Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Dám lội ngược dòng


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 13,31-35"

Chuyện kể rằng: có lần thánh Gioan Boscô hỏi các học sinh của Ngài đang chơi đùa: “Nếu ngay bây giờ các con biết mình sắp chết, các con sẽ làm gì?” Một số trả lời sẽ đi vào nhà thờ cầu nguyện. Một số khác cho biết sẽ đi xưng tội dọn mình chết lành. Riêng Đaminh Saviô điềm nhiên nói: “Nếu trong giây lát con sẽ chết, con vẫn tiếp tục cuộc chơi”. Có thể nói, Đaminh Saviô đã sống theo gương Chúa Giêsu.

Thứ năm 31/10/2019 - Tuần 30 TN
Lời Chúa : Lc 13,31-35

Cũng vào giờ ấy, có mấy người Pha-ri-sêu đến thưa Đức Giê-su rằng: “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hê-rô-đê đang muốn giết ông! “ Người bảo họ: “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: “Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì không được.“Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi. Mà Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! “

   Khi mấy người Pharisêu đến thưa với Chúa Giêsu việc vua Hêrôđê muốn giết Người và khuyên Người lánh đi nơi khác, thì Chúa Giêsu không làm theo sự khôn ngoan ấy của người đời, mà Người vững tâm tiếp tục sứ mạng mình sao cho trọn thánh ý Chúa Cha. Đứng trước cái chết đe doạ, Chúa Giêsu vẫn bình tâm chu toàn bổn phận mình. Người đến thế gian không phải để làm theo ý mình, nhưng là theo thánh ý Chúa Cha: «Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người» (Ga 4,34).

Trong cuộc sống hằng ngày, Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta noi gương Người mà thi hành thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta đã thực hiện điều đó như thế nào? Lắm lúc chúng ta thoái lui và thuận theo ma quỷ để phạm tội. Ta viện vào chủ trương «họ làm sao thì tôi làm vậy» để cho dễ an lòng. Quả thật, giữa một thế giới vàng thau lẫn lộn, người Kitô hữu lắng nghe và thực hành lời Chúa là lội ngược dòng. Nó có thể làm ta mất quyền lực, danh vọng và có khi cả mạng sống nữa. Nhưng chính Thiên Chúa mới có quyền trên mọi sự «Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục» (Mt 10,28).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đấng thi hành Thánh ý Chúa Cha đến nỗi chấp nhận chịu chết trên thập giá để cho nhân loại được sống. Là Kitô hữu, chúng con được mời gọi thực thi thiên ý trong từng phút giây cuộc đời. Ước gì nơi đời sống chứng nhân của chúng con, mọi người chung quanh sẽ nhận ra gương mặt tình yêu và lòng thương xót vô bờ của Chúa, để bước theo Ngài và đạt được hạnh phúc đích thực mai sau. Amen. 

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Chiến đấu qua cửa hẹp



Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 13,22-30


CON ĐƯỜNG RỘNG RÃI SẼ DẪN ĐẾN BẤT HẠNH :

Một đôi vợ chồng trẻ kia đều là công nhân trong xí nghiệp may. Họ mới lấy nhau và sống hòa hợp hạnh phúc trong một căn phòng chật hẹp. Họ bàn nhau phải kiếm nhiều tiền để mua một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng với đồng lương công nhân như hiện nay thì đủ sống được cũng còn là may. Rồi một hôm cô vợ được một người quen giới thiệu chỗ làm mới là làm chiêu đãi viên trong một quán bia ôm. Công việc này lại được tiền “bo” của khách cao gấp chục lần so với đồng lương công nhân trước đó. Anh chồng vì muốn sớm đổi đời nên đã đồng ý cho vợ đi làm. Anh hy vọng sau một thời gian vài ba năm ăn nhịn để dành, hai vợ chồng sẽ mua được ngôi nhà ưng ý và sẽ cho vợ nghỉ làm. Nhưng sự việc xảy ra lại không đơn giản như họ nghĩ. Từ khi đi bán bia ôm, cô vợ làm ra nhiều tiền và được nhiều người vừa giàu có lại vừa có địa vị theo đuổi tán tỉnh, dần dần cô đã thay đổi tính nết trở thành một con người khác hẳn. Cô không còn mặn nồng với người chồng mà cô đánh giá là bất tài, lười biếng và chỉ biết ăn bám vào vợ. Từ suy nghĩ trên, cô thường tỏ ra khinh thường chồng và ăn nói chua ngoa. Cô cũng hay gắt gỏng và la lối chồng bằng những lời nói thô tục, khiến anh cảm thấy buồn bực. Anh ta chỉ còn biết bầu bạn với rượu bia để giải sầu. Cuộc sống chung của hai người không còn nồng ấm và vui vẻ như trước kia. Cuối cùng họ đã nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Thật đúng như lời Chúa phán: “Con đường rộng rãi là đường dẫn tới hư mất” (Mt 7,13), và người đời cũng có câu “sự thành công không đến ngẫu nhiên, nhưng chính là kết quả của những cố gắng liên tục kèm theo sự kiên trì lâu dài” hoặc “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Thứ tư 30/10/2019 - Tuần 30 TN
Lời Chúa : Lc 13,22-30

(22) Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. (23) Có kẻ hỏi Người : “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?” Người bảo họ : (24) “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào. Vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. (25) Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa mà nói : “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !”, thì ông sẽ bảo anh em : “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (26) Bấy giờ anh em mới nói : “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. (27) Nhưng ông sẽ đáp với anh em : “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” (28) “Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. (29) Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. (30) Và kìa, có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”.

Có khi nào chúng ta nghĩ rằng mình cũng ở trong số những người bị đuổi đi cho khuất mắt Chúa và trong số những quân làm điều bất chính nói trên hay không ? Lời chữa mình của người Do thái cũng có thể là của nhiều tín hữu chúng ta hôm nay : Vì chúng ta đã từng năng dự thánh lễ và nghe giảng lời Chúa, từng là thành viên Hội đồng Mục vụ hay Ban Chấp Hành các hội đoàn công giáo tiến hành… Nhưng điều quan trọng Chúa đòi phải có là phẩm chất đức tin chứ không phải chỉ là danh hiệu tín hữu. Phẩm chất của người Kitô hữu là sống theo Lời Chúa dạy và luôn chiến đấu loại bỏ các thói hư để có thể vào được Nước Trời ngang qua cửa hẹp.

Để bước qua một cánh cửa hẹp, chúng ta phải tập thói quen bác ái : luôn quên mình để sống khiêm nhường phục vụ tha nhân, quyết tâm loại trừ các thói hư cồng kềnh không thể lọt vào Nước Trời là tham lam tiền bạc, tranh giành nhau địa vị cao thấp, ham hưởng thụ các lạc thú bất chính: nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, cờ bạc cá độ gây tán gia bại sản… Những thói hư cồng kềnh đó còn là thói ích kỷ, làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân bên cạnh…

Vất bỏ những thói hư nói trên quả thật không dễ dàng, vì đây là một cuộc “chiến đấu” nội tâm trường kỳ đầy khó khăn. Tuy vậy, chúng ta không được nản lòng, vì xác tín rằng : có Chúa Kitô luôn đồng hành với chúng ta. Người sẽ cử Thánh Thần đến ở lại với chúng ta nếu chúng ta biết cầu xin và sẵn sàng đón nhận ơn Thánh Thần. Vào giờ chết của chúng ta, Chúa Giêsu sẽ đón nhận chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời với tổ phụ Ápraham là “Cha các tín hữu”. 

Lạy Chúa Giê su, cửa hẹp ít người muốn bước vào, nhưng Chúa lại chọn đi qua cửa hẹp và đòi chúng con cũng phải qua cửa ấy để vào Nước Trời. Cửa hẹp chúng con phải qua chính là những đau khổ thập giá, là sự hy sinh từ bỏ các đam mê lạc thú bất chính… Xin cho chúng con luôn biết chọn đi con đường hẹp, dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe của Tin Mừng. Ước gì khi dâng lên Chúa những lời cầu nguyện, kèm theo sự hãm mình cùng những đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, chúng con sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa và hy vọng chắc sẽ được Chúa đón nhận vào hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời đời sau.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Âm thầm, khiêm tốn...sẽ đạt được


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 13,18-21"

Đợi thỏ

Một người nọ, một hôm vào rừng săn thú rừng. Anh ta tình cờ thấy một đàn thỏ vụt chạy, trong đàn thỏ đó có một con chạy rất nhanh, chạy nhanh đến nỗi đâm sầm vào gốc cây và lăn đùng ra chết.
       Người thợ săn không tốn một viên đạn nào mà vẫn bắt được thỏ, anh ta vui mừng ghi dấu gốc cây này và mang con thỏ ra về.
      Ngày hôm sau đi săn, anh ta nghĩ chẳng cần phải mang súng săn đi, anh ta nghĩ rằng, sẽ có một con thỏ chạy đâm vào gốc cây kia và chết nữa, nên ra đi tay không. Đến gốc cây hôm qua con thỏ đâm đầu vào chết, anh núp trên một cành cây nằm chờ đợi. chờ đợi mãi cho đến chiều chẳng bắt được con thỏ nào nữa. Anh ra về tay không.
      Ngày hôm sau nữa cũng vậy, anh cũng ra gốc cây ấy chờ đợi và cũng ra về tay không, liên tiếp một tuần lễ, ngày nào anh ta cũng đến gốc cây ấy chờ đợi. Một người bạn trong xóm cũng đi săn, thấy anh chờ đợi bên gốc cây ấy liền hỏi.

Người thợ săn mới thuật lại việc mình được thỏ như thế nào và giải thích việc chờ đợi của anh bên gốc cây này. Người bạn của anh nghe xong câu chuyện và nói với anh.
       Anh thật là một người dại khờ, cơ hội không đến với anh nhiều lần đâu, hãy đi làm việc cụ thể hơn là chờ đợi cơ hội ngàn năm một thủa ấy.
     Nghe xong người thợ săn tỉnh ngộ và đi làm việc.

Thứ ba 29/10/2019 - Tuần 30 TN
Lời Chúa: Lc 13,18-21

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó”. Người lại phán rằng: “Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men”.

Khi so sánh thực tại Nước Trời với hạt cải nhỏ bé mọc thành cây lớn và nắm men làm dậy cả khối bột, Chúa Giêsu hướng con người đến một đặc tính của Nước Trời, đó là khởi sự trong âm thầm, bé nhỏ và khiêm tốn, nhưng phát triển mạnh mẽ, lan rộng và có sức biến đổi kì lạ, đưa đến kết quả mà con người không bao giờ nghĩ tới. Kết quả ấy không phải ngày một ngày hai có thể thấy được, nhưng do tình thương và sự can thiệp diệu kì của bàn tay Thiên Chúa. Đó cũng là điều được chính Thánh Phaolô cảm nghiệm và xác tín trong thư thứ nhất gửi cho dân thành Côrintô: “Tôi trồng, Apôllô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên”. Đây cũng là hình ảnh Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội trải qua bao thăng trầm thử thách, bao sóng gió biển đời, nhưng vẫn đứng vững và lớn lên từng ngày vì Giáo Hội có Đức Kitô, Đấng thiết lập và ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế.

Giữa cuộc sống thường nhật, rất cần những hạt cải niềm tin, hạt cải bác ái và hạt cải hy vọng gieo vãi vào trong cuộc đời. Cần lắm những nắm men tình yêu, cho đi, tha thứ lan tỏa vào trong tâm hồn mỗi con người, để nước Chúa ngày một hiển trị, ý Chúa ngày một thể hiện trong thế giới hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con luôn biết lắng nghe, thấm nhuần tinh thần Tin Mừng và sống Lời Chúa dạy, đồng thời ý thức sứ mạng Ngôn sứ, Tiên tri và Vương đế của mình khi nhận lãnh Bí tích Rửa Tội, để không ngừng dấn bước đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người bằng chính cuộc sống chứng nhân của mình. Amen.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Từ đời đời, Chúa đã chọn tôi


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 6,12-19

Silouanne là một đan sĩ già đáng kính, sống đơn sơ thánh thiện. Suốt nhiều năm thầy coi sóc cơ xưởng cho tu viện. Trong xưởng có một số thanh niên nghèo từ miền quê lên làm việc để kiếm tiền giúp gia đình. Một hôm các tu sĩ hỏi Ngài: “Thưa thầy, làm sao thầy có thể bảo bọn thợ kia làm việc chăm chỉ đến thế mà không cần canh chừng họ, trong khi chúng con không rời mắt khỏi họ, mà họ vẫn lừa được chúng con?”. Thầy trả lời: “Tôi cũng không rõ, chỉ biết rằng mỗi sáng tôi đến xưởng và luôn cầu nguyện cho họ, tôi đến với họ bằng quả tim yêu thương. Khi bước vào xưởng, tôi phân công cho họ rồi ra về với quyết định sẽ cầu nguyện cho họ trong suốt cả ngày”.

Thứ hai 29/10/2019 - Tuần 30 TN
Thánh Simon và Giuđa tông đồ
Lời Chúa : Lc 6, 12-19

12 Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.13 Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.14 Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô,15 Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích,16 Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.17 Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn 18 đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành.19 Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

Nhìn vào lý lịch của các Tông Đồ, chúng ta thấy không có gì là đặc biệt, vài người rất tầm thường. Nhưng chính cái tầm thường, đơn giản và mộc mạc ấy, mà Chúa đã chọn các ông làm Tông Đồ. Chúa sai các ông đi và thực hiện những sứ vụ rao giảng Nước Trời cho trần gian. Nhìn ơn gọi các Tông đồ, chúng ta thấy tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người vô cùng lớn lao. Người đã gọi chúng ta là con ngay khi chúng ta còn là tội nhân.

Lạy Chúa Giêsu, con là người giáo dân sống giữa đời, được Chúa kêu gọi làm môn đệ Chúa. Giữa một thế giới hơn sáu tỷ người, Chúa đã tách riêng con để con thuộc về Chúa. Trong một thế giới quay cuồng phức tạp, người theo đạo này, kẻ theo giáo phái nọ, người chọn lý tưởng này, kẻ theo thần tượng khác. Phần con, con được làm môn đệ Chúa. Dù con không được ơn gọi và ân sủng như các tông đồ, nhưng được làm môn đệ Chúa, đó thực sự là niềm hãnh diện và hạnh phúc của con. Được theo Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, đó thật sự là đặc ân cho con, đặc ân mà bao nhiêu anh chị em chung quanh không được.

Con xin dâng lời tạ ơn Chúa, và Chúa đã yêu thương con. Con là Ki-tô hữu, không phải chỉ vì cha mẹ đã đưa con đến nhà thờ chịu rửa tội, không phải vì một sự kiện đã rồi, không phải vì áp lực xã hội, không phải vì cha truyền con nối, không phải vì tập quán, nhưng đích thực vì Chúa đã để ý tới con, tuyển chọn và mời gọi con. Là môn đệ Chúa, con sẽ lắng nghe Lời Chúa và trung thành bước theo Chúa. Amen.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Thay đổi đời sống nhờ Lời Chúa


Kết quả hình ảnh cho Suy niệm tin mừng Lc 18,9-14"


Benoni của hiện tại là một cậu bé khoẻ mạnh, vui vẻ và có rất nhiều bạn bè. Cậu bé luôn mơ về việc được chơi cho đội bóng Barcelona vào một ngày nào đó và cũng rất thích câu chuyện về người Samari vì nó đã giúp thay đổi đời sống cậu.

Nhưng không phải lúc nào Benoni cũng thân thiện. Trước khi tham gia chương trình này, cậu bé luôn cảm thấy rất khó khăn để tha thứ. Có lẽ đó là một phần “di sản” mà cuộc chiến đã để lại trong lòng người dân Congo, cậu bé là một trong số rất nhiều em nhỏ lớn lên trong sự hận thù và sẵn sàng im lặng căm ghét ai đó nếu lỡ làm mình phật lòng.
     Mẹ của Benoni dường như bất lực trước tình cảnh của con trai.
    “Thằng bé không thể nào tha thứ cho ai”, bà nói.
    “Nếu ai đó có vấn đề với nó, nó sẽ không tha thứ. Chúng tôi rất ngạc nhiên, vì cha nó là mục sư, nó đến nhà thờ và nghe Lời Chúa. Ở nhà chúng tôi cũng cố nói chuyện với nó, chúng tôi cố chia sẻ Lời Chúa với nó nhưng chẳng có gì thay đổi được thái độ của nó. Điều duy nhất đã có tác dụng đó là câu chuyện về người Samari nhân lành”.

Sức mạnh của câu chuyện về người đàn ông đi ra giúp đỡ một người thuộc nền văn hoá khác và việc sẵn lòng giúp đỡ người đang trong khó khăn đã giúp tấm lòng Benoni được giải thoát.
      Cha mẹ cậu bé đã làm hết sức và không ngừng kêu cầu Chúa giúp thay đổi tấm lòng của con trai mình và chương trình Good Samaritan đã được Chúa đem đến rất đúng lúc. Dành thời gian học Kinh Thánh và đi ra hành động thiết thực, Benoni giờ đã có thể học cách yêu thương ngoài cả sự mong đợi của rất nhiều người.
      Thái độ của cậu bé đã thay đổi và sức khoẻ cũng cải thiện nhiều.
     “Trước kia, khi bạn có vấn đề với nó, nó sẽ không tha thứ và đôi khi nó chẳng thèm ăn gì vài ngày liền”, bà nói. “Giờ nó đã có thể tha thứ cho cha mẹ nó, anh chị em nó và thậm chí cả những người xung quanh”.
    “Trước kia nó đầy căm ghét nhưng giờ đây nó đã vui vẻ với người khác, nó đã có thể hoà đồng với mọi người và cũng rất hạnh phúc vì điều đó”, mẹ Benoni chia sẻ về sự thay đổi của con trai.

Chúa nhật 27/10/2019 - Tuần 30 TN
Lời Chúa : Lc 18, 9-14

(9) Ðức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: (10) "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. (11) Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. (12) Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". (13) Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi". (14) Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".

Không chỉ so sánh công trạng của mình với người khác, nhưng anh Pharisêu còn tỏ vẻ khinh miệt người thu thuế kia, và cứ như anh đã nói, thì có thể thấy anh coi nhưng người khác là những người tội lỗi và phạm những cái tội mà anh không hề phạm, chứng tỏ anh tốt hơn họ rất nhiều, anh thầm muốn nói điều đó qua lời cầu của mình.

Trong khi đó, người thu thuế nhận ra tình trạng khốn khổ tội nghiệp tội lỗi bất xứng của mình, anh không dám ngửa mắt lên trời, mà chỉ đấm ngực cầu nguyện với lòng sám hối chân thành: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Anh không dám kể lể gì, vì anh thấy mình chẳng có công trạng gì, anh đã nhìn thấy sự thiếu sót khiếm khuyết và tội lỗi của mình, anh biết rằng vì nghề nghiệp, vì cuộc sống mà anh đã phải làm một cái nghề bị xã hội đương thời kết án là ô uế tội lỗi, vì anh đã thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người và vì sự cuốn hút của đồng tiền khiến anh cũng không thể cầm lòng được. Chính vì ý thức và nhìn thấy thực trạng con người của mình trước mặt Chúa và trước mặt mọi người, nên anh chỉ còn biết kêu xin lòng thương xót và sư tha thứ của Thiên Chúa.

Về phía Thiên Chúa, Ngài chỉ chờ đợi có như thế Ngài chỉ mong muốn không phải là những thành tích dài dòng, không phải là những báo cáo tổng kết, mà là một “tấm lòng tan nát khiêm cung”, tan nát vì hối hận, vì thấy rằng mình đã làm tổn thương đến tình yêu của Thiên Chúa là Cha, khiêm cung vì nhìn thấy mình hoàn toàn bất xứng đáng bị trừng phạt hơn là được khoan dung, khiêm cung để nhìn thấy được tình yêu và lòng quảng đại tha thứ của Chúa. Thiên Chúa muốn và chờ đợi thái độ như thế, và vì thế, câu chuyện cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố: Người thu thuế khi trở về thì được tha thứ và nên công chính, còn người biệt phái thì không.

Lạy Chúa Giê su, chúng con chưa sám hối, chưa thay đổi là vì chúng con cũng giống người biệt phái kia chăng? Chúng con không nhìn thấy tội lỗi của mình mà chỉ nhìn thấy những thành tích, có khi chúng con cũng kể lể với Chúa rằng: tôi vẫn đi nhà thờ vẫn đi lễ, vẫn đọc kinh, vẫn đóng góp dâng cúng chỗ này chỗ khác, nên không thấy được khuyết điểm của mình, chúng con ngủ mê trong một vài thói quen đạo đức vô hồn, hình thức bên ngoài mà không có chiều sâu và không có tâm tình yêu mến, hoặc chúng con đến với Chúa không phải với thái độ của người con, của người cần sự tha thứ, cẩn được yêu thương đổi mới, nên chúng con không được tha thứ và chưa được đổi mới.

Xin Chúa giúp cho mỗi người chúng con biết đến với Chúa bằng một thái độ khiêm tốn, nhìn ra tình trạng tội lỗi và những bất ổn trong đời sống bản thân và gia đình để khiêm nhường xin Chúa thứ tha và xin Chúa giúp chúng ta cũng cố, điều chính lại nếp sống của bản thân và gia đình nên tốt hơn, đạo đức hơn và hạnh phúc hơn. Amen

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Sống là để phục vụ


Kết quả hình ảnh cho vừa bán vé số vừa "thổi lửa nấu cơm"

Kiên Giang: Vừa bán vé số vừa 'thổi lửa' nấu cơm cho người dân chạy lũ

Bà Cúc hành nghề bán vé số rất vất vả nhưng khi hay tin bếp ăn từ thiện của Hội Chữ thập đỏ thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) nấu cơm phục vụ cho bà con chạy lũ, bà Cúc lập tức đến phụ nhặt rau, nấu cơm... Xong việc bà lại tiếp tục đi bán vé số mưu sinh.
       Trận lũ lịch sử vừa xảy ra tại huyện đảo Phú Quốc (từ ngày 2-10/8) đã làm ngập hơn 8.000 căn nhà, thiệt hại tài sản, hoa màu… lên đến 107 tỷ đồng. Đáng nói, hàng trăm hộ dân bị lũ lụt tấn công rơi vào cảnh có nhà mà không thể ở, phải tátúc ở hành lang nhà hàng xóm, trường học, trụ sở khu phố… Cuộc sống quay cuồng đảo lộn vì lũ.
      Nhiều trường hợp từ đất liền ra đảo thuê nhà trọ đi làm công nhân, buôn gánh bán bưng, chật vật lo cho cuộc sống từng ngày. Bỗng dừng thiên tai giáng xuống khiến cuộc sống chất chồng khó khăn; Cái ăn, nước uống hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm. Và một trong những địa chỉ phục vụ hàng ngàn suất cơm cho bà con vùng lũ là bếp ăn từ thiện của Hội Chữ thập đỏ thị trấn Dương Đông đặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc. Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại đây vào hai buổi sáng, chiều có hàng chục tình viện viên đến chung tay "thổi lửa" lo cơm cháo cho bệnh nhân ở bệnh viện và bà con vùng lũ.

Các tình viện viên phục vụ tại bếp ăn, đủ mọi thành phần, lứa tuổi nhưng đáng chú ý nhất là bà Trần Thị Cúc (62 tuổi) – quê ở An Giang. Bà Cúc ra Phú Quốc ở trọ đi bán vé số mưu sinh được mấy tháng qua, cuộc sống mưu sinh rất chật vật, nhưng vẫn dành thời gian đến bếp ăn hỗ trợ. Khi kết thúc các phần việc, bà lại "xuống đường" đi bán vé số.Vừa nhặt rau bà Cúc vừa chia sẻ: "Mình tranh thủ thức sớm một chút, đến đây làm được việc gì được thì làm. Tôi rất vui vì đóng góp được một chút công sức lo chuyện cơm nước cho bà con chạy lũ. Chứ thân già đi bán vé số như tôi có chi mà đóng góp, hỗ trợ cho người khác".
           Bà Cúc cặm cụi nhặt rau, sắp vé số còn dày cộm nhưng bà chẳng màng tới. Nhiều mạnh thường quân khi đến ủng hộ gạo, mì… cho bếp ăn biết chuyện đã đến mua ủng hộ bà Cúc vài tờ vé số. Một vị khách hỏi: "Bà lo làm không đi bán vé số, chiều bị ế rồi làm sao?". Bà Cúc cười cho biết, nếu ế thì mang đến đại lí đổi lại, bà nhận ít tiền một chút không sao. Nhưng bà Cúc cho biết, có lẽ vì trời thương nên bà chưa hôm nào bị ế.
        Trong số tình nguyện viên đang phục vụ tại bếp ăn còn có hai tình nguyện viên nhí là cháu Phạm Thái Hòa – học sinh lớp 3 trường tiểu học thị trấn Dương Đông 4 và cháu Lý Hồ Mỹ Anh – lớp 2 trường tiểu học Dương Đông 1. Nhiều ngày qua, hai cháu theo người thân đến bếp ăn này phục vụ như bao nhiêu tình nguyện viên khác.
       Cháu Hòa chia sẻ, vì trời mưa nên cháu chưa tựu trường được, bởi thế cháu theo mẹ đến đây phụ việc. Cháu làm được nhiều việc như bới cơm, lột hột vịt, lặt rau.... Công việc không vất vả gì, cháu Hòa thấy rất vui.
       Ông Đặng Ngọc Hòa – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Dương Đông, cho biết: "Từ khi Phú Quốc ngập lụt, mỗi ngày bếp ăn làm thêm 1.500 suất cơm hỗ trợ bà con chạy lũ. Rất vui vì tinh thần "lá lành đùm lá rách" của cộng đồng dân cư Phú Quốc và người dân khắp nơi cùng chung một tấm lòng lo cho người dân đang gặp khó khăn. Người có điều kiện thì hỗ trợ gạo, thịt, cá… Nhiều anh chị em bạn trẻ khác thì xắn tay áo vào bếp, lo cơm nước, trong đó có bà Cúc và mấy cháu nhỏ học sinh là những tình nguyện viên khiến người dân cảm phục".
     Khi cơm thịt chín, các tình nguyện viên đến nhận cơm, mang tới cho các hộ dân đang còn ở sâu trong đồng lũ. Bà Cúc cũng nhận một suất cơm rồi lật đật đội nón, khoác áo đi vội ra đường, bán sắp vé số còn dày cộm. Lúc này, trời lại đổ mưa lâm râm...

Thứ bảy 26/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa : Lc 13,1-9

Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng.Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”

Suy niệm :
Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người hãy tự nhìn lại mình và hoán cải thay vì bình luận tai ương rủi ro xảy đến cho người khác. Đức Giêsu lưu ý những người đang đối thoại với Ngài rằng hai thảm kịch đã xảy là lời cảnh báo cho chính họ: cần phải sám hối khi thời gian còn cho phép. Dụ ngôn cây vả không bạo tàn như các sự kiện vừa nêu, nhưng không phải vì thế mà người ta có thể trì hoãn, không chịu hoán cải. Người ta thường mau mắn tỉnh ngộ trước những biến cố gây kinh hoàng nhưng hay trì hoãn khi cuộc sống cứ trôi đi êm ả bình an dẫu biết rằng thời gian đi không trở lại; cuộc sống có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. 
       Qua các biến cố trong cuộc đời, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi con người hoán cải và trở về với Người. Thế nhưng, con người thường phớt lờ sứ điệp yêu thương ấy. Dẫu thế, giữa cuộc đời nổi trôi của ta, tiếng Chúa vẫn khẽ vang vọng, mời gọi và thôi thúc tự trong lòng ta. Tiếng gọi ấy nói lên lòng thương xót và nhẫn nại bao la của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng không ngừng chuyển cầu cho ta trước nhan Thiên Chúa và quan phòng dẫn dắt ta như hình ảnh người làm vườn kiên nhẫn chăm bón cho cây vả không sinh trái. Ước mong trái tim chúng ta biết thổn thức để mau chóng nhìn lại bản thân, chân nhận những khuyết điểm và quyết tâm sửa đổi để được “ở lại trong tình thương của Chúa” (x. Ga 15, 9) – Đấng giàu lòng xót thương.

Lạy Chúa Giê su, chúng con cứ luôn phạm tội còn Chúa thì cứ mãi chờ đợi chúng con hoán cải và trở về. Chúa săn sóc chúng con thật nhiều, thế mà chúng con lại không cộng tác tích cực với ân ban của Chúa. Xin Chúa thương tha thứ cho sự vô ơn và cứng lòng của chúng con. Xin giúp chúng con thành tâm hoán cải và can đảm làm mới lại đời sống mình vì tin tưởng vào tình yêu bao dung của Chúa và ước muốn chia sẻ tình yêu đó cho anh chị em mình. Amen.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Qua dấu chỉ nhận ra phải làm gì...





Vị tỷ phú bắt gặp đứa trẻ đang cầm lá nghịch kiến, tò mò hỏi một tiếng, ông ta nhận ra bài học nhớ đời từ câu trả lời ngây ngô

Nếu lúc đầu còn cười nhạo trẻ con ngô nghê thì chỉ sau vài phút suy ngẫm, vị tỷ phú đã nhận ra: "Ấy thế mà mình còn không khôn ngoan bằng một đứa trẻ."

Một vị tỷ phú quanh năm bận rộn đã quyết tâm dành ra một ngày rảnh rỗi để về quê hương thăm người thân. Trên con đường làng, ông tình cờ bắt gặp một cậu bé đang ngồi bệt giữa đường, tay cầm một cọng cỏ miệt mài vẽ gì đó dưới đất.
       Thấy hết sức tò mò, vị tỷ phú lại gần cậu bé và hỏi chuyện: "Cậu bé, cháu đang làm gì vậy?".
       Nghe tiếng ông ta, cậu bé trả lời mà không buồn ngẩng đầu lên: "Cháu đang dẫn đường cho đàn kiến".Vị tỷ phú bật cười và tự nhủ: "Có con kiến nào phải cần cháu dẫn đường để đi cơ chứ?".
      Tuy nhiên, cậu bé vẫn hết sức nghiêm túc kể rằng: "Ông thấy không, chú kiến này đang bị lạc đàn, hoảng hốt đi tìm bạn đồng hành của mình mãi mà không thấy. Cháu phải giúp nó tìm đường về tổ của mình cho đỡ cô đơn một mình, rồi nhỡ người ta giẫm chết thì sao".
     Nói rồi, cậu bé tiếp tục dùng nhánh cỏ trong tay để đẩy con kiến đi về phía trước. Dưới sự thúc đẩy từng chút một, cuối cùng, chú kiến đã tìm được phương hướng chính xác của cả đàn. Ngay khi gặp lại các bạn đồng hành, con kiến lập tức vui mừng tới chạm râu với những chú kiến còn lại rồi đi theo đoàn về tổ một cách an toàn.
       Chứng kiến hành động của cậu bé, vị tỷ phú hết sức cảm động và nhận ra người tốt việc tốt có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như cứu giúp một chú kiến bị lạc đàn đang cô đơn, hoảng loạn. Điều ý nghĩa hơn cả đó chính là sự kiên trì dẫn dắt từng chút một của cậu bé thay vì đẩy thẳng chú kiến về tổ.
        Còn với cương vị là ông chủ lớn của một chuỗi siêu thị khổng lồ tại thành phố, vị tỷ phú thể hiện lòng tốt của mình bằng cách hào phóng giúp đỡ người nghèo và thường xuyên tạo điều kiện để những người khác có cơ hội phát triển hơn.Một ngày nọ, khi vị tỷ phú vừa đến trước cửa công ty thì ông bất ngờ bị một người phụ nữ ngăn lại. Cô dắt theo một đứa trẻ khoảng 7-8 tuổi, cả hai vừa khóc lóc vừa kể rằng: "Chồng tôi đang ốm nặng, tôi lại thất nghiệp ở nhà, cuộc sống của hai mẹ con vô cùng khó khăn gian khổ, cầu mong ông hãy rủ lòng từ bi thương xót mà giúp đỡ chúng tôi một chút."
      Vị tỷ phú chân thành lắng nghe và tràn đầy cảm thông đối với hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con họ. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra trong quá khứ, ông có thể lập tức rút ra một số tiền mặt rất lớn để hỗ trợ họ vượt qua những ngày khó khăn trước mắt. Nhưng hôm nay, thay vì làm như vậy, ông lại ân cần hỏi người phụ nữ rằng:
"Trước đây cô đã làm công việc gì?".
Người phụ nữ trả lời trong nước mắt: "Tôi từng làm tài chính".
        Vị tỷ phú nghe vậy, mắt sáng lên và nói: "Tôi có thể lập tức sắp xếp nhân sự tới kiểm tra năng lực của cô, nếu không có vấn đề gì, cô sẽ được làm việc trong bộ phận tài chính của siêu thị này." Nói đoạn, ông cười và tiếp: "Và cô có thể ứng trước ba tháng tiền lương".
       Không ai ngờ được, lòng tốt ấy của vị tỷ phú đã giúp ông có được một chuyên gia tài chính với khả năng kinh doanh cực kỳ khôn khéo, luôn có tư tưởng phải đổi mới và sáng tạo không ngừng, nâng cao doanh thu của hệ thống siêu thị lên đáng kể.

Trong buổi tiệc Giáng sinh, người phụ nữ ngày nào tới trước mặt vị tỷ phú, vừa khóc vừa cười cảm ơn ông đã cho mình một hướng đi trong cảnh đường cùng ấy.Vị tỷ phú mỉm cười và nói: "Người cô cần cảm ơn là chính mình thì có. Hãy biết ơn tài năng và sự chăm chỉ của cô".
      Có thể thấy rằng, nếu lúc đó ông cho người phụ nữ một số tiền mặt thì sẽ giúp họ giải quyết được những vấn đề cấp bách trong thời điểm đó, nhưng sau đó, họ có thể sinh ra tư tưởng lười biếng, muốn phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Sự thay đổi trong cách giúp đỡ của ông đã gián tiếp thay đổi cả cuộc đời của gia đình nghèo khổ năm xưa. Đó không chỉ thể hiện sức mạnh nhân cách, phẩm giá của một người đàn ông mà còn là minh chứng của một trí tuệ và tầm nhìn rộng lớn, là nhân tố không thể thiếu cho mỗi nhân tài kinh doanh.
      Có thể thấy rằng, dẫn đường cho một chú kiến là chuyện nhỏ, nhưng dẫn đường cho niềm tin và lý tưởng của một con người lại là việc lớn.

Thứ sáu 25/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa: Lc 12,54-59

(54) Ðức Giêsu cũng nói với đám đông rằng: "Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. (55) Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. (56) Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét? (57) "Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải? (58) Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy có gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. (59) Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng".

Chúa Giê-su trách những người Do-thái giỏi đoán biết về hiện tượng thiên nhiên, để phòng tránh hay đón mùa, nhưng lại không nhận ra những lời nói và việc Chúa Giê-su làm để đón nhận đó chính là dấu chỉ của Đấng Messia, và để canh tân đời sống.
        Giáo Lý Công giáo dạy rằng chúng ta có thể biết có Thiên Chúa hiện hữu khi nhìn ngắm trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ. Thật vậy, thiên nhiên chính là lời mạc khải về sự hiện hữu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn đang nói với chúng ta qua các dấu chỉ thời đại, từ hiện tượng thiên nhiên đến các biến cố trong cuộc đời. Người vẫn hằng tha thiết kêu mời chúng ta hãy nhận ra sứ điệp của Chúa để canh tân đời sống và trở về hoà giải với Chúa và anh em.
       Hãy giải quyết với nhau khi còn dọc đường, đừng để khi đến toà rồi thì đã muộn. Cùng trong một ý tưởng trên, Chúa Giê-su nhắn nhủ chúng ta, bao lâu chúng ta còn thời giờ (trong thời đại chúng ta đang sống), hãy lo giao hoà với Chúa, với anh em và lo canh tân đời sống, đừng để khi phải ra trước toà chung thẩm, chúng ta không còn cơ hội để sửa sai nữa, và chúng ta sẽ phải đền trả nơi luyện tội cho tới khi đủ số đủ ngày (đồng kẽm cuối cùng).

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết tỉnh thức trước những dấu chỉ của thời đại, nhận ra Chúa hiện diện trong mọi biến cố của cuộc sống và trong tha nhân ; xin cũng giúp chúng con biết giao hòa với Chúa và anh em, để trong ngày chung thẩm, chúng con được Chúa ân thưởng hạnh phúc muôn đời. Amen

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Lửa phải được cháy lên...


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 12,49-53

Cứ mỗi mùa Olympic, ngọn đuốc Olympic lại được thắp lên từ quê hương của nó là Olympia và được rước xuyên qua nhiều đất nước, nhiều thành phố, để cuối cùng đến với nước chủ nhà đăng cai. Suốt mấy tháng trời đi qua hàng chục ngàn cây số, ngọn đuốc luôn được giữ cháy sáng liên tục. Đặc biệt, tại lễ khai mạc của chính Đại Hội Olympic, ngọn đuốc được rước lên chỗ trang trọng nhất của sân vận động trung tâm, được làm cho cháy bùng lên và được tiếp tục giữ cháy sáng như thế nhiều tuần lễ, cho đến khi bế mạc. Hình ảnh đó thật đẹp giúp ta hình dung ngọn lửa mà Thầy Giê-su đã đem đến, ném vào mặt đất. Và nhất là, hình ảnh ấy giúp ta đồng cảm với nỗi khát khao cháy bỏng của Thầy Giê-su: “Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên”.

 Ngọn lửa mang tên Giê-su là lửa yêu thương, lửa hoà bình. Thế nhưng, cuộc sống này còn quá nhiều ghét ghen, đố kỵ. Người ta vẫn còn tranh chấp, loại trừ nhau – đôi khi ngay trong một cộng đoàn, một gia đình. Hôm nay, Thầy Giê-su vẫn cháy bỏng nỗi khát khao “phải chi lửa ấy đã bùng lên” trong Giáo Hội và trong thế giới này.

Thứ năm 24/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa : Lc 12,49-53

(49) Thầy đã đến ném Lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi Lửa ấy đã bùng lên ! (50) Thầy còn một phép Rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !”. (51) Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao ? Thầy bảo anh em biết : Không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. (52) Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau : ba chống lại hai, hai chống lại ba. (53) Họ sẽ chia rẽ nhau : cha chống lại con trai, con trai chống lại cha ; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng”.

Trong thực tế cuộc sống, những người chọn sống những giá trị Tin mừng của Chúa thường sẽ bị những người xung quanh, thậm chí những người thân thuộc trong gia đình không hài lòng, không thích bởi vì lối sống của họ có cái gì đó cao quý, vượt xa nhưng giá trị trần gian mà những người bình thường không thể hiểu nổi. Gương của các thánh tử đạo Việt Nam là một bằng chứng cụ thể: Dù đầu có thể rơi, máu có thể chảy, dù có thể phải dứt bỏ những quyến luyến tình cảm gia đình, nhưng các ngài dứt khoát không phản bội lại với Tin mừng các ngài đã đón nhận.

Lắng nghe Lời Chúa hôm nay, bạn và tôi được nhắc nhớ rằng trong mọi hoàn cảnh, hãy biết chọn Chúa trên hết. Có Chúa chúng ta sẽ có tất cả. Ngay kể cả những tình cảm gia đình quý giá tưởng rằng sẽ mất vì ta chọn Chúa, nhưng cuối cùng ta cũng tìm lại được hết thảy mọi sự ở nơi Chúa. Chẳng hạn, chắc chắn con cháu của các thánh tử đạo ngày nay sẽ không phải hổ thẹn vì cha ông mình ngày xưa đã dứt bỏ những quyến luyến gia đình để trung kiên với Chúa! Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn biết lấy Chúa làm căn nguyên và cùng đích mọi sự.

Lạy Chúa từ nhân, xin cho con hiểu: tin theo Chúa là dấn bước trên con đường khổ giá, là đấu tranh cam go với chính mình, không phải vì để tuân giữ một nền luân lý khắt khe, nhưng là vì Tin Mừng buộc con phải cúi mình khiêm hạ xưng thú sự yếu hèn tội lỗi, điều làm con cảm thấy hãi hùng kinh tởm. Chỉ khi nào ngọn lửa Thần Khí của Thiên Chúa từ nhân bùng lên trong con, con mới làm được điều đó; cũng như chỉ khi nào con chịu phép rửa của thập giá, lúc đó ơn cứu rỗi mới phát huy được tất cả sức mạnh nơi con. Xin cho con quyết tâm lao vào cuộc chiến này không chút ngơi nghỉ, nhất là đôi khi phải chấp nhận cả những nỗi cô đơn, hay bị người đời hiểu lầm, đàm tiếu. A-men.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Nhận ra giới hạn


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 12,39-48


Muối Bé và Muối To

Hạt Muối Bé nói với hạt Muối To: “Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương”. Muối To trố mắt: “Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế! Em muốn thì em cứ làm, chị không điên!”
     Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, diêm dân gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đội lên đầu, hay bê bên lưng rồi đóng vào bao sạch đẹp… Lần đầu tiên Muối To thấy mình bị xúc phạm!

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho nó vào nồi cám heo. Phải hóa thân phục vụ cho lũ heo dơ bẩn này ư? Thật xấu hổ! Lòng kiêu hãnh không cho phép nó “tế thân” cho lũ heo hạ tiện. Nó thu mình co cứng hơn, mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó.
     Khi rửa máng heo, người ta phát hiện ra nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường lộ. Người người qua lại đạp lên nó.
      Trời đổ mưa, Muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại Muối To thì mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị Muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”
       Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hư, hư… còn em sống thế nào?”
     “Tuyệt lắm chị ơi!” – Muối Bé hí hửng – “Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”.

Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi! Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!

Thứ tư 23/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa : Lc 12, 39 - 48

(39) Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: "Thật, nhóm Pharisêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. (40) Ðồ ngốc! Ðấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao? (41) Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người. (42) Khốn cho các người, hỡi các người Pharisêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Phải làm các điều này mà không được bỏ qua các điều kia. (43) Khốn cho các người, hỡi các người Pharisêu ! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng. (44) Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay".(45) Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: "Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!" (46) Ðức Giêsu nói: "Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.(47) "Khốn cho các người ! Các người xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy! (48) Như vậy, các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng.


Đời sống chúng ta, những Kitô hữu, là một cuộc hành trình đức tin, chúng ta luôn bảo vệ ơn nghĩa cùng Chúa, biết dùng ơn Chúa mà sống tốt lành như người quản gia trung tín và khôn ngoan, luôn khao khát và chăm chú vào việc đón tiếp Chúa sắp đến cách trung thành kiên nhẫn, chờ đợi trong tư thế tỉnh thức không thiếp ngủ trong đam mê xác thịt, luôn bảo vệ phần rỗi linh hồn mình cho tới khi Chúa đến. Việc tỉnh thức sẵn sàng cần thiết cho mọi người, nhưng với những người có trách nhiệm phải trả lẽ trước mặt Chúa về phần rỗi của người khác, thì tư cách sẳn sàng và tỉnh thức là biết chu đáo bổn phận được trao phó cách trung thành và khôn ngoan nữa. Nguyên nhân chúng ta xao lãng việc lo cho phần rỗi của mình, là quên giờ chết của mình sắp đến, nghĩ còn lâu chủ mới về, nên liều mình trong thói hư tật xấu, khiến cho giờ chết đến bất ngờ không kịp chuẩn bị. Chúng ta còn cần tìm biết ý Chúa và thi hành, chứ đừng nói mà không làm, biết ý Chúa để truyền đạt cho những người chúng ta có trách nhiệm về phần rỗi của họ, chứ không như một con chó câm. Chúng ta, những Kitô hữu, là những người quản lý ơn Chúa, phải dùng mà làm sáng danh Chúa, lo cho phần rỗi mình và anh em đồng loại, không được phung phí, hay dùng theo sự ích kỷ của mình, không theo ý Chúa. Phải biết yêu Chúa và làm mọi sự như một người quản lý trung thành và khôn ngoan, để yêu thương mọi người.


Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cứu chuộc chúng con bằng cuộc tử nạn Phục sinh và lên trời, và Chúa sẽ trở lại để đem chúng con vào hưởng hạnh phúc thiên đàng với Chúa. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con, cho chúng con luôn sống theo lời Chúa theo ý Chúa nhờ Chúa Thánh Thần dạy bảo dẫn dắt, để chúng con được vào thiên đàng trong ngày Chúa đến.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Ngủ cách tỉnh thức để CHỜ..


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 12,35-38

Ngày Mai Không Bao Giờ Đến

Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên Viên Thủ Trung, tu hành đắc đạo, nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 5 tấc, có một cái nắp. Khách đến chơi trông thấy cười nhạo nói rằng:
- Ngài chế ra cái này dùng để làm gì?
- Nguời ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thật lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết phú quí, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì... Mỗi khi có việc không vừa ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên tâm trong tâm hồn ngay.
      Thật là hiếm những con người luôn gẫm suy về cái chết của chính mình, và còn hiếm hơn nữa, những con người xem cái chết như người bạn đồng hành, giúp họ vượt qua những nỗi chán chường trong cuộc sống như nhà sư Viên Thủ Trung trong câu chuyện trên đây. Phần nhiều, người ta bôn ba để kiếm sống, họ lo thu tích cho nhiều của cải, vội vã thụ hưởng những thú vui trần tục, họ sống như thể sẽ không bao giờ phải chết.

Tin Mừng hôm nay nhắc họ hãy “tỉnh thức và sẵn sàng”. Tỉnh thức như người đầy tớ trung tín đợi chủ về, như người khôn ngoan canh chừng tên đạo tặc; sẵn sàng như người quản lý khôn ngoan biết làm theo ý chủ.
Tỉnh thức không phải là không ngủ, mà là ngủ cách tỉnh thức.

Thứ ba 22/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa : Lc 12, 35 - 38

35 "Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. 36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. 37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em : chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. 38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.

Lời Chúa hôm nay đặt mỗi người chúng ta trở lại vào trong bối cảnh của một thế giới mê ngủ và lãng quên Thiên Chúa. Tương quan tình yêu đối với Thiên Chúa dường như vắng bóng, nên tương quan tình yêu đối với người đồng loại cũng mất tăm hơi. Đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa, con người cũng đánh mất niềm tin đối với nhau. Tương quan giữa người với người chất đầy những cạnh tranh, đối kháng, lọc lừa. Trong những bộ y phục sang trọng lộng lẫy, người ta che giấu, lấp liếm sự mục nát, thối rữa của tâm hồn. Như ngọn đèn chiếu sáng giữa bóng đêm chập chùng, Ki-tô hữu phải tỏa sáng trong đồng phục yêu thương và giơ cao ngọn đèn đức tin không lay chuyển vào một Thiên Chúa chân thật và yêu thương, phục vụ cho Thiên Chúa là nguồn sống, nguồn ánh sáng và hạnh phúc vĩnh cửu. Ki-tô hữu được mời gọi luôn thức tỉnh sẵn sàng để làm cho “ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Vâng, Đức Ki-tô đang đánh thức chúng ta – bạn và tôi.
Hãy tỉnh thức để không ngủ yên trên quyền lực, danh vọng!
Hãy tỉnh thức để không mê muội trong của cải vât chất!
Hãy tỉnh thức để không đắm mình trong dục vọng, khoái lạc!
Tỉnh thức để không cuộn mình trong vỏ bọc của cái tôi ích kỷ!
Hãy tỉnh thức! tỉnh thức và tỉnh thức!
Tin mừng hôm này, bạn và tôi được mời gọi luôn ở tư thế sẵn sàng như người tôi tớ luôn “thắt lưng cho gọn, cầm đèn cho sẵn” để khấp khởi vui mừng đợi Chúa đến đưa ta vào bàn tiệc Nước Trời, đưa ta vào miền đất tự do, hạnh phúc trên thiên quốc. Nếu ta chỉ biết ham mê của cải vật chất như người phú hộ và chỉ biết vùi đầu vào những vui thú và đam mê trần tục, thì chẳng có bàn tiệc thiên quốc nào được dọn sẵn cho ta cả!

Lạy Chúa Giê su, xin ban cho con sự thức tỉnh của tình yêu!
Để con luôn nhạy bén trước những tín hiệu của Chúa trong cuộc sống;
Để con sẵn sàng phục vụ Chúa trong anh em con;
Để con trở thành ngọn đèn sáng của Chúa trong một thế giới tăm tối;
Để con nên bạn tâm giao được Chúa yêu thương và chúc lành;
Và nhất là chúng con sẽ chung tay xây đắp nước Chúa ở trần gian. Amen.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Đừng vơ vét của cải trên đất, hãy tích trữ của cải trên trời


Kết quả hình ảnh cho làm giàu

Ngày xưa, người giàu tích trữ vàng bạc, châu báu, nhà cửa. Ngày nay, người ta còn tích trữ đô-la Mỹ, ơ-rô, cổ phiếu v.v. Thay vì cất giữ tiền bạc trong túi, trong kho, người ta bỏ tiền vào tài khoản ngân hàng, và tài sản giờ đây chỉ đơn thuần là một con số. Dù dưới hình thức nào chăng nữa, khi người ta tích trữ của cải trên trái đất, sớm muộn gì của cải cũng bị hư hoại, trộm cắp rình rập.

Ngày xưa kẻ trộm phải đào ngạch khoét vách để lấy của cải người ta, ngày nay kẻ trộm có thể ngồi trước máy tính điện tử mà “hack” (trộm) lấy tiền tài.

Khi thị trường chứng khoán lao dốc, bao nhiêu người đã mất đi tất cả hoặc một phần lớn tài sản nội trong một ngày? Có người vì thế mà nhảy lầu tự vẫn.

Vậy “tích trữ của cải ở trên trời” bằng cách nào? Chính là như ông bà Tướng Lương vậy. Thánh Kinh viết: “Hãy răn bảo những kẻ giàu ở thế gian này đừng kiêu ngạo và đừng đặt hy vọng vào của cải không chắc chắn, nhưng hãy đặt hy vọng vào Chúa Trời, là Đấng cung cấp dồi dào mọi vật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ phải làm điều lành, phải giàu có trong việc lành, phải rộng rãi và sẵn sàng chia sẻ, tích trữ cho mình kho báu của một nền tảng bền vững cho tương tai, để được nắm chặt sự sống thật” (Ti-mô-thê 6:17 – 19).
Thay cho lời kết, xin được ôn lại bài thơ trong Tây Du Ký:
“Ngày tháng trăm năm tựa bóng câu,
Đời người, bọt nước khác gì đâu.
Sớm còn thắm đỏ đôi gò má.
Chiều đã bạc phơ nửa mái đầu.

Giấc điệp tàn rồi, đời ảo cả.
Cuốc kêu da diết hãy quay đầu,
Xưa nay làm phúc đều tăng thọ,
Ở thiện trời thương, lọ phải cầu”.

Khiêm Từ

Thứ hai 21/10/2019 - Tuần 29 TN
Lời Chúa : Lc 12, 13-21

Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài của tôi.” Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Người nói với họ: “ Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.”Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” Rồi ông ta tự bảo: Mình sẽ làm thế này : phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã! Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đô, ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng người, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.

Của cải vật chất làm cho cuộc sống thêm dồi dào, phong phú, đặc biệt trong xã hội hiện nay. “Có tiền mua tiên cũng được” người ta thường nói thế. Con người được đánh giá qua dáng vẻ bên ngoài: quần áo, giày dép, nón mũ, ngay cả cái kẹp tóc...cũng xài hàng hiệu. Có nhiều người không có, phải đi vay mượn, thậm chí đi trấn lột kẻ khác, để có xe chạy, tiền xài...
       Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có thái độ đúng đắn khi sử dụng của cải. Thánh Luca, ngay câu đầu của bài Tin Mừng, Ngài đã đưa ra một tình huống xử kiện về gia tài : “ Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi ? (c.13) thỉnh cầu của người này khiến chúng ta thấy có điều bất hoà giữa hai anh em, mà nguyên nhân gây bất hoà là của cải. Hồi đó, dân Do Thái thường nhờ các Thầy Rabbi, có địa vị, có uy tín... để phân xử. Trong Cựu Ước, ông Môsê cũng đã từng xử kiện cho dân chúng, vì ông đã được đặt làm người lãnh đạo và xét xử ( Xh 2,14). Trường hợp trên: Người anh thì ham của, muốn “ăn” trọn. Người em chắc yếu thế hoặc sống phung phá gì đó, nên cha mẹ không để phần gia tài.
       Chúa Giêsu biết khi tham lam người ta đánh mất lương tri. Giàu thì muốn giàu thêm. Có tiền lại muốn nhiều tiền hơn : lòng tham vô đáy là thế. Khi tham lam, người ta dễ loại trừ nhau. Đồng tiền làm mờ đôi mắt, làm tối lương tâm. Cho dù đời này ăn mặc sung sướng, vàng bạc đầy nhà, của cải ê hề, thì cũng không chắc sẽ giữ được mạng sống sau khi chết, nếu người đó không biết sử dụng đúng cách. Vì nhiều người đầy của cải, vẫn chết. Có người tự tử trên đống tiền. Nhiều gia đình không hạnh phúc, nhà cửa tan nát, cha mẹ li dị chỉ vì có quá nhiều của cải rồi sinh tật ăn uống, chơi bời.

Lạy Chúa Giê su, ngày nay, trong xã hội, biết bao gia đình phải tan nát vì của cải. Người nghèo sinh trộm cắp, giết hại lẫn nhau bán cả nhân phẩm, bán cả lương tâm. Người giàu thì bóc lột sức lao động, mua gian bán lận hoặc dùng đồng tiền biến người khác thành vật sở hữu của mình. Lạy Chúa, ranh giới vực thẳm giữa giàu nghèo vẫn còn đó. Bên cạnh những thành phố xa hoa, chơi bời vẫn còn có những tấm lưng còng cúi rạp trên bãi rác, đầu đường xó chợ để tìm kiếm miếng ăn. Xin cho chúng con biết san bằng những hố sâu ngăn cách ấy qua những bưổi tương trợ, bác ái giúp nhau “ Lá lành đùm lá rách”, để thế giới thêm vui tươi, hạnh phúc, mọi người đều có cơm ăn áo mặc, như thế chúng con mới là anh em con cùng một Cha trên trời. A men.