 30 tỷ đồng, lại vô tình kéo thêm nhiều kẻ đòi nợ đến, cụ Quang (TP HCM) đành xin từ con.
         Hơn hai năm nay, vợ chồng cụ Hồ Tăng Quang (hiện 93 tuổi, phường 11, quận Tân Bình, TP HCM) phải sống trong cảnh bất an vì các nhóm đòi nợ liên tục đến nhà yêu cầu phải trả nợ thay cho con gái là chị Hồ Mỹ Phụng (44 tuổi). Trước đó, chị này vay nặng lãi nhưng không có khả năng trả và đã đi đâu không rõ. Sự việc xảy ra gần nhất vào ngày 8- 9/9 vừa qua. Một nhóm gần 20 người đến nhà xưng là "giang hồ Hải Phòng" đến đe dọa, ném sơn và phân vào nhà... yêu cầu ông Quang trả nợ.
         Ông Quang cho biết, vợ chồng ông cùng quê Quảng Nam, vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề dệt vải và tạo lập được nhiều nhà đất. Trong bốn người con, chị Phụng là con gái út, đã có gia đình riêng.
         Từng là người con ngoan, tu chí làm ăn, năm 2015, chị Phụng kinh doanh thua lỗ dẫn đến đổ nợ, phải bán hết nhà, xe và các vật dụng giá trị vẫn không đủ trả. Thương con cháu ông đón về nhà ở, nhập hộ khẩu trong nhà mình. “Nó dại lắm, kinh doanh cái gì cũng lỗ mà nghe ai nói gì là bỏ vốn, mượn nợ, bán hết tài sản để đầu tư”, ông Quang tâm sự. Gần đây con nợ lại kéo đến đòi rát mặt, tuyệt vọng, ông tới tòa án quận xin làm thủ tục từ con để được yên ổn nhưng không được giải quyết. Ông muốn cắt khẩu của con gái nhưng chị Phụng bỏ đi đã lâu không liên lạc được nên cũng rơi vào bế tắc.
       “Tôi xin tuyên bố, nó không phải con tôi. Từ giờ nó làm gì, ốm đau, bệnh tật hay bị người ta đe dọa tôi cũng kệ. Mấy người cho vay đừng cho người đến nhà tôi đòi nữa”, ông Quang tha thiết cầu xin.
        Đại diện công an phường 11, quận Tân Bình, TP HCM cho biết, sự việc của nhà ông Quang xảy ra từ năm 2016 đến nay, phía công an đã đưa những người đòi nợ quá kích về trụ sở làm việc, tuy nhiên chưa thể kết luận, vì sự việc đang được điều tra, một phần vì chị Phụng vay quá nhiều tiền và đang đi đâu không rõ.
        Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn luật sư TP HCM cho rằng, việc ông Quang xin từ con là thuộc về phạm trù đạo đức, chỉ có thể nói bằng miệng hay bằng tình cảm, còn về mặt pháp luật, họ vẫn duy trì mối quan hệ cha - con. Việc tòa không chấp nhận yêu cầu của ông Quang là đúng, vì hiện nay, chẳng có luật nào cho phép cha mẹ từ con hay con từ cha mẹ. 
      Luật sư Hoan nhấn mạnh, chị Phụng đã 44 tuổi thì khi vay tiền ai phải có trách nhiệm, không liên quan đến những người trong gia đình. “Cụ Quang đứng trả thay con hơn 30 tỷ là thể hiện tình thương của người cha chứ cụ không có trách nhiệm. Việc chủ nợ đến khủng bố tinh thần, đe dọa, đập phá tài sản... buộc cụ Quang phải trả nợ thay là vi phạm pháp luật, gây mất trật tự xã hội và cần phải được xử lý hình sự”, luật sư Hoan nói. 
         Giáo sư Vũ Gia Hiền, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch cho rằng, việc từ con của ông Quang chỉ là bước đường cùng.
         "Cha mẹ ở tình cảnh này hãy dứt khoát từ chối trả hộ ngay từ đầu, vì trả thay một lần ắt có lần thứ hai. Dứt khoát với con là để con tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình chứ không phải ghét bỏ”, giáo sư Hiền nói.
........!!!. Xin mời Bạn cùng đọc Lời Chúa sau đây :

Thứ bảy 10/11/2018 - Tuần 31 TN
Lời Chúa : Lc 16, 9-15

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời. Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. Vậy nếu các con không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó của chân thật cho các con.
"Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ này và mến chủ kia; hoặc phục chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được". Những người biệt phái là những kẻ tham lam, nghe nói tất cả những điều đó, thì nhạo cười Người. Vậy Người bảo các ông rằng: "Chính các ông là những kẻ phô trương mình là công chính trước mặt người ta, nhưng Thiên Chúa biết lòng các ông; bởi chưng điều gì cao sang đối với người ta, thì lại là ghê tởm trước mặt Thiên Chúa".

Tham nhũng là cám dỗ xưa như cõi lòng tội lỗi của con người. Người tham nhũng là người chỉ nghĩ đến mình, bất chấp thiệt hại có thể gây ra cho người khác. Xúc phạm đến con người, tham nhũng rốt cuộc cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa.
           Chính vì tính cách trầm trọng của tham nhũng, nên Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đưa ra một đòi hỏi: "Hãy chọn lựa giữa Thiên Chúa và tiền của", bởi vì không ai có thể làm tôi hai chủ được. Tiền của tự nó không phải là điều xấu, nó chỉ xấu khi con người tôn thờ nó như cùng đích cuộc sống. Thật ra, không có tiền của xấu, mà chỉ có cách tìm kiếm, sử dụng xấu của con người mà thôi. Cách tìm kiếm, sử dụng trở thành xấu là khi con người bóp nghẹt tiếng nói lương tâm, chối bỏ chính mình, khước từ người anh em, chối bỏ Thiên Chúa. Kẻ tham lam là người ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, nhưng thực ra, họ cũng là kẻ đang tự hủy, chối bỏ cùng đích của cuộc sống.
         Tham nhũng và lừa đảo ở mọi qui mô trong xã hội chúng ta, đó là một kết luận hiển nhiên. Thế nhưng "thà đốt lên một ngọn nến, hơn là ngồi đó nguyền rủa bóng tối". Chúng ta hãy bắt đầu chống tham nhũng, lừa đảo, ích kỷ ngay trong con người của chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Nếu các con không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm và giao phó của cải chân thật cho các con?". Nếu chúng ta chưa loại được tham lam, lừa đảo trong những sinh hoạt hằng ngày, liệu chúng ta có thể chống tham nhũng ở qui mô lớn hơn không?
       Tham nhũng đối với mỗi người chúng ta có thể mang nhiều tên gọi: ích kỷ, khước từ chia sẻ, liên đới, cảm thông. Xét cho cùng, của cải là đển mọi người cùng hưởng dùng; nếu tham nhũng, lừa đảo là chỉ muốn lấy của người để dành riêng cho mình, thì bất cứ hành động ích kỷ nào, bất cứ khước từ san sẻ nào cũng là một hình thức tham nhũng. "Không ai có thể làm tôi hai chủ": của cải vật chất chỉ là phương tiện giúp chúng ta thờ phượng người chủ duy nhất và đích thực là Thiên Chúa.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, trong khi mưu cầu cho cuộc sống, xin Chúa cho chúng con biết tìm kiếm và xây dựng giá trị Nước Trời. Xin cho chúng con biết nhìn xa hơn về của cải vật chất, biết ra khỏi chính mình để gặp Chúa qua những chia sẻ, cảm thông đối với tha nhân.

Không có nhận xét nào: