Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.
Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những người phạm tội nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.
Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những tử tội bị xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh giá.
Mỗi cái đinh dài từ 6 cho tới 8 inches.
Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như thường được minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.
Lính La Mã biết điều đó khi những chiếc đinh được đóng vào cổ tay, gân bị xé ra và đứt, khiến Chúa phải dùng bắp thịt ở lưng để nâng mình dậy, như thế, Ngài mới có thể thở.
Cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau. Như thế, Ngài buộc phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Chúa Giêsu không thể chống đỡ với hai chân vì đau đớn, như thế, Ngài buộc phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.
Hãy tưởng tượng đến sự vật lộn, đau đơn, thống khổ, cam đảm của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã chịu đựng trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Phải, trong hơn 3 tiếng đồng hồ! Bạn có thể tưởng tượng được sự đau đớn này không?
Vài phút trước khi chết, Chúa Giêsu bị ngưng chảy máu. Ngài chỉ chảy nước từ những vết thương.
Trong những hình ảnh, chúng ta thường thấy những vết thương trên bàn tay và chân và vết thương ở cạnh sườn do lưỡi đòng…nhưng chúng ta có nhận thức được rằng những vết thương đó thật đã được làm nơi thân thể của Chúa Giêsu không?
Một cái búa đóng những chiếc đinh dài xuyên qua cổ tay, và chiếc đinh lớn xuyên qua hai bàn chân chồng lên nhau và qua miếng gỗ chêm, rồi người lính canh đâm cạnh sườn Ngài với ngọn giáo.
Trước khi bị đóng đinh và bị ngọn giáo đâm, Chúa Giêsu đã bị quất bằng roi và bị đánh. Cú đánh bằng roi khủng khiếp đến nỗi xé thịt từ thân thể Ngài ra. Cú đánh ghê rợn đến nỗi mặt Ngài bị đứt và râu bị xé toạt trên mặt Ngài.
Mão gai đâm vào tận xương sọ của Chúa Giêsu
Hầu như con người của Chúa Giêsu không thể sống sót được với cuộc tra tấn này!
Chúa Giêsu không còn máu để đổ ra nữa, chỉ có nước tuôn ra ở những vết thương. Cơ thể con người chứa chừng 3,5 lít máu (ít hơn một gallon). Chúa đã đổ hết 3,5 lít máu.
Ba chiếc đinh quyên qua tứ chi; một mão gai trên đầu, và bên cạnh đó, người lính La Mã đâm ngọn giáo vào ngực. Tất cả những điều này, không kể đến sự nhạo cười Chúa Giêsu đã trải qua khi vác thập giá trên đoạn đường dài 2 cây số, trong lúc đó, đám đông vả vào mặt Ngài và ném đá.
Thập giá nặng cỡ 30 ký, chỉ có thanh ngang.
+++
Chúa Giêsu đã chịu đựng tất cả để cho Bạn được tự do đến với Chúa, để tội lỗi của Bạn được tẩy sạch. Tất cả tội lỗi, không trừ tội nào! ...
CHÚA GIÊSU ÐÃ CHẾT CHO BẠN!...
Ðừng nghĩ rằng Ngài chết cho ai khác... Ngài chết cho Bạn! ...
Chúa có chương trình cho Bạn.
Bạn hãy tỏ cho tất cả bạn bè của mình biết kinh nghiệm của Chúa Giêsu để cứu Bạn....
Xin Chúa Giêsu chúc bình an cho Bạn!
Linh mục Phạm Văn Dũng
Thứ sáu Tuần Thánh 19/4/2019 -
Lời Chúa :Ga 18,1-19,52
XV2: Xin đừng viết "Vua dân Do Thái", nhưng nên viết: "Người này đã nói: 'Ta là vua dân Do-thái'".
XV1: Philatô đáp:
XV2: "Điều ta đã viết là đã viết".
XV1: Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau:Hôm đó là ngày chuẩn bị lễ: để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày đại lễ, nên người Do-thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội nhân và cho cất xác xuống. Quân lính đến đánh dập ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với Người. Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Kẻ đã xem thấy thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cho các người cũng tin nữa. Những sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: "Người ta sẽ không đánh dập một cái xương nào của Người". Lời Kinh Thánh khác rằng: "Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm thâu qua".
Sau đó, Giuse người xứ Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu, nhưng thầm kín vì sợ người Do-thái, xin Philatô cho phép cất xác Chúa Giêsu. Philatô cho phép. Và ông đến cất xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô cũng đến, ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khâm liệm người Do-thái. Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Vì là ngày chuẩn bị lễ của người Do-thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong mộ đó.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi sống lại biến cố tử nạn của Chúa Giêsu và ngẫm nghĩ đến thực trạng của thế giới hôm nay, chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi nhận ra rằng: Thiên Chúa vẫn đang bị đóng đinh, đang bị ngược đãi và phỉ nhổ. Thứ Sáu Tuần Thánh vẫn đang tiếp diễn khắp nơi trên trần thế mỗi ngày. Nhân loại hôm nay vẫn đang tiếp tục đóng đinh Thiên Chúa vào Thập Giá bằng trăm ngàn tội lỗi, sự mê lầm và bằng cách thỏa mãn chính mình nơi những dục vọng sai trái.
….Cơn khát của Ngài trên thập tự năm xưa vẫn đang còn âm vang mãi và Thiên Chúa vẫn chết đó thôi.
Khi cử hành cuộc tưởng niệm hôm nay Giáo Hội không có ý chỉ nhằm cho chúng ta nhớ lại cuộc tử nạn của Chúa mà muốn khắc ghi nơi tâm khảm mỗi người chúng ta hình ảnh và tình yêu vô bờ bến của Ngài. Đồng thời muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta khi đang hiện diện giữa lòng thế giới với những vấn nạn toàn cầu, nhắc nhớ ta về ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của toàn thể nhân loại. Một thế giới mà nơi đó Thiên Chúa dường như đang “chết”. Nhân loại đang muốn gạt bỏ Thiên Chúa, bởi vì họ không muốn Ngài xen vào cuộc đời của họ và không muốn đón nhận sự thật của bản thân mình.
Giờ đây, dưới chân Thánh Giá Chúa, cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy cùng nhau làm một cuộc hoán cải mà không nại đến bất cứ điều gì khác ngoại trừ tình yêu của Chúa.
Chúng ta đừng chỉ ngồi đó để than trách, đừng chỉ nhìn thế giới và ngày thứ sáu của nhân loại mà không làm một điều gì đó… Bởi vì, thế giới chỉ thay đổi khi ta đổi thay. Đức Giêsu đã phải đánh đổi, đã phải chịu bao thương tích, bao nhục nhã và cả mạng sống mình đó, bạn ơi!
Hãy xin với Ngài cho ta được xoa dịu những vết thương ấy bằng những nỗ lực của bản thân để xa tránh tội lỗi, khước từ những thú vui bất chính.
Hãy xin với Chúa cho ta được vui lòng đón nhận những Thập Giá hằng ngày là những Thánh Giá từ nơi gia đình, vợ chồng, con cái và bản thân. Những Thánh Giá mà ta phải luôn đón nhận với trái tim quảng đại để dâng hiến trao ban. Và cuối cùng hãy xin Nước và Máu từ cạnh sườn Chúa đang tuôn tràn tẩy rửa, tắm gội ta để từ đây ta sống mà không còn phải là ta nhưng là Chúa Kitô sống trong ta, và để ta không còn biết hãnh diện điều về gì ngoại trừ Thánh Giá Chúa. Amen.
Lạy Chúa Giê su, chúng con muốn dành thời giờ thinh lặng quỳ dưới chân thập giá của Chúa Giêsu để lắng nghe tiếng nói yêu thương từ thập giá và để học được bài học tha thứ và hy sinh từ nơi thập giá Chúa. Hãy can đảm vác thập giá mình hằng ngày và bước theo Chúa Giêsu. Hãy chủ động và vui vẻ đón nhận thập giá của mình, thập giá ấy là những khó khăn vui buồn trong cuộc sống, là những bổn phận trách nhiệm mà chúng con đang lãnh nhận, bổn phận là linh mục, tu sĩ hay chỉ là những người giáo dân, bổn phận là cha là mẹ hoặc là những người con đang sống trong gia đình hay đang làm việc ngoài xã hội, đó là thập giá của riêng chúng con, xin cho chúng con bước theo Chúa Giêsu chứ đừng bước theo một lối đi nào khác. Chỉ khi chúng con bước theo Chúa Giêsu thì thập giá cuộc đời chúng con mới có thể trổ sinh hoa trái, còn nếu chúng con bước đi theo một con đường nào khác, chúng con sẽ không thể gặp được Chúa Giêsu phục sinh. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét