Trong một ngôi nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một thập giá cổ được giáo hữu rất tôn sùng. Đó là tượng thập giá tha tội, tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh có cánh tay phải rời khỏi thập giá và hạ thấp xuống. Người ta có kể rằng dưới chân cây thánh giá này, có một người tội lỗi đến với cha xứ. Tuy ông xưng thú mọi tội lỗi với lòng thống hối ăn năn, cha giải tội lưỡng lự không biết có nên tha cho ông không, vì thấy ông phạm quá nhiều tội. Sau cùng, cha nghiêm nghị bảo ông: “Tôi ban phép giải tội cho ông nhưng mà trong tương lai thì phải để ý”. Ông ta hứa với cha xứ là sẽ cố gắng sửa mình và tránh mọi tội lỗi. Nhưng vì yếu đuối quá, sau một thời gian ông lại tìm đến xưng tội, Lần này thì cha xứ nói với ông giọng quả quyết: “Tôi ban phép giải tội cho ông lần này nữa là lần cuối cùng đó nghe”. Vài tháng trôi qua, ông lại tìm đến cha xứ và quỳ xuống chân cha năn nỉ: “Thưa cha, con thống hối đến tận đáy tâm lòng. Lần nào con cãng nhất quyết giữ lời hứa, nhưng con yếu đuối quá, xin cha tha tội cho con một lần nữa”. Cha xứ đáp: “Đâu có thể đùa giỡn với Chúa được. Tôi không ban phép giải tội cho ông nữa”. Khi đó cha nghe có tiếng nấc nghẹn ngào. Từ trên thánh giá, bàn tay phải của Chúa Giêsu hạ xuống làm phép tha tội trên đầu người tín hữu thống hối. Rồi Chúa Giêsu nói với vị linh mục: “Chính Cha đã đổ máu ra để cứu chuộc ông ấy chứ không phải con”. Và cũng từ ngày ấy, bàn tay của Chúa Giêsu chịu đóng đinh ở trong tư thế ban phép xá giải.
Chúa nhật 05/4/2020
Lễ Lá- Tưởng niệm cuộc thương khó Chúa
Lời Chúa : Mt 27, 27 – 38
Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do-thái!” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Đang đi ra, thì chúng gặp một người Ky-rê-nê, tên là Si-môn; chúng bắt ông vác thập giá của Người. Khi đến nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: “Người này là Giê-su, vua dân Do-thái.” Cùng bị đóng đinh với Người, có hai tên cướp, một tên bên phải, một tên bên trái.
Thánh Gía phải từ Thập giá, chứ Thánh giá không từ sự “vạn tuế” của dân chúng. Thiên Chúa không đem đến Thánh giá mà không có Thập giá. Chúng ta hiểu được cụ thế qua sự việc “tung hô” Con vua Đavit hôm nay. Nếu , người ta tung hô Người, thì người ta phải tôn thờ Người. Nhưng, người ta lại loại trừ Người.
Người đem đến cho họ một “ơn giải” thoát không phải là “sự tung hô” của họ, mà là “THẬP GIÁ”. Thập giá biểu tượng của sự ô nhục, sự đền tội của tội nhân, giá phải trả cao nhất của nhân loại tội lỗi. Cực hình nầy, người Do thái đã nghĩ ra để xử phạt con người có tội.
Bản thân Thập giá là “tội ác” phải đền bù. Đó là sự “trừng phạt” của thế nhân đối với nhân thế. Như vậy, Đức Kitô, Đấng vô tội phải được tung hô theo kiểu của thế gian, được đưa lên ngai vàng, nhưng, họ lại đưa Người lên Thập giá. Để từ đây, Thập giá không còn là phương tiện trừng phạt nữa, mà là phương tiện “yêu thương”. Chúa Giêsu đã xóa bỏ Thập giá trong lịch sử loài người, để mang lại một Thánh giá vinh quang, trong bài Tin Mừng nêu khá chi tiết về sự nhục nhã, cũng như về sự đau khổ trên hành trình Thập giá, đến Núi Sọ Golgotha. Sự mạ lỵ, sự đánh đòn, sự chịu đội mão gai, sự khạc nhổ , sỉ vả, sự cáo gian, sự vác thập giá, sự đóng đinh, sự chịu uống giấm chua mật đắng, sự chịu lưỡi đòng đâm thủng nương long ,Máu và Nước chảy ra. Chịu môn đệ chối từ, bội phản và bán rẻ ba mươi đồng bạc.
Suy cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chúng ta không dừng lại nơi những thất bại của nhân thế, mà là suy tưởng đến mầu nhiệm toàn thắng của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Thập giá, vì rõ ràng là “ mầu nhiệm khổ hình sinh ơn cứu độ” của Thiên Chúa qua đức Kitô- Giêsu.
Một Thiên Chúa duy nhất đem đến cho con người sự yêu thương và hoàn hảo, đó là mầu nhiệm từ thập giá đến Thánh giá của Chúa Giêsu. Vâng, đó là giá trị vĩnh cửu, chứ không phải sự tôn vinh của người đời hôm nay, ngày mai lại tuyên bố “đóng đinh vào thập giá” “ Đóng đinh nó đi… đóng đinh nó đi "
Lạy Chúa Giê su, trong lúc hoạn nạn của đại dịch Covid này chúng con mới cảm nhận giá trị của đau khổ, biết thân phận con người mong manh mà thêm tín thác vào sự quan phòng của Ngài. Xin ban Thánh Linh để chúng con có thể hiểu được triết lý của Thập Giá, nhờ đó mà cố gắng đi xuyên qua đau khổ và luôn hướng về Ngài. Xin giúp chúng con đủ sức chịu đau khổ với Đức Kitô để được sống lại với Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét