Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

Thế nào là giàu nghèo ?

Người càng giàu thì tính ích kỷ càng cao

Theo một nghiên cứu từ Đại Học California, Irvine (Mỹ), những người giàu thường có "cảm giác được hưởng đặc quyền" (sense of entitlement) cao hơn những người khác. Đó là điều làm tính cho ích kỷ của họ được thể hiện ra ngoài nhiều hơn người khác

Theo nhà tâm lý- xã hội học Dacher Keltner, những người giàu thường tự kiêu và luôn chăm lo cho lợi ích cá nhân của mình. Ông nói: “Vì có quá nhiều tiền nên những người giàu thường nghĩ rằng mình hơn người khác. Họ khá ích kỷ, thiếu sự cảm thông, chia sẻ và lòng vị tha đối với mọi người xung quanh”.

Ketler còn cho biết thêm: “Người giàu luôn mang trong mình tâm lý tự quan tâm đến bản thân và chắc chắn họ luôn nghĩ đến bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Ngược lại những người có ít tiền thường sống vị tha và sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn. Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã tiến hành 12 công trình nghiên cứu độc lập nhằm đo lường mức độ cảm thông ở các cá nhân trong cuộc sống thường ngày, trong công việc và trong cuộc sống”.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nghèo hoặc tầng lớp trung lưu thường dễ đồng cảm và vị tha hơn người giàu. Họ sống khiêm tốn hơn, biết cảm thông và nhân ái, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác”.

Đồng thời, vị giáo sư tâm lý của Đại học California danh tiếng này cũng khẳng định rằng: “Người giàu thường tự tin vào những gì họ có. Tài sản khổng lồ, điều kiện giáo dục tốt, danh tiếng, uy tín và địa vị cao trong xã hội…khiến họ hoàn toàn tự tin và chỉ chăm lo cho quyền lợi của cá nhân mình”. 

Để chứng minh cho những kết luận này, giáo sư Ketler đã đưa ra một đoạn phim video ghi lại toàn bộ quá trình phỏng vấn của nhóm nghiên cứu với những người dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Ông cho biết những người giàu thường thiếu tập trung vào câu chuyện, trả lời phỏng vấn qua loa và luôn ngó xuống kiểm tra điện thoại di động. Không những thế họ còn không nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện với mình. Trong khi đó, những người có thu nhập thấp hơn thường nhìn thẳng vào mắt đối phương, thường xuyên gật đầu và tỏ thái độ họ đang quan tâm đến câu chuyện được nói.

Trong một nghiên cứu khác, nhà tâm lý học Ketler đã nghiên cứu phản ứng của người giàu và tầng lớp bình dân trước hình ảnh của trẻ em Châu Phi bị chết đói. Các máy cảm biến gắn vào ngực những người được nghiên cứu có thể cho thấy phản ứng từ các dây thần kinh và tế bào tình cảm ở họ. Và không có gì ngạc nhiên khi kết quả cho thấy những người thu nhập thấp có cường độ kích hoạt cao hơn.

Đóng góp vào thành công của công trình nghiên cứu này phải kể đến kết quả của quá trình tổ chức “Game độc tài”- một trò chơi giải trí cho thấy người giàu thường giữ tiền chặt hơn, ít chia sẻ giúp đỡ người khác. Còn những người có thu nhập thấp hơn thì ngược lại, họ sẵn sàng cho đi khi cần thiết.

Thứ hai 04/02/2019 - Tuần 3 TN
Lời Chúa : Mt 5, 1- 12

(1) Thấy đám đông, Ðức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng:(3) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.(4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. (6) Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. (7) Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.(8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. (9) Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. (10) Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. (11) Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế...

Qủa thật, khác với trần gian đó là “sự nghèo” và “ sự giàu”, sự giàu có của trần gian thì người ta cho là “có phúc”, điều đó không sai, nhưng trần gian đã hưởng phúc rồi thì còn đâu , đời sau hưởng phúc nữa, nếu không biết cho đi, không biết chia sẻ, nhưng chia sẻ thế nào được, nếu trần gian tôi cũng bị nghèo.
Bởi vì, nghèo là sự bất hạnh nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nếu tôi nghèo vật chất , nhưng tôi giàu tâm linh thì tôi mới có phúc, còn nếu tôi giàu vật chất, nhưng tôi nghèo tâm linh, thì tôi mới bất hạnh. Còn nếu tôi giàu cả hai, thì tôi thật hạnh phúc cả đời nầy lẫn đời sau.
Nhưng, Hiến Chương Nước Trời chính là điều khuyên tôi chọn lựa, nếu tôi chọn hạnh phúc , tức sự giàu có Nước Trời, thì tôi phải hy sinh đời nầy, có nghĩa là” sự giàu có” Nước Trời có nghĩa là ÂN SỦNG SIÊU NHIÊN đòi buộc tôi phải “trả giá”, cũng như cuộc sống trần gian, nếu tôi muốn làm giàu, thì tôi phải ra sức làm việc, nhưng một khi làm hết sức chưa chắc tôi đã giàu.
Như vậy, Tám Mối Phúc Thật là hình ảnh của “tám loại thánh”, theo đó, chúng ta có thể biết được trong Nước Trời có mấy loại thánh. Thưa , có “tám loại thánh”. Như vậy, có thể kết luận: Thánh là những linh hồn thực thi “Tám Mối Phúc Thật”.
Vì rõ ràng, không phải tất cả những người nghèo “vất chất” mà được nên thánh hết thảy đâu, nhưng những ai vì Nước Trời mà trở nên sống nghèo, thì họ mới trở thành người được hưỡng hạnh phúc Nước Trời. Vì, đơn giản rằng : không ai ở “âm phủ” mà xài tiền “ dương thế”, ở đâu thì xài tiền ở đấy.
Nếu sống ở đời nầy, mà chúng ta biết “ làm giàu” cho đời sau, thì đời sau chúng ta có cái phúc để hưởng, có nghĩa là có “Tâm hồn nghèo khó”, là tâm hồn biết chia sẻ, tâm hồn quảng đại, tâm hồn hy sinh, tâm hồn trao ban chính mình. Còn nếu, chúng ta chỉ biết làm giàu vật chất, chỉ tích lũy cho mình, không biết trao ban cho tha nhân, thì làm sao chúng ta có” Tâm hồn nghèo khó” được, mặc nhiên , Nước Trời không thuộc về chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con trở nên chứng nhân Nước Trời, xin thương ban cho những ai biết đón nhân, nghe theo, thực thi đều trở nên chứng nhân Tin Mừng Nước, vì đó là Hạnh Phúc đích Thật cho họ ./. Amen

Không có nhận xét nào: