Jeffrey D. Sachs - Sức mạnh của sống trong sự thật
Cái thế giới thiếu nhất hiện nay không phải là dầu mỏ, không phải là nước sạch, cũng không phải là lương thực mà là một ban lãnh đạo có đức hạnh. Bằng cách cam kết với sự thật – sự thật khoa học, sự thật đạo đức và sự thật cá nhân – xã hội có thể vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng về nghèo đói, bệnh tật, thiếu ăn và bất ổn mà chúng ta đang đối mặt. Nhưng quyền lực lại căm ghét sự thật và tấn công nó một cách không thương xót. Cho nên xin hãy cùng nghiêng mình tưởng nhớ Václav Havel, người vừa từ trần trong tháng này, vì ông đã tạo điều kiện cho cả một thế hệ cơ hội sống trong sự thật.
Havel là một nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng dẫn tới nền tự do ở Đông Âu và sự cáo chung của Liên Xô, cách đây vừa đúng hai mươi năm. Những vở kịch, những bài tiểu luận và thư từ của Havel đã mô ta cuộc đấu tranh về mặt đạo đức cho một đời sống lương thiện dưới chế độ độc tài cộng sản ở Đông Âu. Để sống trong sự thật, ông đã phải hi sinh tất cả - như ông nói, trung thực với chính mình và trung thực như một người anh hùng trước bạo quyền áp bức xã hội và đè bẹp quyền tự do của hàng trăm triệu người.
Ông đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đó, ông đã phải ngồi tù mấy năm và bị theo dõi đủ mọi kiểu, bị quấy nhiễu và kiểm duyệt. Nhưng ánh sáng của sự thật đã lan tỏa. Havel đã truyền hi vọng, lòng dũng cảm và thậm chí cả tinh thần vô úy cho cả một thế hệ những người đồng bào của ông. Khi mạng lưới dối trá sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Czechs và Slovaks đã đổ ra đường phố để tuyên bố về những quyền tự do của họ - và đưa nhà soạn kịch từng bị cấm đoán và tù đầy thành tổng thống mới được bầu của Czechoslovakia.
Năm đó tôi đã trực tiếp chứng kiến sức mạnh của sống trong sự thật, đấy là khi lãnh đạo phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan đề nghị tôi giúp Ba Lan chuyển đổi sang chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường – một phần của nó chính là điều mà người Ba Lan gọi là “sự trở lại với châu Âu”. Tôi đã gặp và được nhiều người sống trong sự thật tương tự như Havel truyền cho cảm hứng: đấy là Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, và dĩ nhiên là cả Lech Walesa nữa. Những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đó, và những người như Tadeusz Mazowiecki và Leszek Balcerowicz, tức là những người đã dẫn dắt nước Ba Lan trên những bước đi đầu tiên hướng đến tự do, đã thành công nhờ họ đã biết kết hợp giữa lòng dũng cảm, trí tuệ và sự liêm chính.
Năm đó sức mạnh của nói-lên-sự-thật đã làm người ta ngạc nhiên vì nó đã làm sụp đổ một trong những đại bá cứng đầu cứng cổ nhất trong lịch sử: đấy là sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu...
Dối trá và tha hóa là hiện tượng dễ lây, tương tự như thế, sự thật đạo đức và lòng dũng cảm cũng lan truyền từ người anh hùng này sang người anh hùng khác. Havel và Michnik có thể thành công một phần cũng là nhờ Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, một người xuất thân từ chính cái hệ thống đã bị nhiễm độc, nhưng lại cho rằng sự thật có giá trị hơn là bạo lực. Còn Gorbachev lại có thể thành công một phần là vì sức mạnh của lòng trung thực của một người đồng bào của ông – Andrei Sakharov, một nhà vật lí hạt nhân vĩ đại và cũng là một người không biết sợ là gì, một người dám hi sinh tất cả để nói lên sự thật ngay trong lòng đế chế Liên Xô – và ông đã phải trả giá bằng nhiều năm lưu đầy ngay ở trong nước.
Những trụ cột của ban lãnh đạo đầy đức hạnh này lại theo gương những người khác, trong đó có Mahatma Gandhi, người đã gọi cuốn tự truyện của mình là Câu chuyện về quá trình khám phá sự thật của tôi. Tất cả những người đó đều tin rằng sự thật, cả sự thật khoa học lẫn đạo đức, cuối cùng đều có thể đánh bại được liên minh của dối trá và bạo lực. Nhiều người đã chết cho niềm tin đó, còn chúng ta, những người đang sống hôm nay thì được hưởng thành quả của niềm tin của họ vào sức mạnh của sự thật.
Cuộc đời của Havel là lời nhắc nhở về những điều kì diệu mà niềm tin đó có thể mang tới, cuộc đời ông cũng là lời nhắc nhở về một sự kiện đáng buồn là chiến thắng của sự thật không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Mỗi thế hệ đều phải cải biến nền tảng đạo đức của họ cho phù hợp với những điều kiện luôn luôn biến đổi của chính trị, của văn hoá, của xã hội và công nghệ.
Havel chết đúng vào lúc diễn ra những cuộc biểu tình quần chúng ở Nga nhằm phản đối vụ gian lận trong kì bầu cử vừa rồi, ông chết đúng vào lúc xảy ra những vụ bạo hành khi những nhà dân chủ Ai-cập chiến đấu chống lại giới quân sự cực đoan, cũng là lúc người nông dân Trung Quốc đứng lên chống lại các quan chức tham nhũng ở địa phương, và cũng là lúc cảnh sát mặc áo giáp giải tán một cách thô bạo những cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố của Mĩ. Trên khắp thế giới, bạo lực và sự thật vẫn đang đánh giáp la cà với nhau.
Phần lớn cuộc đấu tranh hiện nay – đang diễn ra khắp mọi nơi – là sự thật chiến đấu với lòng tham. Ngay cả khi những thách thức của chúng ta có khác với những thách thức mà Havel phải đối mặt thì giá trị của sống trong sự thật vẫn không hề thay đổi.
Hiện thực của thế giới ngày hôm nay là của cải được chuyển hóa thành quyền lực, còn quyền lực thì bị lạm dụng nhằm thu vén của cải cho cá nhân, người nghèo và môi trường tự nhiên phải trả giá. Những kẻ có quyền lực phá hủy môi trường, gây chiến tranh vì những lí do không chính đáng, tạo cớ cho những vụ bạo loạn, coi thường lời cam kết với những người nghèo, dường như họ không nhận thức được rằng họ và con cái họ sẽ phải trả giá đắt.
Những nhà lãnh đạo có đức hạnh hiện nay cần phải xây dựng trên nền tảng do Havel tạo ra. Dĩ nhiên là hiện nay nhiều người đã không còn tin vào khả năng thay đổi mang tính xây dựng nữa. Nhưng những cuộc chiến đấu mà hiện nay chúng ta đang tiến hành – nhằm chống lại những nhóm vận động hành lang đấy sức mạnh, những trò loanh quanh bất tận của các cơ quan quan hệ công chúng (PR) và những trò dối trá không ngừng nghỉ của chính phủ – chỉ là cái bóng của những điều mà Havel, Michnik, Sakharov, và những người khác từng đối mặt khi họ tấn công những chế độ được Liên Xô hậu thuẫn mà thôi.
Khác với những nhà bất đồng chính kiến vĩ đại đó, chúng ta được trang bị các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá quan điểm, có thể thoát khỏi được tình trạng cô lập và động viên hàng triệu người ủng hộ cải cách và đổi mới. Nhiều người trong chúng ta chỉ được hưởng sự bảo vệ tối thiểu cho quyền phát ngôn và hội họp, dù những quyền như thế chắc chắn là khó đòi, không đầy đủ và mong manh. Nhưng chúng ta vẫn được cuộc sống trong sự thật của Havel không ngừng khích lệ.
Thứ sáu 08/2/2019 - Tuần 4 TN
Lời Chúa : Mc 6, 14-29
Khi ấy, vua Hêrôđê nghe nói về Chúa Giêsu, vì danh tiếng Người đã lẫy lừng, kẻ thì nói: "Gioan Tẩy giả đã từ cõi chết sống lại, nên ông đã làm những việc lạ lùng"; kẻ thì bảo: "Đó là Êlia"; kẻ khác lại rằng: "Đó là một tiên tri như những tiên tri khác". Nghe vậy, Hêrôđê nói: "Đó chính là Gioan trẫm đã chặt đầu, nay sống lại". Vì chính vua Hêrôđê đã sai bắt Gioan và giam ông trong ngục, nguyên do tại Hêrôđia, vợ của Philipphê anh vua mà vua đã cưới lấy. Vì Gioan đã bảo Hêrôđê: "Nhà vua không được phép chiếm lấy vợ anh mình". Phần Hêrôđia, nàng toan mưu và muốn giết ông, nhưng không thể làm gì được, vì Hêrôđê kính nể Gioan, biết ông là người chính trực và thánh thiện, và giữ ông lại. Nghe ông nói, vua rất phân vân, nhưng lại vui lòng nghe. Dịp thuận tiện xảy đến vào ngày sinh nhật Hêrôđê, khi vua thết tiệc các quan đại thần trong triều, các sĩ quan và những người vị vọng xứ Galilêa. Khi con gái nàng Hêrôđia tiến vào nhảy múa, làm đẹp lòng Hêrôđê và các quan khách, thì vua liền nói với thiếu nữ ấy rằng: "Con muốn gì, cứ xin, trẫm sẽ cho", và vua thề rằng: "Con xin bất cứ điều gì, dù là nửa nước, trẫm cũng cho". Cô ra hỏi mẹ: "Con nên xin gì?" Mẹ cô đáp: "Xin đầu Gioan Tẩy Giả". Cô liền vội vàng trở vào xin vua: "Con muốn đức vua ban ngay cho con cái đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa". Vua buồn lắm, nhưng vì lời thề và vì có các quan khách, nên không muốn làm cho thiếu nữ đó buồn. Và lập tức, vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa. Viên thị vệ liền đi vào ngục chặt đầu Gioan, và đặt trên đĩa trao cho thiếu nữ, và thiếu nữ đem cho mẹ. Nghe tin ấy, các môn đệ Gioan đến lấy xác ông và mai táng trong mồ.
Đã bao lần các vị hữu trách trong ngành giáo dục nước nhà quyết tâm “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập,” thế nhưng bệnh tình xem chừng không thuyên giảm mà còn có phần nặng nề hơn. Việc “nói thật, sống thật, quý nhất sự trung thực…” lắm khi chỉ còn là câu chuyện đầu môi chót lưỡi, là câu nói ngoại giao… Còn thực tế lại là nói một đàng làm một nẻo, sợ sự thật, bưng bít sự thật,… Tấm gương Tin Mừng soi rọi cung cách của hai mẫu người đứng trước sự thật: Gioan Tẩy Giả làm chứng cho sự thật bằng lời nói và hy sinh cả mạng sống của mình; đối lại, Hêrôđê dẫu biết sự thật tội lỗi của mình nhưng không dám chấp nhận sự thật để hối cải lại còn sát hại cả Gioan Tẩy Giả là người đã nói sự thật cho mình.
Khi không sống theo sự thật chúng ta trở nên nô lệ cho sự giả dối, và thuộc về ma quỷ, bởi vì ma quỷ là “kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Trái lại, sự thật sẽ giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32), và sâu xa nhất là giải thoát khỏi tội lỗi để thuộc về Thiên Chúa. Khi bạn chọn sống theo sự thật, dẫu bạn phải trả giá rất đắt nhưng đổi lại bạn đạt được kho tàng vô giá là mãi mãi bạn được thuộc về Chúa.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, con người ngày nay quá say mê với danh vọng vật chất thế gian mà sẵn sàng chà đạp lên sự thật, công lý. Chính lối sống đó đã đẩy chúng con vào tình trạng sa đọa và chết chóc muôn đời. Xin cho chúng con dấn thân vì Tin mừng cho đến độ có thể phải mất mạng sống mình như Gioan Tẩy Giả và các môn đệ xưa kia, chúng con tin chắc rằng cũng sẽ được trỗi dậy với Chúa trong ngày sau hết của đời mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét