Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Thời gian mau qua, không chờ đợi ai...


Đời người ngắn lắm, hơi đâu để đi làm hài lòng miệng thế gian... - Ảnh 4.


Muốn làm gì thì hãy làm ngay đi, đừng chờ tới ngày đẹp trời nữa!


Bạn còn trẻ, bạn có dư thời gian. Nhưng thời gian là có hạn, và thời gian của ngày mai hay những ngày sau đó bạn nên dùng để làm việc khác, chứ không phải là tiếp tục phung phí thêm để chờ mãi cho tới một ngày đẹp trời.

Nếu được, xin đừng bao giờ nói "Giá như...". Cụm từ này thể hiện sự tiếc nuối đến cùng cực của một con người, khi người ta phải cầu xin thời gian một lần trở lại, để họ được có cơ hội sửa chữa, hoàn thành những điều mà mình chưa kịp làm.
       Người ta khi lớn lên hối tiếc về nhiều thứ, về những điều đáng ra họ có thể làm, có thể tránh, tuy nhiên họ chọn cách ngược lại. Có lúc người ta cặm cụi theo một lý tưởng logic nào đó để rồi đánh mất nhiều thứ, có lúc lại để thoả mãn cái tôi của bản thân, tự mình phá bỏ nguyên tắc được đặt ra từ trước.
       Và rồi, chúng ta lại hối tiếc. Cái cụm từ "Giá như" lại tiếp tục được thốt ra như một cách nguỵ biện giả tạo cho những gì mình đã lựa chọn từ trước, mà lại đi không đúng ý mình.  Để rồi, nhiều năm sau đó, chính bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì những điều này:

Cuộc sống là một hành trình khám phá bản thân. Cái gì không biết trước được thì mới thực sự thú vị, đằng này có người dìu dắt, có người chỉ từng bước bạn nên làm gì, nên đi đâu thì còn gì để khám phá, còn gì để tìm hiểu khi mọi bài toán đã có đáp số trước mặt.


Chúa Giê su trong bài Tin Mừng dưới đây đã dạy ta cách sống đúng đắn qua câu chuyện Nhà Phú hộ giàu có và tên quản gia bất lương, Xin mời Bạn cùng đọc


Thứ Sáu 04/11/2016 - Tuần 31 TN
“Khôn khéo” mà “bất lương”, 
chỉ “được khen” mà “không được chọn”…
Lời Chúa : Lc 16,1-8

(1) Chúa Giêsu còn nói với các môn đệ rằng : "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. (2) Ông mới gọi anh ta đến mà bảo : "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa !" (3) Người quản gia liền nghĩ bụng : "Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. (4) Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !".
(5) "Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?" (6) Người ấy đáp : "Một trăm thùng dầu ôliu". Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi". (7) Rồi anh ta hỏi người khác : "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?" Người ấy đáp : "Một ngàn thùng lúa". Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi".
(8) "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.



Hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ dụ ngôn “người quản gia bất lương”. Kết luận về dụ ngôn Chúa dạy cho chúng ta hai điều : Một là người quản gia đó đã có hành động “khôn khéo” nhưng vẫn bị coi là “bất lương”, “được khen” nhưng vẫn “bị sa thải” ; Hai là Chúa cho thấy sự khác biệt giữa “con cái đời này” và “con cái ánh sáng”, sự “khôn ngoan theo đời này” và sự “khôn ngoan của con cái Thiên Chúa”.

Trước tiên, chúng ta xem sự “bất lương” của người quản gia đây là gì. Anh bị người ta tố cáo với ông chủ là anh đã phung phí của cải nhà ông. Thái độ “phung phí của cải nhà ông chủ” của người quản gia cho thấy, anh đã “lạm quyền” của chủ, cách nào đó anh không còn phục tùng chủ, không trung tín và không còn nhớ vị thế của mình chỉ là quản gia. Lẽ ra anh phải biết vai trò của anh, làm quản gia anh được quyền quản lý mọi sự trong nhà, anh phải làm sao cho mọi sự diễn ra tốt đẹp và đem lại ích lợi cho gia chủ. Khi anh “phung phí của cải nhà chủ” có nghĩa là anh đã không còn chu toàn chức năng và bổn phận của anh. Sự “bất lương” của anh là như thế.

Tuy nhiên, anh được chủ khen là “khôn khéo”, vậy sự khôn khéo của anh đây là gì. Anh khôn khéo vì khi biết chủ sắp sa thải, anh đã lấy lòng các con nợ của chủ, bằng cách lấy biên lai ghi giảm số nợ cho họ, nhưng cũng bằng cách này anh đã đẩy con nợ vào chỗ thông đồng với hành vi của anh, nếu anh có bị xử phạt thì anh cũng không phải chịu một mình. Anh đã nghĩ đến nghề nghiệp, đến cuộc sống, đến tương quan của mọi người dành cho anh khi anh thất thế… Và anh đã hành độngđể sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước anh về nhà họ, đó là một việc làm được coi là khôn khéo.

Một điều đáng nói ở đây là : sự khôn khéo của anh không che lấp được sự bất lương, hành vi toan tính của anh không thay đổi và giữ lại được vị thế của anh, anh rất khôn khéo nhưng anh không còn được tín nhiệm, anh đã thất trung. Anh đã biết dùng mưu xảo của mình để định đoạt cuộc đời mình thật khôn khéo, nhưng anh quên rằng ông chủ có thể tố cáo và đủ sức tru diệt anh. Anh nghĩ đến việc luồn lách để chạy tội, để sống, nhưng anh lại quên người có quyền ra hành động cuối cùng ảnh hưởng đến sinh mạng của anh vì các việc do anh đã làm đó là ông chủ. Tại sao anh không xin lỗi chủ về sự phung phí của mình, sao anh không “cải tà quy chính” để tiếp tục sống bình an hạnh phúc. Anh “khôn khéo” nhưng anh “bất lương” là ở điểm đó.

Hơn hết, đây là điều mà Chúa muốn dạy mỗi người chúng ta. Sự khôn khéo chỉ là phương tiện, còn lương tâm của con người mới là cùng đích. Chúa cần người có lương tâm trong sáng và trung tín. Nếu sự trong sáng và trung tín kèm với sự khôn khéo thì thật là điều đáng quý. Nhưng nếu phải chọn giữa thái độ sống vụng về mà có lương tâm ngay chính trước nhan Chúa, và thái độ sống khôn khéo nhưng bất lương, thì chúng ta hãy chọn sự trung tín và lương tâm ngay chính mà thôi.

Sự khôn ngoan của con cái thế gian và sự khôn ngoan của con cái ánh sáng khác nhau ở điểm này. Sự khôn khéo thế gian lấn át lương tâm, họ khéo léo làm mọi sự mà bán rẻ lương tâm của họ. Con cái ánh sáng thì tôn trọng tiếng nói lương tâm, tiếng nói của chính Thiên Chúa trong cõi lòng mình. Con cái Thiên Chúa thì sống trung tín với Chúa, chu toàn bổn phận trong chức năng của mình, quy phục quyền năng và ân ban của Chúa.

Ước gì mỗi chúng ta khi chu toàn bổn phận Chúa trao, cũng biết chọn tiếng nói của Chúa, tiếng lương tâm. Đừng làm điều gì bán rẻ lương tâm và chống lại ý Chúa. Ước gì chúng ta cũng đứng về phía con cái sự sáng, chịu thiệt thòi ở đời này, chấp nhận vụng về trước thế gian để trở nên khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa.



Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su,
Chúa là cùng đích cuộc đời con.
Xin ban cho con ơn khôn ngoan, giúp con biết tìm kiếm Chúa trong cuộc sống hôm nay, để mai sau con cũng được kết hiệp đời đời với Chúa
Lạy Chúa, xin giúp con chiến thắng những tham lam vô độ, những bon chen bất chính, khiến con đánh mất ơn nghĩa làm con cái Chúa.
Xin giúp con biết sử dụng ân huệ Chúa ban là tài năng, là thời giờ và sức khoẻ,
để con phụng sự Chúa và làm mọi sự theo thánh ý Chúa.
Xin cho con luôn trung tín với Chúa hôm nay và suốt cuộc đời. Amen.

Không có nhận xét nào: