Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Đi theo lời Chúa mời. Khó hay dễ ?


Hình ảnh có liên quan

Các nhà Truyền giáo tại Nam Sudan.
Posted Tue, 01/09/2015 - 10:14 by athu

Đó là một cuộc nội chiến tại Nam Sudan nhưng các nhà truyền giáo đã quyết định lưu lại mảnh đất này. “Mỗi buổi sáng khi bước chân ra ngoài, chúng tôi không biết mình có trở về vào buổi tối hay không,” Cha Albert Amal Raj nói như thế. Ở Nam Sudan tương lai là bất định, nơi cuộc nội chiến đã nổ ra vào tháng 12 năm 2013. Cuộc đụng độ diễn ra giữa quân đội của tổng thống Salva Kiir và những tay khủng bố đứng về phe phó tổng thống Riek Machar, người đã bị cáo buộc về một cuộc đảo chính. Năm mươi ngàn người đã chết và có đến khoảng hai triệu người vô gia cư.

Có 2 nữ tu thuộc dòng Nữ Tử Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cho chúng ta thấy cuộc sống ở đó thật khó khăn. Mỗi ngày các chị đi thăm viếng một số trong 28 ngàn gia đình nghèo đang sống tại các trại tỵ nạn gần Juba, thành phố thủ đô. Cách đó không lâu, sau khi rời khỏi trại tỵ nạn, họ nhận ra mình giữa cuộc đọ súng. Phiến quân trang bị bằng những súng máy bắn người đàn ông đi theo họ: ngay lập tức, các nữ tu nhận ra những chiếc áo dòng của mình bị dính đầy máu. Nữ tu Maya đã bị hai gã đàn ông tấn công ngay tại tu viện của chị, chúng chĩa súng vào đầu và chĩa dao vào cổ chị. Tu viện của chị trống rỗng chẳng còn gì. “Đây là một chiến dịch mang tính đe dọa. Họ không muốn chúng tôi ở đây nữa. Họ muốn chúng ta rời khỏi nơi này.”

Độ tuổi trung bình của các nữ tu chỉ 28. Hầu hết họ đến từ Ấn Độ, là nơi Hội dòng của họ được thành lập. Đối với một số nữ tu, đây là lần đầu tiên trong đời họ đối đầu với chiến tranh.


Không chỉ có những nữ tu bị tấn công tại một đất nước non trẻ nhất trên thế giới. Cha Amal Raj, một nhà truyền giáo đến từ Ấn Độ giống như hai nữ tu trên cũng đã bị một cảnh sát chặn lại và bị đánh. “Họ nghĩ rằng xe hơi của tôi là của nhóm phiếm loạn,” ngài nói. “Cũng có nhiều người nghĩ rằng các tổ chức nước ngoài hỗ trợ các nhóm quân phiến loạn và cung cấp vũ khí cho họ. Khi các nhân viên cảnh cảnh sát biết tôi là một linh mục, họ đã xin lỗi. Đó là lý do tại sao bây giờ tôi luôn luôn đeo một thánh giá lớn nổi rõ trên dây chuỗi, nhờ đó người ta có thể nhận ngay ra rằng tôi là một linh mục.” Cha Amal Raj và những anh em cùng dòng làm việc chính tại những vùng xa xôi nhất, nơi đó người dân trong làng thường chỉ có thể đi bộ đến. Họ cũng chị có thể đi bộ đến trường. Họ cũng nhận thấy rằng nhìn chung những đứa trẻ ở đây chẳng biết gì khác ngoài chiến tranh. “Rất nhiều đứa trẻ chỉ biết chơi những trò chơi chiến tranh thôi. Chúng giả đò như chúng có vũ khí và bắn vào nhau.” Các nhà truyền giáo luôn cố gắng dạy trẻ em có một cuộc sống vui tươi, tôn trọng người khác và có trách nhiệm về cuộc sống của chính mình, trách nhiệm đối xã hội và hướng về một tương lai thanh bình.

Mặc dù đã ký rất nhiều thỏa thuận, nhưng chỉ vài ngày sau là các thỏa thuận đó bị phá vỡ, dường như các phe phái không sẵn sàng chấm dứt các cuộc xung đột. Cả hai bên đã phá hủy một số làng của Upper Nile và của State of Unity, nơi mà có rất nhiều nguồn dầu mỏ nhờ đó mà đất nước này rất giàu có, ngay khi đất nước này bị chiếm lại được. Việc tranh giành quyền lực cho đến nay đã trở thành một cuộc đụng độ sắc tộc giữa các bộ lạc Dinka của tổng thống Kiir và bộ tộc Nuer của phó tổng thống Machar. Hơn nữa, tại một nước nghèo như Nam Sudan, người ta vẫn chưa thể trồng trọt tại ruộng vườn của mình được bởi những cuộc đụng độ liên tục diễn ra; người ta e sợ rằng sang năm sẽ có một trận đói nghiêm trọng.

Dòng Nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và các nhà truyền giáo của dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đang cố gắng để giúp người dân xây dựng lại cuộc sống của họ và chữa lành các ước muốn trả thù. Mặc dầu đây là một việc rất khó. Cha Amal Raj nói: “Có rất nhiều đứa trẻ đã chứng kiến các thành viên trong gia đình của chúng bị giết. Đời sống con người ở đây rất khó khăn.”

Mặc dù như thế, những nhà truyền giáo vẫn lưu lại. Nữ tu Vijii giải thích: “Một số tổ chức đã khuyên chúng tôi rời khỏi Sudan. Họ cho chúng tôi biết, ở đây rất nguy hiểm, sẽ chẳng bao giờ có hòa bình. Nhưng chúng tôi đã hiện diện để chia sẻ những nỗi đau khổ của con người nơi đây. Chính vì thế, bao lâu họ còn sống ở đây, chúng tôi cũng sẽ ở đây. Chúng tôi không bao giờ rời khỏi nơi này.”

Câu chuyện hiện thực trên đây nói lên những khó khăn, những xung đột về mặt chính trị, văn hóa, tôn giáo... đối với các nhà truyền giáo tại đất nước Nam Sudan. Mặc dầu nguy hiểm có thể dẫn đến mất mạng sống, những các vị truyền giáo trên đây đã can đảm đi theo sứ mạng mà Chúa Giê su đã kêu mời  như trong đoạn Lời Chúa sau đây . Xin mời Bạn cùng đọc


Thứ tư 27/9/2017 - Tuần 25 TN
Lời Chúa : Lc 9, 1-6
"Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân".

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai Tông đồ lại, ban cho các ông sức mạnh và quyền năng trên mọi ma quỷ và được chữa lành các bệnh tật. Ðoạn Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người bảo các ông rằng: "Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo. Các con vào nhà nào, thì hãy ở lại đó, và đừng rời khỏi nơi ấy. Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, các con hãy giũ cả bụi chân lại, để làm chứng tố cáo họ". Các ông liền đi rảo khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng, và chữa lành bệnh tật khắp nơi.


Suy niệm :
Ðược Chúa Giêsu tuyển chọn và sống với Chúa, các Tông đồ cũng đã nghe Chúa giảng dạy và chứng kiến những phép lạ Ngài làm. Trong bài Tin Mừng hôm nay, tác giả Luca thuật lại biến cố Chúa Giêsu sai các ông đi rao giảng Tin Mừng, Ngài nhắc nhở các ông phải sống khó nghèo và hoàn toàn tin tưởng vào Chúa quan phòng.
So với lần Chúa sai các môn đệ thì lần này có điểm khác biệt là thay vì được sai đi từng hai người, các Tông đồ được sai đi từng người một và được ban cho sức mạnh và quyền năng để trừ ma quỉ và chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, các ông cũng chỉ được sai đi trước để loan báo Ngài sắp đến. Huấn lệnh cho các Tông đồ trước khi lên đường có thể gồm 3 phần: Thứ nhất, trên đường đi các ông không được mang theo gì cả, mặc dù sứ vụ của các ông kéo dài một thời gian, chứ không phải chỉ có một vài ngày; điều đó có nghĩa là các ông phải hoàn toàn từ bỏ chính mình và chỉ tin vào sức mạnh của Lời Chúa. Thứ hai: khi tới nhà nào thì phải kiên trì, không được lùi bước; nói khác đi, các ông phải tin vào sứ mệnh của mình, tin vào sự quan phòng và chờ đợi thời giờ của Chúa. Thứ ba: các ông phải có can đảm trước sự cứng đầu của những kẻ chống đối các ông.
Mỗi thời đại có những cám dỗ riêng. Ma quỉ đã cám dỗ Chúa Giêsu từ bỏ sứ mệnh cứu thế, cũng như cám dỗ Ngài làm những việc lạ lùng, như hóa đá thành bánh, gieo mình xuống từ nóc Ðền thờ để mọi người thấy và tin. Ngày nay, không thiếu những người chỉ muốn dùng tiền bạc để giảng dạy hoặc dùng quyền bính để làm cho người khác kinh sợ. Một cám dỗ khác mà người Tông đồ thời nay thường mắc phải, đó là sự thiếu kiên nhẫn, chờ đợi thời giờ của Chúa. Họ dễ thoái lui rời bỏ nhiệm sở, thay đổi công việc. Cũng có những người Tông đồ không dám nói rõ những sai lầm của người khác cũng như những gì trái ngược với giá trị Tin Mừng. Thái độ chung của con người thời nay là ích kỷ và hưởng thụ, số người sẵn sàng để Chúa sai đi thật hiếm hoi, số các tệ nạn do sự sai lầm thiêng liêng ngày càng gia tăng, trong khi đó cái tôi tự do được thổi phồng.
Có lần nhà hiền triết Diogène đứng ở một góc đường và cười rã rượi như người điên loạn. Một khách bộ hành hỏi ông: "Có gì mà ông cười ngặt nghẽo như thế?" Ông đáp: "Anh có thấy tảng đá to ở giữa đường kia không? Từ khi tôi tới đây, đã có mười người vấp ngã vì nó và nguyền rủa nó, nhưng không ai quan tâm lấy nó đi để tránh cho người khác khỏi vấp ngã".
Có nhiều cách làm việc Tông đồ, nhưng hữu hiệu nhất là bằng chính đời sống tốt lành của mình. Xin Chúa giúp chúng ta đáp lại lời mời của Chúa và hăng say dấn thân phục vụ những người xung quanh vì Chúa.

Tâm tình :

Không có nhận xét nào: