Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Sông là phải sinh lợi


Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 19,11-28"
Một mình giữa rừng sâu, cô giáo hy sinh tuổi thanh xuân thắp ước mơ cho học sinh vùng cao
(VTC News) - Cô giáo mầm non Nông Thị Hảo hy sinh tuổi trẻ để ở lại với thôn bản gieo chữ, thắp ước mơ cho hàng ngàn em thơ giữa đại ngàn Thạch An, Cao Bằng.
Từ thành phố Cao Bằng, vượt hơn 40km, men theo chân núi trên con đường gập gềnh gấp khúc, đến điểm Nặm Cáp, trường Mầm non Minh Khai (xã Minh Khai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng), câu chuyện, mảnh đời và tình người nặng hơn núi rừng của cô giáo mầm non Nông Thị Hảo (36 tuổi) khiến nhiều người rớt nước mắt. 
Càng khó khăn càng yêu nghề



Mot minh giua rung sau, co giao hy sinh tuoi thanh xuan thap uoc mo cho hoc sinh vung cao hinh anh 1
Lớp học nhỏ của cô giáo Hảo nằm đơn độc giữa núi rừng .

Năm nay là mùa xuân thứ 14 cô giáo Nông Thị Hảo bám bản. Cô xung phong vượt khó lên vùng cao dạy học khi vừa ra trường. Các em học sinh ở đây 100% là dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Nùng. Trẻ không được giao tiếp với xã hội, nên vốn kiến thức về tiếng Kinh còn hạn chế. Vì vậy cô Hảo và các giáo viên khác phải học thêm cả tiếng của các dân tộc để có thể dạy học.

Trong những ngày gian khó gieo chữ, đồng hành cùng học sinh, cô Hảo chứng kiến không ít câu chuyện rơi nước mắt của học trò nghèo kiên trì tới lớp. Để tới trường nhiều em phải đi bộ 6 km rất khó khăn. Mùa đông giá rét, có em chỉ có 2 cái áo sơ mi để mặc, vừa ngồi trong lớp vừa run. Có học sinh tới lớp bằng đi bộ đường rùng, đường suối rất xa, có em nhà cách trường 8km. Học cả ngày nên trẻ mang cơm tới để ăn trưa. Cơm chỉ có muối vừa, rau đắng, cá mắm hay ít thịt, có những em ăn mì tôm sống. Mỗi lần nhìn học trò như vậy cô Hảo không cầm nổi nước mắt.

Thứ tư 20/11/2019 - Tuần 33 TN
Lời Chúa: Lc 19, 11 – 28


Khi ấy, Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa, vì Người đã đến gần Giêrusalem, mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát. Vậy Người phán rằng: “Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: “Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về”. Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: “Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi”. Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu. “Người thứ nhất đến và thưa: “Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được mười nén”. Nhà vua bảo: “Ðược, hỡi người tôi tớ tốt lành, ngươi đã trung tín trong điều nhỏ mọn, ngươi sẽ được quyền cai trị mười thành”. Người thứ hai đến thưa: “Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được năm nén”. Nhà vua đáp: “Ngươi cũng vậy, hãy cai quản năm thành”. “Người thứ ba đến thưa: “Tâu vua, đây nén bạc của vua, tôi còn giữ trong khăn, vì tôi sợ ngài: ngài là người hà khắc, và lấy cái ngài không gửi, gặt cái ngài không gieo”. Vua phán rằng: “Hỡi đầy tớ bất lương, ta cứ lời ngươi mà xử ngươi. Ngươi đã biết ta là người hà khắc, lấy cái ta không gửi, gặt cái ta không gieo, sao ngươi không gửi bạc ta ở ngân hàng, để rồi khi ta trở về, ta có thể lấy cả vốn lẫn lời”. “Vua liền bảo những người đứng đó rằng: “Hãy lấy nén bạc của nó mà trao cho người đã có mười nén”. Họ tâu rằng: “Tâu vua, người ấy đã có mười nén rồi”. Vua đáp: “Ta nói cùng các ngươi: Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có. Còn những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta làm vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt ta”. Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem.

Suy niệm :
Khi bước vào trần gian, mỗi người tín hữu được Thiên Chúa trao ban rất nhiều “tài sản”: sự sống, sức khỏe, tài năng, công việc, bậc sống… cùng với trách nhiệm sinh lợi và làm sáng danh Chúa trên trần gian. Như những người đầy tớ trong dụ ngôn hôm nay, mỗi người cũng phải phúc trình trước mặt Chúa về việc sinh lợi số “tài sản” đó như thế nào khi Ngài đến lần thứ hai. Giờ này, mỗi người đang làm gì với tài sản của Chúa: chôn dấu rồi nghỉ ngơi hay nỗ lực sinh lợi để đáp trả lại sự tín nhiệm của Chúa dành cho mình.
      Dụ ngôn nén bạc mời gọi mỗi người chúng ta ý thức trách nhiệm với tư cách là người có niềm tin. Ðức tin không là nén bạc để được cất giữ, nhưng phải được đầu tư để phát triển, sinh lợi. "Một đức tin không có việc làm là đức tin chết.” Nếu chúng ta chỉ đóng khung cuộc sống đạo trong bốn bức tường nhà thờ, nếu chúng ta chỉ giản lược đức tin vào những biểu dương bên ngoài, nếu đức tin chỉ là một mớ những giáo điều phải tin, những điều răn phải giữ, thì quả thực chúng ta đang chôn chặt đức tin như gia nhân đã chôn nén bạc mà chủ đã trao: chúng ta có giữ đạo, nhưng chưa thực sự sống đạo.
       Cuộc đầu tư nào cũng bao hàm những bất tất, rủi ro; một đức tin sống động cũng hàm chứa nhiều hy sinh, mất mát. Nhưng chúng ta tin rằng chính lúc chúng ta mất mát là lúc chúng ta được lợi lộc, chính lúc chúng ta quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc chết đi là khi được vui sống. Ðó phải là bài trường ca trong cuộc sống của chúng ta.

Không có nhận xét nào: