Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia mới đây, Líu - Lo tự bắt xe buýt ra Đà Nẵng đi thi. Kết quả thi Líu được 19,75 điểm khối C (cộng ưu tiên được 20,25), còn Lo được 18,25 điểm (chưa cộng ưu tiên) khối A.
Với số điểm đó, Líu đủ điều kiện xét tuyển ĐH, nhưng em không làm hồ sơ. Líu kể: Em xác định từ đầu thi để có bằng tốt nghiệp THPT để đi xin việc làm giúp mẹ và em nên không làm hồ sơ xét tuyển ĐH. Em bảo với Lo rằng: Cứ làm hồ sơ học, mọi việc để chị lo cho. Mai mốt có điều kiện thì đi thi lại, muộn tý cũng không sao.
Lo nghe lời chị, làm hồ sơ và trúng vào ngành CNTT của Đại học Quảng Nam, còn Líu chạy đi làm hồ sơ xin làm công nhân một công ty may ở Tam Kỳ.
Lo nay đã nhập học, từ nhà đến trường gần 10km, hằng ngày đạp xe đến trường. Còn Líu ở nhà phụ giúp mẹ, chờ công ty may gọi đi làm công nhân. “Em nhờ người quen nộp hồ sơ công nhân may rồi. Em nghe nói lương cũng thấp lắm, nhưng em sẽ gắng để có tiền cho mẹ chữa bệnh, lo cho em ăn học. Khổ mấy em cũng cam chịu”, Líu tâm sự.
Bà Trọng xanh xao yếu ốm hơn sau khi biết mình bị thêm bệnh tim. Bác sĩ bảo hằng tháng phải tái khám để chữa bệnh. Bà kể: Hơn 3 tháng nay vì không có tiền, bà chưa quay lại viện. Bệnh tật bà vẫn quần quật trên 3 sào ruộng, nhiều hôm mệt quá, bà ngồi tựa vào bờ ruộng, chui vào vườn sắn ngồi nghỉ khỏe rồi làm tiếp. Vì không muốn con cái lo nên lúc nào bà cũng bảo các con rằng: Mẹ khỏe lắm các con yên tâm.
“Tôi khuyên cái Líu cứ nộp hồ sơ đi, cực mấy mẹ cũng lo được nhưng nó không chịu, nó bảo con không muốn mẹ khổ nữa. Nghĩ mà thương". Và để có tiền nuôi các con, ngoài 3 sào ruộng, hằng ngày bà Trọng làm đủ thứ nghề từ cấy thuê, cuốc mướn, phụ hồ, bốc vác… Ai gọi gì bà làm nấy. Biết sức khỏe bà, nhiều người không cho bà làm, nhưng bà nằng nặc xin được thôi.
“Nếu em xác định đi học từ đầu thì em đã nộp hồ sơ vào ĐH Quảng Nam rồi. Em ước mơ được làm giáo viên. Nhưng nghĩ đến mẹ, đến em nên em không nộp. Nếu em đi học, ai chăm mẹ, mẹ lấy tiền đâu nuôi. Mẹ bị u xơ tử cung lâu rồi nhưng không tiền chữa trị. Cách đây 3 tháng mẹ ốm nặng nhập viện, bác sĩ bảo bị hở van tim. Biết bệnh, mẹ suy sụp, em sợ lắm. Chúng em mồ côi cha, nên sợ lắm cảnh mất luôn mẹ”, Líu nghẹn ngào...
Câu chuyện trên đây cho ta một bài học là biết nhường cho người khác phần tốt hơn, chấp nhận dành phần kém cho mình, nhường là một đức tính cao cả khó thực hiện trong xã hội hôm nay khi mà đa số mọi người đều dành giụt nhau , đè nhau xuống để mà sống mà ngoi lên . Trong Bài Tin Mừng dưới đây cho ta thấy Ông Gioan khi được nhiều người tôn phong là Đấng Mê si a, có nghĩa là Đấng Cứu Thế thì ông khẳng định lại đúng vị trí ông chỉ là người dọn đường, Đấng đến sau mới Là Đấng cứu Thế. Xin mời Bạn cùng đọc :
Tin Mừng Lk 3:15-16, 21-22 Chúa nhật lễ Chúa chịu phép rửa
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!
16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,
22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Tâm tình : Lạy Chúa Giê su, tôn trọng sự khác biệt của nhau là rất khó, nhiều khi con đánh giá người khác theo lối nhìn, cách suy nghĩ của chính mình, thật là tai hại và thiếu khôn ngoan, không biết nhìn người, nhìn mình, tệ hơn nữa con bắt người khác phải giống mình, hiểu như mình, làm như mình trong cách nhận xét sự việc, trong cách trình bày và giải quyết vấn đề. Xin cho con biết buông bỏ lối sống ích kỷ, tự tôn tự tại, xem thường người khác bấy lâu của con, để mỗi ngày con được thay đổi trong tư tưởng và hành động, biết khiêm nhường tôn trọng phẩm giá của người khác như Thánh Gioan Tấy giả đã thực thi. Amen
“Tôi khuyên cái Líu cứ nộp hồ sơ đi, cực mấy mẹ cũng lo được nhưng nó không chịu, nó bảo con không muốn mẹ khổ nữa. Nghĩ mà thương". Và để có tiền nuôi các con, ngoài 3 sào ruộng, hằng ngày bà Trọng làm đủ thứ nghề từ cấy thuê, cuốc mướn, phụ hồ, bốc vác… Ai gọi gì bà làm nấy. Biết sức khỏe bà, nhiều người không cho bà làm, nhưng bà nằng nặc xin được thôi.
“Nếu em xác định đi học từ đầu thì em đã nộp hồ sơ vào ĐH Quảng Nam rồi. Em ước mơ được làm giáo viên. Nhưng nghĩ đến mẹ, đến em nên em không nộp. Nếu em đi học, ai chăm mẹ, mẹ lấy tiền đâu nuôi. Mẹ bị u xơ tử cung lâu rồi nhưng không tiền chữa trị. Cách đây 3 tháng mẹ ốm nặng nhập viện, bác sĩ bảo bị hở van tim. Biết bệnh, mẹ suy sụp, em sợ lắm. Chúng em mồ côi cha, nên sợ lắm cảnh mất luôn mẹ”, Líu nghẹn ngào...
Câu chuyện trên đây cho ta một bài học là biết nhường cho người khác phần tốt hơn, chấp nhận dành phần kém cho mình, nhường là một đức tính cao cả khó thực hiện trong xã hội hôm nay khi mà đa số mọi người đều dành giụt nhau , đè nhau xuống để mà sống mà ngoi lên . Trong Bài Tin Mừng dưới đây cho ta thấy Ông Gioan khi được nhiều người tôn phong là Đấng Mê si a, có nghĩa là Đấng Cứu Thế thì ông khẳng định lại đúng vị trí ông chỉ là người dọn đường, Đấng đến sau mới Là Đấng cứu Thế. Xin mời Bạn cùng đọc :
Tin Mừng Lk 3:15-16, 21-22 Chúa nhật lễ Chúa chịu phép rửa
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!
16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,
22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét