Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Mẹ đến đem bình an





Tượng Đức Mẹ Fatima mang niềm vui cho nạn nhân bão Haiyan

Một trong 6 bức tượng Đức Mẹ Fatima được Đức Thánh cha Phanxicô làm phép và rước đi vòng quanh thế giới đã đến thành phố Tacloban của Philippines

February 9, 2017
Tượng Đức Mẹ Fatima mang niềm vui cho nạn nhân bão Haiyan thumbnail.
Những người sùng kính Đức Mẹ Fatima tôn kính tượng Đức Mẹ hành hương khi bức tượng đến thành phố Tacloban thuộc miền trung Philippines hôm 6-2.
Tượng Đức Mẹ Fatima hành hương đến thành phố Tacloban hôm 6-2 là “dấu chỉ lời cầu nguyện đã được nhậm lời” đối với Rowena Badeo, 22 tuổi, người kỷ niệm sinh nhật vào ngày hôm đó.
Người phụ nữ trẻ, cư dân của quận San Jose trong thành phố này, nơi có hàng trăm người thiệt mạng trong trận bão Haiyan năm 2013, nói chị đã cầu nguyện xin cho được một dấu chỉ “Chúa vẫn còn đoái thương”.
“Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Nỗi đau mất gia đình vẫn còn đó. Tôi đã từng hỏi tại sao Chúa lại lấy đi những người mà tôi yêu thương nhất” Badeo nói trong tiếng khóc nức nở.
“Tôi đặt câu hỏi với Chúa, nhưng chưa bao giờ mất đi đức tin”, chị nói với ucanews.com. Chồng và đứa con trai một tuổi của chị nằm trong số những người thiệt mạng vì bão.
Badeo sùng kính Đức Mẹ Fatima từ lúc còn nhỏ. “Tôi lấy sức mạnh từ Đức Mẹ Fatima. Tôi luôn cầu nguyện xin Đức Mẹ hướng dẫn và ban sức mạnh cho tôi”, chị nói.
Aljun Diaz, 26 tuổi, cũng là người sống sót sau bão, hầu như không thể giấu được cảm xúc khi nghe tin tượng Đức Mẹ đến thành phố.
Diaz kể lại khi bão Haiyan đổ bộ vào thành phố, anh cùng gia đình đọc kinh Mân Côi. “Đức tin đã cứu chúng tôi. Cả nhà chúng tôi được cứu sống”.
Ít nhất có 7.500 người bị thiệt mạng và khoảng 2.000 người bị mất tích khi siêu bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền được ghi nhận trong lịch sử, tàn phá miền trung Philippines tháng 11-2013.
“Tôi cảm thấy rất được an ủi vì trong những lúc chúng tôi không có gì, thì được Chúa quan phòng vì đức tin”, Diaz nói.

Kêu gọi cầu nguyện và đền tội
Cha Erby Davy Lajara của giáo xứ Thánh Giuse, nơi tôn vinh tượng Đức Mẹ, nói chuyến hành hương 3 ngày của Đức Mẹ Fatima tại đây là một “lời kêu gọi cầu nguyện và đền tội”.
“Đây là sự khẳng định cuộc sống tươi đẹp và Chúa luôn ở với chúng ta”, vị linh mục kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hòa bình giữa lúc xảy ra hàng loạt vụ giết hại trong nước.
Bà Gay Gaspay, 58 tuổi sống sót sau bão, cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, tạ ơn Chúa đã bảo vệ 6 người con và 4 người cháu của bà.
“Mẹ đã bảo vệ chúng tôi”, Gaspay nói đến Đức Mẹ Đồng Trinh. “Mẹ đến đây để kêu gọi cầu nguyện. Tôi tin rằng Mẹ sẽ cầu bầu để bảo vệ chúng ta khỏi bị hại”, bà nói thêm.

Đức ông Ramon Aguilos nói tượng Đức Mẹ được rước đến miền trung Philippines là “một sự nhắc nhớ cho chúng ta rằng chúng ta cần khởi hành cuộc hành trình cầu nguyện, đoàn kết và học hỏi”.
"Tượng Đức Mẹ giúp chúng ta tái khẳng định chúng ta là một dân tộc ao ước đi theo Chúa Giêsu. Đức Maria Mẹ Ngài đang chỉ cho chúng ta đường đi”, vị linh mục nói.
Vị linh mục cho biết tượng Đức Mẹ đến từ Rôma và là một trong 6 bức tượng được Đức Thánh cha Phanxicô làm phép và được rước đi vòng quanh thế giới nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Đồng Trinh hiện ra với 3 trẻ ở Fatima, Bồ Đào Nha, từ năm 1916-1917.

Đối với hàng trăm người sống sót sau bão, xếp hàng hôn và tôn kính tượng Đức Mẹ, cuộc rước tượng Đức Mẹ Fatima này là một “sự khẳng định Mẹ Maria đang ở bên chúng ta và sẽ không bỏ rơi chúng ta”. Trong cuộc sống chúng ta, luôn có Mẹ đồng hành kề bên, Mẹ nâng đỡ, dìu dắt, hướng dẫn. Mẹ thật tuyệt vời, và tế nhị dường bao ! Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ tư 31/52017 - Tuần 7 PS
Đức Maria thăm viếng Bà Elisabeth
Phúc Âm: Lc 1, 39-56

"Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại: Người nâng cao những người phận nhỏ".
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
"Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Và Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời".
Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà Mình.

Tin Mừng hôm nay là một bài học của sự chia sẻ. Biết mình sẽ là Mẹ của Đấng Cứu thế, điều đầu tiên mà Mẹ Maria làm là viếng thăm người chị họ Êlisabet. Chắc chắn, Mẹ muốn phục vụ và đồng hành cùng với chị mình đang mong đợi đứa con đầu lòng chào đời khi đã cao niên. Nhưng trên cả sự giúp đỡ, Mẹ Maria đang chia sẻ chính Chúa với người chị họ mình.
Êlisabet ắt hẳn rất lo lắng và sợ hãi về những khó khăn của việc nuôi nấng con thơ trong tuổi già. Sự hiện diện của Mẹ Maria mang lại sự bình an, an ủi và đảo đảm cho bà. Hơn nữa, Mẹ Maria mang Chúa Giêsu đến cho bà. Còn ai tốt hơn Chúa Giêsu có thể giúp bà vượt qua những sợ hãi và lo lắng?
Quả thật, có món quà nào tốt hơn là ban tặng chính Chúa Giêsu cho tha nhân? Người khác cần sự hiện diện, sự cảm thông, sự thấu hiểu, sự tin cậy và đôi tai lắng nghe của chúng ta. Thật là tuyệt vời nếu chúng ta có thể trao ban những điều này. Tuy nhiên sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu chúng ta chia sẻ Chúa Giêsu cho những kẻ cần tới Ngài. 
Thiên Chúa luôn gần bên chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến và viếng thăm chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Ngài nơi những nguời làm ơn cho chúng ta, và nơi những anh chị em cần chúng ta giúp đỡ. Ngài đến giúp đỡ chúng ta, nhất là khi thập giá của chúng ta quá nặng, khi chúng ta gặp khó khăn, buồn chán.
Chúng ta có để Ngài đi vào cuộc sống của mình chưa? Chúng ta có tỏ thấy mình chào đón và cần đến Ngài chưa?
Tôi có ra khỏi cuộc sống của mình để lắng nghe, đồng cảm và thương xót người khác không?


Lạy Chúa Giê su, xin cho chúng con luôn biết trân quý những ân huệ Chúa ban cho mình và cho tha nhân. Xin ở lại với chúng con và ban ơn biến đổi để chúng con trở nên những khí cụ mang niềm vui, bình an và sự cảm thông, chia sẻ đến cho anh chị em mình. Amen.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Người được tôn vinh






Cuối năm 2016 vừa qua, Tổng giáo phận New York có một tân Linh mục đặc biệt, đó là cha Tom Colucci, 60 tuổi, nguyên là lính cứu hỏa của sở cứu hỏa thành phố New York trong 29 năm.

Tom Colucci luôn nhận thấy Thiên Chúa ở bên cạnh trong cuộc đời mình. Thiên Chúa ở bên Colucci khi anh rời đại học và trở thành một lính cứu hỏa vào năm 1985. Thiên Chúa ở bên khi Colucci trở thành đội trưởng. Colucci không lập gia đình; từ lâu anh ao ước trở thành Linh mục. Chính những cảnh tượng Colucci chứng kiến tại cuộc khủng bố tòa tháp đôi ở Trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11/09/2011 đã đánh động lòng của Colucci và Colucci hiểu rõ mình được gọi trở thành Linh mục. Colucci chia sẻ: “Ngày hôm đó tôi đã chứng kiến điều tồi tệ của nhân loại, nhưng cũng là điều tốt. Tất cả nói ‘Thiên Chúa ở đâu ngày hôm đó?’ Nhưng tôi đã thấy gương mặt Người nơi những người cứu hộ, nơi những người đang chạy để cứu giúp.”

Tai nạn xảy ra khi Colucci đang làm việc đã làm cho Colucci bị thương ở đầu và phải chịu 2 cuộc giải phẫu não. Năm 2005, Colucci đã giã từ đơn vị lính cứu hỏa và cuối cùng Colucci đã có thể gia nhập chủng viện. Khi được 60 tuổi, Colucci đã được lãnh chức Linh mục. Cha Colucci chia sẻ: “Chúa đã ban cho tôi ơn làm lính cứu hỏa và tôi đã làm tốt nhất tôi có thể. Giờ đây Người đang ban cho tôi ơn trở thành Linh mục, tôi sẽ làm điều tốt nhất tôi có.

Chuyện đời cha Colucci là một chuyện ngược dòng, một chứng tá mạnh mẽ và rõ ràng cách thế Thiên Chúa hiện diện ngay cả trong những giờ phút thảm kịch nhất của nhân loại. Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta qua những biến cố của cuộc đời, mà nhiều khi chúng ta tưởng như vô tình. Trong mọi sự xảy đến chúng ta cùng với Chúa Giê su dâng lên lời tôn vinh Chúa Cha. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :


Thứ ba 30/5/2017 - Tuần 7 PS
Lời Chúa : Ga 17, 1 – 11 

Nói thế xong, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện : "Lạy Cha, giờ đã đến ! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. 2 Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. 3 Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô.4 Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. 5Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha : xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian. 6 Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. 7 Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, 8vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con ; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.9 Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. 10 Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con ; và con được tôn vinh nơi họ. 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian ; phần con, con đến cùng Cha.

Lời cầu nguyện Đức Giê-su dành riêng cho các môn đệ của Người hôm nay mang đến niềm hy vọng, hân hoan, vui mừng và phấn khởi cho mỗi người Ki-tô hữu chúng ta. Bởi vì nhờ ơn sủng của phép Thanh tầy, mỗi người Ki-tô hữu chúng ta được trở nên môn đệ của Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta. Do đó, chúng ta được thuộc về Chúa, được hưởng nhờ lời cầu nguyện và sự sống đời đời Người ban tặng cho chúng ta qua tình yêu và giá máu cứu chuộc của Người; đồng thời có bổn phận làm cho tình yêu và giá cứu chuộc ấy được phát sinh hoa trái phong phú trên toàn thế giới. 
Sự sống đời đời! Có nhiều người cho rằng cuộc sống này có quá nhiều thương đau và nước mắt. Tám, chín mươi, trăm năm cuộc đời là quá nhiều. Sống đời đời làm chi cho thêm phần khổ ải. Cứ chết là hết có phải hay hơn không. Và thực tế rất nhiều người đã chủ trương như vậy. Họ lao vào cuộc sống hưởng thụ, vì cho rằng cuộc đời có là bao mà không thỏa mãn cho sướng, tội chi mà chịu khổ, dù có phải dùng những thủ đoạn đê hèn đen tối để đạt mục đích thì cũng chẳng hề chi. Bên cạnh đó lại có những người tìm mọi phương cách để được trường sinh; họ là người quyền thế và có nhiều của cải nên muốn sống mãi để hưởng vinh hoa phú quí…, nhưng rồi họ vẫn phải chết. Tuy nhiên, càng chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất nhiều khi xem ra sướng như tiên ấy, thì tự sâu thẳm tâm hồn người ta càng cảm thấy sự vô vọng và trống rỗng không cùng – một sự trống rỗng tâm linh mà không chi có thể bù đắp được. Mặt khác, nếu cuộc đời chỉ có vật chất, thì làm sao lý giải được những mảng đời từ khi mới sinh ra đã cam chịu bi thương và khốn khổ và bao cảnh ngộ trái ngang phi lý? Do đó, cuộc sống đời đời mà Đức Giê-su hứa ban ở đây chẳng phải là cứ sống đời ở trần gian này vì trần gian chỉ là quán trọ, là nơi để thực hiện những dự án của Thiên Chúa, là con đường để tiến về quê hương đích thực của con người là nước Thiên Chúa, là cuộc sống hạnh phúc bên Chúa mãi mãi. Từ đó cho thấy được cuộc sống trần gian tuy tạm bợ nhưng cũng rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định số phận của mỗi người; con người có được sống đời, có được hưởng hạnh phúc bất diệt hay không là tùy theo thái độ sống của họ.
Đức Giê-su Ki-tô đã đến trần gian; Ngài yêu mến Chúa Cha và luôn làm vinh danh Cha bằng việc thực thi ý muốn của Cha để cứu độ nhân loại khỏi ách nô lệ của tử thần và đưa họ đến cuộc sống hạnh phúc bất diệt ở nơi Thiên Chúa. Việc làm của Người đã tôn vinh danh cha và Người biết rằng Cha cũng sẽ tôn vinh Người khi “giờ” đến -“giờ” mà Đức Giê-su tự nguyện tiến tới đón nhận cái chết đau thương và khổ nhục trên Thập giá; cái giá mà Người phải trả để sống cho tình yêu và sự thật. Và đó cũng là giờ mà sự sống tình yêu chân thật chiến thắng tử thần – tên chuyên lường gạt, gieo đau thương, chết chóc, và hận thù.
Vâng, người môn đệ bước theo Đức Giê-su trong cuộc sống thì như một nhạc công trong dàn nhạc giao hưởng, cùng với vũ trụ hòa vang lên khúc hát tôn vinh cảm tạ Thiên Chúa Đấng hằng yêu thương, chăm sóc mọi loài. Bởi vì họ thấy cần phải đáp đền tình yêu nhưng không mà họ đã lãnh nhận – một tình yêu cao cả, bao la, rộng lớn vượt không gian, thời gian và mọi cương giới – bằng chính cuộc sống của mình.

Lạy Cha, chúng con xin cảm tạ hồng ân được thuộc về cha, được làm con Cha, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con. Xin cho mỗi Ki-tô hữu chúng con nhận ra và biết quí trọng hồng ân này để sống xứng đáng và trở thành nhân chứng của tình yêu Cha; để danh Thánh Cha được tôn vinh và những người anh em con trở thành môn đệ của Con yêu dấu Cha, để họ cũng được hưởng cuộc sống đời đời trong nhà Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con. Amen.




Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Can đảm lên...


Kết quả hình ảnh cho Tin Mừng Ga 16,29-33

Nam sinh quên mình cứu 5 em nhỏ

Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.Tấm gương của cậu học sinh dũng cảm này đã được Bộ GD & ĐT đưa vào đề thi ĐH năm nay. Không ít người đã khóc vì xót thương, khâm phục cậu nam sinh dũng cảm. Một điều ít ai biết là bên cạnh các bằng khen mà Chủ tịch nước, Bộ GT&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng. Nam còn được Wikipedia tiếng Việt nhắc về như một tấm gương hi sinh cứu người tiêu biểu.

Câu chuyện cảm động trên đây là một trong nhiều câu chuyện đã nói lên sự can đảm hy sinh quên mình để cứu giúp những kẻ lâm nguy. Nam không nghĩ đến sự nguy hiểm có thể mất mạng để nhảy xuống cứu. Tinh thần anh dũng hy sinh này đã cướp mạng sống của em, bỏ lại gia đình và tương lai còn dang dở. Nhưng hành động của em rất đáng để ta khâm phục và là bài học cho con người hôm nay và ngày mai. Chúa Giê su đã dạy các môn đệ Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên !Thầy đã thắng thế gian.”Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ hai 29/5/2017 - Tuần 7 PS
Tin Mừng:Ga 16, 29-33


Các môn đệ Người thưa : “ Đấy, bấy giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy . Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.” Đức Giêsu đáp :“ Bây giờ anh em tin à?
Này đến giờ- và giờ ấy đã đến rồi- anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngã và để Thầy cô độc một mình.Nhưng Thầy không cô độc đâu. Vì Chúa Cha ở với Thầy.
Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên !Thầy đã thắng thế gian.”

Tin mừng hôm nay nói rõ, Chúa Giêsu biết là họ sẽ bỏ Ngài khi họ gặp khó khăn. Nhưng Ngài vẫn yêu thương, tha thứ và cầu nguyện cho họ để họ được bình an. Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ và yêu thương đến cùng. Ngài yêu thương họ dù họ yếu hèn và thậm chí họ bỏ Ngài ngay những lúc Ngài cần họ nhất.
Hơn nữa, Chúa Giêsu không những yêu thương tha thứ cho họ mà Ngài còn tin tưởng nơi họ nữa. Ngài tiếp tục nâng đỡ sự yếu hèn của họ, giúp họ đứng lên và tin tưởng trao trách nhiệm cho họ. Tình thương của Ngài đã giúp các môn đệ vượt qua khó khăn và tiếp tục dấn bước theo Chúa.
Chúa Giêsu yêu thương từng người chúng ta. Ngài yêu thương ta ngay cả những lúc chúng ta phản bội Ngài. Điều Ngài mong muốn nơi mỗi người chúng ta là can đảm đón. Thật vậy, có lẽ các ông chỉ hiểu lờ mờ một phần nào chương trình cứu độ của Thiên Chúa hoặc chỉ hiểu theo cảm tính và dự đoán của con người, nên khi đối diện với sự thật : cái chết quá hãi hùng đau thương của Con Thiên Chúa trên thập giá, các ông đã trốn chạy.Vì thế lòng tin của các ông đã được Chúa Giêsu cật vấn lại : Bây giờ anh em tin à? Ngài không cần chờ đợi câu trả lời này vì Ngài biết lòng dạ các ông, nên Ngài nói tiếp : Này đến giờ, và giờ ấy đã đến rồi. Giờ Con Người thực hiện kế hoạch Tình Yêu cứu độ của Thiên Chúa bằng con đường thập giá.
Giờ Con Người sẽ được giương lên cao và ơn cứu độ sẽ tuôn trào từ đó. Giờ mà Chúa Giêsu trở thành chiếc cầu thang nối liền trời đất : đưa Thiên Chúa xuống với con người và con người đến với Thiên Chúa. Ngài thấy trước khi giờ này đến, các môn đệ chạy tán loạn, bỏ Ngài ở lại một mình (c.32). Có lẽ Chúa Giêsu sẽ cảm thấy đau đớn lắm, khi thực tế và lời nói của các môn đệ không trùng khớp và nỗi đau đớn này cay đắng hơn khi họ cứ khăng khăng về sự trung thành và bảo vệ Thầy của họ (x. Lc 22, 33). Ngài cô đơn khi các môn đệ bỏ Ngài , nhưng Ngài không cô độc vì Ngài khẳng định Chúa Cha luôn ở với Ngài. (c. 32).
Vì sao Chúa Giêsu lại cho các môn đệ biết trước về những điều sẽ xảy ra ? Ngài cho rằng : để anh em được bình an trong Thầy (c. 33) . Có lẽ giữa muôn vàn thử thách, bách hại của thế gian đối với người Kitô hữu, nếu người nào luôn ở trong Chúa, gắn liền với Chúa, đều cảm thấy bình an sâu thẳm trong tâm hồn cho dù họ đau đớn, mất mát. Chúa tiên báo trước, để các môn đệ và ngay cả chúng ta không lạ lẫm gì khi mình đi ngược dòng với thế gian, bị thế gian cho rằng là những con người dại dột. Hơn nữa, các môn đệ phải hy sinh, đau khổ rất nhiều, chịu bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời, vì Tin Mừng, vì chính Chúa Giêsu là niềm tin, là đối tượng tôn thờ duy nhất của họ.
Qua bao lời cảnh báo những sự kiện sẽ xảy ra cho các môn đệ và cho chính Chúa Giêsu, thì chỉ cần một lời khẳng định đủ làm cho các ông và cả những người Kitô hữu chúng ta dám hy sinh đánh đổi cuộc sống để chọn Chúa : Thầy đã thắng thế gian. Đó là niềm tin của chúng ta và Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó. Ngài đã Phục Sinh. Và sau đó là cái chết của 11 vị Tông đồ và biết bao các thánh tử đạo đã hiến dâng mạng sống mình, để bảo vệ và khẳng định niềm tin của mình.
Hội Thánh vẫn đang lữ hành giữa trần gian nên rồi niềm tin của Hội Thánh vào Chúa Giêsu và vào lời Chúa hứa phải gặp nhiều thử thách vì lẽ Chúa Giêsu biết trước như vậy. Ngài nói với chúng ta: “hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian”. Chúa Kitô Phục Sinh phải là nguồn sức sống và sức mạnh của các Kitô hữu, để họ vượt thắng mọi thử thách cám dỗ của trần gian. Vì thế, mỗi khi ta gặp những cám dỗ thử thách trong cuộc sống ta phải chạy đến Chúa Giêsu, kết hợp với Chúa, để được an ủi và mạnh sức. Thật vậy, ta phải can đảm và trung thành giữ vững niềm tin vào Chúa Phục Sinh, vì khi ta cùng chết với Người, thì sẽ được cùng sống lại với Người.


Tâm tình :
Lậy Chúa Giê su,con hãy tin chắc rằng Chúa luôn ở gần chúng con để nâng đỡ và che chở bảo vệ con.  Những khi đối mặt với những gian nan thử thách của đời sống đức tin, những thách đố của đòi hỏi Tin Mừng là dịp để chúng ta gần Chúa hơn! Ta hãy can đảm nhìn nhận những yếu đuối của mình và đứng lên trở lại cùng Chúa sau những vấp ngã của cuộc đời để cảm nhận và sống tình yêu bao la của Ngài.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Lời hứa duy nhất trong đời


Kết quả hình ảnh cho Tin Mừng Lễ Chúa thăng thiên năm A


Cách đây ít lâu, tờ “Lơ Figarô” (Le Figaro) đã có đăng một bài báo phỏng vấn Tổng thống Nga Putin, nội dung thuật lại việc ông Putin đã tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Chúa như sau: Phóng viên hỏi ông Putin về chuyến đi Giêrusalem của ông mới đây, nhiều người đã thấy ông đến cầu nguyện tại mồ Đức Giêsu và trên tay cócầm cây thánh giá. Vậy ông có cảm thấy mâu thuẫn giữa việc trước đây từng là cựu sĩ quan của tình báo KGB với việc ngày nay lại bày tỏ đức tin vào Chúa Giêsu hay không?” Tổng thống Putin đã trả lời như sau: “Cuộc sống được tạo nên bằng những điều mâu thuẫn. Chỉ khi nào chết thì người ta mới hết mâu thuẫn... Mẹ tôi là một phụ nữ theo đạo. Mẹ tôi đã bí mật làm lễ rửa tội cho tôi tại nhà thờ. Vậy tại sao các ông lại ngạc nhiên khi thấy tôi cầm cây thánh giá mà cầu nguyện tại ngôi mộ của Chúa Giêsu? Tôi tự hào là một tín hữu Kitô... Niềm tin của tôi đã cho tôi thêm tinh thần và bình an trong tâm hồn”.

Câu chuyện thực tế trên đây cho ta thấy TT Putin nước Nga đã tuyên xưng cách mạnh mẽ, xác quyết về niềm tin vào Đức Giê su... Chẳng có ai trên đời này vì quá yêu thương người thân của mình mà hứa sẽ "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" sau khi họ chết đi cả ! Chỉ có Chúa là Đấng tạo dựng, đầy lòng yêu thương mọi người và không muốn xa loài người cho dù họ phản bội và không tin vào Ngài. Tình thương của Chúa Giê su tuyệt vời quá... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Chúa Nhật 28/5/2017 - Lễ Chúa về Trời
Phúc Âm: Mt 28, 16-20

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".


Suy niệm :
Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.

Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết:Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Trong bối cảnh ấy Chúa Giêsu đã từ biệt các môn đệ, đây là một cuộc từ biệt không gây nên đau buồn vì Chúa Giêsu có hứa hẹn ngày tái ngộ. Thời gian chờ đợi sẽ là thời gian cần thiết để hoàn thành sứ mạng được trao phó, đồng thời cũng là thời gian chờ đợi vinh quang sẽ đến. Như thế mừng lễ Chúa lên trời cũng chính là lúc chúng ta chờ đợi vinh quang sẽ đến, cũng chính là chờ đợi ngày Ngài trở lại.
Nhưng sự chờ đợi chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó trở thành nỗi bận tâm chu toàn sứ mệnh được trao phó. Người Kitô hữu hôm nay cũng như các môn đệ ngày xưa không phải là những kẻ đứng nhìn lên trời, mà là những người dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ, đem lại niềm vui của ơn giải thoát cho tất cả mọi người nhất là những kẻ nghèo khổ và bất hạnh. Chúng ta chỉ có thể chu toàn sứ mạng ấy bằng những hy sinh và quên mình. Lịch sử Giáo Hội xưa cũng như nay cho thấy nơi nào và khi nào toàn thể Giáo Hội cũng như từng người Kitô hữu biết hy sinh những quyền lợi của mình để nghĩ đến những lợi ích chung, nhất là của những tầng lớp bị quên lãng hay bị áp bức trong xã hội, thì ở đó và lúc đó, Giáo Hội cũng như người Kitô hữu làm cho người khác nhận ra được Tin Mừng của Đức Kitô. Và đó cũng chính là vinh quang của Giáo Hội cũng như của người Kitô hữu.
Như thế, con đường dẫn đến vinh quang, là con đường hoàn thành sứ mạng Chúa đã trao phó, trong quên mình và trong hy sinh.

Lạy Chúa Giê-su,
Chúa khao khát cho nhân loại được cứu độ và Tin Mừng được thấm nhập vào tâm hồn mọi người, nhưng Chúa chỉ có thể thực hiện khát vọng đó qua những người phàm yếu đuối như chúng con Xin giúp chúng con biết hiến dâng đời mình cho Chúa toàn quyền sử dụng, biết đặt bàn tay nhỏ bé của mình nằm gọn trong lòng bàn tay Chúa, để Chúa viết nên những trang Tin Mừng trong tâm hồn nhân loại.Amen

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Nhân Danh Thày Giê su, xin sẽ được


Kết quả hình ảnh cho Nhân Danh Thày, xin sẽ được

Một người đàn bà bị cái bướu ở bụng rất đau đớn và bị ung thư ruột đã đến lúc hết hy vọng, và bà rất sợ chết, nên tìm đến sơ McKenna. Sơ nói với bà ta: 
"Hãy đến gặp Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Tôi không thể nói với bất cứ ai rằng họ sẽ được khỏi như họ mong muốn, nhưng Chúa Giêsu sẽ ban cho bà sức mạnh để đối phó với bất cứ gì xẩy ra trong đời. Nếu Ngài muốn đem bà qua cánh cửa sự chết, Ngài sẽ cho bà ơn sủng để đi qua cánh cửa đó mà không sợ hãi gì. Nếu Ngài muốn bà sống, Ngài sẽ ban ơn cho bà." 
Tối hôm đó khi sơ McKenna đang cầu nguyện thì bà chạy đến: “Sơ ơi, phép lạ đã xẩy ra. Phép lạ đã xẩy ra!”
Bà ta nói: "Hãy coi tôi đây. Tôi đi dự lễ như Sơ nói. Khi lên rước lễ, tôi tự nhủ: Chỉ vài phút nữa mình sẽ gặp được Chúa Giêsu, mình sẽ ôm Ngài trong tay và xin Ngài giúp đỡ."
Khi rước lễ, bà nói thầm: "Con biết Chúa đang ngự ở đây. Hôm nay Chúa sẽ ngự trong lòng con, xin cho con khỏi sợ hãi. Xin chữa con nếu Chúa muốn, nhưng xin Chúa hãy làm một điều gì đó cho con." Và bà ta nói tiếp: "Ngay khi tôi đưa Mình Thánh lên miệng và nuốt, tôi cảm thấy có một cái gì nóng ran trong cổ họng xuống tới bao tử. Tôi nhìn xuống bụng và cái bướu đã biến mất." 

Đúng là mọi sự kêu cầu nhân Danh Chúa mà xin thì đều được Chúa nhận lời. Trên đây là một trong uy quyền của Chúa can thiệp trên cuộc đời chúng ta. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ Bảy 27/5/2017 - Tuần 6 PS
Tin Mừng: Ga 16, 23b-28

Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.
Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha."

Suy niệm :
Mỗi ngày, trong các Lời Nguyện, chúng ta vẫn đọc lời kết: “Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con”. Nghĩa là mọi Kinh Nguyện Ki-tô Giáo đều dâng lên Chúa Cha qua Chúa Giê-su khi tin tưởng vào lời hứa của Chúa Giê-su trong Tin Mừng hôm nay: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy” (Ga 16,23).
Hiệu lực của lời cầu nguyện tùy thuộc vào công nghiệp của vô giá của Chúa Giê-su, chứ không do công trạng của chúng ta đáng được Chúa Cha chấp nhận. Lại nữa, như một thần dân muốn xin với Đức Vua điều gì thì thật khó, nhưng nếu cậy nhờ đến hoàng tử can thiệp thì sẽ dễ được vua cha ban cho. Cũng thế, lời cầu nguyện của Ki-tô hữu đáng được Chúa Cha đón nhận, khi cậy nhờ đến công nghiệp của Con Một Yêu Dấu của người là Chúa Giê-su Ki-tô.
Hơn thế, Chúa Giê-su còn coi chúng ta như anh em với Người và đồng thừa kế vinh quang với Người, thì cũng vì thế mà chúng ta cũng được Chúa Cha yêu như tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Giê-su vậy: “Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến” (Ga 16,27).

Tóm lại, Chúa Giê-su đến xô đổ quan niệm của Cựu Ước coi Thiên Chúa như một vị thần nghiêm khắc và ở rất xa con người, để rồi sợ Thiên Chúa như một nô lệ sợ ông chủ và không dám thân thưa với Người. Từ đây, con người được gọi Thiên Chúa là Cha và sống mối thân tình Cha và con. Và nhờ thế, nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su, con người có thể xin với Cha trên trời bất cứ điều gì đẹp lòng Người và Người sẽ ban cho.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết sống tình con thảo với Cha trên trời và luôn biết dâng lên lời khẩn cầu đẹp lòng Người, để nhân danh Chúa, Cha trên trời sẽ ban cho chúng con. Amen





Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Nay đau buồn, mai sẽ được vui



Hình ảnh Những STT buồn về tình yêu cuộc sống và Status tâm trạng buồn hay số 1


Thiên Chúa Không Thất Vọng Về Con Người

Văn hào Nga Dostoievski, với những tác phẩm nổi tiếng như Tội ác và Hình phạt, anh em nhà Karamazov, là người đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Sau một thời gian dài bị giam cầm vì lý do chính trị, ông bị kết án tử hình. Nhưng, như một phép lạ, vào giữa lúc sắp sửa bị hành quyết, ông bỗng nhận được lệnh tha. Người viết tiểu sử của ông kể lại như sau:
Thời gian trong tù đã in đậm nét trên quãng đời còn lại của ông. Từ trên chiếc máy chém nhìn xuống đám người đang đứng dưới chân mình, ông chỉ còn thấy họ là những người bị áp bức, những người nô lệ đáng thương. Dù họ có phạm tội ác tày trời đi nữa, tâm hồn họ vẫn là tâm hồn của những con người vô tội, do đó đáng được sự tha thứ.
Khi bước xuống khỏi máy chém, Karamazov thấy mọi sự như vô nghĩa. Ðiều duy nhất còn có ý nghĩa đối với ông chính là tình yêu, và cho dù trong suốt 30 năm sau, cuộc đời của ông đắm chìm trong bùn nhơ của tội lỗi, của khốn khổ, của ô nhục, ông luôn nhìn mọi sự qua lăng kính của yêu thương. Một lần bị đưa lên máy chém ấy cho ông hiểu rằng con người đau khổ, tất cả mọi người đều đáng cảm thông, thương mến. Ðó là sứ điệp mà Karamazov công bố suốt cuộc đời của ông.

Cả cuộc đời của ông là một cố gắng không ngừng để diễn đạt câu nói: "Hỡi người anh em, không có gì có thể ngăn cản tôi yêu thương bạn".
Nếu có những lúc chúng ta cảm thấy thất vọng về con người đốn mạt của chúng ta, nếu có những lúc chúng ta không còn tin tưởng ở tình người nữa, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Chúng ta thấy ngay ánh mắt nhân từ, cảm thông của Ngài.

Khi Zakêu, thủ lãnh của phường thu thuế, leo lên cây cao để thấy Ngài, Chúa Giêsu đã ôn tồn nói với ông: "Hôm nay, tôi đến thăm nhà ông".
Khi người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình được dẫn ra trước mặt Ngài, Chúa Giêsu nhỏ nhẹ nói với bà: "Chị hãy về đi, tôi không kết án chị".
Khi Maria Madalêna đến quỳ dưới chân Ngài, Chúa Giêsu đã không hắt hủi cô.
Khi Phêrô phản bội Ngài, Chúa Giêsu nhìn ông với tất cả trìu mến, thông cảm.
Khi tên trộm cừu bị treo trên thập giá hướng về Ngài, Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên Thiên Ðàng".
Ngài đã ngồi cùng bàn với phường thu thuế, bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi. Ngài tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá.

Qua cách cư xử của Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Ngài yêu thương con người, bởi vì Ngài không thể chối bỏ hình ảnh của Ngài nơi con người. Chính ánh lửa ấy khiến cho Thiên Chúa vẫn luôn nhận ra được hình ảnh của mình nơi con người, để không bao giờ thất vọng về con người. Vì thế Chúa đã hứa "Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa." Xin mời bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ sáu 26/5/2017 - Tuần 6 PS
Tin Mừng Ga 16,20-23a

Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa.

Lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay vừa là một lời cảnh báo, nhưng cũng vừa là một lời khích lệ: Chúa Giêsu cảnh báo những ai theo Chúa phải đối diện với những đau buồn giữa thế gian vô đạo:“Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20).
Chúa Giêsu cũng khích lệ vì niềm vui sẽ trọn vẹn và vĩnh cửu sau khi các môn đệ đã kinh qua những thử thách đời sống đức tin: “Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22).

 Anh em phải đau buồn, còn thế gian sẽ vui mừng.
“Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20). Nghĩa là người môn đệ Chúa sẽ phải gặp gian nan thử thách, nhưng họ đừng để mình gục ngã buông xuôi.
Người môn đệ Chúa Giêsu như là một lời chứng cản trở sự sa đoạ của thế gian, nên thường bị thế gian ghét bỏ và loại trừ. Người môn đệ đau buồn vì tội lỗi của thế gian và lo lắng cho thế gian được tỉnh giấc.
Thế gian vui mừng vì sự thất bại của người môn đệ, cũng tựa như Satan và các thủ lãnh vui mừng vì đã đóng đinh được Chúa Giêsu vào thập giá và giết chết Người.
Người môn đệ trở thành trò vui cho thế gian cười nhạo vì cách sống trung thực và thánh thiện.Người môn đệ bị nhục mạ, đánh đập và giết chết như Thầy Giêsu.
Giống như người phụ nữ khi chuyển dạ thì đau đớn, nhưng khi sinh được một người con thì bà rất vui mừng. Qua thời gian của thử thách đức tin, mà nhờ đó, người môn đệ cũng phải quặn đau để sinh ra những đứa con cho Thiên Chúa.
Niềm vui của người môn đệ Chúa Giêsu mang tính vĩnh cửu là vì đối tượng của niềm vui là chính Thầy Giêsu, Đấng đã phục sinh và không còn chết nữa. Đặc biệt, niềm vui đạt đến trọn vẹn khi Kitô hữu được Chúa Giêsu đem vào cõi vĩnh hằng.
Niềm vui của môn đệ không lệ thuộc vào niềm vui của thế gian, không lệ thuộc vào những thứ hời hợt ở bên ngoài như sợ biệt ly, sợ mất mát, sợ thất bại…, nhưng là sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, là được sống với Ngài. Kinh nghiệm cho thấy ngay cả trong những lúc đau khổ, giống như hai người yêu nhau, họ cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi hi sinh cho nhau, dù khi đó chính mình đang chịu thiệt thòi cho người mình yêu được vui. Kitô hữu vẫn cảm nhận được niềm vui có Chúa hiện diện, tựa như các tông đồ lòng hoan hỷ vui mừng vì xứng đáng chịu xỉ nhục vì danh Chúa Giêsu Kitô.
Chân lý “qua thập giá tới vinh quang là bất biến”. Và niềm vui chỉ thật sâu sắc và trọn vẹn sau khi đã kinh qua những nỗi ưu phiền. Niềm vui cao quý nhất dành cho những ai theo Chúa Giêsu chính là sau khi trung tín vượt qua cuộc lữ hành trần thế, được gặp Chúa Giêsu và hưởng niềm vui Phục Sinh trong Nước Trời. Đó là niềm vui vĩnh hằng không ai có thể cướp mất được. Niềm vui mà thánh Phaolô từng nói: “những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18).

Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang sống giữa cuộc đời này, biết bao vui buồn đắp đổi. Xin cho chúng con luôn vững tin vào Chúa, để mai sau chúng con cũng được gặp Ngài trong vinh quang, khi đó niềm vui chúng con sẽ trọn vẹn và vĩnh hằng. Amen

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Hy vọng lớn lao





Mẹ Tê-rê-sa Calcutta lừng danh trên thế giới về lòng bác ái và khoan dung. Dưới tay mẹ có hơn 4.000 nữ tu và trên 500 sư huynh. Mẹ hoạt động trên 80 quốc gia. Kinh phí hằng năm mẹ phải tiêu dùng cho người nghèo trên 50 triệu dollars. Mẹ được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1979. Thế mà một ký giả người Anh, tên Christopher Hisson đã vu khống cho mẹ đủ điều xấu xa: nào là liên kết với nhà độc tài Duvalier ở Haiti, với Enver Hossa ở Albani, chống phá cực đoan quá khích, là sứ giả của Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II thủ cựu, mỗi năm đã đưa cho Đức Giáo hoàng một triệu Mỹ kim chứ không phải lo cho người nghèo. Ông Christopher Hisson đã dựng thành phim, lấy tên là “Thiên Thần của Hỏa Ngục”, và đã phát trên bốn kênh của Đài Truyền Hình Anh quốc tối ngày 08-11-1994!

Cuốn phim này đã bị người Công giáo ở Ấn-Độ cực lực phản đối. Đức Hồng y B. Hillin, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hội Anh giáo đã gọi cuốn phim này là “Trò chơi thô bỉ đối với Tê-rê-sa Calcutta” .                  Ông Avan Khara đứng đầu tổ chức Bác Ái ở Bom-Bay nói: “Chỉ ai có tâm trí bệnh hoạn mới nghĩ đến việc tấn công mẹ Tê-rê-sa như vậy. Bởi vì mẹ giúp đủ thứ người nghèo của Ấn-Độ, Hồi Giáo, Công Giáo, cũng như các tôn giáo khác!”
Phóng viên báo Ananda Beata Patrice Calcutta đã phỏng vấn mẹ về chuyện này :
- Mẹ có phản ứng gì không? Mẹ có muốn chúng tôi cải chính trên tờ báo của chúng tôi không?
           Mẹ ôn tồn đáp :
- Chính bạn là người phải quyết định xem phải sống thế nào. Phần tôi, tôi vẫn tiếp tục làm việc cho bốn cơ sở ở Anh quốc để giúp đỡ mọi người nghèo, tâm hồn tôi vẫn bình an, tôi xin Chúa tha thứ cho Christopher Hisson.
           Với lòng quảng đại, khiêm tốn như thế nên ngày qua đời, mẹ đã được quốc táng theo nghi thức của Ấn. Nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Ấn-Độ, Úc v.v… đã treo cờ tang, và xin nhận mẹ làm Công Dân Danh Dự cho quốc gia mình, mặc dù mẹ là người gốc Phi Châu.

Nay Giáo Hội đã phong thánh cho mẹ, vì mẹ đã sống Lời Chúa Giê-su dạy: “Phúc cho các con khi người ta sỉ nhục các con và bắt bớ, đặt điều nói xấu về các con một cách lếu láo vì cớ Thầy. Hãy vui sướng và hân hoan, vì phần thưởng của các con thật lớn lao ở trên trời. Vì cũng như thế, chúng cũng bắt bớ các tiên tri, tiền bối của các con.” (Mt 5,11-12). 

Quả thật, đời phục vụ của Mẹ Tê-rê-sa nhiều lúc chẳng thấy Chúa có mặt trong công việc đầy khó khăn, nhưng cũng không thiếu lúc Mẹ chỉ thấy Chúa làm chủ công việc của Mẹ.

Vậy tất cả những ai trung thành chu toàn thành sứ mệnh Chúa trao phó, thì đều được Chúa Giê-su hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ lại đến với anh em, và lòng anh em sẽ vui mừng” (Ga 14,18:)

Đời sống người Kitô hữu đan xen giữa vui với buồn.
Có lúc thấy mất Chúa và mất hướng, thấy thất vọng và buồn chán.
Chúng ta phải chia sẻ cuộc Khổ nạn và cái chết của Chúa mỗi ngày.
Nhưng rồi ngày nào đó, Chúa lại đến thăm, lại tỏ mình, lại vỗ về an ủi.
Niềm vui trong ta như sống lại với bao hy vọng dâng trào.
Chỉ xin đừng bỏ đi khi thấy Chúa vắng bóng và thất bại trong đời ta.
Xin mời bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :

Thứ năm 25/5/2017 - Tuần 6 PS
Tin Mừng Ga 16,16-20

"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy."
Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: "Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" và "Thầy đến cùng Chúa Cha"? " Vậy các ông nói: ""Ít lâu nữa" nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì! " Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: "Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui".

Trình thuật Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta một thách đố và là một thực tế phải đối diện. Cuộc sống trần thế này không thể không có thử thách và đời sống đạo không thể không có những đêm tối đức tin, và một cách nào đó không thiếu những lần chúng ta cảm thấy cô đơn thất bại vì như vắng bóng Chúa.
"Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy".20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,19-20).
Đây không chỉ là lời tiên báo mà còn là một lời khẳng định thực tế cho phận người theo Chúa Giêsu: Lời này của Chúa Giêsu vừa ám chỉ tương lai gần khi nói đến cuộc tử nạn của Người và Người sẽ sống lại, nhưng cũng vừa ám chỉ cuộc lữ hành đức tin của Kitô hữu chờ đợi gặp Chúa Giêsu trên cõi trời. Đồng thời cũng nói đến thực tế của mỗi một con người trong cảm nghiệm cuộc đời, khi thơ thới hân hoan, lúc buồn đau thất vọng.
Để đạt tới đức tin trưởng thành, mọi tín hữu cần nếm qua cái chua xót thiếu vắng Chúa trong thời gian có thể dài hoặc ngắn: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". Các môn đệ Chúa Giêsu đã kinh nghiệm điều này lần đầu tiên vào giờ Tử nạn của Người; sau đó họ đã thấy Người từ cõi chết sống lại. Điều này ứng nghiệm tỏ tường vào ngày tận thế, khi các tín hữu khám phá ra Chúa Kitô vinh hiển mà họ đã từng chờ đợi trong đức tin.

Không nên quá tự tin khi Chúa cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Người, chẳng hạn khi mới theo đạo, hoặc khi chúng ta đón nhận được những ân huệ nào đó, hay khi đời sống đạo gặp lúc thịnh vượng êm xuôi… Khi mọi sự có vẻ dễ dàng, chúng ta đừng coi khinh những ai có vẻ không được Chúa chiều chuộng như chúng ta. Biết đâu “ít lâu nữa” Chúa sẽ để chúng ta sống trong tăm tối. Trong cuộc lữ hành trần thế có những lúc như phải bước đi trong đêm tối, nhưng đó lại là một sự tinh luyện con người, để đạt tới sự trưởng thành đức tin và lòng yêu mến Thiên Chúa. Chỉ có ai kiên trì trong đường lối Chúa mới hưởng được niềm vui trọn vẹn khi Chúa xuất hiện.

Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời chúng con có những lúc hạnh phúc bình an, nhưng cũng không thiếu những lần chúng con cảm thấy cô đơn thất bại như vắng bóng Chúa. Xin cho chúng con luôn nhớ đến lời Chúa đã nói trong Tin Mừng hôm nay, mà vững niềm trông cậy vào Chúa, hầu mai ngày chúng con xứng đáng sẽ lại được gặp Chúa nhãn tiền trong nước Chúa, nơi có niềm vui trọn vẹn và vĩnh hằng. Amen

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Người Thầy tuyệt vời




Kết quả hình ảnh cho người Thày tuyệt vời

Người thầy - người cha thứ hai là một người tuyệt vời. Thầy dạy ta những bài học đầu tiên không chỉ về tri thức mà còn dạy ta cách làm người, dạy cho ta đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.

Năm 18 tuổi, tôi đã thực hiện một chuyến đi chỉ với 50 đô-la. Tôi đi xe từ Los Angeles đến Berkeley. Niềm mơ ước được ngồi trong giảng đường của Berkeley đã trở thành hiện thực. Tôi đã trả tiền học phí cho một học kỳ và tiền trọ ở ký túc xá một tháng. Các khoản còn lại tôi phải lo tiếp. Ba mẹ rất nghèo nên không thể giúp tôi...
Đối với tôi, đến Berkeley không phải để học những môn mà tôi không thích. Tôi muốn học được môn nào đó có giá trị. Tôi tin mình sẽ có ưu thế ở những môn khó. Kết quả là tôi chọn môn nghiên cứu về văn học.
Giáo sư Sears Jayne phụ trách môn này. Ông đi qua đi lại trên bục giảng của giảng đường rộng thênh thang, giảng bài cho cả ngàn sinh viên.
Tôi rất thích thú với những điều giáo sư giảng dạy. Đối với nhiều sinh viên, họ cảm thấy bị bắt buộc học môn này; nhưng mỗi buổi học đối với tôi giống như một bữa tiệc có nhiều món ăn ngon và những ý tưởng đặc biệt. Các bạn ở cùng ký túc xá cũng học lớp này, họ muốn tôi giúp đỡ. Chúng tôi lập một nhóm cùng học tập và tôi làm trưởng nhóm.

Bài thi đầu tiên của môn này có nhiều câu hỏi, tôi làm rất hay. Nhưng tôi nhận được số điểm không thể nào tin nổi, chỉ có 77 điểm và C cộng. Tôi rất kinh ngạc, vì tôi giỏi về môn văn học. Còn các bạn trong nhóm học là "học trò" của tôi đều được điểm B. Họ đã cám ơn tôi, nhờ tôi mà họ được kết quả tốt như thế! Chẳng những buồn mà tôi còn cảm thấy "xấu hổ" hơn.

Người trợ giảng đưa tôi đến gặp giáo sư Jayne. Ông nghe tôi cãi lý một cách hăng hái, nhưng vẫn không thay đổi quyết định.
Từ trước, tôi chưa bao giờ hỏi số điểm của mình. Bây giờ tôi hỏi không phải để xin xỏ cho học bổng. Tôi chỉ cần sự công bằng, không cần sự thương hại. Tôi luôn tin chắc rằng bài làm của tôi đáng được điểm cao.
Tôi nỗ lực làm việc nhiều hơn, dù tôi không biết làm như thế thì có ý nghĩa gì; vì từ trước đến nay tôi thấy bài ở trường quá dễ, không cần phải cố gắng gì cả. Tôi vẫn kiên nhẫn tìm việc làm thêm. Tôi đọc sách kỹ hơn. Nhưng tất cả cố gắng lần này của tôi cũng chỉ được ghi nhận bằng con số 77 và C "cộng" một lần nữa; còn B và A thì dành cho các bạn cùng nhóm. Họ lại cám ơn tôi!
Tôi tiếp tục tìm đến giáo sư Jayne và hỏi cho ra lẽ đâu là sự công bằng của ông khi chấm bài. Lần này, giáo sư vẫn lắng nghe tôi, thảo luận với tôi; nhưng kết cuộc thì điểm C vẫn như cũ. Ông tỏ vẻ thích thú nhận xét của tôi về quan điểm của ông trong bài giảng, nhưng giấc mơ của tôi về học bổng và hoạt động ngoại khóa dần dần tiêu tan.

Trước kỳ thi cuối, lại có một bài kiểm tra nữa; đó là cơ hội cho tôi "lấy lại uy tín". Nhưng biết đâu nó có thể lại là cái rào cản. Chúng tôi sẽ làm bài liên quan đến tác phẩm của T.S Eliot, The Wasteland. Quyển sách này chỉ có loại bìa cứng, nên quá đắt so với số tiền bé nhỏ mà tôi có.
Tôi mượn sách của thư viện. Dù sao tôi cũng cần một quyển của riêng mình để ghi chú vào đó. Năm 1951, chưa có máy photocopy. Vì thế, tôi phải dùng cái máy đánh chữ Royal xưa lắc, nhưng nó rất trung thành với tôi và tôi phải đánh máy đến 420 trang. Tôi phải vừa chạy bàn, rửa chén, đi học, giữ trẻ, vừa hướng dẫn nhóm học mà còn phải tìm cách đọc cho hết những trang sách đó.
Và tôi đã cố gắng gấp hai với bài kiểm tra lần thứ ba này. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là ý nghĩa của hai chữ "hoàn hảo". Nhưng rồi mọi cố gắng của tôi dù hết mức đến đâu vẫn dẫn đến kết quả hoàn toàn không tốt. Tất cả vẫn như cũ, vẫn 77 điểm và C "cộng".

Tôi tức tốc đến phòng giáo sư Jayne, đưa tất cả bài làm trước của mình ra và gặng hỏi về số điểm. Nhìn thấy cuốn sách The Wasteland được đánh máy, giáo sư hỏi "Cái gì đó?".
Chuyện đó không có gì lạ, tôi nhanh chóng đáp rằng : "Em không có tiền mua sách, nên em đã đánh máy". Tôi thấy nét mặt của giáo sư thay đổi. Ông im lặng hơi lâu.
Sau đó chúng tôi lại bàn về đề tài lý thú là các nhà văn muốn nói gì trong các tác phẩm. Kết thúc câu chuyện, tôi ra về với số điểm y như cũ, 77 điểm,một con số xui xẻo cứ đeo theo tôi mãi, cùng với sự xấu hổ của một trưởng nhóm hướng dẫn các sinh viên học tập mà kết quả lại kém điểm họ.

Và kỳ thi chính cũng đã đến. Dù tôi cố gắng đến đâu chăng nữa thì ba con C "cộng" kia cũng không thể xóa bỏ được. Tôi nghĩ chắc đã đến lúc mình phải tạm biệt với việc xin học bổng. Chẳng được ích lợi gì cả, hai con mắt tôi muốn tét ra luôn mà vẫn đành chào thua con số 77.

Tôi không học bài nữa. Tôi đã thuộc các tác phẩm hơn bao giờ hết. Bởi lẽ tôi đã đọc những quyển sách đó rất nhiều lần và đã từng giải nghĩa cho các bạn tôi mà. Chính những câu, những chữ của The Wasteland vẫn còn vang dội trong đầu tôi đó thôi. Vì thế, trước ngày đi thi, tôi tự thưởng mình một chầu xi-nê.
Thong thả bước vào giảng đường, tôi nhất định làm cho kỳ thi này trở thành trò giải trí. Tôi nhốt các nhà văn mà tôi đã học trên một hòn đảo và tôi ghi lại cuộc tranh cãi tưởng tượng giữa họ với nhau về vị trí của mình. Tôi làm việc điên khùng này, vì tôi có gì đâu mà sợ mất chứ. Dòng chữ cứ thế mà tuôn ra và những điều mà tôi đã tranh luận với giáo sư Jayne đã giúp tôi viết được một cách dễ dàng.
Tuần lễ sau, đi ngang văn phòng, nhân tiện tôi vào lục xấp bài thi để tìm bài của tôi. Ồ, thật không thể nào tin được con mắt mình, trên bài thi bìa xanh của tôi có ghi điểm màu đỏ chói, tôi được điểm A!
Tôi chạy nhanh đến phòng giáo sư Jayne. Dường như ông đang chờ tôi, mà nào có hẹn trước đâu. Tôi tức giận phản đối ông. Tại sao ba lần tôi bị C "cộng" với những bài mà tôi đã tốn hết công sức học; còn bây giờ bài làm giỡn chơi thì lại được điểm A?

"Nếu tôi cho em những điểm A trong khi em hoàn toàn xứng đáng được thì em sẽ không tiếp tục cố gắng hết mình nữa".
Tôi trố mắt nhìn giáo sư và hiểu ra rằng cái chiến lược của ông đúng hoàn toàn. Thực sự là tôi đã cố gắng đến nỗi sắp vỡ cả đầu, điều này trước đây tôi chưa bao giờ làm.
Giáo sư đứng lên và đến kệ sách rút ra một quyển sách và nói: "Của em !"
Đó là quyển The Wasteland bằng bìa cứng, ở trang trong có ghi chữ tặng tôi. Lần đầu tiên, đối với kẻ lắm lời như tôi, tôi không thể nói gì được.
Một lần nữa, tôi không nói nên lời khi số điểm của toàn khóa học của tôi được công bố là A "cộng". Tôi tin rằng con A "cộng" chính là con số trời cho.

Một năm sau, tôi đã được học bổng và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Rồi tôi viết và biểu diễn hát, múa trong vở kịch vui mà Hội Sinh viên dàn dựng. Tôi viết bài phê bình sâu khấu cho tờ báo ngày của sinh viên, tờ Daily Cat. Tôi viết kịch một màn, một trong những vở kịch đầu tiên của trường đại học. Tôi diễn những vở kịch của khoa kịch nghệ dàn dựng.

Những đốm lửa sáng tạo được gầy dựng từ những chồng chén đĩa mà tôi rửa, từ những đống tã mà tôi giặt giũ, từ vô số công việc vất vả... đã hừng cháy sáng lên. Tôi không nhớ nhiều những gì đã học ở trường vào năm tháng xa xưa ấy, nhưng niềm vui khi viết và diễn kịch thì tôi không bao giờ quên .
Và tôi ghi nhớ mãi bài học của giáo sư Jayne: "Hãy nhớ rằng bạn chưa rút hết năng lực của bạn, bạn phải sử dụng chúng kể cả khi bạn có được chúng mà không cần cố gắng. Chính bạn mới xác định được cho mình thế nào là xuất sắc."


Câu chuyện trên đây đã nói đến cách giáo dục tuyệt vời của một người Thầy đúng nghĩa. Thật tuyệt vời phải không Bạn ?Còn rất nhiều điều mà người Thầy Giê su muốn nói với chúng ta, "Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến."Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :




Thứ tư 24/5/2017 - Tuần 6 PS
Tin Mừng Ga 16,12-15

Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi”.
Nghĩa là, dù tình thương của Chúa Giê-su muốn trao ban tất cả những gì Ngài có cho các môn đệ, nhưng với khả năng, sức lực, tâm hồn và trí khôn của các môn đệ còn giới hạn trước những thực tại thiêng liêng. Chính vì thế, Chúa Thánh Thần đến, tiếp tục huấn luyện và khai mở dần dần cho các môn đệ và những người kế tục các ngài.
Như vậy, mặc khải là bởi Thiên Chúa chứ không phải tự trí khôn con người có thể tri thức được, nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho trí khôn lãnh hội được dễ dàng hơn các mặc khải, cũng như Chúa Thánh Thần tác động để tâm hồn cảm nghiệm được các chiều kích của mầu nhiệm Thiên Chúa.
Tuy nhiên, không phải Chúa Thánh Thần đến đem thêm một mặc khải hay một chân lý mới – vì Chúa Giê-su đã là mặc khải tròn đầy về Thiên Chúa – nhưng như lời Chúa Giê-su nói: “Thánh Thần sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Cha có, đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em" (Ga 16,14-15).
Nghĩa là Chúa Thánh Thần làm cho tín hữu càng ngày càng hiểu biết Thiên Chúa hơn, và trải qua thời gian, ngày càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ nơi Thiên Chúa, mà ngay từ buổi đầu các môn đệ chưa thấu hiểu hết được. Chân lý về Thiên Chúa chỉ là một, nhưng mọi chiều kích dài rộng cao sâu và khôn dò khôn thấu chỉ được hiểu biết trải qua từng thời đại, tùy ơn Chúa Thánh Thần ban cho. Đó là vai trò hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội.

Tóm lại, mầu nhiệm về Thiên Chúa được mặc khải cho con người tùy theo khả năng Chúa Thánh Thần ban cho, và mầu nhiệm đó được thấu tỏ qua thời gian để Giáo Hội càng thêm phong phú…

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến ban cho chúng con trí khôn ngoan và sức mạnh, để chúng con đủ sức đón nhận và thông hiểu mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa, hầu chúng con thêm lòng mộ mến Chúa và rao giảng cho những ai chưa nhận biết Người. Amen