Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Bất tử



Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Ga 6,44-51


Giấc mơ lớn nhất của nhân loại luôn là sự bất tử. Con người không muốn phải đối mặt với cái chết vì sợ hãi nó hay đơn giản chỉ vì quá yêu cuộc sống. Bỏ mặc ý kiến cho rằng sự bất tử chính là lời nguyền, bởi mọi thứ cứ kéo dài mãi mãi, con người vẫn không ngừng tìm kiếm dấu vết sự trường sinh từ thần thoại, thực tế và khoa học.


Bí ẩn vùng đất “trường sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên
18/2/2017 11:55 UTC+7
(CLXH) - Kon Plông còn nổi tiếng với tên gọi vùng đất “trường sinh” với rất nhiều cụ già ở tuổi “bách niên giai lão” vẫn có thể lên nương, đi rẫy, xuống suối bắt tôm, cá như thanh niên trai tráng.

Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ, quanh năm thời tiết mát mẻ ôn hòa. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng, con người thân thiện, mến khách nên vùng đất này được ví như Đà Lạt thứ 2 của Tây Nguyên. Kon Plông còn nổi tiếng với tên gọi vùng đất “trường sinh” với rất nhiều cụ già ở tuổi “bách niên giai lão” vẫn có thể lên nương, đi rẫy, xuống suối bắt tôm, cá như thanh niên trai tráng.

Mảnh đất “trường sinh”

Từ TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tung, chúng tôi chạy xe vắt vẻo hơn 50km đường đồi, 2 bên ngút ngàn những nương cà phê, khoai mì xanh mướt để đến với huyện vùng sâu Kon Plông. Mảnh đất phên dậu của tổ quốc, nơi những cánh rừng nguyên sinh còn giữ được nét trầm mặc, nguyên sơ, hùng vĩ vốn có. Huyện Kon Plông nổi tiếng với Khu du lịch sinh thái Măng Đen được ví như Đà Lạt thứ 2 giữa Tây Nguyên. Người dân sinh sống tại huyện Kon Plông chủ yếu là đồng bào dân tộc thiếu sổ, lấy việc trồng trọt, săn bắt làm kế sinh nhai. Bà con sống tập trung tạo nên những bản làng nhỏ kéo dài bên mé suối, lẫn khuất sau tán xanh của rừng già bát ngát. Người Kon Plông còn giữ thói quen sản xuất nông nghiệp tay chân thuần túy, dựa vào thiên nhiên nên đời sống vật chất khá thiếu thốn. Đổi lại, đây được ví là mảnh đất “trường sinh”, với hàng chục cụ già hơn 100 tuổi vẫn khỏe mạnh như thường.

Nhờ “bầu sữa mẹ” thiên nhiên

Những cụ già chúng tôi gặp ở Kon Plông khẳng định, cư dân bản địa “trường sinh” là nhờ vào sự gắn kết, hòa hợp với thiên nhiên và sự ấm nồng, thân thiện trong nếp sinh hoạt cộng đồng. Người dân sống hòa thuận, gắn kết chặt chẽ với nhau. Họ quan niệm là đồng bào có chung nguồn gốc tổ tiên nên rất ích khi nảy sinh mâu thuẫn, xích mích. Mọi sự được giải quyết theo phương châm hòa bình, nhẹ nhàng. Chính suy nghĩ đó giúp đồng bào sống vô ưu, vô lo, tâm sáng như nước suối, lòng thánh thiện như cây cỏ hiền hòa. Sự thoải mái về khía cạnh tinh thần là một phần yếu tố tạo nên nét khác biệt của vùng đất “trường sinh”.
Ở huyện miền núi này, ngoài khí hậu lý tưởng, mọi sinh hoạt, phong tục tập quán đều thể hiện tính sùng bái tự nhiên. Con người địa phương chủ yếu tự cung tự cấp, ăn những sản vật của rừng núi như rau rừng mọc rất nhiều ở các khe núi, bờ suối. Ngay cả những loại cây trồng như lúa, ngô, sắn cũng không sử dụng bất cứ loại hóa chất, thuốc trừ sâu nào, tất cả đều tinh khiết. Mấy năm gần đây, dù xu thế cơ chế thị trường bắt đầu len lỏi vào làng bản, những cửa hàng, quán sát mọc lên nhưng tất cả đều hoạt động thuần túy, đơn giản. Cả người bán và người muôn luôn nêu cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
Thiên nhiên ưu đãi cho Kon Plông khí hậu mát mẻ, cây trái mướt xanh, thế nên đây cũng là nơi sinh sống của vô vàn loài thảo mộc, dược liệu quý hiếm. Người dân bản địa từ xa xưa đã biết tận dụng kho thuốc dân gian vô tận tăng cường bảo vệ sức khỏe. Chỉ tay về cách rừng già vắt vẻo trước mắt, ông Cường kể: “Dưới các tán rừng là nơi sinh trưởng của các loại dược liệu như cốt toái bổ, các loại nấm nấm lim xanh, nấm linh chi, nấm linh chi đỏ, nấm bánh mì, cây kim cương (hay lá gấm, kim tuyến), sâm đương quy, huyết rồng, táo mèo (sơn tra), chè dây, ngũ vị tử, sim rừng, hồng đẳng sâm… Chúng tôi thường vào rừng tìm kiếm những loài dược liệu này về ngâm thuốc hay nấu nước uống. Nước đồng bào dùng mỗi ngày là thuốc quý đấy. Nước từ lá, rễ cây rừng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiếp năng lượng. Kể cả nước thông thường cũng được lấy tận suối ngàn tinh khiết, ngọt lịm. Bà con đi rẫy luôn mang bênh người thứ nước quý ấy".

Cũng theo ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch Hội người cao tuổi huyện Kon Plông, ngoài yếu tố thiên ưu ái ban tặng cho huyện Kon Plông một bầu không khí trong lành, có chi tiết thú vị là mọi người ít khi sử dụng rượu, thuốc hay bất cứ chất gây nghiện nào. Dường như bà con noi đây có quy luật “bất thành văn”, vào các ngày lễ, đồng bào mới được sử dụng rất ít rượu cần. Rượu phải tự tay làm từ ngô, sắn do nhà trồng được và lấy lá cây rừng ủ làm men. Tâm lý con người thoải mái hòa hợp với thiên nhiên không so đo tính toán có lẽ đây là yếu tố, đặc thù riêng biệt để người đời tôn vinh Kon Plong là vùng đất “trường sinh”.

Muốn được trường sinh bất tử, cần có lòng tin" Ai tin thì được sự sống đời đời. (48) Tôi là bánh trường sinh. (49) Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. (50) Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. (51) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống".Đó là Lời Chúa Giê su đã nói trong đoạn Lời Chúa sau đây. Xin mời Bạn cùng đọc :

Thứ Năm 04/5/2017 - Tuần III PS
Lời Chúa : Ga 6,44-51

(44) Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Ðấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. (45) Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. (46) Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Ðấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Ðấng ấy đã thấy Chúa Cha. (47) Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. (48) Tôi là bánh trường sinh. (49) Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. (50) Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. (51) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống".

Trong một đoạn văn ngắn gồm 8 câu, Chúa Giêsu nhắc lại 6 lần từ “sống”. Điều đó cho thấy sứ mạng của Chúa đến là cho con người được sống và sống dồi dào. Khi chúng ta ăn bánh trường sinh không phải là ăn thứ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng là ăn thịt máu Chúa Giêsu, một món quà tình yêu cao quý không gì sánh bằng. Mẹ Têrêsa Calcutta bảo rằng“Khi ta trao cho ai một món quà và nếu nó là một mất mát hy sinh to lớn đối với ta thì món quà đó càng trở nên quý giá”. Một người mẹ trao tặng sự sống cho con đó là món quà lớn nhất, kết quả của chín tháng cưu mang với muôn vàn vất vả hy sinh. Một người cha tặng cho con món quà quý giá là khi ông dành sức lực thời giờ cả một đời người để nuôi dạy con nên người. Một người tình trao tặng món quà quý nhất cho người mình yêu khi họ dám hy sinh tất cả vì người mình yêu. Với ý nghĩa đó, Thiên Chúa là kiểu mẫu của người tặng quà. Món quà đó là người Con Một yêu dấu với một trái tim đầy ắp tình yêu đã hiến trọn thân mình qua cái chết trên thập giá. 

Trớ trêu thay trong lịch sử cứu độ, đã bao lần Chúa dẫn dân ra khỏi sa mạc nhưng họ không tin Chúa mà chạy theo các thần ngoại, lại lỗi ước quên thề. Suốt dọc dài lịch sử nhân loại là những bất trung phản bội, là những mảnh tình ngang trái với tạo vật. Và cho đến hôm nay nhân loại vẫn cứ mải mê tìm kiếm hạnh phúc hư ảo, kiếm sự sống mau qua. Họ chạy theo chủ nghĩa duy vậy, khuynh hướng bài thiêng tục hóa mà đánh mất niềm tin để rồi một ngày đánh mất cả chính mình.

Hệ lụy của việc chỉ tìm kiếm thỏa mãn nhu cầu phần xác mà quên đi những giá trị thiêng liêng dẫn đến chán chường thất vọng và tự tìm đến cái chết như một dấu chấm của cuộc đời. Hơn lúc nào hết người ta thống kê được ở những quốc gia càng văn minh tiến bộ lại càng nhiều người tự tử. Phần lớn người tự tử ở độ tuổi rất trẻ. Trong đó, có người giàu, người nghèo, có cả giới văn nghệ sĩ, diễn viên...Người ta muốn chết không phải vì thiếu ăn thiếu mặc nhưng vì thiếu niềm tin, thiếu lẽ sống, họ cảm thấy cuộc sống quá nhàm chán, vô nghĩa. Họ rơi vào cơn “trống rỗng tâm linh” và muốn tự quyết định cuộc đời mình.

Lạy Chúa, đời sống đức tin của chúng con đang còn gặp rất nhiều thử thách, bởi những luồng tư tưởng thiếu hiểu biết sâu xa về chân lý. Xin cho chúng con biết làm mới đời sống đức tin bằng việc say mê, kiên trì lắng nghe tiếng Chúa qua Lời của Ngài, để mọi nẻo đường chúng con đi không lạc lối, mà gặp được chính Chúa trong đời sống bổn phận hằng ngày của chúng con.Amen






Không có nhận xét nào: