Linh mục Joseph Girzone, trong tuổi hồi hưu, đã viết mấy cuốn chuyện giữa đạo và đời rất hấp dẫn, trong đó có hai cuốn Joshua và Joshua and the Children, do nhà xuất bản Macmillan New York phát hành.Qua lời văn miêu tả duyên giáng bình dị, cha Girzone đã cống hiến độc gỉa chân dung của một Chúa Giêsu thời đại.
Với tên Joshua, cái tên rất thân thương trong kinh thánh và rất Do-Thái, là hiện thân của Chúa Kitô tân thời trong bối cảnh của xã hội hiện đại. Joshua xuất hiện trong khu phố như một người bình dị, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Nhưng cuộc sống thánh thiện và tư cách của anh ta đã khiến cho người dân trong khu phố từ thán phục đến thắc mắc, nhất là lập trường và ý kiến của Joshua về các vấn đề liên quan đến gíao hội, xã hội, các vấn đề luân lý đạo đức! Tuy làm nghề lao động, nhưng Joshua có tầm hiểu biết quảng bá đến mọi vấn đề, anh không ngần ngại bày tỏ thái độ và lập trường của mình nếu có ai muốn được soi sáng và thôg cảm! Nhiều người dân trong khu khố của anh bắt đầu tỏ thái độ ác cảm với anh vì anh biết nhiều, đặc biệt anh can đảm dám nói lên ý kiến và lập trường của mình chẳng hạn về những bất công trong xã hội, những lạm dụng, những tệ đoan trong giáo hội, những lạm dụng quyền bính của các người nắm vai trò lãnh đạo dân chúng! Những phân tích xây dựng của anh nghe ra cơ hồ như những lời trong kinh thánh khi Chúa Kitô phê phán lớp người Biệt phái và Pharisiêu!
Một ngày kia khi Joshua đang bươc đi trên đường phố, bổng có nhóm người công giáo thủ cựu chận anh lại chỉ vào mặt anh mạt sát nặng lời là họ rất bất mãn với anh vì dám thốt ra những lời phê phán giáo hội và các đấng các bậc lãnh đạo trong đạo. Joshua vẫn giữ nguyên thái độ trầm tĩnh cố hữu của anh, và bằng giọng nói từ tốn khiêm cung nhẹ nhàng, anh xác định với họ lập trường ôn hòa của anh, đồng thời nhắc nhớ cho những người đang tức giận anh về thái độ và hành vi của Chúa Kitô trong tân ước khi Ngài nhắc nhớ kẻ thù của Ngài về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong tâm hồn con người, và về thời điểm đã đến con người tôn thờ Thiên Chúa đích thực, phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và trong sự thật. Đến lúc con người cần thoát ra khỏi cái vỏ đạo đức của truyền thống luật lệ ràng buộc giam hãm con người, nhưng hãy mở rộng tâm hồn cho Thần Linh của Thiên Chúa hoạt động! Nhưng trong đám đông cuồng nhiệt kia, có người vẫn hung hãn kết án Joshua là thù thịch chống đối, phê bình chỉ trích giáo hội La-Mã. Để tả lời cho những tố cáo bịa đạt có tính cách trả thú cá nhân kia, Joshua mạnh dạn bày tỏ lập trường của mình:
"Tôi yêu giáo hội, như Chúa Kitô yêu thương giáo hội của Ngài, giáo hội là món qùa qúy gía mà Thiên Chúa gửi tặng cho nhân loại! Nhưng vì giáo hội đang trong trần thế, thế nên giáo hội có khía cạnh thế tục và nhân loại của mình, vì thế giáo hội cần thiết liên tục tỉnh thức đề phòng những sai quấy, liên tục canh tân đổi mới, về nguồn cho phù với tinh thần nguyên thủy của Chúa Kitô, đấng sáng lập giáo hội, Người kitô hữu trưởng thành không sợ bày tỏ lòng mình cũng như biểu lộ lòng trung thành của mình đối với giáo hội trong tinh thần chân lý của Chúa Kitô. Người tín hữu trong giáo hội không phải là đầy tớ tôi đòi của giáo hội, nhưng thực sự họ là những phần tử sống động, là thành phần đích thực của đại gia đình giáo hội, theo ngôn từ của Thánh Phêrô, người tín hữu là những viên gạch sống động của toà nhà giáo hội, họ là những phần mình của nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu của thân thể giáo hội! Như thế trong giáo hội đích thực của Chúa Kitô không có ai là tôi mọi cho ai, không có ai tự coi mình thuộc về giai cấp thống trị! Chúa Kitô là đầu của nhiệm thể, tất cả kitô hữu là mình mầu nhiệm là anh em trong Chúa Kitô! Trong Tân Ước đã có nhiều lần Chúa báo động các vị mục tử của đoàn chiên phải trở thành những người đầy tớ để phục vụ đoàn chiên. Thế nên người tín hữu trong đoàn chiên của Chúa không nên sợ hãi khi phải nói lên sự thật nhằm xây dựng cho đoàn chiên của Chúa Kitô. Tôi nói những gì tôi cần phải nói vì tôi quan tâm đến giáo hội, một giáo hội mà Chúa kitô muốn thành lập là thiên đàng của an bình, là ngọn đèn s6ng soi chiếu cho người trần thế, vì thế giáo hội không thể là nhà tù giam hãm tinh thần hoặc là lưỡi kiếm để đâm chém và gây thương tích cho ai”!( New York, Macmillan Publishing Co. 1983, p.125)
Nghe Joshua phân trần thế, có nhiều người càng căm giận anh ta, có người nhào tới đòi đã thương anh, có người tỏ lời trách móc thậm tệ, có người cho rằng anh ta là loại tà đạo, là giáo gian, là đạo rối! Có kẻ thề hứa sẽ tìm cách dứt điểm anh để anh không gây ảnh hưởng đến cọng đoàn khu phố!
Khi đám người cuồng tín đã bỏ đi, Joshua chỉ còn biết lắc đầu chịu thua, anh nhớ lại thái độ của những người Pharisêu và luật sĩ trong thế kỷ thứ nhất đã cư xử với Chúa Kito thế nào! Hai nghìn năm sau, hai nghìn năm lịch sử của Kitô giáo, trong số những tín hữu, vẫn có những Pharisiêu tân thời, vẫn còn những tên luật sĩ mới hung hãn muốn lên ngôi Thiên Chúa, muốn biến mình thành Đạo, và họ vẫn cho mình lên ngai chúa tể của loài người! Hai nghìn năm lịch sử kitô giáo, ngưới tín hữu vẫn chưa học biết Thiên Chúa muốn làm gì cho nhân loại nầy!?
Mãi về sau, khi cuộc xung đột giữa nhóm cuồng tín và Joshua càng trở nên trầm trọng, có người tò mò hỏi thử Joshua cái bí quyết nào giúp anh sống được trong an bình, sống an vui được ngay trong gây cấn như thế? Joshua mỉn cười với đôi mắt hướng về trời:
" Sự an bình của tôi đến tự nội tâm, sự đơn giản của đời sống tôi phản chiếu những gì tôi có trong linh hồn...Tôi không để cho lòng mình bị thương tích bởi các biến cố xảy ra bên ngoài...càng ngày tôi càng ý thức và xác tín rằng bản tính con người đang ở trong một tiến trình hoàn thiện hơn..chúng ta cần trở nên hoàn thiện, đó là lý tưởng và ơn gọi của mỗi người...nhưng dầu có tiến tới bao nhiêu, chúng ta vẫn nguyên vẹn là những con người bất toàn, khiếm khuyết, học biết mình là bất toàn khiếm khuyết không phải để bi quan yếm thế nhưng là để ta trở nên khiêm tốn hơn và biết thương cảm tha nhân hơn! Tôi hiểu biết thế và tôi chấp nhận thực trạng con người như thế! Tôi thích dân chúng và chấp nhận họ trong thực trạng của họ. Tôi tìm thấy trong họ có nhiều đều làm tôi vui thích vì Thiên Chúa Cha đã sáng tạo ra họ như thế! Hãy kiếm tìm Thiên Chúa và học để yêu thương dân chúng, rồi bạn sẽ tìm thấy sự an bình và hoà hợp với thiên nhiên (Joshua p. 151, Macmillan , New York 1983).
Trên đây là lý do tại sao Chúa Kitô chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, sự chúc phúc nầy đang xảy ra hôm nay cũng như còn sẽ xảy ra trong tương lai!
Sự an bình nội tại đang đến với tâm hồn ta hôm nay, và ngay trong giây phút hiện tại nầy! Đó là món quà vô cùng qúi giá mà Chúa Cứu Thế trao ban cho các môn đệ và cho tất cả những ai tín thác vào sứ điệp Phúc-Âm của Ngài!
Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D
Nguồn Web Giáo Hoàng Học Viện Piô X
Câu chuyện trên đây nói đến một cuộc đàn áp vì theo đạo Chúa. Đây cũng là một trong hàng ngàn cuộc bách hại kể từ ngày Chúa Giê su giáng sinh làm người. Chúa đã đem đến ơn cứu độ cho nhân loại qua con đường tự hủy, con đường hẹp dẫn tới ơn cứu độ ngang qua việc đổ máu trên Thánh Giá. Thế nhưng con người đã không đón nhận Ngài, nhiều người chối từ và thờ cúng các vị thần khác mà họ tin là sẽ được thoải mái, được hạnh phúc: như danh vọng hão huyền, bằng cấp giả, lao vào sẽ tình dục, thỏa mãn các đam mê trần thế ! Vì thế họ đã bắt bớ, tra tấn, những ai tin vào Chúa. Đúng như Lời CHúa đã báo trước "Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ”.Thánh Stephano là người tử đạo đầu tiên mà hôm nay Giáo Hội mừng kính, Ngài đã bênh vực cho chân lý, cho Thiên Chúa và bị ném đá cho tới chết. Xin mời Bạn cùng đoc đoạn Lời Chúa sau đây :
Thứ hai 26/12/2016 - Lễ Thánh Stephano tử đạo
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ”.
Suy niệm :
Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giê su biết trước trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng , các Tông đồ sẽ gặp bách hại, thất bại, ghen ghét và chống đối. Sự chống đối này còn xảy ra ngay trong gia đình nơi thân thương gần gũi với mình. Nên Ngài không những trấn an các ông đừng lo sợ vì có Thiên Chúa ở cùng nâng đỡ mà còn dạy các ông cần phải biết Khôn ngoan như rắn và đơn sơ như Chim câu. Điều này đòi hỏi người môn đẽ phải luôn có đời sống cầu nguyện và tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết, rắn là loài vật luồn lách rất giỏi, tinh ranh và khôn ngoan, quỷ quyệt (x St 3). Nó có thể cắn chết người (rắn lửa trong sa mac) và cứu người(con rắn đồng của Môi sê). Xưa cũng như nay, người ta còn dùng rắn để chữa nhiều bệnh. Chúa Giê su mượn hình ảnh con rắn để dạy các môn đệ cũng như những ai muốn làm môn đệ Ngài khi thi hành sứ vụ phải biết khôn ngoan cẩn trọng nhưng không quỷ quyệt, luồn lách, thâm độc, Sự khôn ngoan này phải xuất phát từ tấm lòng từ bi chân thành, ngay thẳng, đơn sơ như chim bồ câu.
Nói đến chim câu là nói đến sự trung thành (x St 8, 8-12), hiền lành, trong trắng , đơn sơ là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, của hòa bình, an lành. Chúa Giê su dùng hình ảnh này không những để khuyến khích các tông đồ mà cả chúng ta nữa, những người muốn theo Chúa, làm môn đệ Chúa phải luôn thành thưc, tín trung và phó thác vào tình yêu Chúa trong bất kỳ mọi hoàn cảnh của cuộc sông.
Thật vậy, thời nào cũng có những cuộc bách hại gây khó khăn cho người môn đệ. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại đầy dẫy những bất công, con người chỉ muốn sống tự do, hưởng thụ an nhàn tự tại cho riêng mình. Thời đại mà người công chính, lương thiện, người bênh vực chân lý thì mất dần tiếng nói trong xã hội, trong các công sở. Nếu không khôn ngoan như con rắn để phân định sự kiện. Nếu không đơn sơ như chim câu mở rộng tâm hồn đón nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trung thành, tín thác vào tình yêu của Chúa. Người môn đệ dễ bị chán nãn thất vọng trước nhựng thất bại, chống đối ghét ghen, phản bội, kết án của xã hôi, bạn bè và ngay cả chính những người thân trong gia đình.,
Vậy trước tình hình đất nước, cuộc sống và nhân tình thế sự hôm nay, là người môn đệ của Chúa bạn đã, đang và sẽ có những dự định như thế nào để sống xứng danh là người yêu quê hương , yêu đất nước ,yêu dân tộc và là người môn đệ trung thành, tín yêu của Chúa trong Giáo Hội, Giáo xứ và gia đình thân yêu của bạn?
Tâm tình :
Lạy Chúa, Chúa đã nói: môn đệ không hơn Thầy, tôi tớ không hơn chủ. Cả cuộc đời rao giảng của Chúa đầy dãy những bách hại, chống đối nhưng Chúa đã vượt qua bằng chính tình yêu dấn thân phục vụ và hy sinh cả tính mạng mình vì loài người chúng con. Bởi vậy, là môn đệ Chúa mang danh Ki tô hữu, có Chúa trong con làm sao chúng con không nên giống Chúa được? làm sao chúng con không rao giảng làm chúng cho Chúa được?Đó là điều Chúa mong muốn và cũng là khát vọng của mỗi người chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con đức tin đủ mạnh để dù gặp khó khăn thử thách dù bị thiệt thòi trong cuộc sống, chúng con vẫn bền đỗ yêu Chúa, tín thác vào Chúa đến cùng và không ngừng gắn bó với Chúa. Có như vậy chúng con mới chu toàn bổn phận là người ki tô hữu, người môn đệ Chúa và đáng hưởng phần thưởng Chúa ban cho cả đời này và đời sau. Amen
Phero. Phan Nha
Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giê su biết trước trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng , các Tông đồ sẽ gặp bách hại, thất bại, ghen ghét và chống đối. Sự chống đối này còn xảy ra ngay trong gia đình nơi thân thương gần gũi với mình. Nên Ngài không những trấn an các ông đừng lo sợ vì có Thiên Chúa ở cùng nâng đỡ mà còn dạy các ông cần phải biết Khôn ngoan như rắn và đơn sơ như Chim câu. Điều này đòi hỏi người môn đẽ phải luôn có đời sống cầu nguyện và tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết, rắn là loài vật luồn lách rất giỏi, tinh ranh và khôn ngoan, quỷ quyệt (x St 3). Nó có thể cắn chết người (rắn lửa trong sa mac) và cứu người(con rắn đồng của Môi sê). Xưa cũng như nay, người ta còn dùng rắn để chữa nhiều bệnh. Chúa Giê su mượn hình ảnh con rắn để dạy các môn đệ cũng như những ai muốn làm môn đệ Ngài khi thi hành sứ vụ phải biết khôn ngoan cẩn trọng nhưng không quỷ quyệt, luồn lách, thâm độc, Sự khôn ngoan này phải xuất phát từ tấm lòng từ bi chân thành, ngay thẳng, đơn sơ như chim bồ câu.
Nói đến chim câu là nói đến sự trung thành (x St 8, 8-12), hiền lành, trong trắng , đơn sơ là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, của hòa bình, an lành. Chúa Giê su dùng hình ảnh này không những để khuyến khích các tông đồ mà cả chúng ta nữa, những người muốn theo Chúa, làm môn đệ Chúa phải luôn thành thưc, tín trung và phó thác vào tình yêu Chúa trong bất kỳ mọi hoàn cảnh của cuộc sông.
Thật vậy, thời nào cũng có những cuộc bách hại gây khó khăn cho người môn đệ. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại đầy dẫy những bất công, con người chỉ muốn sống tự do, hưởng thụ an nhàn tự tại cho riêng mình. Thời đại mà người công chính, lương thiện, người bênh vực chân lý thì mất dần tiếng nói trong xã hội, trong các công sở. Nếu không khôn ngoan như con rắn để phân định sự kiện. Nếu không đơn sơ như chim câu mở rộng tâm hồn đón nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trung thành, tín thác vào tình yêu của Chúa. Người môn đệ dễ bị chán nãn thất vọng trước nhựng thất bại, chống đối ghét ghen, phản bội, kết án của xã hôi, bạn bè và ngay cả chính những người thân trong gia đình.,
Vậy trước tình hình đất nước, cuộc sống và nhân tình thế sự hôm nay, là người môn đệ của Chúa bạn đã, đang và sẽ có những dự định như thế nào để sống xứng danh là người yêu quê hương , yêu đất nước ,yêu dân tộc và là người môn đệ trung thành, tín yêu của Chúa trong Giáo Hội, Giáo xứ và gia đình thân yêu của bạn?
Tâm tình :
Lạy Chúa, Chúa đã nói: môn đệ không hơn Thầy, tôi tớ không hơn chủ. Cả cuộc đời rao giảng của Chúa đầy dãy những bách hại, chống đối nhưng Chúa đã vượt qua bằng chính tình yêu dấn thân phục vụ và hy sinh cả tính mạng mình vì loài người chúng con. Bởi vậy, là môn đệ Chúa mang danh Ki tô hữu, có Chúa trong con làm sao chúng con không nên giống Chúa được? làm sao chúng con không rao giảng làm chúng cho Chúa được?Đó là điều Chúa mong muốn và cũng là khát vọng của mỗi người chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con đức tin đủ mạnh để dù gặp khó khăn thử thách dù bị thiệt thòi trong cuộc sống, chúng con vẫn bền đỗ yêu Chúa, tín thác vào Chúa đến cùng và không ngừng gắn bó với Chúa. Có như vậy chúng con mới chu toàn bổn phận là người ki tô hữu, người môn đệ Chúa và đáng hưởng phần thưởng Chúa ban cho cả đời này và đời sau. Amen
Phero. Phan Nha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét