Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Gương anh dũng




Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Ga 17,11b-19

Tử đạo ngày nay

Trong thánh lễ ban sáng ngày thứ ba 12-04, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta, Đức Giáo hoàng nhắc lại về bậc tử đạo Kitô đầu tiên, thánh Stêphanô, và nói rằng, ‘ngày nay, vẫn còn quá nhiều Kitô hữu bị bách hại, bị giết vì đức tin vào Chúa Kitô.“Có những bách hại đẫm máu, như bị thú dữ xé xác giữa chốn hí trường hay bị nổ tung vì một quả bom vào cuối thánh lễ, và còn có những bách hại ‘bọc nhung’ khoác lớp vỏ lễ nghĩa hạn chế người ta, tước đi công việc người ta khi áp dụng những luật chống lại Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa.
Câu chuyện tử đạo của thánh Stêphanô trong sách Tông đồ Công vụ ngày hôm nay, cũng dẫn đưa chúng ta thấy thực tế bách hại đã và đang là một phần trong lịch sử đức tin Kitô trong suốt hai ngàn năm. Bách hại, cha dám nói rằng, bách hại là của ăn nuôi sống Giáo hội. Chính Chúa Giêsu cũng nói thế.
Du khách đến Roma, thích thăm hí trường Colosseum, nơi ghi dấu những vị tử đạo bị sư tử xé xác. Nhưng, không chỉ có thế. Mà còn nhiều người bình thường ngay thời nay.Sự tử đạo của thánh Stêphanô đã làm bùng lên một làn sóng bách hại Kitô tàn bạo ở Jerusalem, cũng gần giống với nạn bách hại với những ai không được tự do tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu trong thời nay.
      Nhưng, có một dạng bách hại khác, mà ít người nói đến, một dạng bách hại ngụy trang dưới lốt vỏ văn hóa, hiện đại hóa, tiến bộ giả mạo. Đây là dạng bách hại mà trớ trêu thay, cha gọi là phép tắc.Đó là khi một người bị bách hại vì muốn bày tỏ các giá trị của Tin mừng. Đây là bách hại chống lại Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa hiện thể trong con cái Ngài.
    Mỗi này, các cường quyền ban hành những luật buộc người ta phải theo những đường lối nhất định,và các quốc gia không theo các ý hướng này, hay không muốn là một phần trong các pháp chế này, thì bị cáo buộc là xâm phạm phép tắc. Đây là dạng bách hại tước đoạt tự do của con người, và có thể là một sự chối bỏ lương tâm.

Đây là sự bách hại của thế giới muốn tước đi tự do trong khi Chúa cho chúng ta tự do để làm chứng cho Chúa Cha, Đấng tạo thành chúng ta và Chúa Kitô cứu độ chúng ta.
Sự bách hại này là do tay những cường quyền thế giới này.
Nhưng trước sự bội giáo lớn này, đời sống các Kitô hữu vẫn tiến tới bất chấp sự bách hại.
Cha ước ao anh chị em đừng rơi vào tinh thần thế gian, cha sẽ luôn ở gần với anh chị em. Cha sẽ ở với anh chị em.”

Thứ hai 25/11/2019
Các Thánh tử đạo VN
Lời Chúa : Ga 17,11b-19

Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.

Có một điều rất quan trọng ở đây là, Chúa Giê-su chưa bao giờ cầu xin Chúa Cha đưa các môn đệ ra khỏi thế gian, vì chính Chúa Cha yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một là Chúa Giê-su đến để cứu thế gian; Chúa Giê-su cũng vì yêu thế gian mà Người đã nhập thể đi vào thế gian; và giờ đây Chúa cũng sai các môn đệ dấn thân vào thế gian để đem ơn cứu độ cho thế gian, như Người đã nói: “Như Cha đã sai Con thì Con cũng sai họ vào trong thế gian”.vậy, Chúa Giê-su sai các môn đệ vào trong thế gian để tiếp bước hành trình cứu độ, chứ không phải tách các môn đệ ra khỏi thế gian. Và vì phải hòa nhập vào thế gian với bao hiểm nguy rình rập cùng những cạm bẫy làm sai lạc nên Chúa Giê-su đã cầu xin Chúa Cha giữ gìn và thánh hóa các môn đệ.
       Là những môn đệ bước theo Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu vẫn “đầu đội trời chân đạp đất”, nghĩa là Ki-tô hữu tuy đã được thánh hiến cho Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội thì vẫn đang sống trong thế giới này và phải đương đầu với mọi thách đố của thời đại.
    Ki-tô hữu sống trong thế gian là để cùng với Chúa Giê-su cứu độ thế gian, mang trên mình vai trò và trách nhiệm thánh hóa thế gian, chứ không phải sống dửng dưng với thế gian và vô can với thế gian. Chúa Giê-su xin Chúa Cha giữ gìn và thánh hóa các môn đệ, nghĩa là Người xin Cha cho các môn đệ sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian; môn đệ phải được thánh hóa trong sự thật và được gìn giữ khỏi ác thần.

Ki-tô hữu đồng hành với thế gian nhưng không bị đồng hóa, thánh hóa thế gian nhưng không để bị tiêm nhiễm những hành vi xấu của thế gian, rao giảng Sự Thật chứ không thỏa hiệp, bảo vệ những tiêu chuẩn luân lý chứ không nhân danh thời đại để hòa hoãn và giảm thiểu chuẩn mực sống theo ý Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con là những người đang sống giữa thế giới hôm nay, một thế giới như mất niềm tin vào Thiên Chúa và sẵn sàng thỏa hiệp với sự suy đồi luân lý Ki-tô giáo. Xin Chúa gìn giữ và thánh hóa chúng con là những môn đệ của Chúa, để chúng con không dửng dưng và thỏa hiệp với sự xuống cấp đạo đức của thế giới, nhưng can đảm dấn thân để làm cho Tin Mừng Chúa được loan báo khắp nơi. Amen.

Không có nhận xét nào: