Cách đây không lâu, mẹ đưa yến Nhi đi dự tiệc. Suốt cả buổi tối người mẹ bị yến Nhi quấy rầy. Khi mẹ trò chuyện với mọi người, yến Nhi cứ luôn miệng đòi uống nước cam, mẹ bảo nó chờ một lát nhưng nó không chịu, còn gào toáng lên. Người mẹ nhẹ nhàng ngăn chặn việc gào thét vô lý của con, nhưng cô bé lại quát mẹ “im mồm”. Người mẹ vô cùng sững sờ trước hành vi của con. Thực tế thì ở nhà thi thoảng yến Nhi cũng tỏ ra “hỗn hào” với mẹ, nhưng chưa bao giờ vô lễ như vậy, cho nên người mẹ cũng không bận tâm. biểu hiện lần này của con trong buổi tiệc khiến người mẹ nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.
Người mẹ cứ băn khoăn, có phải mình đã làm sai điều gì mới khiến con hỗn như vậy…
Sự việc trên cho thấy, bình thường yến Nhi đôi lúc không tôn trọng mẹ, nhưng vì thương con nên người mẹ không nói gì, đến khi biểu hiện không tôn trọng cha mẹ của đứa con đi quá đà thì người mẹ mới “giật mình”.
Trẻ có hành vi không tôn trọng người lớn, trách nhiệm thuộc về cha mẹ. Có không ít cha mẹ thường dạy con không dứt khoát, họ cho rằng, ở nhà mà kìm kẹp trẻ quá thì sau này nó sẽ khó thích ứng được với xã hội. Thế là trong cuộc sống thường bình đẳng quá với trẻ, mà không quan tâm đến tôn ti trật tự, khiến trẻ không biết đến khái niệm “tôn trọng”.
Không được tôn trọng thì trẻ dễ trở nên ấu trĩ, hỗn láo
Không ít người cho rằng, hiện nay có một lớp trẻ rất ngỗ ngược, hỗn láo. Đó là điều có thật. Nếu những người lớn nghe lén những gì lớp trẻ ấy dám nói về “người lớn” thì có khi sẽ bị sốc. Có lẽ nguyên tắc của sự tôn trọng cũng giống như bình thông nhau. Khi sự tôn trọng được đổ đầy đến đâu ở anh thì mức tôn trọng của tôi dành cho anh cũng cao đến chừng ấy. Trẻ chỉ tôn trọng người lớn khi họ biết tôn trọng chúng. Nếu được tôn trọng, tin tưởng trẻ sẽ trưởng thành hơn khi được gia đình, nhà trường, xã hội tôn trọng và điều đó sẽ giúp xã hội đào tạo được một lớp công dân có chất lượng cao cho tương lai, bằng những phẩm chất như tự trọng, bản lĩnh, trung thực và nhất là người ta chỉ thực sự sống hạnh phúc, với một cuộc sống có chất lượng tốt khi được tôn trọng.
Dân tộc ta có truyền thống tôn trọng người lớn tuổi - “kính lão đắc thọ”, mọi người biết dạy trẻ lễ phép với người lớn, quan tâm đến chuyện chúc thọ, cúng giỗ… Thế nhưng văn hóa tôn trọng trẻ thì dường như chưa được nhắc đến… Một khi cha mẹ vẫn còn tha hồ đánh mắng, không quan tâm đến con, thầy cô ở trường vẫn còn nặng lời hoặc buông những lời khinh thường học sinh, người lớn không xin lỗi khi có lỗi với trẻ và ngành giáo dục còn áp đặt một chương trình học nặng nề, không phù hợp thì chúng ta sẽ còn nhận quả đắng…
Phúc Âm: Mk 10:13-16.Thứ bảy 21/5/2016 Tuần 7 TN
13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng.
14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.
15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."
16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Suy niệm :
Trong Phúc Âm, các môn đệ vì quá lo lắng cho Chúa Giêsu không có giờ nghỉ ngơi, nên xua đuổi các trẻ khi chúng đến với Chúa Giêsu. Ngài bảo các ông hãy cứ để các trẻ nhỏ đến với Ngài, vì Nước Trời là của những ai biết cư xử giống như chúng: Thành thật, khiêm nhường, vâng lời, tin tưởng, yêu mến
Vấn đề với con trẻ: Không phải chỉ có các môn đệ ngăn cản trẻ thơ đến với Chúa Giêsu; nhưng có rất nhiều các cặp vợ chồng ngày nay hay than phiền là không muốn có con, hay chỉ muốn có 2, 3 con. Một số lý do họ nêu ra:
Vấn đề với con trẻ: Không phải chỉ có các môn đệ ngăn cản trẻ thơ đến với Chúa Giêsu; nhưng có rất nhiều các cặp vợ chồng ngày nay hay than phiền là không muốn có con, hay chỉ muốn có 2, 3 con. Một số lý do họ nêu ra:
(1) Sợ con trẻ gây phiền hà: Người lớn hôm nay sợ trẻ con vứt đồ đạc làm họ phải thu dọn tối ngày, họ sợ con trẻ ồn ào làm mất sự yên tĩnh, sợ chúng khóc đêm làm mất giấc ngủ, sợ chúng phá phách làm hư hại đồ dùng trong nhà.
(2) Sợ phải săn sóc con trẻ: Con trẻ không tự săn sóc chúng, mà chỉ trông cậy hoàn toàn vào người lớn. Nhiều cặp vợ chồng sợ phải tốn thời gian để chăm sóc trẻ em sẽ không còn giờ lo cho bản thân họ.
(3) Những ngụy biện của con người ngày nay để không có nhiều con trẻ: Sinh nhiều quá lấy chỗ đâu mà sống; khả năng tài chánh không có để lo cho con; sợ con trẻ hư, nên thà đừng có tốt cho chúng hơn.
Đàng sau những lý do này là chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ. Con người hôm nay sợ phải tốn thời gian săn sóc và dạy dỗ con trẻ, sẽ không còn giờ để săn sóc mình và đi đây đó. Họ sợ sinh con vóc dáng sẽ xấu đi. Họ sợ tốn tiền cho con sẽ không còn thời giờ lo cho mình.Tất cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và sợ nguy hiểm là những lý do khiến chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối xử với tha nhân.
Tâm tình :(2) Sợ phải săn sóc con trẻ: Con trẻ không tự săn sóc chúng, mà chỉ trông cậy hoàn toàn vào người lớn. Nhiều cặp vợ chồng sợ phải tốn thời gian để chăm sóc trẻ em sẽ không còn giờ lo cho bản thân họ.
(3) Những ngụy biện của con người ngày nay để không có nhiều con trẻ: Sinh nhiều quá lấy chỗ đâu mà sống; khả năng tài chánh không có để lo cho con; sợ con trẻ hư, nên thà đừng có tốt cho chúng hơn.
Đàng sau những lý do này là chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ. Con người hôm nay sợ phải tốn thời gian săn sóc và dạy dỗ con trẻ, sẽ không còn giờ để săn sóc mình và đi đây đó. Họ sợ sinh con vóc dáng sẽ xấu đi. Họ sợ tốn tiền cho con sẽ không còn thời giờ lo cho mình.Tất cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và sợ nguy hiểm là những lý do khiến chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối xử với tha nhân.
Lạy Chúa Giê su, khi còn bé, con đã từng là nạn nhân của người lớn, không được tôn trọng, hỏi han, góp ý...Sau này khi đã thành người lớn, con lại phạm phải những điều đó khi con thiếu tôn trọng trẻ, không lắng nghe trẻ trình bày, không kiên nhẫn giải quyết những gì trẻ thắc mắc, thậm chí gạt phăng xua đuổi chúng đi cho rảnh nợ ! Xin Chúa cho con có đức tính yêu thương và tôn trọng trẻ như Chúa, dễ nhận ra chúng có những đức tính tốt, những ưu điểm mà con cần học hỏi. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét