Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Theo Chúa thì có PHÚC

Kết quả hình ảnh cho câu chuyện bó nghề đi theo chúa giêsu


Thật là khó khăn khi đi theo Chúa Giêsu!

“Đi theo Chúa Giêsu thật là khó khăn . . . Đi theo Chúa Giêsu thì nhận lãnh được nhiều điều tốt đẹp nhưng chỉ có được sau khi đã chịu bách hại:” Đức Thánh Cha Phanxicô nói như vậy trong bài giảng sáng thứ ba về việc đi theo chân Chúa Kitô .

“Đi theo Chúa với tâm tình sâu xa , chứ đừng đi theo một cách hời hợt, đó là đi theo con đường đầy chông gai có thể bị bách hại, với ý niệm là thế gian này không dung thứ cho những kẻ chí tình đi theo Chúa Giêsu”.

“Con đường của Chúa Giêsu là con đường hạ mình xuống, con đường dẫn đến Thập Giá và luôn có những cuộc bách hại và những khó khăn”,Đức Thánh Cha cảnh báo, bằng cách nhắc nhở là chính Chúa Giêsu đã chọn con đường đó. Không nên đi theo con đường của thế gian, đó là một cám dỗ rất phổ biến giữa người Kitô hữu, Đức Thánh Cha nói: “Thật là đáng tiếc!”

“Bước theo Chúa Giêsu ! Vâng ! nhưng ở điểm nào. Theo Chúa Giêsu như một hình thức văn hóa: Tôi là người Kitô hữu, tôi có được nền văn hóa này nhưng không dấn thân vào con đường của Chúa đi”, Đức Thánh Cha nhận xét. “ Giáo Hội đầy dẩy những người đi theo Chúa như vây để có được quyền lực; đó là những vua chúa, những người cai trị và nhiều người nữa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không gạt ra ngòai hàng giáo sĩ: và nếu có vài nhân vật, mà tôi không muốn nhắc đến, có một vài nhân vật, những linh mục, vài giám mục hoặc vài người đi theo Chúa như một nghề nghiệp”.

“Người ta không thể lấy đi Cây Thập Giá trên đường Chúa đị . Cây Thập Giá luôn ở đó, Đức Thánh Cha báo trược Chính điều này thế gian không dung thứ” Hãy nhìn vào Mẹ Têrêxa, như là một ví dụ, tinh thần thế gian của Mẹ, Chân Phước Têrêxa một người đàn bà tuyệt vời, Mẹ đã làm biết bao nhiêu điều tốt đẹp giữa đời cho những người khác”.

“Tinh thần thế gian không nhắc đến là Mẹ Têrêxa đã cầu nguyện nhiều giờ mỗi ngày. Mẹ đã dùng tinh thần họat động Kitô hữu vào họat động xã hội, như là sự hiện hữu, như môt lớp sơn bóng loáng. Sự rao truyền Chúa Kitô không chỉ là một lớp sơn mà còn thấm sâu vào xương tủy, vào trong tâm can chúng ta và biến đổi chúng tạ. Và chính điều này thế gian không dung thứ chúng ta do đó có những cuộc bách hại”. 

Chúa nhật 17/02/2019 - Tuần 6 TN
Lời Chúa : Lc 6, 17. 20-26

Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng lại trên một khoảng đất bằng; ở đó có đông môn đệ và một đám đông dân chúng từ Giuđêa, Giêrusalem, miền duyên hải Tyrô và Siđon kéo đến để nghe Người giảng và xin Người chữa bệnh tật. Bấy giờ Người đưa mắt nhìn các môn đệ và nói: "Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế."Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".

Tác giả Luca đã hiểu những con người nghèo khó đây một cách cụ thể là cách người trình bày các mối phúc thật sau. Khác với bản văn có trước mà Người với thánh Mátthêu đã sử dụng để viết lại bài giảng của Chúa, đoạn Tin Mừng hôm nay đã đổi chỗ nói về những con người đói ăn lên trước những con người khóc lóc. Và như vậy những con người nghèo khổ trước hết là những con người bây giờ túng đói. Họ sẽ được no đầy ở đời sau; nhưng bây giờ Nước Trời cũng đã là của họ rồi vì họ là thành phần những người nghèo khó. Ngược lại, những kẻ bây giờ no đủ sau này sẽ bị đói khát, như người phú hộ nọ.
          Nhưng trong truyền thống của Thánh Kinh, những kẻ nghèo khó không những phải túng đói mà còn gặp rất nhiều đau khổ khác ở đời. Hiện tại họ phải khóc lóc; nhưng phúc cho họ vì họ sẽ được vui cười. Còn những kẻ bây gờ vui cười, sau này sẽ phải ưu phiền khóc lóc. Có thể nói ba mối phúc đầu làm thành một bộ và chủ yếu nhắm tới hạng người khổ sở trong xã hội mà Kinh Thánh gọi chung là những người nghèo khó. Họ sẽ được rao gaỉng Tin Mừng cho ở đời này và sẽ được bù lại ở đời sau... Nhưng khi đã lãnh nhận Tin Mừng, họ phải cẩn thận. Nếu họ bị ghét bỏ vì danh Chúa; thì họ có phúc vì họ sẽ giống các tiên tri thật. Còn nếu họ được khen lao, họ sẽ như các tiên tri giả.
        Chúng ta có thể nghĩ rằng, ở đây tác giả Luca cũng đã diễn tả Lời Chúa cho một hoàn cảnh rất cụ thể. Chúa đã nói trước cho các môn đệ biết họ sẽ bị ghét bỏ, bắt bớ vì Tin Mừng... Nhưng khi Luca viết sách, có lẽ các cơn bắt đạo chưa mãnh liệt hoặc đã lặng xuống. Ngược lại, đâu đâu người ta theo Chúa cũng bị kỳ thị và gặp khó khăn. Do đó tác giả không nói đến bắt bớ mà chỉ diễn tả ý tưởng bị ghét bỏ. Và như vậy chúng ta lại có dịp phải hiểu sách Luca trong hoàn cảnh cụ thể của Hội Thánh.


Lạy Chúa Giê su, trong thế giới tục hóa hôm nay, con người quá bám víu vào vật chất và coi đó như là phương thế duy nhất mang đến hạnh phúc, là cứu cánh cuộc sống của họ. Xin Chúa cho chúng con xác tín rằng chỉ có Chúa mới là hạnh phúc đích thực, để biết sống gắn bó với Chúa và biết chia sẻ những gì mình có với những người đang gặp bất hạnh khổ đau, khó khăn trong cuộc sống. Amen.




Không có nhận xét nào: