Bay lên theo luồng sáng và gặp thượng đế
Cụ bà Trần Thị Sương, sinh năm 1924 tại Hội An, Sa Đéc, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh. Ngày 2-7-1972, bà đi làm đồng về thấy người hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, bà thấy trong người khó chịu và cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe thấy. Đến giờ ăn cơm, con bà vào phòng thì thấy bà nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng bà Sương đã chết vội chuẩn bị làm tang lễ. Đến 6h sáng hôm sau, gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho bà. Khi mọi người định đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt bà hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng. Mọi người vui mừng đặt bà xuống. Tự nhiên bà Sương ngồi bật dậy và sống lại. Sau khi sống lại, tâm tính của bà Sương thay đổi hoàn toàn. Bà có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân bà còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước bà viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ bà lại trở nên rất đẹp. Sau khi sống lại, những việc nhà, bà không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng bà cũng phó mặc cho con cháu.
Theo bà Sương kể lại, hôm đó, vào khoảng 8h tối, bà tự nhiên thấy mệt, chắc là do bị cảm, bà vào buồng nằm. Rồi bà thấy chân tay lạnh dần, máu đặc lại, đầu nặng, lưỡi cứng lại, đau đớn vô cùng. Một lúc sau, bà tự nhiên thấy một luồng sáng từ trên trời đường kính khoảng 2m từ trên cao hạ dần xuỗng chỗ bà nằm. Từ luồng sáng ấy có một dây sáng tiến thẳng đến người bà. Khi dây sáng chạm đến người bà, tự nhiên bà thấy mình bay theo dây sáng, quay lại bà vẫn thấy mình nằm trên giường. Lúc đó bà biết linh hồn bà đã thoát khỏi xác. Rất lạ là bà ngửi thấy một mùi hôi thối kinh khủng, bốc lên xung quanh nhà bà. Bà theo nguồn sáng, bay xuyên tường, xuyên qua mái nhà, bay càng ngày càng cao. Lúc bà nhìn xung quanh thấy đằng sau có hai người lạ kỳ bay áp sát bên mình, một người áo trắng quấn khăn, một người áo xanh đội mũ cánh chuồn, hai người cầm hai lá phan. Theo mô tả của bà chắc hai người này là phán quan.
Mặc dù lúc đó là buổi tối, nhưng bà lại thấy sáng rực rỡ xung quanh. Khi bà bay lên cao, bà đã nhìn thấy thiên giới qua nhiều tầng, tầng thì chứa những linh hồn mới bay lên, tầng thì chứa những linh hồn tội lỗi đang chờ đầu thai chịu tội, tầng thì chứa những linh hồn tu chưa trọn, tầng thì toàn thiên thần, tiên nữ. Đó là những lâu đài, thành quách trong mây, đẹp tuyệt vời. Xung quanh là những vườn đầy hoa trái, những cô tiên nữ mặc áo váy lộng lẫy bay lượn. Và cuối cùng bà đã gặp thượng đế. Thượng đế đã dùng ánh sáng khai thông trí óc cho bà và đưa bà về trần gian để lập công với đạo, hướng dẫn mọi người tu hành. Và sau đó bà đã về trần, sống lại…
Trạng thái cận tử
Đó là cảm nhận khi rơi vào tình huống cận tử, gần với cái chết. Rất nhiều người đã rơi vào tình huống giống như bà Sương và đều kể những câu chuyện tương tự. Phải chăng con người có linh hồn và khi chết, linh hồn rời khỏi thể xác bay lên?
Trạng thái con người lúc sắp chết sinh học gọi là cận tử. Không ai có thể mô tả chi tiết về thời điểm này, trừ những người đã chết lâm sàng sau đó sống lại, nghĩa là chưa chết sinh học. Vậy cảm nhận của họ ra sao?
Kinh nghiệm cận tử đã là đề tài của một số khảo cứu khoa học và tư duy triết học. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến của viện Gallup năm 1982, có đến 8 triệu người Mỹ, hay một phần hai mươi dân số lúc đó, đã có ít nhất một lần suýt chết. Mặc dù kinh nghiệm cận tử không ai giống ai, cũng như không có hai người cùng có một kinh nghiệm giống nhau về cõi chết, thế nhưng có một mẫu chung về các giai đoạn khác nhau trong kinh nghiệm cận tử, một “kinh nghiệm cốt lõi” xuất hiện:
Họ đều cảm thấy một tâm trạng đổi khác, an lạc và thoải mái, không đau đớn, hoặc cảm thấy sợ hãi. Họ có thể để ý đến một âm thanh ào ào hay vù vù, và cảm thấy mình rời khỏi xác. Họ có thể nhìn thấy cơ thể mình từ một điểm ở trên cao; thị giác và thính giác của họ bén nhạy hơn, tâm thức họ sáng suốt và rất nhạy cảm, và họ còn có cảm giác có thể đi xuyên qua vách tường. Họ ý thức đến một thực tại khác, đi vào một bóng tối, trôi nổi trong một không gian có chiều hướng, rồi di chuyển rất nhanh qua một đường hầm. Họ trông thấy một ánh sáng, lúc đầu chỉ là một điểm ở đằng xa, rồi họ bị cuốn hút tới đó và được bao phủ trong ánh sáng và tình yêu thương. Nó được mô tả như ánh sáng chói chang rất đẹp, nhưng không hại mắt nhìn. Vài người kể lại, họ đã gặp “một thực thể thuần là ánh sáng”, một hiện diện bằng quang sắc có vẻ toàn năng mà một số người gọi là Thượng đế hay Chúa Ki-tô, có lòng từ mẫn. Đôi khi trước hiện diện này, họ có thể chứng kiến toàn cảnh cuộc đời họ diễn lại; thấy mọi việc họ đã làm lúc sống, cả tốt lẫn xấu. Họ nói chuyện bằng thần cảm với hiện diện ánh sáng ấy, và tự thấy mình ở trong một trạng thái phúc lạc, trong đó mọi khái niệm về thời gian và không gian đều vô nghĩa. Một vài người thấy một thế giới nội tâm tràn đầy vẻ đẹp, dinh thự, phong cảnh thiên đường, với thiên nhạc, và họ có một cảm giác về nhất thể. Một vài người, dường như rất ít người thấy những hình ảnh ghê rợn của hỏa ngục. Có người lại gặp bà con bè bạn đã chết và nói chuyện với họ…
Chúa nhật 12/4/2020
Lễ Chúa Phục Sinh
Lời Chúa : Ga 20, 1-9
Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu". Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.
Giêsu người thành Nagiarét đã yên nghĩ trong mồ sâu. Tảng đá đã lấp cửa mồ. Nỗi lo sợ và niềm đau xót đã giam hãm các môn đệ trong các căn phòng đóng kín. Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan kiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn.
Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nagiarét nữa...
Vậy mà, khi ngày Sabat chấm dứt, vào rạng sáng tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa đắng đót. Họ vội vã chạy ra mồ để thi hành cử chỉ thương yêu cuối cùng đối với Thầy.
Từ ngôi mồ trống, ánh sáng Phục sinh bừng toả. Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá cửa mồ vỡ nát ra. Nấm mồ bằng đá nặng nề đã vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Người! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Đức Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh. Mặt Trời Công Chính đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.Từ đây các môn đệ bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
Chúa đã sống lại thật! Allêluia! Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.
Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Phục Sinh là một biến cố làm nên lịch sử, và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh. Giáo Hội làm chứng bằng tình yêu và sự xác tín dọc dài dòng lịch sử.
Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối? Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân? Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người đi về miền hạnh phúc. Ngài đưa cuộc sống trần gian hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Kitô đã sống lại. Từ nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở về đời sống mới. Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chúng ta cũng được hưởng vinh quang với Ngài. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có bao giờ trong lịch sử nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm Tình Yêu cứu độ. Những chứng nhân đâu tiên của Chúa Phục Sinh cũng là những chứng nhân Tình Yêu.Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Mỗi người đều có một kinh nghiệm về đức tin vào Chúa Giêsu một cách khác nhau.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, xin cho chúng con được tin rằng: Nếu chúng con vững tin Chúa đã sống lại thật, chúng con cũng sẽ được sống lại như Chúa và với Chúa. xin vì Chúa đã sống lại thật, giải thoát chúng con khỏi tội lỗi và sự chết. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét