Trên khuôn mặt hiện rõ nỗi buồn, ông H.V.T. (SN 1964, ngụ xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) trầm tư giãi bày lòng mình. Ông T. nói, cho đến bây giờ ông hay ngồi suy ngẫm câu nói người xưa "người ta có 10 thì tốt, mình có một vô duyên" quả không sai cô ạ. Nói tới đó, ông T. quay mặt đi chỗ khác để tránh cái nhìn của chúng tôi khi những giọt lệ tràn ra từ khóe mắt.
Câu chuyện cậu con trai mới tròn 20 tuổi đời nhưng đang phải thụ án giam 5 năm trong trại giam đã khiến vợ chồng ông T. đổ bệnh mấy tháng trời. Hàng ngày, ngoài công việc nương rẫy, vợ chồng ông T. chỉ biết bồng đứa cháu gái hai tuổi làm nguồn động viên, an ủi. Cô bé thoạt nhìn lộ rõ sự ngây thơ của trẻ nhưng nhìn kỹ nét mặt lại có một nỗi niềm khó tả. Có lẽ đó là khoảng không vô hình của sự thiếu vắng tình yêu thương của người cha trong trại giam, và khoảng lặng tình cảm của người mẹ bận rộn công việc hớt tóc mỗi ngày sáng sớm đi và tối mịt mới trở về nhà.
Kể lại câu chuyện buồn của gia đình mình, ông T. chần chừ vì ông nói rằng đó là chuyện buồn, chuyện đáng xấu hổ lắm nên ít khi ông chia sẻ cùng ai. Gia đình ông vốn xuất thân gốc ở Huế, nhưng do nhiều năm qua mưa lũ triền miên làm kinh tế nghèo nàn đói kém. Nghĩ đến tương lai đứa con trai duy nhất sẽ khổ giống cha mẹ càng làm vợ chồng ông nhiều đêm thức trắng suy nghĩ bàn tính kế làm ăn. Vậy là cả nhà đã dìu dắt nhau vào Bình Phước ngụ cư mong sao số phận tương lai con cái sẽ thay đổi. Có ai ngờ rằng, ở miền đất mới vợ chồng tôi lại ngậm ngùi nuốt đắng...".
Tháng 5 vừa qua, Đội CSĐTTP và TTXH huyện Hớn Quản đã ra quyết đinh bắt giam cải tạo H.V.C. (SN 1993, đã đổi tên, con trai ông T.) 5 năm tù về hành vi trộm cắp tài sản và nghiện ma túy đá. Câu chuyện cậu quý tử con ông T. bị tù như một bản thông cáo gây bão dư luận trong vùng bàn tán. Nào là cậu ấm này 16 tuổi ăn chơi phá phách, 18 tuổi cưới vợ sinh con và 20 tuổi đi bóc lịch nhà đá... Cứ mỗi lần bước ra khỏi nhà, ông T. lại nghe hàng xóm hỏi thăm tháng này đã đi thăm bố bé L. (con gái C. - PV) chưa càng khiến lòng ông như bị dao cứa thêm vào vết thương vốn lâu nay chưa lành.
Ông T. ngậm ngùi: "Mỗi ngày, ngoài việc nương rẫy cho hết thời gian tôi lại ngồi ở nhà lôi hết những tờ lịch đã bóc những ngày qua ra xem số lượng được bao nhiêu tờ rồi tính ngày còn lại của 5 năm thụ án. Vậy là còn tới 1.633 ngày nữa (gần 4 năm 6 tháng)". Được biết, cả gia đình hàng ngày phải vất vả với mưa gió trên nương rẫy cao su để làm ăn. Với công việc vốn phải thức khuya dậy sớm, khổ cực nên ông T. quyết định thay đổi đời con bằng việc đầu tư thời gian, tiền bạc cho C. học hành mong sao thành tài.
Đáp lại tình yêu thương của cha mẹ, 15 tuổi (đang học dở lớp 9), C. đã thể hiện một tay chơi thứ thiệt, đua đòi và dần bỏ bê học hành rồi nghỉ học mà bố mẹ không hay. Năm 16 tuổi đầu, C. lao vào ăn chơi trác táng, cuồng nhiệt, khi ai nói đến tụ điểm ăn chơi nào trên địa bàn huyện hay thị xã Bình Long, C. đều rành như từng vân lòng bàn tay. Mặc dù khi thấy biểu hiện của con trai có sự buông thả, ông T. hết lời khuyên can, T. chỉ hứa hươu hứa vượn nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đấy.
Nói về đứa con đang giày vò lòng cha mẹ từng ngày, bà M.H.H. chia sẻ: "Thằng C. vốn là một đứa con ngoan hiền từ tấm bé nên việc nó đổ đốn, hư hỏng đã làm vợ chồng tôi thêm âu sầu gấp bội. Mỗi lần đi thăm C. trong trại giam, C. đều nói lời ăn năn hối hận và còn dặn tôi lần sau đưa bé M.L. lên cho con nhìn đỡ nhớ càng khiến tôi thấy mủi lòng, thương nó. Đời người chữ ngờ thật khó học...".
Thứ tư 11/8/2019 - Tuần 27 TN
Lời Chúa : Lc 11, 1-4
Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: "Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ".
Chúng ta cần khám phá kinh Lạy Cha, đây là trường dạy ta cầu nguyện và hãy cầu nguyện kinh Lạy Cha với tâm trí chìm sâu trong chiêm niệm, để mỗi ngày chúng ta được hiểu thêm về mầu nhiệm Thiên Chúa trong cuộc đối thoại Cha con, trong thái độ tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và với con tim rộng mở để tha thứ cho anh chị em và đón nhận mọi người như anh chị em mình trong cùng một đại gia đình của Thiên Chúa. Ðối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, việc đối thoại với Thiên Chúa và gọi Ngài là Cha trong ý nghĩa Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ Người hiểu, thì đó là một việc làm táo bạo và xúc phạm đến uy linh Thiên Chúa. Nếu không có lời Chúa Giêsu dạy để cầu nguyện như vậy, có lẽ con người phàm trần chúng ta không dám cất tiếng gọi Thiên Chúa là Cha như vậy.
Cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha theo ý Chúa Giêsu muốn qua lời kinh Lạy Cha là một việc làm hết sức mới mẻ và đồng thời cũng hết sức đòi hỏi. Thói quen chúng ta đọc kinh Lạy Cha quá thường, làm cho chúng ta mất đi ý thức về sự mới mẻ và về đòi hỏi quan trọng đối với Thiên Chúa cũng như đối với anh chị em. Ðối với Thiên Chúa, mọi đồ đệ cần phải tôn vinh Ngài và vâng phục thánh ý Ngài. Ðối với anh chị em, người đồ đệ Chúa không thể nào tránh né bổn phận tha thứ như Chúa đã tha thứ. Chúng ta hãy ý thức lại để cho sự mới mẻ này đòi hỏi kinh Lạy Cha thấm nhập sâu vào con người chúng ta và hướng dẫn mọi hoạt động lớn nhỏ hàng ngày của người Kitô chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con phủ phục trước tôn nhan Chúa, tha thiết cầu xin Chúa cho chúng con biết cầu nguyện đúng ý Chúa, đẹp lòng Chúa, không hình thức như Biệt Phái, không khoe khoang sự thánh thiện của mình, cũng không lải nhải như dân ngoại để chúng con được Chúa thương nhận lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét