Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Sống giả dối



Kết quả hình ảnh cho câu chuyện về sống giả dối


Giả dối, điêu ngoa, phỉnh phờ, bịa đặt, lường gạt, bố vờ, điêu xảo, gian lận, lừa lọc, bịp bợm, xạo, xảo trá, man trá, trí trá… những từ ngữ đó đã miêu tả đầy đủ mọi cung bậc của một căn bệnh vốn có sức lây lan rất nhanh và hàng ngày trình ra muôn vàn bộ mặt kỳ lạ trong cuộc sống quanh ta.

Bệnh lừa đảo được bản thân Kim Văn Học đưa lên thành thói xấu số một trong cuốn sách mang tên Chí hướng phản văn hóa của người Trung Quốc (cuốn này in cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản).

Cũng nói tới căn bệnh nan ý này, ngoài những trí thức trong nước, Kim Văn Học còn dẫn ra ý kiến tương tự của người nước ngoài như A.H.Smith, hoặc M.Weber – nhà xã hội học cỡ số một thế giới. Dù chưa tới Trung Quốc bao giờ, M. Weber cũng nói một cách quyết đoán: “Người Trung Quốc là một dân tộc không thành thật nhất trên thế giới”.

Tôi dẫn ra những dẫn chứng trên để cùng hiểu là chúng ta không việc gì phải khó chịu khi nghe nói rằng thói giả dối đổ bóng lên mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Việt Nam.

Giả dối, điêu ngoa, phỉnh phờ, bịa đặt, lường gạt, bố vờ, điêu xảo, gian lận, lừa lọc, bịp bợm, xạo, xảo trá, man trá, trí trá… những từ ngữ đó đã miêu tả đầy đủ mọi cung bậc của một căn bệnh vốn có sức lây lan rất nhanh và hàng ngày trình ra muôn vàn bộ mặt kỳ lạ trong cuộc sống quanh ta.

Nhân vật Cuội trong Thằng Cuội ngồi gốc cây đa mở đầu cho hàng loạt nhân vật lang thang trong văn học dân gian. Điều đáng nói là ở đây đã gặp sự có mặt thường xuyên của dối trá. Cuội nói dối như một thói quen bẩm sinh. Bố mẹ mất sớm, phải ở với cậu mợ, Cuội thực thi cách sống dối trá ngay trong gia đình. Sự lừa lọc cứ thế đi từ hồn nhiên sang mục đích vụ lợi, cuối cùng biến thành tội ác (dẫn đến cái chết của cả cậu lẫn mợ).

E.Nordemann, người Pháp đã ghi lại câu chuyện về Cuội như thế trong sách Quảng tập viêm văn, một thứ văn tuyển đầu tiên của văn học Việt Nam in ra từ 1898 (bản dịch tiếng Việt 2006). Trong phần từ vựng về văn hóa Việt Nam, ông nói rõ sự bóc lột quá đáng của nhà nước và tình trạng rối loạn của xã hội đã là những nguyên nhân dẫn đến một số thói xấu thường trực. Theo lời ông, chúng in dấu vào đặc tính của dòng giống. Mà một khuynh hướng có tính bản năng về nói dối, về giấu giếm và cả ăn cắp, là những thói xấu được Nordemann nêu lên đầu tiên.

Trong một bài viết in trên báo Văn Nghệ số ra 10/01/1974, một nhà báo mỹ là Lady Borton kể rằng lúc đầu đến Việt Nam, bà có phần choáng ngợp trước một xã hội lành mạnh, mọi người rất ham đọc sách, rõ ra một xã hội có giáo dục. Còn giờ đây, bà được chứng kiến muôn điều tồi tệ. Một lần, tại một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Hà Nội, bà dự buổi kiểm tra ở một lớp tiếng Pháp. Mọi sinh viên còn rất trẻ, người nào cũng lanh lợi. Thế mà lúc làm bài thi, chỉ thấy họ trổ ra mọi mánh lới man trá. Trong một giờ bà đã nhìn thấy những mánh lới nhiều hơn cả quãng đời trước đó của bà cộng lại, Lady Borton xem đây như một điều khủng khiếp.

Và khủng khiếp hơn, nhà báo Mỹ ghi tiếp, là hôm đó có một ông thầy tiếng Pháp trông lớp, ông ta ngồi đó suốt thời gian thi và chẳng nói gì. Cảm thấy không thể hiểu được nữa, Lady Borton chỉ có cách đạp vội xe về văn phòng, mặt mũi nhợt nhạt.

Vậy ta có thể bảo đặc tính lớn nhất của sự gian dối ở người Việt là tình trạng phổ biến của nó? Có lẽ đành phải nói vậy!.
Còn như lý do khiến cho sự gian dối đó kéo dài, một phần là vì người ta thường nương nhẹ với mình và luôn luôn tìm ra lý do để biện hộ.

Câu chuyện Trí khôn của ta đây là một trong những câu truyện dân gian phổ biến được đưa vào Quốc văn giáo khoa thư, dạy cho học sinh lớp dự bị, thời Pháp thuộc. Nhưng ta hãy để ý chính là ở đây còn người đã nói dối con cọp để tự chứng tỏ sự khôn ngoan của mình. Trí khôn được định nghĩa không phải là sự hiểu biết, sự đào sâu suy nghĩ mà là sự gian dối.

Thứ tư 13/02/2019 - Tuần 5 TN
Lời Chúa : Mc 7,14-23

Khi ấy, Chúa Giêsu lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người ta xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".Lúc Người lìa dân chúng mà về nhà, các môn đệ hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn ấy. Người liền bảo các ông: "Các con cũng mê muội như thế ư? Các con không hiểu rằng tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người không thể làm cho người ta ra ô uế được, vì những cái đó không vào trong tâm trí, nhưng vào bụng rồi xuất ra". Như vậy Người tuyên bố mọi của ăn đều sạch. Người lại phán: "Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho ngươì ta ô uế".

Luật sạch và ô uế của các luật sĩ và biệt phái Do Thái dễ làm cho người ta bị rơi vào đời sống giả hình, vụ hình thức bên ngoài. Chúa Giêsu lên án gắt gao thói vụ luật đó. Chẳng những nó không thể thanh tẩy tâm hồn mà còn làm cho con người ra cứng cỏi và ảo tưởng mình đã là công chính chỉ dựa vào hình thức bề ngoài. Như vậy, con người nên tốt lành, thánh thiện hoặc xấu xa, tội lỗi đều bắt nguồn từ cõi lòng của con người, từ thái độ sống của con người có ý thức và tự do hay không, từ lòng yêu mến Chúa đích thực và yêu thương tha nhân cách chân thành hay giả dối, hình thức bề ngoài.

Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người tự vấn: Tôi có một đời sống công chính, thánh thiện, bác ái, yêu thương hay không? Tôi sống đạo theo hình thức bên ngoài hay sống đạo với một tâm hồn chân thành? Tôi có tâm hồn trong sạch hay còn nhiều vấn vương tội lỗi?

Lạy Chúa Giêsu, ở nơi Chúa là biển cả mênh mông ngập tràn an bình, là tình yêu vô biên không ngừng trao ban và dâng hiến. Còn tâm hồn của con đôi khi còn bị sự xấu xa thống trị và chất chứa nhiều điều ghen tương hay độc ác. Xin Chúa giúp con nhận ra những sự dữ còn đang ẩn khuất trong con, và xin thương thanh tẩy tâm hồn con, để tình yêu Chúa và lòng mến tha nhân mỗi ngày một lớn lên trong con. Amen.

Không có nhận xét nào: