Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Chuẩn bị gì cho ngày cánh chung


Kết quả hình ảnh cho câu chuyện sống tốt đời đẹp đạo

Nhiều khu dân cư của đồng bào Công giáo đã trở thành những điển hình tiên tiến xuất sắc trong phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, xây dựng đời sống văn hoá. Nhiều phong trào được triển khai với nội dung và tên gọi phong phú mô hình hay cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương như: phong trào thi đua xây dựng “Xứ họ đạo tiên tiến” ở Tp. Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam; phong trào thi đua “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” ở Bắc Ninh, Vĩnh Long; phong trào thi đua “Xứ họ đạo và gia đình Công giáo xây dựng nông thôn mới ”, “Đẹp xóm làng, đẹp xứ họ, đẹp nhà cửa, đẹp ruộng đồng”, “Gia đình Công giáo gương mẫu thực thi tân phúc âm hoá gia đình” ở Nam Định; phong trào thi đua xây dựng “Làng văn hoá, khu dân cư xuất sắc”, “Tiếng kẻng học bài cho học sinh, sinh viên” ở Khánh Hoà… Nhiều gia đình Công giáo đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng động trong kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho xã hội, có thể kể đến một số hộ gia đình điển hình như: hộ gia đình bà Anna Nguyễn Thị Liên, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh quy hoạch 3ha để nuôi cá thâm canh thu hoạch được 30 tấn cá các loại, thu lãi khoảng 400 triệu/năm; hộ ông Giuse Phạm Đăng Khuyến, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Hóa (Ninh Bình) tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 500 lao động với mức lương bình quân từ 3-5 triệu đồng/ người/ tháng; hộ ông Đaminh Hoàng Văn Định, Trưởng ban hành giáo, giáo họ Nhật Hà, thuộc giáo xứ Quảng Phúc, xã Đăk Som, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông kết hợp mô hình chăn nuôi với trồng cây cà phê mỗi năm thu lãi khoảng 550 triệu đồng….

Đồng bào Công giáo các địa phương cũng rất tích cực tham gia công tác xã hội. Tại một số xã, phường, thị trấn, đảng viên là người Công giáo được tín nhiệm giữ những chức vụ trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân. Ở khu dân cư, nhiều giáo dân tích cực tham gia các vị trí như trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, Ban công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi. Ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên là người Công giáo được tín nhiệm giữ các cương vị lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương như: tham gia UBMTTQ các cấp, là đại biểu HĐND các cấp… và dù ở cương vị nào, người Công giáo đều có ý thức, trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong các dịp bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nhiều linh mục đã điều chỉnh giờ lễ để tạo điều kiện cho tín đồ tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đầy đủ, đạt kết quả tốt. Các vị linh mục, tu sĩ và giáo dân tích cực tham gia tìm hiều, góp ý vào một số dự thảo luật trong quá trình xin ý kiến đóng góp của người dân.

Công tác từ thiện bác ái luôn là điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo, thu hút được đông đảo cá nhân, tập thể tham gia, chăm sóc, giúp đỡ gia đình khó khăn, trẻ em khuyết tật, mồ côi, cơ nhỡ, những vùng thiên tai bão lũ. Có thể kế đến như: Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, Tp. Hồ Chí Minh hằng năm cấp học bổng cho khoảng 2.000 sinh viên; hỗ trợ thường xuyên cho gần 1.000 bệnh nhân nghèo qua hoạt động nồ súp – bữa ăn tình thương; Trường tình thương Ánh Linh (Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh) đã cưu mang 250 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học miễn phí từ lớp 1 đến lớp 9; ở Khánh Hòa có nhà tình thương Đại An thuộc giáo xứ Phú Phong do các nữ tu đảm nhiệm nuôi dạy 40 cháu mồ côi cơ nhỡ không nơi nương tựa; ở Hà Tĩnh, bà con giáo dân đã đóng góp xây dựng được 195 nhà tình nghĩa, trao tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách; một số địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng đã thành lập nhiều nhóm hoạt động xã hội chuyên thu nhặt vỏ chai, sắt vụn, bao bì …

Thứ năm 28/11/2019 - Tuần 34 TN
Lời Chúa: Lc 21, 20-28

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép. “Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt. “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến”.

Hôm nay, thánh Luca trình thuật việc Đức Giêsu tiên báo trước thành thánh Giêrusalem sẽ bị tàn phá nặng nề. Sự kiện bị phá hủy của đền thờ chính là hình ảnh tiên trưng cho ngày cánh chung của chúng ta. Khi ngày đó đến, hẳn sẽ có nhiều người vui mừng, nhưng cũng không thiếu người đau khổ và thất vọng. Ngày đó sẽ trở nên đáng sợ cho những ai không nhận ra dấu chỉ để sám hối, canh tân. Nhưng cũng ngày đó, nhiều người sẽ vui mừng và hãnh diện vì đã chuẩn bị sẵn sàng bằng việc tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng.

Như vậy, hạnh phúc hay đau khổ là do sự lựa chọn của chúng ta ngay trong giây phút hiện tại. Chỉ có sự chuẩn bị trong tỉnh thức thì mới tránh được đau khổ mà thôi. Bởi vì ngày đó không hẹn trước, nó đến với ta bất thình lình, chỉ có những dấu chỉ đi trước báo hiệu. Tuy nhiên, nếu nhạy bén với các dấu chỉ thời đại thì mới nhận ra những điềm báo trước đó, nếu không, chúng ta sẽ chịu những đau khổ, thiệt thòi như những phụ nữ đang mang thai và người đàn bà đang cho con bú. Nếu nằm trong hoàn cảnh này thì hẳn ngày tận thế xảy đến sẽ là ngày u ám cho cuộc đời của chúng ta vì sẽ phải lãnh nhận một bản án khắc nghiệt cho mình vì sự cứng đầu, cố chấp trong tội, và ngoan cố không sám hối để được ơn tha thứ.

Sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn xứng đáng bằng việc trung thành tuân giữ Lời Chúa và ra sức thi hành trong lòng mến. Cần nhận ra các dấu chỉ thời đại để hiểu được thánh ý của Chúa. Phải chuẩn bị cho hành trình tiến về với Chúa qua cái chết bằng những hành trang như: bác ái, từ bi, nhân hậu, hiền hòa, bao dung, vị tha. Được như thế, thì cái chết đến với chúng ta là một niềm vui chứ không phải là hình phạt và đau khổ…


Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được luôn yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Biết chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu của mình bằng những việc thiện, để ngày Chúa đến với chúng con được trở nên niềm vui mừng. Amen.

Không có nhận xét nào: