Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Lời tạ ơn từ cõi lòng



Kết quả hình ảnh cho tin mừng Ga 1,1-18

Xưa kia một ông vua có vị cố vấn, the Vizier, một người rất hiểu biết và thánh thiện. Đang khi hành hương trên đất thánh ở Palestine, the Vizier đã bị xúc động sâu xa vì câu chuyện của Chúa Giêsu Kitô. Ông đã xin trở thành một Kitô hữu, đã tin vào Đấng Cứu Thế, là Đấng đã đến thế gian để cứu chuộc những con người tội lỗi.

Khi trở về, vua đã thắc mắc và hỏi ông rằng: “Nếu tôi muốn làm bất cứ điều gì, tôi truyền lệnh cho đầy tớ của tôi thì việc đó được thi hành ngay lập tức. Vậy tại sao vị vua của các vua có thể cứu nhân loại bởi một lệnh truyền lại phải đích thân đến trần gian này và nhập thể làm người để làm gì?” Ông cố vấn xin vua cho một ngày ân huệ trước khi trả lời câu hỏi. Ông cho mời một người thợ mộc rất tài giỏi vào và yêu cầu phải làm một con búp bê, rồi mặc quần áo vào giống y đứa con trai một tuổi của nhà vua, và hôm sau phải mang nó đến cho ông.
Hôm sau, vua và ông cố vấn đang chèo thuyền đi chơi chung với nhau, vua yêu cầu ông phải trả lời câu hỏi.Cùng lúc đó, người thợ mộc cũng đã đến và đứng ở trên bờ sông với con búp bê hình nộm con trai của vua.Đứng dưới thuyền, vua trông thấy và nghĩ rằng đó là con trai của mình. Theo như những hướng dẫn đã được ông cố vấn dặn dò trước, người thợ mộc để cho con búp bê hình nộm rơi xuống nước. Thấy vậy, vua bèn lao xuống để cứu đứa bé đang bị chết chìm. Sau một lúc, ông có vấn mới nói: “Thưa đức vua, ngài không cần phải nhảy xuống nước. Ngài ra lệnh cho quần thần làm không được sao? Tại sao chính ngài phải đích thân nhảy xuống vậy?” Vua suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Đó chính là câu trả lời tại sao, để cứu nhân loại,Thiên Chúa toàn năng đã nhập thể hóa thành con người thay vì thực hiện nó chỉ bằng một lời truyền mà thôi.

“Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Giáo Hội dùng từ “Nhập Thể” để nói lên sự kiện Con Thiên Chúa đã mặc lấy bản tính loài người, để thực hiện ơn cứu độ ngay trong bản tính đó. “Nơi Chúa Kitô,chân lý của Thiên Chúa đã được bày tỏ cách trọn vẹn”. “Với sự Nhập Thể của Người, một cách nào đó Con Thiên Chúa đã nên một với mọi người”. Đó là cách biểu lộ tuyệt hảo tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :



Thứ bẩy 31/12/2015 - Tuần bát nhật GS
Ga 1,1-18 

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành
4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”.
16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

Suy niệm :
“Thiên Chúa là Tình yêu: chính bản chất của Thiên Chúa là Tình yêu. Khi thời gian đã viên mãn, qua việc sai Con Một Ngài và Thánh Thần của Tình yêu, Thiên Chúa đã bày tỏ bí mật sâu xa nhất của mình: chính bản thân Ngài là một sự trao đổi đời đời của tình yêu Cha, Con, Thánh Thần, và Ngài muốn chúng ta thông phần vào tình yêu này”.
Hôm nay chúng ta cử hành biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: Sinh nhật của Chúa Giêsu Kitô. Sự Giáng sinh của “Đấng Cứu Chuộc thế giới là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, và chúng ta không thể được cứu độ nhờ Danh nào khác dưới gầm trời này”.
Sự Nhập Thể đó được diễn tả trong bài Phúc âm hôm nay: “Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Theo tiếng Hy Lạp chữ “cư ngụ giữa chúng ta” có nghĩa là: “Thiên Chúa cắm lều của Ngài ở giữa chúng ta”. Biến cố vĩ đại này của Thiên Chúa đi vào lịch sử nhân loại trong con người của Hài Nhi Giêsu được gọi là sự Nhập Thể: Thiên Chúa mang lấy thân xác con người.


Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, một năm đã trôi qua và năm mới đang đến. Con xin tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho con, cho gia đình con, cho quê hương Tổ quốc con. Con xin Chúa thương tha tất cả những lỗi con đã phạm vì vô tình, vì cố ý xúc phạm đến Chúa và với anh chị em. Giờ đây con xin dâng lên Chúa năm mới Đinh Dậu sắp đến, để xin Chúa chúc lành, gìn giữ và thánh hóa thời gian để con sống tốt hơn, thánh thiện hơn năm cũ. Amen

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Nỗi đau khi bị người nhà chối từ

Kết quả hình ảnh cho không đón nhận người nhà


Kinh nghiệm bị chối từ

Có lẽ trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có chút kinh nghiệm bị chối từ. Kinh nghiệm đó có thể đến từ bạn bè, từ bề trên, từ người thân hay từ chính cha mẹ của mình. Với tôi, kinh nghiệm đó là một vết thương ăn sâu trong tâm trí.
Một đêm nọ, khi ấy tôi 14 tuổi. Một đêm trăng đẹp nơi vùng quê yên bình, tụi con trai trong làng rủ nhau đi chơi. Chúng tôi đã rủ nhau ra bãi biển đầy gió mát để chơi những trò chơi quen thuộc của tụi nhỏ thường chơi mỗi dịp trăng về; nào là trò trốn tìm, nào là cõng vật…
Chúng tôi đã thả hồn vào những trò chơi mà quên hết mọi sự, không còn nghĩ gì đến thời gian hay người nhà đang thao thức trông chờ. Mười giờ, mười một giờ, rồi mười hai giờ…
Bỗng chúng tôi nghe có tiếng la lớn của một người đứng tuổi, trong tay cầm một chiếc roi đang nhanh nhẹn bước tới. Người đó là bác Tư, ba của đứa bạn trong xóm. Gặp đứa nào bác cũng dùng roi tét vào mông và đuổi về. Lũ nhỏ chúng tôi đang ồn ào náo động bỗng dưng im bặt và mạnh ai nấy chạy về.
Thấy bố mẹ mình không ra tìm nên tôi tưởng mọi người đã ngủ say. Về gần tới nhà tôi đi rất nhẹ để mong có thể qua mặt được bố mẹ. Không may cho tôi, đêm đó Ba tôi không ngủ, Ba mang chiếc chõng tre ra trước sân nhà nằm đợi tôi, lòng đầy lo lắng và bực bội nhưng Ba vẫn kiên trì chờ đợi.
Tôi biết lỗi của mình nên tìm mọi cách để mong có thể tránh được hình phạt sắp xảy đến. Nhưng chuyện gì đến cũng đến, tiếng Ba tôi lằng hắng khi nghe tiếng chó sủa. Ông ngồi dậy nhìn và thấy tôi đang lù lù như một tên tội nhân đi thú tội.
Không nói một câu, Ba tiến lại tát tôi một bạt tai thật mạnh và đuổi tôi ra khỏi nhà. Ba bảo tôi mất nết và đêm nay không được vào nhà ngủ, phải ngủ ở ngoài đường cho biết tội.
Lòng tôi sợ đến muốn lịm đi. Tôi khóc thật nhiều và xin Ba tha thứ, nhưng với tính cách của một người cha đầy nghiêm khắc và độc đoán, ông không cho tôi một cơ hội nào. Mẹ tôi là người rất thương con, bà chạy ra năn nỉ Ba cho tôi được vào nhà nhưng Ba từ chối thẳng thừng. Ba không chấp nhận một đứa con hư như tôi.
Tôi phải trả giá cho sự hư đốn của mình.
Lần đầu tiên trải nghiệm sự từ chối, tôi cảm thấy thật sự bị sốc nặng. Tôi cảm thấy mình cô đơn đến lạnh hồn. Tôi đi trong đêm tối như một kẻ vô hồn. Tâm hồn tôi xao xuyến trong sự bất an. Tôi không biết đi về đâu, đêm nay lấy chỗ nào cho tôi tựa đầu…? Bao nhiêu câu hỏi ập đến trong tôi kèm với sự sợ hãi và cô đơn.
Giờ đây tôi là kẻ không nhà, không người thương mến. Tôi bước đi mà không thấy một bến bờ bình yên. Trong tôi lúc bấy giờ, người Cha không còn phải là người có thể cho tôi sự bình an, không phải là người bao bọc chở che tôi, nhưng mà là một ông chủ hà khắc và bạo lực.
Tôi đã phải trải qua một đêm tồi tệ nhất trên đời, đêm đó cho tôi một kinh nghiệm bị từ chối, bị bỏ rơi của người thân mình.


Câu chuyện trên đây nói lên sự lạc lõng cô đơn của một người, nỗi đau cùng cực khi bị chính người nhà bỏ rơi. Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, cũng không thiếu những nỗi tủi nhục đau khổ khi bị người thân, người yêu mà mình tin tưởng xô đuổi không nhìn nhận. Trong Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giê su xuống thể, mặc kiếp phàm nhân để ở với loài người, nhưng loài người đã quay mặt, quay lòng với Đấng tạo dựng ra mình.Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin mừng sau đây :

Thứ bẩy 31/13/2916 Tuần bát nhật Chúa GS

Ga 1,1-18

1 Lời có lúc khởi đầu, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa.
2 Người ở với Thiên Chúa lúc khởi đầu.
3 Nhờ Người, mọi sự được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành
4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho loài người,
5 và ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không lấn át được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gio-an.
7 Ông ấy đến làm chứng. Ông làm chứng về ánh sáng, để nhờ ông ấy, mọi người tin.
8 Ông ấy không phải là ánh sáng, nhưng làm chứng về ánh sáng.
9 Người là ánh sáng thật, ánh sáng [3] chiếu soi mọi người, đến trong thế gian.
10 Người ở trong thế gian, nhờ Người thế gian được tạo thành và thế gian đã không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình, và những kẻ thuộc về Người đã không đón nhận Người.
12 Nhưng những ai đón nhận Người, Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ là những người tin vào danh của Người,
13 Họ được sinh ra không bởi khí huyết, cũng không bởi ước muốn của người phàm, cũng không bởi ước muốn của đàn ông, nhưng bởi Thiên Chúa.
14 Lời đã trở thành người phàm và cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người, vinh quang bên Cha như là Con Một, đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Gio-an làm chứng về Người, ông ấy hô lên rằng: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng vượt trước tôi, vì Người có trước tôi.”
16 Từ sự sung mãn của Người, tất cả chúng tôi đã lãnh nhận ân sủng này đến ân sủng khác.
17 Vì Lề Luật đã được ban nhờ Mô-sê, ân sủng và sự thật đã có nhờ Đức Giê-su Ki-tô.
18 Chưa ai thấy Thiên Chúa bao giờ; Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Đấng ấy đã kể cho chúng ta.



Suy niêm:
Hy Thanh là một kỹ sư khai thác nước ngầm. Anh đã du học từ nước ngoài trở về cùng một số bạn hữu. Các bạn anh về nước, ai cũng có việc làm ngay, lương lại cao…Còn Hy Thanh, vì nghề nghiệp, anh rất khó kiếm việc làm, nên cứ long đong lận đận mãi. Một hôm, vị Thượng tọa nghe anh tâm sự, để an ủi anh, ông kể câu chuyện về chiếc đinh cong : Một hôm trên đường về, tôi thấy nó nằm ngay trên lối đi vào nhà, không nỡ nhắm mắt bỏ qua, tôi nhặt nó lên, đem về, thầm nghĩ : biết đâu rồi cũng có lúc cần đến nó. Tôi gõ cho nó thẳng ra, cất vào chỗ trống bên kệ sách. Rồi hôm gần tết, có người bạn tặng tôi tờ lịch đẹp, tôi tìm chỗ treo, thế là nhờ có sẵn cái đinh, tờ lịch được treo lên, bàn làm việc của tôi đẹp hẳn lên…Nghe câu chuyện đó, Anh an tâm và hy vọng chờ thời cơ đến. Quả nhiên, năm ấy trời hạn hán, đâu đâu người ta cũng nhao lên vì thiếu nước.Bấy giờ thiên hạ mới tìm đến những người có bằng cấp như anh….Anh dốc toàn lực làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi để phục vụ xã hội, đem lại được rất nhiều nước cho bà con dùng thỏa thuê. Nhưng có nhiều người lạm dụng nước : như uống nhiều, tắm nhiều, đâm ra“bội ẩm”…thậm chí có người chết vì nước ! Thế là người ta lại quay ra đổ lỗi cho anh đã làm hại họ. Cả các bạn hữu của anh, vì ghen tương, cũng vào hùa với những người xấu này lên án anh. Rõ là làm ơn mắc oán ! Anh thất vọng buồn chán, lâm trọng bệnh. Khi gần chết, anh chỉ xin một điều duy nhất là: trên tấm mộ tôi, xin ghi khắc dòng chữ này : “Tôi rất thương người, nhưng rất sợ lòng người .”“Tôi rất thương người, nhưng rất sợ lòng người ? Vì “thương yêu”là bản chất của con người. Ai không yêu thương, thì không còn là người ! nhưng lòng người mau“thay trắng đổi đen”! Ngay như Chúa tể trời đất khi xuống thế làm người cũng không thoát khỏi “địng mệnh”này: Thánh Gioan nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.(11)” Thật ra, thì theo Khổg tử : “nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng chỉ vì ba cái : danh, lợi, thú, làm cho lòng người đảo điên ! Loại trừ được “ba cái”đó ra khỏi cõi lòng, thì con người mới giữ được cái “thiện tâm” của mình ! Thi hào Nguyễn Du cũng biết điều đó : “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài .”
Thật ra, đây là một bài học : Hãy canh giữ con tim mình trong tình yêu mến Chúa. Vì Con Người Là “Hình Ảnh Tình Yêu Thiên Chúa, đã Được Thiên Chúa Tạo Dựng “ĐỂ YÊU và ĐƯỢC YÊU ”. Thánh Gioan Tông đồ đã được Chúa Thánh Thần mặc khải khi dạy về điều này:“Chúng ta biết rằng : chúng ta đã chuyển từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương. Kẻ nào không yêu thương, thì ở lại trong cõi chết. Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết:Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở trong mình.” (1Ga4,,14-16) Vì: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga4,8)!


Tâm tình :
 Lạy Chúa Giêsu, Vũ Trụ Trời Đất Bao La Vô Tận là Nhà Của Chúa,Nhưng Chúa không thích ngự ở đó, cho bằng ngự trong linh hồn chúng con.Vũ Trụ trời đất không dám từ chối Chúa,nhưng Con Tim nhỏ bé chúng con nhiều khi lại không đón tiếp Chúa.Xin Chúa thứ tha những vong ân bội nghĩa của chúng con.Xin dạy chúng con Biết Canh Giữ Con Tim nhỏ bé của mình, để chỉ dành nó cho Một Mình Chúa mà thôi, và đừng bao giờ dám từ chối Chúa một điều gì, vì chúng con phải kính sợ Chúa, chứ không phải Chúa sợ chúng con.
Amen.

Gia đình gương mẫu


Kết quả hình ảnh cho tin mừng mt 2, 13-15,19-23

Có nhà hoạ sĩ kia cứ mãi mơ ước trong đời mình sẽ vẽ được một bức tranh đẹp nhất thế giới. Nhưng anh ta không biết phải vẽ thứ gì để bức tranh sẽ có được hình ảnh, màu sắc, và nội dung sâu đậm đáng trở thành bức tranh tuyệt vời nhất trần gian.
         Chàng đã tìm hỏi với một linh mục về điều gì đẹp và ý nghĩa nhất. Vị linh mục trả lời ngay: "Niềm tin. Niềm tin là số một, niềm tin sẽ nâng cao giá trị con người. Niềm tin sẽ chữa lành và biến đổi mọi sự nên tuyệt vời."
        Chàng hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái đang bước lên xe hoa về nhà chồng. Cô gái trả lời: "Trên thế gian này không có gì đẹp bằng tình yêu. Tình yêu là hơi thở, là sức sống, là hạnh phúc, là tất cả. Tình yêu biến cay đắng thành ngọt ngào, đưa tiếng cười vào nơi than khóc, đổi nghèo hèn tầm thường thành phú quí cao sang. Tình yêu thật tuyệt vời."

Cuối cùng người hoạ sĩ gặp một anh thương binh vừa trở về từ tiền phương. Anh lính đã trả lời: "Hoà bình là điều đẹp nhất trần gian. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có đổ nát, bất hạnh, khổ đau. Ở đâu có hoà bình, ở đó có cái đẹp."
      Ba câu nói của ba con người - vị linh mục, cô gái sắp lấy chồng và anh thương binh trẻ - đã làm cho người hoạ sĩ phân vân: không biết phải làm thế nào để trên bức tranh của mình có thể diễn tả cùng một lúc niềm tin, tình yêu, và hoà bình.
      Đang suy nghĩ anh về đến nhà lúc nào không hay. Mấy đứa con anh ùa ra đón bố. Anh nhận thấy niềm tin trong ánh mắt của các con. Anh cũng cảm được tình yêu trong chiếc hôn chân thành của người vợ. Niềm tin của con cái và tình yêu của người vợ làm cho tâm hồn anh ta ấm áp và an bình lạ thường. Thế rồi một ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Anh vội ngồi xuống khởi công vẽ tranh, và sau khi hoàn thành tác phẩm đẹp nhất thế gian, anh đã đặt tên cho nó: "Mái Ấm Gia Đình".

Mái ấm gia đình chính là hình ảnh xinh đẹp và sống động nhất mà người ta có thể vẽ được về Nước Trời hay Thiên đàng ngay trên thế gian này. Mái ấm gia đình cũng sẽ là lời chứng tá hùng hồn nhất cho sự hiện diện của Đức Giêsu giữa dương gian. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :



Thứ sáu 30/12/2016 - Lễ Thánh Gia
Phúc Âm: Mt 2, 13-15. 19-23

Khi các đạo sĩ đã đi rồi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người". Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm cho trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: "Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập".
Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe những tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.
Khi Hêrôđê băng hà, thì đây thiên thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ bên Ai-cập và bảo: "Hãy chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm hại mạng sống Người đã chết". Ông liền chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó. Ðược báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua các tiên tri rằng: "Người sẽ được gọi là Nadarêô".


Suy niệm :
Đoạn Tin Mừng về thời thơ ấu của Chúa Giêsu phát họa cho chúng ta hai nét chính. Nét thứ nhất chính là sự hy sinh, từ bỏ, không nề gian khó của Thánh Giuse và Đức Maria để lo cho gia đình mình. Hài Nhi Giêsu vừa sinh ra đã bị sự ghen tương, thanh trừng của hoàng đế Hêrôđê. Vì vậy 2 ông bà phải vất vả vượt biên sang Ai Cập để lánh nạn. Một ông chồng dắt một người vợ vừa sinh con đi vượt biên, nhất là đứa con đó nằm trong đối tượng bị truy sát “trẻ em từ 2 tuổi trở xuống”. Chúng ta có quyền tưởng tượng Đức Mẹ phải giấu Hài Nhi trong chiếc giỏ mỗi khi gặp lính tráng, sợ hãi khi bị khám xét, lỡ Hài Nhi khóc lên thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Cũng có thể Hài Nhi Giêsu nằm chung với những món hàng mà Thánh Giuse và Đức Mẹ là những con buôn vận chuyển hàng hóa… Khi mới tạm thời ổn định bên Ai Cập, được lệnh, thánh Giuse lại dắt Đức Mẹ và Chúa Giêsu trở về đất nước Israel. Về nước mình nhưng không dám về quê mình là Giuđêa, vì vua con kế vị cũng gian ác không thua gì vua cha. Vì vậy 2 ông bà phải trú ngụ ở một xứ khác là Galilêa.

Nét thứ hai là gia đình này sáng ngời 3 nhân đức đối thần tin cậy mến. Thánh Giuse, người gia trưởng trong gia đình như thể là con người của điềm báo, của giấc chiêm bao. Đoạn Tin Mừng này có tới 3 lần thánh Giuse nhận được điềm báo từ sứ thần. Và lần nào cũng vậy, ông lập tức thi hành chứ không một lời thắc mắc, hỏi han. Điều đó thể hiện một niềm tin tưởng vững vàng của Giuse vào chương trình của Thiên Chúa dành cho bản thân ông và gia đình ông. Đức Maria, người hiền mẫu trong gia đình thì rạng ngời nhân đức trông cậy, phó thác. Quả thực, Mẹ hoàn toàn không biết gì về chương trình của Thiên Chúa đã định liệu cho Mẹ. Nơi Mẹ chỉ có tiếng Xin Vâng, nhưng không phải xin vâng trong mờ tối, mà xin vâng trong sự phó thác vào chương trình của Thiên Chúa và trông cậy vào thánh Giuse, người sẽ thay mặt Thiên Chúa để lo lắng cho Mẹ.

Nói tóm lại, qua phụng vụ lời Chúa ngày lễ Thánh Gia Thất hôm nay cho chúng ta thấy một gia đình thánh là một gia đình biết hy sinh để mưu tìm hạnh phúc cho nhau; và nhất là một gia đình rạng ngời 3 nhân đức đối thần tin cậy mến. Đó là hình ảnh của 3 ngọn nến vàng, xanh, hồng đang tiêu hao để cháy sáng.


Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, gia đình từ bao đời vẫn là mái ấm cho con trẻ, là nơi đi về sau những lần vắng xa, là bến đỗ mỗi khi thuyền đời dâng sóng, là niềm an ủi vô bờ cho người đau khổ, vất vả vì những gánh nặng oằn vai... Nhưng ngày nay Chúa biết không, mọi sự đều có thể bị đảo ngược, mọi cấp độ lộn vòng. Gia đình đôi khi là hỏa ngục với một số người, khi mà người cha lạm dụng tình dục con mình, thậm chí sát hại con chẳng thương tiếc. Khi mà người mẹ bỏ rơi gia đình, lún sâu vào cờ bạc...sát hại con bằng thuốc độc hoặc chính cha mẹ đem con đi bán...Xin Chúa hãy đến và làm chủ trong gia đình chúng con, xin Chúa nối kết gia đình con bằng sợi dây yêu thương quên mình thay vì tính ích kỷ chiếm đoạt.Ước mong gia đình chúng con và cả thế giới này được vui hưởng bình an của Chúa, như gia đình Thánh Gia xưa. Amen 

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Niềm vui được thấy Chúa

Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 2,22-35

Một ông Vua kia có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn kinh Ba-ga-yad Gi-ta (kinh của người Ấn giáo). Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà thông thái. Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho Vua nghe và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không?” Nhưng lần nào nhà Vua cũng trả lời “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”. Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, nhà thông thái bổng hiểu ra rằng tất cả mọi lời kinh ông đọc trước đây đều hướng con người đi tìm gặp một vị chúa tể tối cao, vị chúa tể này luôn yêu thương, ở bên cạnh và quan tâm chăm sóc hướng dẫn ông, nếu ông sống yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người khác ông sẽ tìm được hạnh phúc và gặp được vị chúa tể đó. Thế là nhà thông thái quyết từ bỏ mọi sự mình đang có để giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng thần đã hiểu được”. 
Câu chuyện trên đây là một bước giúp tìm kiếm hạnh phúc phải làm sao? Và chúng ta cần tự hỏi “còn tôi, tôi hiểu các lời Kinh Thánh thế nào?” để có thể tìm thấy hạnh phúc là chính Chúa, như ông già Si mê on đã bao năm khao khát và chờ đợi Chúa. Nay ông đã gặp Chúa và niềm vui của ông mãn nguyện đến nỗi ông thốt lên :
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”

Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây và cầu chúc Bạn được gặp Chúa trong cuộc đời


Thứ năm 29/12/2016 - Tuần Bát nhật Giáng sinh
Tin Mừng : Lc 2, 22-35

22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, 24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
29 “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng ; 35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”


Suy niệm :
Để được một lần ẵm lấy Chúa Giê-su Hài Nhi, nhà tiên tri già Si-mê-on đã phải chờ đợi suốt cả một đời người đằng đẵng, mà là một cuộc đời công chính và đạo đức. Chắc hẳn đền thờ Giê-ru-sa-lem phải là nơi ông thường xuyên lui tới, bởi vì Con Thiên Chúa sẽ xuất hiện ở nơi nao nếu không phải là nơi chính nhà của Cha Ngài? Rồi còn nữa, một lần gặp Đức Ki-tô, lập tức ông đã nói tiên tri, làm chứng cho Ngài. Và bạn có thấy không, được bồng ẵm Chúa Hài Nhi ông tràn trề mãn nguyện và không thể không thốt lên lời chúc tụng tạ ơn: “Giờ đây xin để tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ?…”
Tâm tình :
Lạy Chúa! Đôi khi trong đời của con cũng được khơi lên khát vọng gặp Chúa, nhưng điều đó đến với con không liên lỉ, bởi vì con chưa sùng đạo và ước mong gặp Chúa như cụ Simêon. Xin giúp con hằng trông đợi Chúa trong suốt cuộc đời. Amen.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Trẻ thơ có tội gì mà phải chết ?



Hình ảnh có liên quan
Các Thánh Anh Hài

  Những vị Thánh vô danh
Tác giả Veritas

Có một vị thánh nọ thánh thiện đến độ, không hề dám có ý nghĩ rằng mình là một con người thánh thiện.
Ngày kia, một thiên thần đến nói với ngài: "Chúa sai tôi đến gặp ngài. Ngài hãy xin bất cứ điều gì ngài muốn. Chúa sẽ ban cho ngài. Vậy ngài có muốn được ơn chữa bệnh không?"
Vị thánh trả lời: "Không. Thà để cho chính Chúa chữa trị thì tốt hơn". Vị sứ thần đề nghị điều khác: "Ngài có muốn đem những người tội lỗi trở về đường công chính không?"
Vị thánh cũng lắc đầu từ chối: "Không. Cải hóa tâm hồn không phải là việc của tôi. Ðó là công việc của các thiên thần". Vị sứ giả của Chúa mới gợi ý thêm: "Ngài có muốn trở thành một mẫu gương để thiên hạ luôn đến để bắt chước không?"
Vị thánh cũng khiêm tốn trả lời: "Không. Bởi vì làm như thế tôi sẽ trở thành trung tâm thu hút sự chú ý". Thiên thần mới hỏi: "Vậy thì ngài mong muốn điều gì?". Vị thánh trả lời: "Ơn Chúa, có ơn chúa, đó là điều tôi hằng khao khát".
Vị thiên thần được Chúa sai đến vẫn chưa chịu bỏ cuộc, nên đề nghị lần cuối cùng: "Ngài phải xin một phép lạ. Nếu không tôi đành phải để phép lạ xảy ra vậy". Vị thánh của chúng ta đành phải ưng thuận: "Vậy thì tôi xin điều này: ước gì mọi việc thiện được thực thi qua tôi mà tôi không hề hay biết". Thế là để là cho lời ước của vị thánh thành sự thật, Thiên Chúa ban cho cái bóng phía sau của ngài được mọi thứ quyền năng. Nơi nào có cái bóng ngài đi qua, thì nơi đó, người bệnh được lành, đất đai trở thành phì nhiêu, nguồn suối phát sinh sự sống, niềm vui trở lại trên những khuôn mặt sầu khổ.
Nhưng vị thánh không hề hay biết điều đó, vì dân chúng chú ý đến cái bóng đến độ quên hẳn con người.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ các thánh anh hài, những vị thánh đã chết vì Ðức Kitô mà cũng không hề hay biết rằng mình phải chết vì Ngài. Các trẻ em ấy là kiểu mẫu của không biết bao nhiêu vị thánh vô danh.

Có những Mẹ Têrêxa Calcutta, những linh mục Pierre mà thế giới không ngừng nhắc đến, nhưng cũng có không biết bao nhiêu những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ ngày ngày âm thầm hy sinh trong không biết bao nhiêu công việc vô danh, phiền toái mỗi ngày. Có biết bao nhiêu người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả của lời cầu nguyện của mình. Có biết bao nhiêu người âm thầm phục vụ tha nhân cách này hay cách khác mà không hề được đền đáp hay nhắc nhớ.
Trong ánh sáng của Mầu Nhiệm Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Sự thinh lặng bé nhỏ của Hài Nhi Giêsu trong hang đá Bê Lem, 30 năm âm thầm của Ngià tại Nazareth: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền toái, độc điệu mỗi ngày của chúng ta. Hài Nhi Giêsu mời gọi chúng ta nhận ra giá trị của cuộc sống ấy. Thiên Chúa thi ân tùy theo cách thế Ngài muốn. Cuộc sống âm thầm và hy sinh từng ngày của chúng ta là một trong muôn nghìn cách thế thi ân của Ngài mà chúng ta không thể đo lường được. Ngoài sự tưởng tượng và dự đoán của chúng ta, những hy sinh từng ngày của chúng ta được Chúa dùng như cái bóng vô hình nhờ đó Ngài thông ban muôn ơn lành cho người khác.
Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :


Thứ tư 28/12/2016 - Lễ các Thánh Anh hài
Tin Mừng : Mt 2, 13-18.

13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng : “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !” 14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. 15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ : Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
16 Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. 17 Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a : 18 ‘Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ : tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.’


Suy niệm :
Thiên Thần của Thiên Chúa hiện ra với ông Giuse. Trong các sách Tin Mừng, ông Giuse chỉ xuất hiện hai lần. Trong cả hai lần này, diễn tiến sự việc đều như nhau: một thiên thần hiện ra và bảo ông Giuse làm một việc gì đó, và ngài đã thực hiện lệnh truyền của Thiên Chúa.
Trong lần đầu tiên (Mt 1,20-24), ông Giuse được lệnh hãy chấp nhận Maria về nhà làm vợ mình và đặt tên Giêsu cho đứa con mà Maria đang mang thai. Và trong bài Tin Mừng hôm nay, ông Giuse được lệnh đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập để Hài nhi thoát khỏi âm mưu giết hại của vua Hêrôđê.

Trong cả hai lần nói trên, Tin Mừng không ghi lại một lời nào của ông Giuse. Nhưng hành động còn nói nhiều hơn cả lời nói. Ông Giuse đã lắng nghe, tuân lệnh và làm theo như những gì được mách bảo. Vì tình yêu gia đình và để bảo đảm sự an toàn cho Hài nhi và Mẹ Ngài, ông Giuse đã vâng lệnh của thiên thần.
Mọi người phải chiếu rọi vào cuộc sống của tha nhân bằng sự phục vụ, sự sẵn lòng giúp đỡ và sự hy sinh của mình. Vì thế chúng ta được kêu gọi mang ánh sáng đến cho người khác, gìn giữ gia đình mình trở nên toàn vẹn và hiệp nhất, hy sinh vì tình yêu cho tương lai tốt đẹp hơn của con cái, tận tâm và chung thủy theo gương ông Giuse.
Thiên Chúa muốn chúng ta được an toàn và lNgài àm mọi việc để bảo vệ chúng ta. Ngài đã dùng và sai con người để cứu thoát và bảo vệ chúng ta. Ngài cũngcó thể nâng chúng ta lên và sai chúng ta đi để cứu vớt và bảo vệ tha nhân.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su Hài đồng, xin Chúa ban cho con vai trò và trách vụ phải có đối với trẻ em. Xin Chúa gìn giữ và bảo vệ các em thoát khỏi những nanh vuốt của Hê rô đê thời đại hôm nay, khi mà sự ác đã làm mờ mắt, lương tâm đã ra chai lỳ của những kẻ làm cha làm mẹ thiếu trách nhiệm, vô lương tâm, hành hạ, đánh đập, bán con... thậm chí dễ dàng giết đứa con mà mình cưu mang chỉ vì sĩ diện, vì sự nghiệp, để rảnh tay, rảnh "của nợ" ! Xin Chúa làm thức tỉnh lòng nhân thay lòng dã thú nơi mỗi người chúng con. Để xã hội ngày càng văn minh hơn, tôn trọng nhân phẩm và giá trị sự sống con người cao hơn. Amen

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ai sẽ mang lại cho tôi sự sống đích thực ?

Kết quả hình ảnh cho tin mừng Ga 20,1-8

Một Sư Bà đã được sống lại về phần linh hồn trong giờ chết.

Cha Giuse Bùi Văn Nho, cha sở họ đạo GIƠN ĐẮC (Jeanne d’ Arc) nhà thờ ngã sáu Chợ lớn đã thuật lại câu chuyện cảm động mà chính cha là người trong cuộc như sau:

Vào một đêm khuya thanh vắng bỗng chuông điện thoại trong nhà xứ reo vang. Có tiếng một bà phước mời cha đến ngay bệnh viện Hồng Bàng để ban phép giải tội cho một sư bà đang nằm điều trị tại đây. Sư bà ngỏ ý muốn gặp cha để xin xưng tội. Sau khi tìm hiểu kỹ về trường hợp này, cha biết được sư bà này vốn là người Công giáo, nay gần chết sư bà đã nhờ bà phước mời cha đến giúp bà được sống lại trong ơn nghĩa Chúa!

Khi đến nơi, thấy sư bà đang nằm thở thoi thóp không nói nhiều được. Cha chỉ hỏi vắn tắt mấy câu để biết rõ xem sư bà có phải là người Công giáo không?
- Tên thánh bổn mạng của bà là gì?
- Maria Anna.
Câu trả lời của sư bà khiến cho cha yên tâm để giúp bà sám hối tội lỗi, trước khi ban phép giải tội, phép xức dầu bệnh nhân và cho bà rước lễ như của ăn đàng. Trước khi về nhà, cha còn căn dặn bà phước: nếu sư bà tỉnh lại, phải báo lại cho cha biết để đến giúp gia tăng đức tin. Bốn ngày sau, bà phước báo tin sư bà đã hồi tỉnh và muốn được gặp cha. Cha đã đến gặp và nghe bà tâm sự về cuộc đời và lý do đi tu chùa của bà như sau:
“Thưa cha, quê con ở Cái Nhum, Chợ Lách, thuộc giáo xứ cha P. Thắng. Con bấy giờ là trưởng hội hát trong xứ và là hội viên đoàn con Đức Mẹ. Khi lên 20 tuổi có một thanh niên ở Sài-gòn làm quen và sau đó xin cưới. Hai gia đình đồng ý và đã làm lễ hỏi. Đến gần ngày hẹn, vị hôn phu lại xin hoãn lại ba tháng để thi lấy bằng thành chung. Anh đã về Sài-gòn và dặn con cứ an tâm chờ đợi. Ba tháng, bốn tháng rồi một năm rưỡi qua đi mà vẫn bặt tin tức của anh. Con buồn rầu xấu hổ, nhất quyết lên Sài-gòn đi tìm, dù mọi người thân đều ngăn cản. Một hôm con đã lén ăn cắp ít tiền của cha mẹ, rồi trốn lên Sài-gòn trong tình trạng bơ vơ không biết đi về đâu. Sau đó con đã tìm đến nhà một chị bạn đồng hương và được cho ở trọ. Ngày ngày con đi dò la tin tức mà vẫn không gặp người xưa. Rồi một hôm khi đi dự lễ tại nhà thờ Huyện-sĩ, con tình cờ trông thấy vị hôn phu của con mà anh ta lại không nhìn thấy con. Lễ xong con đi theo anh ta về tới tận nhà mới biết anh đang sống chung với một người vợ và có một đứa con. Con đã té xỉu khi biết rõ sự việc! Rồi con buồn bã đi lang thang không biết phải đi đâu và làm gì ?… Về nhà thì xấu hổ với mọi người, lại sợ bị cha sở và cha mẹ quở mắng.
Sống lây lất ở Sài-gòn được bốn tháng trong tình trạng không còn tiền, bị thất nghiệp và thất tình, một hôm con đã được người bạn giới thiệu xin việc làm ở vùng Chợ Lớn. Tại đây, bị cơn mưa lớn, con vào trú mưa trong một ngôi chùa. Mưa kéo dài mãi tới tối, con đành xin ngủ đêm tại chùa. Sư trụ trì chùa thương hại cho con ăn cơm thêm bốn năm ngày liền. Một hôm nhà sư đề nghị nếu con muốn tu chùa, sẽ giới thiệu ra ngoài Huế. Không hiểu tại sao con lại đồng ý và nhà sư đã viết giấy giới thiệu và còn cho tiền lộ phí nữa.
Ra Huế, tu được 20 năm, con đã được nhận giấy chứng chỉ của Vua Bảo Đại, công nhận là bậc chân tu. Con được lệnh vô Sài-gòn để thành lập một ngôi chùa sư nữ, vì trong miền Nam bấy giờ chưa có chùa cho nữ giới. Nhưng khi vào đến đây được ít lâu, con đã mắc phải bệnh lao phải nằm nhà thương, đến nay là sáu tháng. Mỗi lần con trông thấy cha vào thăm bệnh đi qua giường con, con muốn nói với cha mà không sao mở miệng, nên chỉ biết cúi đầu chào cha. Hôm bệnh trở nặng bị thổ huyết, con mới đánh bạo nói thật với bà phước, để nhờ bà mời cha đến…”
Bà sư sống thêm được hai tuần lễ nữa rồi qua đời sau khi đã được hoàn toàn quay về làm con cái Thiên Chúa. Khi bà vừa tắt thở thì một điều rắc rối đã xảy ra: một vị sư thày đã đến trách cha sở cướp người nhà chùa của họ. Sư thầy nói: “Bao nhiêu người khác sao cha không dụ theo đạo mà lại dụ dỗ người nhà chùa của chúng tôi?”. Cha cố gắng giải thích thế nào thì sư thày cũng không chấp nhận. Ông không tin sư bà trước kia là người Công giáo. Sau cùng cha đành đồng ý để bên nhà chùa cử hành lễ nghi an táng theo Phật Giáo. Nhưng rồi hai tiếng đồng hồ sau, nhà sư đột nhiên thay đổi ý kiến. Ông đến gặp cha và nói như sau: “Chúng tôi xin nhường việc an táng bà này cho bên Công giáo”. Rồi nhà sư giải thích lý do: “Vì khi thay xiêm áo cho bà, chúng tôi đã tìm thấy trong bóp của bà một bản di chúc nói rõ tên thật, tên cha mẹ, quê quán và yêu cầu nhà chùa nhắn tin cho cha mẹ của bà biết là bà đã được chịu các phép bí tích công giáo trước khi chết. Bà còn nói rõ ý muốn: “Tôi muốn được chôn cất theo nghi lễ Công giáo”. Vì thế chúng tôi xin nhường lại cho bên Công giáo cử hành nghi lễ an táng cho bà và chỉ xin được tiễn đưa bà tới nơi mộ phần thôi. Đám tang của sư bà hôm ấy có rất đông sư sãi đi tiễn đưa và chỉ có một linh mục là cha sở Nhà thờ Ngã sáu. Sau lễ an táng, bà phước đã trao cho cha cái bóp của sư bà, trong đó có một mẫu ảnh áo Đức Bà Núi Carmêlô. Có lẽ nhờ có lòng mến Đức Mẹ nên cuối cùng sư bà đã được Mẹ cầu bầu để sống lại trong ơn nghĩa Chúa vào giờ sau hết.

(Viết theo “Những Trang Sử Đẫm Mồ Hôi Của Họ Chợ Lớn”- VN, tr. 94-100)


Thứ ba 27/12/2016 - Thánh Gioan Tông đồ
 Ga 20,1-8
“1 Vào ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ lúc sáng sớm, khi trời còn tối, bà thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ. 2 Bà liền chạy đến với Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác – người Đức Giê-su thương mến –, bà nói với các ông: ‘Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.’ 3 Vậy Phê-rô và người môn đệ khác đi ra và họ đi đến mộ. 4 Cả hai ông cùng chạy, người môn đệ khác nhanh hơn Phê-rô, chạy trước và đã đến mộ trước tiên. 5 Cúi xuống nhìn, ông ấy thấy những băng vải còn để đó nhưng không đi vào. 6 Si-môn Phê-rô theo sau ông ấy cũng đến nơi, đi vào trong mộ và thấy những băng vải còn để đó, 7 và khăn che đầu của Người không để với những băng vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ khác cũng đi vào – người đã tới mộ trước tiên –, ông ấy đã thấy và đã tin. 9 Thực ra, các ông chưa hiểu theo Kinh Thánh là Người phải trỗi dậy từ giữa những kẻ chết.”

Suy niệm :

Sau khi chịu chết vào chiều Thứ Sáu, Đức Giê-su đã được hai môn đệ an táng trong ngôi mộ đá. Nhưng đến ngày Thứ Nhất trong tuần, khi bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na ra thăm mộ đã tỏ ra hốt hoảng khi thấy tảng đá che đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp hai ông Phê-rô và Gio-an cấp báo sự thể. Hai môn đệ bán tín bán nghi cùng chạy ra mộ để xem rõ sự thể. Hai ông thấy ngôi mộ bị mở toang, nhìn vào trong thì thấy khăn liệm vẫn còn, nhưng xác Thầy đã biến mất. Ông Phê-rô im lặng suy nghĩ, đang khi Gio-an “đã thấy và đã tin”: Qua sự kiện xác Thầy biến mất nhưng khăn vải liệm vẫn còn để lại, nên đã suy luận và tin Thầy đã phục sinh.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su. Xin ban cho con luôn có được sự sống của Chúa, nhờ đó cuộc đời của con sẽ mãi xanh tươi và được đơm bông kết trái. Xin ban cho con luôn có sự bình an của Chúa, nhờ đó con sẽ vững tâm theo Chúa giữa bao sóng gió đường đời. Xin ban cho con niềm vui của Chúa, nhờ đó khuôn mặt của con sẽ luôn tươi vui rạng rỡ, sẵn sàng tỏ ra thân thiện và đi bước trước đến kết bạn với tha nhân. Xin ban cho con niềm tin và niềm hy vọng của Chúa, nhờ đó con sẽ hăng hái lên đường chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng, không quản ngại những khó khăn gian khổ. Và nhất là: Lạy Chúa, xin ban cho con đầy tràn Thần Khí của Chúa, nhờ đó cuộc đời của con sẽ luôn được đổi mới nên tốt lành thánh thiện và giới thiệu Chúa đến cho mọi người.Amen

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Chết vì niềm tin

Kết quả hình ảnh cho câu chuyện bị bắt hại vì đạo Chúa

Linh mục Joseph Girzone, trong tuổi hồi hưu, đã viết mấy cuốn chuyện giữa đạo và đời rất hấp dẫn, trong đó có hai cuốn Joshua và Joshua and the Children, do nhà xuất bản Macmillan New York phát hành.Qua lời văn miêu tả duyên giáng bình dị, cha Girzone đã cống hiến độc gỉa chân dung của một Chúa Giêsu thời đại.
Với tên Joshua, cái tên rất thân thương trong kinh thánh và rất Do-Thái, là hiện thân của Chúa Kitô tân thời trong bối cảnh của xã hội hiện đại. Joshua xuất hiện trong khu phố như một người bình dị, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Nhưng cuộc sống thánh thiện và tư cách của anh ta đã khiến cho người dân trong khu phố từ thán phục đến thắc mắc, nhất là lập trường và ý kiến của Joshua về các vấn đề liên quan đến gíao hội, xã hội, các vấn đề luân lý đạo đức! Tuy làm nghề lao động, nhưng Joshua có tầm hiểu biết quảng bá đến mọi vấn đề, anh không ngần ngại bày tỏ thái độ và lập trường của mình nếu có ai muốn được soi sáng và thôg cảm! Nhiều người dân trong khu khố của anh bắt đầu tỏ thái độ ác cảm với anh vì anh biết nhiều, đặc biệt anh can đảm dám nói lên ý kiến và lập trường của mình chẳng hạn về những bất công trong xã hội, những lạm dụng, những tệ đoan trong giáo hội, những lạm dụng quyền bính của các người nắm vai trò lãnh đạo dân chúng! Những phân tích xây dựng của anh nghe ra cơ hồ như những lời trong kinh thánh khi Chúa Kitô phê phán lớp người Biệt phái và Pharisiêu!
Một ngày kia khi Joshua đang bươc đi trên đường phố, bổng có nhóm người công giáo thủ cựu chận anh lại chỉ vào mặt anh mạt sát nặng lời là họ rất bất mãn với anh vì dám thốt ra những lời phê phán giáo hội và các đấng các bậc lãnh đạo trong đạo. Joshua vẫn giữ nguyên thái độ trầm tĩnh cố hữu của anh, và bằng giọng nói từ tốn khiêm cung nhẹ nhàng, anh xác định với họ lập trường ôn hòa của anh, đồng thời nhắc nhớ cho những người đang tức giận anh về thái độ và hành vi của Chúa Kitô trong tân ước khi Ngài nhắc nhớ kẻ thù của Ngài về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong tâm hồn con người, và về thời điểm đã đến con người tôn thờ Thiên Chúa đích thực, phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và trong sự thật. Đến lúc con người cần thoát ra khỏi cái vỏ đạo đức của truyền thống luật lệ ràng buộc giam hãm con người, nhưng hãy mở rộng tâm hồn cho Thần Linh của Thiên Chúa hoạt động! Nhưng trong đám đông cuồng nhiệt kia, có người vẫn hung hãn kết án Joshua là thù thịch chống đối, phê bình chỉ trích giáo hội La-Mã. Để tả lời cho những tố cáo bịa đạt có tính cách trả thú cá nhân kia, Joshua mạnh dạn bày tỏ lập trường của mình:
"Tôi yêu giáo hội, như Chúa Kitô yêu thương giáo hội của Ngài, giáo hội là món qùa qúy gía mà Thiên Chúa gửi tặng cho nhân loại! Nhưng vì giáo hội đang trong trần thế, thế nên giáo hội có khía cạnh thế tục và nhân loại của mình, vì thế giáo hội cần thiết liên tục tỉnh thức đề phòng những sai quấy, liên tục canh tân đổi mới, về nguồn cho phù với tinh thần nguyên thủy của Chúa Kitô, đấng sáng lập giáo hội, Người kitô hữu trưởng thành không sợ bày tỏ lòng mình cũng như biểu lộ lòng trung thành của mình đối với giáo hội trong tinh thần chân lý của Chúa Kitô. Người tín hữu trong giáo hội không phải là đầy tớ tôi đòi của giáo hội, nhưng thực sự họ là những phần tử sống động, là thành phần đích thực của đại gia đình giáo hội, theo ngôn từ của Thánh Phêrô, người tín hữu là những viên gạch sống động của toà nhà giáo hội, họ là những phần mình của nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu của thân thể giáo hội! Như thế trong giáo hội đích thực của Chúa Kitô không có ai là tôi mọi cho ai, không có ai tự coi mình thuộc về giai cấp thống trị! Chúa Kitô là đầu của nhiệm thể, tất cả kitô hữu là mình mầu nhiệm là anh em trong Chúa Kitô! Trong Tân Ước đã có nhiều lần Chúa báo động các vị mục tử của đoàn chiên phải trở thành những người đầy tớ để phục vụ đoàn chiên. Thế nên người tín hữu trong đoàn chiên của Chúa không nên sợ hãi khi phải nói lên sự thật nhằm xây dựng cho đoàn chiên của Chúa Kitô. Tôi nói những gì tôi cần phải nói vì tôi quan tâm đến giáo hội, một giáo hội mà Chúa kitô muốn thành lập là thiên đàng của an bình, là ngọn đèn s6ng soi chiếu cho người trần thế, vì thế giáo hội không thể là nhà tù giam hãm tinh thần hoặc là lưỡi kiếm để đâm chém và gây thương tích cho ai”!( New York, Macmillan Publishing Co. 1983, p.125)
Nghe Joshua phân trần thế, có nhiều người càng căm giận anh ta, có người nhào tới đòi đã thương anh, có người tỏ lời trách móc thậm tệ, có người cho rằng anh ta là loại tà đạo, là giáo gian, là đạo rối! Có kẻ thề hứa sẽ tìm cách dứt điểm anh để anh không gây ảnh hưởng đến cọng đoàn khu phố!
Khi đám người cuồng tín đã bỏ đi, Joshua chỉ còn biết lắc đầu chịu thua, anh nhớ lại thái độ của những người Pharisêu và luật sĩ trong thế kỷ thứ nhất đã cư xử với Chúa Kito thế nào! Hai nghìn năm sau, hai nghìn năm lịch sử của Kitô giáo, trong số những tín hữu, vẫn có những Pharisiêu tân thời, vẫn còn những tên luật sĩ mới hung hãn muốn lên ngôi Thiên Chúa, muốn biến mình thành Đạo, và họ vẫn cho mình lên ngai chúa tể của loài người! Hai nghìn năm lịch sử kitô giáo, ngưới tín hữu vẫn chưa học biết Thiên Chúa muốn làm gì cho nhân loại nầy!?
Mãi về sau, khi cuộc xung đột giữa nhóm cuồng tín và Joshua càng trở nên trầm trọng, có người tò mò hỏi thử Joshua cái bí quyết nào giúp anh sống được trong an bình, sống an vui được ngay trong gây cấn như thế? Joshua mỉn cười với đôi mắt hướng về trời:
Sự an bình của tôi đến tự nội tâm, sự đơn giản của đời sống tôi phản chiếu những gì tôi có trong linh hồn...Tôi không để cho lòng mình bị thương tích bởi các biến cố xảy ra bên ngoài...càng ngày tôi càng ý thức và xác tín rằng bản tính con người đang ở trong một tiến trình hoàn thiện hơn..chúng ta cần trở nên hoàn thiện, đó là lý tưởng và ơn gọi của mỗi người...nhưng dầu có tiến tới bao nhiêu, chúng ta vẫn nguyên vẹn là những con người bất toàn, khiếm khuyết, học biết mình là bất toàn khiếm khuyết không phải để bi quan yếm thế nhưng là để ta trở nên khiêm tốn hơn và biết thương cảm tha nhân hơn! Tôi hiểu biết thế và tôi chấp nhận thực trạng con người như thế! Tôi thích dân chúng và chấp nhận họ trong thực trạng của họ. Tôi tìm thấy trong họ có nhiều đều làm tôi vui thích vì Thiên Chúa Cha đã sáng tạo ra họ như thế! Hãy kiếm tìm Thiên Chúa và học để yêu thương dân chúng, rồi bạn sẽ tìm thấy sự an bình và hoà hợp với thiên nhiên (Joshua p. 151, Macmillan , New York 1983).
Trên đây là lý do tại sao Chúa Kitô chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, sự chúc phúc nầy đang xảy ra hôm nay cũng như còn sẽ xảy ra trong tương lai!
Sự an bình nội tại đang đến với tâm hồn ta hôm nay, và ngay trong giây phút hiện tại nầy! Đó là món quà vô cùng qúi giá mà Chúa Cứu Thế trao ban cho các môn đệ và cho tất cả những ai tín thác vào sứ điệp Phúc-Âm của Ngài!

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D
Nguồn Web Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Câu chuyện trên đây nói đến một cuộc đàn áp vì theo đạo Chúa. Đây cũng là một trong hàng ngàn cuộc bách hại kể từ ngày Chúa Giê su giáng sinh làm người. Chúa đã đem đến ơn cứu độ cho nhân loại qua con đường tự hủy, con đường hẹp dẫn tới ơn cứu độ ngang qua việc đổ máu trên Thánh Giá. Thế nhưng con người đã không đón nhận Ngài, nhiều người chối từ và thờ cúng các vị thần khác mà họ tin là sẽ được thoải mái, được hạnh phúc: như danh vọng hão huyền, bằng cấp giả, lao vào sẽ tình dục, thỏa mãn các đam mê trần thế ! Vì thế họ đã bắt bớ, tra tấn, những ai tin vào Chúa. Đúng như Lời CHúa đã báo trước "Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ”.Thánh Stephano là người tử đạo đầu tiên mà hôm nay Giáo Hội mừng kính, Ngài đã bênh vực cho chân lý, cho Thiên Chúa và bị ném đá cho tới chết. Xin mời Bạn cùng đoc đoạn Lời Chúa sau đây :


Thứ hai 26/12/2016 - Lễ Thánh Stephano tử đạo

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Chúa giáng thế làm người



Kết quả hình ảnh cho tin mừng 2,1-14

Noel! Ngày lễ Hòa Bình – Thiên Phúc
Ở thế chiến thứ hai, trên một mặt trận giữa hai nước Pháp và Đức, quân của hai bên giành nhau từng chiến hào; gây cấn đến độ vô phúc cho người nào sơ ý ló đầu ra khỏi chỗ núp là nát đầu ngay. Đó là tình hình vào những ngày 21, 22, 23 tháng12, 1943. Các sĩ quan hữu trách của cả hai bên đều đề phòng cấm ngặt binh sĩ của họ không được lơ là bỏ vị trí chiến đấu kể cả ngày Noel. Đến chiều 24 tháng 12, vẫn là bầu khí ngột ngạt của tử thần. Không có hưu chiến. Đó là lệnh cấp trên truyền xuống.

Đêm về, trong bầu khí yên lặng căng thẳng đó, bỗng một tiếng hát vọng lên từ một thông hào: “Đêm thanh bình, đêm ơn lành!” (Silent Night), rồi nhiều tiếng hát vọng theo, rồi người ta nghe cả hai phía Pháp Đức đều vang dậy tiếng hát Giáng Sinh; không ai bảo ai, bất chấp quân lệnh, binh sĩ của cả hai bên đều bật dậy, bỏ vị trí chạy lại bên nhau, ôm nhau cười nói, chúc lễ Giáng Sinh cho nhau. Họ trao cho nhau đồ dùng, cùng ăn uống với nhau như thể là những người bạn thân lâu ngày hội ngộ. Trước cảnh đó, các vị chỉ huy đều đồng ý hưu chiến đến hết ngày hôm sau.

Ngày 25-12 năm 1943 là một ngày đáng ghi nhớ cho những người ở trận tuyến đó. Hai bên Đức, Pháp cách đó mấy giờ là tử thù của nhau, bây giờ họ cùng chụp hình, trao kỷ niệm, chơi bóng, ăn chung với nhau như những người anh em rất yêu quí. Noel, ngày lễ Hoà bình.
Giáng Sinh là lễ của Hòa Bình. Hàng năm, cứ vào lễ Giáng Sinh, dù chiến trận có sôi sục đến đâu, người ta cũng thường dàn xếp để hai bên có được thời gian mừng lễ. Đó gọi là ngày hưu chiến. Sở dĩ có hưu chiến trong ngày lễ Giáng Sinh vì Ngôi Hai đã xuống thế làm người để giao hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và loài người. Giao ước cứu chuộc sẽ được ký kết bằng máu của Ngôi Hai là Thiên Chúa và cũng là người thật. Đó là niềm vui vô cùng lớn lao của cả loài người được ơn cứu độ. Từ nay, tội tổ tông đã được tẩy xoá nhờ máu thánh của Con Thiên Chúa. Con người không còn vương vấn tội nhơ thì an bình sẽ ngự trị trong tâm hồn: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”



Chúa Nhật 25/12/2016 - Lễ Chúa Giáng sinh
Tin Mừng thánh Luca 2,1-14


1 Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri.3 Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.4 Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.5 Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa.7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật.9 Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.10 Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân:11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.”13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
14 “Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”


Suy niệm :

Thánh sử Luca mô tả diễn tiến bức họa các mục đồng không chỉ dừng lại nơi bước chân hối hả, mà còn tô điểm đậm nét vẻ đẹp bởi thấy Hài Đồng Giêsu và lòng tin của họ: họ thấy và họ tin. Họ thấy gì? Một Hài Nhi nằm trong máng cỏ được sưởi ấm bởi hơi bò lừa; một Giuse, người công chính (Mt 1,19); một Maria thầm lặng suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2,19). Từ đó họ tin Đấng Cứu Thế thực sự đã ra đời. Người mục đồng hôm ấy sau khi chiêm ngắm vẻ huy hoàng của Hài Nhi đã quyết định ra về, chứ không ở lại. Họ đã không như Phêrô, sau khi thấy Chúa Giêsu biến đổi hình dạng trở nên sáng láng và thấy Êlia cùng Môsê đã xin ở lại và làm ba cái lều (Mt 17,1-8). Các mục đồng đã về, về với cuộc sống thường nhật cùng đàn chiên mà họ chăm sóc. Họ vừa đi vừa ca tụng tôn vinh Chúa.

Phải, những người chăn chiên hôm ấy đã đi tìm gặp Hài Nhi Giêsu, dù rằng ban đầu đức tin họ không đủ lớn. Còn chúng ta là những người bước theo chân Chúa, chúng ta mang trong mình một con tim khao khát Chúa. Vậy chúng ta đã dám đi ra khỏi chính mình, “đi ra để cung cấp cho tất cả mọi người sự sống của Đức Giêsu Kitô” (Evangelii Gaudium, 49) hay chưa? Đã biến mình thành “các nhà truyền giáo có “mùi” của Con Chiên” (Evangelii Gaudium, 24) hay chưa?

Lạy Chúa, Chúa là Emmanuel. Chúa đã ở với chúng con. Chúa đã viếng thăm chúng con. Ngày Chúa Giáng Sinh là ngày các thiên thần ca mừng Chúa. Xin cho chúng con cũng biết sống với khoảnh khắc của “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Nguyện xin Chúa cho chúng con mỗi ngày biết hân hoan khao khát gặp Chúa, như các mục đồng ngày xưa đã đi đến Bêlem với ước mong gặp Hài Nhi Giêsu và Chúa đã cho gặp.

Tâm tình :
Lạy Chúa, tâm hồn bình an thì không còn hận thù, đố kỵ, ganh ghét, nhưng luôn tin yêu, hy vọng, vui sống. Xin ban cho con sự bình an của Chúa để con luôn là sứ giả của an bình. Chúa đã hứa: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con.” Xin cho cầu nguyện cảm nếm được sự ngọt ngào của an bình trong tâm hồn và như thế là đủ cho con rồi. Vì có Chúa là đời con bình an. Amen!

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Làm chứng cho Chúa





Kết quả hình ảnh cho suy niệm tin mừng Lc 1,67-79


Một bác sĩ giải phẫu đã được ơn trở lại tin yêu Chúa nhờ gương sáng của một bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi. Em bị đau bụng dữ dội được đưa đến bệnh viện khám bệnh. Sau khi siêu âm và chụp X quang ổ bụng, bác sĩ khẳng định em bị khối u trong dạ dày cần được phẫu thuật. Về sau bác sĩ giải phẫu đã kể lại câu chuyện mổ cho em như sau:
“Hôm đó, em bé được đưa vào phòng mổ và trước khi gây mê, tôi nói với em rằng:
– Bác sĩ sắp sửa giúp con khỏi bệnh. Nhưng trước hết con cần phải qua một giấc ngủ nhé”. Nghe nói sắp đi ngủ, em bé được mẹ dạy thói quen cầu nguyện trước khi đi ngủ đã nói:
– Vậy xin bác sĩ cho con cầu nguyện trước khi đi ngủ.
Nói đoạn em quỳ xuống bên cạnh bàn mổ, hai tay chắp lại, đôi mắt ngước lên cao, em khẽ đọc một kinh lạy cha. Nhìn thấy cảnh em cầu nguyện, vị bác sĩ và mấy y tá đều cảm động rưng rưng nước mắt. Vị bác sĩ kể tiếp: Sau đó, tôi tự nhiên cảm thấy lương tâm cắn rứt, nên đã đi xưng tội sau 20 năm, và từ đó mỗi buổi tối, tôi không bao giờ đi ngủ mà không cầu nguyện”.

Thánh Gioan Tẩy Giả cũng được trao sứ vụ làm tiền sứ của Đấng Thiên Sai như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con” (Mc 1,2). Mỗi người chúng ta đều được mời gọi để làm tiền sứ cho Chúa, giúp tha nhân tin yêu Chúa bằng một lối sống tin yêu phó thác như em bé trong câu chuyện trên.Mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây :


Thứ Bẩy 24/12/2016
 Lc 1, 67-79
67 Hồi ấy, ông Da-ca-ri-a, cha của Gio-an, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng :
68 “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người.
69 Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta, 70 như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ mà phán hứa tự ngàn xưa :
71 sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét ;
72 sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lời xưa giao ước ;
73 Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù,
74 và cho ta chẳng còn sợ hãi,
75 để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người,mà phụng thờ Người suốt cả đời ta. 76 Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao :con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người,
77 bảo cho dân Chúa biết : Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên.
78 Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
79 soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”.


Suy niệm :
Trong ngày cuối cùng của mùa Vọng trước lễ Giáng Sinh hôm nay, chúng ta được mời gọi suy niệm về lời chúc tụng của Zacaria trong ngày người con trai của ông là Gioan Tiền Hô chào đời. Lời chúc tụng này được Hội Thánh lặp lại hằng ngày trong giờ Kinh Sáng bởi tính cách đặc biệt quan trọng của nó. Lời kinh Benedictus diễn tả rõ công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đã chuẩn bị từ ngàn xưa cho con người, một lời kinh tràn ngập niềm vui của hồng ân Cứu Độ.
Lời kinh này gồm hai phần rõ rệt:
Phần thứ nhất đó là lời chúc tụng của ông Zacaria, ông đã tóm gọn lịch sử cứu độ mà khởi đầu bằng biến cố Thiên Chúa kêu gọi ông Abraham. Ông ca khen chúc tụng Chúa đã đoái thương nhìn đến dân tộc của ông, dân tộc được tuyển lựa để rồi từ dân tộc này sẽ xuất hiện Vị Cứu Tinh cho toàn thể địa cầu. Ngài đến cứu muôn dân khỏi tội và sự chết.
Phần còn lại là lời chúc tụng, là lời mang sứ vụ mà ông nhắn nhủ cho con trai của mình là Gioan vừa mới chào đời. Con trẻ Gioan sẽ nên vị ngôn sứ cao cả, có sứ mạng khai đường mở lối cho Vị Cứu Tinh sẽ đến. Người con này sẽ giới thiệu Chúa Giêsu – Đấng mà muôn dân đang mong đợi theo lời hứa. Khi Đấng Cứu Tinh đến, người sẽ ban ơn cứu độ cho toàn thể dân tộc của ông và cho cả nhân loại của chúng ta hôm nay.

Lạy Chúa,
Cuộc sống của con luôn bị bao vây bởi nhiều tiếng ồn ào, 
xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng để sống gần Chúa.
Cuộc sống của con bị rã rời vì trăm công ngàn việc, 
xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.
Cuộc sống của con bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, 
xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Người.
Cuộc sống của con bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, 
xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.
Lạy Chúa, 
Ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con. 
Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ,
xin cho con cảm được sự bình an của Chúa, ngay giữa những âu lo hằng ngày.
Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều con không đủ sức để tin.
Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa
vì Chúa đã dám sinh xuống làm người để sống như con.
Amen.